Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Offset, Compensate, Make Up For, Refund, Reimburse # Top 14 Xem Nhiều | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Offset, Compensate, Make Up For, Refund, Reimburse # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Offset, Compensate, Make Up For, Refund, Reimburse được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

OFFSET /ˈɒfset/

Đền bù, bù đắp – sử dụng một mức phí, thanh toán để hủy bỏ hoặc giảm tác động của một chi phí khác.

1. The price of this vest has risen in order to offset the increased cost of attached luxury pearls. (Giá của chiếc áo vest này tăng lên để bù đắp chi phí gia tăng của các hạt ngọc trai sang trọng đính kèm trên nó).

2. In rural areas, the extra cost of travelling to work is offset by the lower price of houses. (Ở vùng nông thôn, chi phí di chuyển khi đi làm tăng lên bù lại với giá nhà thấp hơn.

COMPENSATE compensate (v) /ˈkɒm.pən.seɪt/

Đền bù – trả tiền cho ai đó để để bù đắp lại việc họ đã trải qua, chịu đựng sự mất mát, thiệt hại.

Cung cấp một thứ khác tốt hoặc hữu ích hơn để giảm bớt tác động xấu của thiệt hại, mất mát.

1. Ken’s enthusiasm for work compensates for his lack of experience. (Sự nhiệt tình trong công việc của Ken thì bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm của anh ấy).

2. I take her to the cinema to compensate for being late for date last night. (Tôi đưa cô ấy đi xem phim để bù lại việc trễ buổi hẹn hò tối qua).

3. Nothing will ever compensate for the pain of losing his relatives. (Sẽ không gì có thể bù đắp được nỗi đau mất người thân của anh ấy).

REFUND /’ri:fʌnd/

Là số tiền được trả lại cho bạn. Đặc biệt trong trường hợp bạn được trả lại vì đã trả dư tiền khi mua hàng hoặc khi bạn trả lại hàng hóa (vì không hài lòng sản phẩm, vì sản phẩm bị hỏng,…) cho nơi mình đã mua hàng.

1. Jane takes the book back to the bookstore and asks for a refund. (Cô ấy lấy cuốn sách trở lại hiệu sách và yêu cầu hoàn tiền).2. Jim may be allowed to claim a refund of the tax. (Jim có thể được phép yêu cầu hoàn lại tiền thuế).

/rɪˈfʌnd,

Là hành động người bán/cửa hàng trả lại tiền cho bạn khi bạn không hài lòng với sản phẩm. Hoặc bạn trả lại hàng hoặc bạn đã trả nhiều hơn giá bán của sản phẩm.

1. The cinema will refund my money if the performance is cancelled. (Rạp chiếu phim sẽ hoàn lại tiền cho tôi nếu buổi biểu diễn bị hủy).

2. The court requested the company to refund you. (Tòa án đã yêu cầu công ty hoàn trả tiền cho bạn).

REIMBURSE /ˌriː.ɪmˈbɝːs/

Hoàn trả tiền cho ai đó vì họ đã trả trước hoặc bị mất mát.

1. I had to reimburse the applicant for the costs she has incurred as a result of my conduct. (Tôi đã phải bồi hoàn cho người nộp đơn cho các chi phí mà cô ấy đã phải chịu do hành vi của tôi).2. I will be working with the manager to ensure that I am reimbursed for these extra expenses. (Tôi sẽ làm việc với giám đốc để đảm bảo rằng tôi được hoàn trả các chi phí tăng thêm này).

MAKE UP FOR Make up for (Phrasal verb) /meɪk ʌp fɔːr/

Là thay thế một cái gì đó bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc để bù đắp cho một cái gì đó xấu bằng một cái gì đó tốt hơn.

Sự khác biệt 1. Refund: Dùng khi một người đưa tiền cho mình, rồi mình trả lại tiền cho họ. Thường là vì họ đưa nhiều quá mức, hoặc là khi họ không hài lòng với sản phẩm hay dịch vụ đã mua. Do đó:

Refund khác biệt hoàn toàn với nhóm các từ offset, compensate và make up for về bản chất.

Refund được xem là từ đồng nghĩa với reimburse, tuy nhiên bản chất “hoàn tiền” có khác biệt (nội dung bên dưới).

2. Reimburse:Là khi một người đưa tiền cho người kháchoặc bị mất mát, rồi mình bù lại số tiền đó cho họ. Do đó:

Reimburse, tương tự như refund, khác biệt hoàn toàn với nhóm các từ offset, compensate và make up for về bản chất.

Reimburse khác biệt về ngữ cảnh dùng so với refund.

3. Offset: Là đền bù, bù đắp cho sự tác động của một chi phí hay hoàn cảnh khác. Offset chú trọng đến sự tương đương, sự cân bằng giữa 2 bên để không bị thiệt thòi. Do đó:

Offset khác biệt với cặp từ refund và reimburse.

