Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Việc Giáo Viên Tiếng Anh Dạy 2 Tiết/Tuần. được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
10/09/2019
Nông Hồng Nhung
Giáo viên tiếng anh tiểu học dạy bao nhiêu tiết một tuần? Có quy định về việc dạy 2 tiết/tuần, 3 tiết/tuần hoặc 4 tiết/tuần không? Nếu dạy thừa giờ thì giải quyết như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:
Nội dung tư vấn: Xin chào quý công ty luật Minh Gia. Tôi là giáo viên Tiếng Anh duy nhất của một trường tiểu học công lập gồm 17 lớp học. Trong đó tôi dạy 9 lớp từ khối 3 đến khối 5 theo chương trình mới của Bộ GD & ĐT. Trường tôi dạy học 2 buổi/ngày từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ. Năm nay hiệu trưởng bố trí tôi dạy đủ 23 tiết theo quy định, nghĩa là tôi phải đi 6 buổi/tuần vì mỗi buổi trường tôi học 4 tiết. Theo tôi được biết thì chương trình Tiếng Anh mới của Bộ GD & ĐT có thể dạy 2 tiết/tuần, 3 tiết/tuần hoặc 4 tiết/tuần và nếu trường không đủ giáo viên thì dạy tiếng Anh 2 tiết/tuần.
Vậy tôi xin hỏi:
Những gì tôi được biết có đúng không?
Buổi dạy thứ 6 của tôi có đúng quy định không, có được tính thừa giờ không, nếu được thì tính như thế nào?
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Công văn số 1240/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh dạy tiểu học quy định:
“4. Định mức tiết dạy và số lượng giáo viên Tiếng Anh/lớpa) Định mức tiết dạy của giáo viên Tiếng Anh dạy tiểu học thực hiện theo quy định đối với giáo viên tiểu học tại khoản 1, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông là 23 tiết/tuần. Riêng giáo viên năm đầu tiên giảng dạy chương trình Tiếng Anh tiểu học theo quy định của Đề án ngoại ngữ 2020 được bố trí dạy không quá 18 tiết/tuần, 5 tiết còn lại dành để học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và làm quen với chương trình mới. Trong trường hợp giáo viên dạy quá số tiết quy định sẽ được tính thừa giờ theo quy định hiện hành.
b) Căn cứ vào định mức tiết dạy và quy mô trường, lớp, học sinh cấp tiểu học và kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 của địa phương, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo bố trí đủ số lượng giáo viên Tiếng Anh dạy tiểu học. “
Như vậy, định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần. Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp không thể hiện rõ bạn có phải là giáo viên năm đầu tiên giảng dạy Tiếng Anh tiểu học theo quy định của Đề án ngoại ngữ 2020 hay không. Do đó, chúng tôi chưa thể xác định được định mức tiết dạy cụ thể đổi với trường hợp của bạn.
Trong trường hợp đối chiếu với quy định của pháp luật cho thấy bạn đang bị thừa giờ so với định mức tiết dạy thì số tiết dạy quá sẽ được tính là làm thêm giờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Trân trọng
Phòng Luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.
Quy Định Mới Nhất Về Chứng Chỉ Tiếng Anh Đối Với Giáo Viên Mầm Non
Ngoại ngữ là tiêu chuẩn bắt buộc
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thay thế cho Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT. Thông tư yêu cầu giáo viên mầm non phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn về phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng môi trường giáo dục sử dụng ngoại ngữ. Theo đó, giáo viên mầm non phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu là bậc 1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ở Việt Nam.
Chứng chỉ tiếng Anh cho giáo viên mầm non
Theo thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, thì chứng chỉ tiếng Anh cho giáo viên mầm non là A1, A2 khung tham chiếu châu Âu. Tức là tương đương với trình độ bậc 1,2 quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định đối với tất cả giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Gồm trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ,… gọi chung là trường mầm non.
Phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, giáo viên mầm non
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập gồm:
Giáo viên mầm non hạng II: Mã số: V.07.02.04 Yêu cầu tiếng Anh A2 (bậc 2/6)
Giáo viên mầm non hạng III: Mã số: V.07.02.05 Yêu cầu tiếng Anh A2 (bậc 2/6)
Giáo viên mầm non hạng IV: Mã số: V.07.02.06 Yêu cầu tiếng Anh A1 (bậc 1/6)
Theo đó, giáo viên được xếp ở mức “đạt” thì cần phải đạt được yêu cầu sau:
Sử dụng tiếng Anh thông thường (có trình độ Tiếng Anh bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).
Hoặc: sử dụng ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định.
Hoặc: Giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ.
Nếu đạt mức “khá” cần đạt các yêu cầu:
Sử dụng tiếng Anh thành thạo (có trình độ tiếng Anh bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).
Hoặc sử dụng thành thạo ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định.
Hoặc: Giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ.
Còn nếu muốn xếp được mức “tốt” thì cần phải:
– Sử dụng tiếng Anh hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (có trình độ Tiếng Anh bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014)
Hoặc: sử dụng 1 ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định.
Hoặc: Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ.
Chứng chỉ tiếng Anh cho giáo viên mầm non ở đâu mới có giá trị?
Thực hiện thông tư 23/2017/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá năng lực ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT thông báo đến nay có 04 đơn vị đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ gồm:
1.Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
2. Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Huế,
3. Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội,
4. Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.
Lưu ý quan trọng:
Trước ngày 15/11/2017 thì có 11 đơn vị được cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nhưng, từ khi Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực thì chỉ có 04 đơn vị đủ điều kiện.
Giáo viên mầm non cần hội nhập với môi trường giáo dục hiện đại
Nhiều ý kiến cho rằng, việc yêu cầu về ngoại ngữ để làm gì khi mà công việc của họ chẳng cần dùng đến. Bởi hàng ngày, giáo viên mầm non chỉ dạy bé từ 2 – 5 tuổi. Đây là thời điểm rèn các bé luyện nói rõ tiếng Việt và vui chơi, thế là hết ngày. Hơn nữa, các cô còn chăm lo ăn uống, nghỉ ngơi thì lúc nào dùng đến ngoại ngữ. Tuy nhiên, trẻ cần được học trong môi trường giáo dục có khả năng hội nhập. Đây là yêu cầu căn bản trong xu thế mọi thứ đều ngày càng phát triển, đòi hỏi con người nâng cao trình độ mỗi ngày cho phù hợp.
Lời kết
Các Quy Định Về Chuyên Cần Năm Học 2022
Tại WASS, học sinh được khuyến khích đi học đều đặn nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong học tập cũng như mở ra nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.
Vì vậy, nhà trường sẽ ghi nhận lại tất cả những buổi vắng mặt, đi học trễ về sớm của học sinh. Để có được kết quả tốt nhất, học sinh cần tham gia tối đa 90% các buổi học để tránh ảnh hưởng tới chất lượng học tập.
Lý do nghỉ học được chấp nhận:
Bị bệnh
Có giấy hẹn của bác sĩ (Đối với học sinh)
Nghỉ tang
Lễ đặc biệt của tôn giáo
Kỳ nghỉ của gia đình đã được sắp xếp trước
Trường hợp xấu khẩn cấp từ gia đình
Lý do nghỉ học không được chấp nhận:
Trễ taxi/xe buýt
Ngủ quên
Hoàn thành bài tập về nhà
Đi chơi – Ví dụ: tham dự hội thảo, sự kiện thể thao…
Có hẹn với bác sĩ/ nha sĩ (đối với những người không phải là học sinh)
Không thông báo với nhà trường khi trễ học do điều kiện thời tiết.
Báo cáo chuyên cần
Báo cáo chuyên cần của học sinh sẽ bị đánh giá là không đạt yêu cầu nếu các em đi học ít hơn 90% số buổi (tức 5 ngày vắng/ 10 tuần học).
Nhà trường lưu giữ toàn bộ thông tin chuyên cần của học sinh tại trường (bao gồm việc đi học cả ngày đối với khối Mẫu giáo, Dự bị tiểu học, Tiểu học và từng tiết học đối với học sinh Trung học) dưới dạng văn bản:
Cách đánh giá chuyên cần như sau:
Học sinh được xem là đi học 1/2 ngày nếu có mặt trong lớp nhiều hơn 2 tiếng
Học sinh được xem là vắng học 1/2 ngày nếu có mặt trong lớp ít hơn 2 tiếng
Tham gia những hoạt động được nhà trường chấp nhận
Học sinh được xem là đi học muộn nếu không điểm danh đúng giờ
Học sinh được xem là vắng tiết nếu ra ngoài và trở lại lớp trong ngày và thời gian ra ngoài ít hơn 1/2 ngày
Học sinh được xem là về sớm nếu rời khỏi lớp trước khi buổi học kết thúc, nhưng chưa đến 1/2 ngày.
Nhà trường ghi nhận mọi trường hợp nghỉ học có phép và không phép của học sinh
Việc cấp giấy ra cổng khi học sinh đã được phép nghỉ học nhưng không có người đưa đón. Trường hợp này được ghi nhận như sau:
Học sinh được xem là đi học 1/2 ngày nếu tham dự ít nhất 2 tiếng/buổi học
Học sinh được xem là vẫn đi học khi nghỉ để tham gia các hoạt động của trường hoặc các hoạt động bên ngoài trường theo hướng dẫn của môn học.
Quy Định Về Ký Kết Hợp Đồng Giảng Dạy Ngắn Hạn Và Dài Hạn
Quy định về ký kết hợp đồng giảng dạy ngắn hạn và dài hạn. Công ty có được phép lý hợp đồng giảng dạy với giáo viên đang giảng dạy tại một trường học không?
Quy định về ký kết hợp đồng giảng dạy. Công ty có được phép lý hợp đồng giảng dạy với giáo viên đang giảng dạy tại một trường học không?
Tôi tên là Lê Thị Hương Quỳnh, là Kế toán tổng hợp tại Công ty Nissan Techno Việt Nam. Cho phép tôi được hỏi về việc ký Hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Công ty Nissan muốn ký Hợp đồng với một số giáo viên – hiện đang giảng dạy tại trường ĐH- để dạy ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) cho nhân viên của công ty. Thời gian giảng dạy: từ 3 – 5 tháng chi phí giảng dạy (không bao gồm tiền phòng học và giáo trình): khoảng 11 triệu/tháng/người Tôi xin hỏi:
Nissan có được ký Hợp đồng dịch vụ đào tạo với Cá nhân không?
Cá nhân cần phải có điều kiện gì thì được ký Hợp đồng này (bằng cấp, sơ yếu lý lịch, xác nhận của nhà trường, giấy phép đăng ký kinh doanh…)?
Nếu cá nhân không thể xuất hóa đơn thì Nissan dựa giấy tờ gì để thanh toán phí dịch vụ một cách hợp lệ?
Nissan có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các cá nhân này hay không? Ngoài ra chúng tôi nên chú ý đến những vấn đề nào khác khi thực hiện hợp đồng này. Rất mong nhận đươc sự giúp đỡ của Quý Công ty.Vô cùng cảm ơn,
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Công ty có được ký Hợp đồng dịch vụ đào tạo với cá nhân không?
Theo như nội dung bạn trình bày thì công ty Nissan Techno Việt Nam muốn ký hợp đồng để dạy ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) cho nhân viên của công ty. Việc ký hợp với một số giáo viên với mục đích là dạy tiếng Nhật và tiếng Anh. Về bản chất đây là một dịch vụ giảng dạy ngoài giờ. Bạn có thể ký hợp đồng giảng dạy với những giáo viên này mà không phải là hợp đồng đạo tạo cá nhân.