Offset có ngữ cảnh dùng cụ thể hơn so với compensate hay make up for. Theo đó offset nhấn mạnh đến việc bù đắp do một hoàn cảnh hay chi phí khác gây tác động bất lợi đến chủ thể để họ thấy sự công bằng. Trong khi đó, compensate và make up for chú trọng đến yếu tố bù đắp để bù lại tổn thất về mất mát, thiệt hại. Sự bù đắp này có thể chưa cân bằng được như offset.

4. Make up for: Ngược lại với offset, nó nhấn mạnh tính tương phản. Ví dụ như lấy cái tốt bù đắp cho cái xấu đã xảy ra; hoặc tương tự như lời xin lỗi, dùng cách gì đó để chuộc lại cho lỗi lầm đã gây ra. Do đó:

Make up for khác biệt với cặp từ refund và reimburse.

Như phân tích ở mục 3 (offset) thì make up for trái ngược với offset.

5. Compensate tương tự như Make up for nhưng nó nhấn mạnh đến dùng tiền để chi trả, để đền bù cho sự hư hỏng, lỗi lầm hoặc một thiệt hại.

Phân Biệt Theme, Topic, Subject Trong Tiếng AnhPhân Biệt Sorry, Excuse, Apologize, Pardon Trong Tiếng AnhSự Khác Biệt Giữa War, Warfare, Battle, Fight, ConflictCách Phân Biệt Road, Street, Way, Path, Route Dễ NhớPhân biệt Find, Look for, Search for, Seek, Hunt for, Locate, DiscoverPhân Biệt Problem, Trouble, Matter, Issue, Affair, QuestionPhân Biệt Judge, Assess, Evaluate, Review, Revise

Phân Biệt Các Loại Học Bổng Du Học

1. Học bổng toàn phần:

Phần lớn chúng ta hiểu học bổng toàn phần, tức là toàn phần học phí (100% học phí), cách hiểu này không đúng. Học bổng toàn phần là gói học bổng mà người học không chỉ được 100% học phí, mà còn được cung cấp một khoản tiền cho sinh hoạt phí (tiền ăn, tiền nhà ở, tiền bảo hiểm), và đương nhiên được tiền tại liệu, vật dụng để học tập và nghiên cứu), thậm chí còn được chu cấp cả tiền vé máy bay (1 lần đến, và 1 lần về khi học xong). Học bổng dạng này thường được cấp bởi Các tổ chức lớn trên thế giới, chính phủ các nước.

Các học bổng lớn như Erasmus của Liên minh Châu Âu, Học bổng chính phủ Nhật Bản Học bổng Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ , học bổng của Ngân hàng thế giới , học bổng phát triển ( http://www.asdiv.edu.vn/ ) và học bổng lãnh đạo của Úc… thường là các học bổng toàn phần.

Ngoài ra, các học bổng được cấp bởi dự án của giáo sư (được gọi là học bổng giáo sư), và một số trường có tiềm lực tài chính, và học bổng do các tổ chức xã hội, vùng… đôi khi cũng là học bổng toàn phần. Học bổng 322 (nay là 911) của chính phủ Việt Nam , và các học bổng hiệp định giữa Việt Nam và nước khác cũng thuộc loại này, nhưng thường giá trị nhỏ hơn.

Như vậy, với học bổng toàn phần thì người học không mất bất cứ một khoản kinh phí nào. Với sinh viên Việt Nam , khi được các học bổng lớn như Erasmus, Mext… thường họ sẽ chỉ dùng hết một phần học bổng và sẽ để dành được một số tiền tiết kiệm kha khá mỗi tháng.

Vì giá trị lớn cũng như cấp toàn bộ các chi phí học tập, sinh hoạt phí… cho người học, nên việc giành được một suất học bổng toàn phần thường rất khó. Và chỉ những sinh viên thực sự xuất sắc mới có khả năng đạt được. Và thường số lượng các học bổng này không nhiều.

2. Học bổng một phần

Đây là dạng học bổng mà người ta chỉ cho học phí (100% học phí), một phần học phí, hoặc một khoản tiền nhất định (mình vẫn phải đóng học phí), hoặc vừa được học phí, vừa được một khoản tiền hỗ trợ vào sinh hoạt phí hàng tháng…

Dạng học bổng này thường do các trường, các tổ chức xã hội, các công ty, các các nhân… cung cấp. Nó có thể là học bổng cả một khóa học, hoặc chỉ một vài năm học, một vài kỳ học, hoặc thậm chí chỉ một vài tháng, hay chỉ là một khóa học ngắn hạn như học bổng trao đổi sinh viên.

Do giá trị của gói học bổng này không cao, nên yêu cầu thường nhẹ nhàng hơn, cũng như ít cạnh tranh hơn học bổng toàn phần. Đôi khi, để chiêu mộ sinh viên, các trường thường ra chiêu bài cho học bổng, sinh viên nào vào học cũng được học bổng, rồi thu lại bằng cách khác như học phí cao, phí nhập học…

II. Căn cứ vào nơi cấp học bổng, có thể chia học bổng thành

Học bổng của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội: như học bổng Erasmus của Liên Minh Châu Âu, học bổng của Ngân hàng thế giới, học bổng của Liên hợp Quốc..

Học bổng chính phủ các nước: học bổng ADS (Úc), Mext (Nhật), BK21 (Hàn), Singa (Sing), Fulbright và VFF(Mỹ), NFP (Hà Lan), Eiffel (Pháp), 911 (Việt Nam ) …

Học bổng của các trường, thực chất đây cũng là tiền của các chính phủ hoặc tổ chức xã hội cấp cho trường.

Học bổng của các cá nhân, do các nhân vật đứng đầu các công ty, doanh nghiệp cung cấp.

III. Căn cứ vào bậc học, có thể chia thành

Học bổng trung học, học bổng tiền đại học

Học bổng đại học

Học bổng thạc sỹ

Học bổng tiến sỹ

Học bổng sau tiến sỹ

Thường các bậc học đại học và dưới đại học sẽ có ít học bổng, và do đó sự cạnh tranh sẽ rất cao. Với các bậc học sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ số lượng học bổng nhiều hơn, mặc dù cũng rất cạnh tranh, nhưng cơ hội sẽ nhiều hơn các bậc trước và thường là học bổng toàn phần.

Các Loại Bằng Thạc Sĩ Và Cách Phân Biệt

Có rất nhiều cách phân loại bằng thạc sĩ: dựa trên ngành học, mức độ chuyên sâu, điều kiện đầu vào, … Nhìn chung, chúng ta có thể chia bằng thạc sĩ thành hai loại: bằng chuyên môn và bằng học thuật. Với chương trình học thuật, sinh viên tiếp cận các kiến thức tổng quát về ba mặt tự nhiên, xã hội và nghiên cứu, trong khi chương trình chuyên môn tạo điều kiện cho sinh viên tập trung tìm hiểu về lĩnh vực mà mình quan tâm. Chương trình chuyên môn thông thường tốn nhiều thời gian hơn chương trình học thuật. Lưu ý: Tên các loại bằng được tạm dịch và kèm theo tên tiếng Anh để các bạn tiện tra cứu.

Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Arts – MA)

Bằng thạc sĩ này được trao cho các cá nhân hoàn tất các khoá học về khoa học xã hội như truyền thông, giáp dục, ngôn ngữ, văn học, địa lý, lịch sử và âm nhạc. Sinh viên sẽ được giảng dạy thông qua các bài giảng và hội thảo, sau đó thực hiện bài kiểm tra hoặc luận văn thạc sĩ dựa trên một dự án nghiên cứu độc lập.

Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS, MSc)

Bằng thạc sĩ này được trao cho các cá nhân hoàn tất các khoá học về khoa học tự nhiên như sinh học, hoá học, kĩ thuật, y tế hay thống kê. Một số ngành như kinh tế có thể được xem là ngành khoa học tự nhiên – xã hội, và sinh viên có thể lựa chọn xem bằng của mình sẽ được gọi bằng cái tên nào. Đối với những ngành như vậy, người ta thường cho rằng bằng MS có “sức nặng” hơn bằng MA ở một số nơi.

Bằng thạc sĩ nghiên cứu bao gồm ba loại:

Đây là khoá học cho phép sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể một cách độc lập để hoàn thành một dự án lớn hơn. Đây có thể coi là tiền đề cho việc học lên tiến sĩ, và ở một số trường, sinh viên coi MPhil là một cách để “thử nghiệm” trước khi chính thức theo đuổi một chương trình tiến sĩ. Thời gian theo học MPhil thường dài hơn các bằng thạc sĩ khác, tuy nhiên ở mỗi quốc gia, mỗi trường khác nhau sẽ có một cách đánh giá và giảng dạy riêng.

Bằng MSt chỉ được giảng dạy ở một số trường (trong đó có Oxford, Cambridge, Canberra và Dublin), và nó cũng yêu cầu sinh viên tham gia các giờ học trên lớp cũng như hoàn tất luận văn hoặc bài kiểm tra giống như MA và MSc. Trong một số trường hợp, sinh viên sở hữu bằng MSt sẽ được theo học tạm thời chương trình tiến sĩ. Sự ra đời của bằng này xuất phát từ thực tế tại khối các trường ‘Oxbridge’ và tại Dublin khi các sinh viên hoàn tất chương trình Cử nhân khoa học xã hội (Bachelor of Arts) nghiễm nhiên được cấp bằng MA sau một khoảng thời gian nhất định, trong khi những sinh viên muốn có bằng MSt cần phải hoàn tất một chương trình đào tạo sau đại học.