(bằng cấp, sơ yếu lý lịch, xác nhận của nhà trường, giấy phép đăng ký kinh doanh…)
Khi ký hợp đồng giảng dạy bên bạn cần yêu cầu:
+ Bằng cấp: đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được học vấn và trình độ của giáo viên. Tốt nhất nên là giáo viên đã có chứng chỉ sư phạm, tốt nghệp từ trường ngoại ngữ hoặc có chuyên ngành về ngoại ngữ. Có kinh nghiệm giảng dạy là một lợi thế, đặc biệt là kinh nghiệm giảng dạy cho người đã đi làm.
+ Thông tin lý lịch giáo viên giảng dạy. Đây là thông tin cơ bản về nhân thân của giáo viên và để xác định đối tượng mà công ty giao kết hợp đồng dịch vụ với là “ai”. Đặc biệt, nếu bạn ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân là giáo viên của một trung tâm ngoại ngữ, tức là bạn liên hệ với trung tâm ngoại ngữ đó để cung cấp giáo viên riêng cho mình, bẹn cần có thông tin về đăng ký kinh doanh của trung tâm này.
3. Công ty dựa giấy tờ gì để thanh toán phí dịch vụ một cách hợp lệ?
Nếu cá nhân không thể xuất hóa đơn thì:
Theo quy định của Nghị định 219/2013/NĐ – CP đối tượng
Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT – BTC, có thể hiện:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhânchưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
Như vậy, bên bạn thanh toán tiền giảng dạy cho những giáo viên tham gia giảng dạy bình thường và khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho những cá nhân này.
* Về việc xuất hóa đơn:
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định veefhoas đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định:
“1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
Như vậy, hiện nay, cá nhân có thể áp dụng hình thức mua hóa đơn hoặc đề nghị cơ quan thếu cấp hóa đơn để có thể xuất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng được mua hóa đơn của bên thuế phải là đối tượng cá nhân có kinh doanh hoặc không là cá nhân có kinh doanh nhưng thuộc đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT.
Bên cạnh đó, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/ 2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
“Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.”
Trường hợp bạn nói, những giáo viên được nhà trường thuê về để giảng dạy ngoại ngữ không phải là cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, do đó không đặt nặng vấn đề xuất hóa đơn.
4. Công ty có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các cá nhân đào tạo không?
Ngoài ra nên chú ý đến những vấn đề nào khác khi thực hiện hợp đồng này?
Hiện nay, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” đang áp dụng thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, bên bạn ký hợp đồng lao động từ 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, những giáo viên mà bên bạn thuê đang giảng dạy tại trường Đại học thì bạn cần lưu ý họ có đang tham gia bảo hiểm hay không, nếu đang tham gia bảo hiểm bên bạn phải trả tiền bảo hiểm vào tiền công cho những giáo viên này khi thanh toán tiền lương, tiền công.
Pháp luật lao động cho phép người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và khi đó, việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
Về BHXH, BHTN: sẽ được người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên với người lao động đóng. NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả khoản tiền tương đương với khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động đáng lẽ phải đóng cho người lao động theo quy định của luật bảo hiểm xã hội vào kỳ trả lương cho người lao động.
Về BHYT: sẽ được đóng bởi người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại sẽ chỉ trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc đáng lẽ người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động vào thì trả lương của NLĐ.
Do đó khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động đồng thời làm việc cho NSDLĐ khác, NSDLĐ đó nên kiểm tra thời điểm ký kết và giá trị của các HĐLĐ mà NLĐ đã ký kết với NSDLĐ để xác định trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, luật an toàn vệ sinh lao động thì trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Việc Giáo Viên Tiếng Anh Dạy 2 Tiết/Tuần. trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!