Bằng thạc sĩ chuyên môn còn được gọi là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp (Professional Master’s Degrees) bởi nó tập trung vào việc đào tạo sinh viên để theo đuổi các ngành nghề trong tương lai. Cũng vì lẽ đó mà một số bằng thạc sĩ chuyên môn có tên bắt đầu bằng chữ “Professional”, vi dụ như Bằng Thạc sĩ Khoa học Chuyên nghiệp (Professional Science Master’s Degree – PSM).

Với chương trình này, sinh viên có thể học chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể như môi trường, quản trị quốc tế cũng như khoa học – công nghệ để có thể làm việc tại các cơ quan chính phủ hay phi chính phủ (Non-governmental organizations – NGOs) cũng như các cơ quan phi lợi nhuận. Bằng MPA kết hợp các yếu tố học thuật và thực tế, tập trung vào việc hân tích và quản trị các chính sách công. Các bằng thạc sĩ tương tự có thể kể đến như Thạc sĩ Chính sách Công (Master of Public Policy – MPP), Master of Public Affairs (MPA), Thạc sĩ Quy hoạch Đô thị (Master of Urban Planning – MUP) và Master of International Affairs (MIA).

Đây là chương trình học dành cho các cá nhân có mong muốn hoạt động xã hội, qua đó cải thiện cuộc sống cho cộng đồng. Nội dung học cho phép sinh viên ra trường có thể trực tiếp làm việc với các cá nhân cần hỗ trợ hoặc gián tiếp giúp đỡ thông qua con đường chính trị hoặc tổ chức cộng đồng.

Đây là một chương trình tổng hợp được thiết kế dành cho các sinh viên mong muốn giảng dạy tại các trường khai phóng. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức sâu rộng, trong đó nội dung học MALS được tổng hợp từ nhiều môn học và giảng viên tại trường. Thông thường, các sinh viên khai phóng lựa chọn chương trình này mong muốn được thách thức bản thân, khám phá và theo đuổi các kiến thức mới hơn là một công việc ổn định và thành công.

Các bằng thạc sĩ cũng có thể được phân biệt thông qua các điều kiện mà sinh viên cần đáp ứng trước khi theo học. Cụ thể:

Một yêu cầu cơ bản và phổ biến là sinh viên cần phải sở hữu bằng Cử nhân nếu muốn học Thạc sĩ. Thông tin cụ thể đã được trình bày tại các phần trước.

Đây là bằng được trao cho các Cử nhân có nhiều thành tựu nghiên cứu xuất sắc hoặc nhiều bài nghiên cứu được xuất bản.

Đây là chương trình học kéo dài bao gồm chương trình Cử nhân và Thạc sĩ, đặc biệt là trong các môn khoa học và kĩ thuật. Đây là cơ hội cho các bạn mong muốn theo học chương trình tổng hợp và nhận bằng thạc sĩ ngay sau khi kết thúc các năm học phổ thông. Thời gian hoàn thành chương trình sẽ dài hơn 1 năm so với một khoá học Cử nhân thông thường, tuy nhiên sinh viên có thể kết thúc chương trình sớm hơn 1 năm để tốt nghiệp với tư cách Cử nhân đại học.

Ở một số quốc gia như Mĩ, bạn cũng có thể nhận ngay bằng thạc sĩ sau khi kết thúc chương trình cử nhân của mình nếu bạn có kết quả học tập xuất sắc. Cách này được gọi là “en route”, “in passing” hay “in course”.

Phân Biệt Every Day Và Everyday (Phân Tích Chi Tiết Dễ Hiểu)

Chỉ một dấu cách có thể thay đổi nghĩa của 2 cụm từ EVERY DAY và EVERYDAY. Vậy bạn đã biết cách phân biệt giữa chúng? Bài viết tiếp theo trong Series Phân biệt các từ dễ nhầm lẫn của Thích Tiếng Anh cung cấp cho bạn phân biệt (difference) chi tiết và đầy đủ nhất hai từ trên. Bài viết có bài tập đi kèm.

EVERY DAY và EVERYDAY nhìn tưởng như giống nhau nhưng thực ra chúng có nghĩa khác nhau và khác biệt hoàn toàn về cách sử dụng.

Nếu như EVERYDAY là tính từ đứng trước danh từ thì EVERY DAY là thường đứng đầu hoặc cuối câu. Đôi khi EVERY DAY còn được hiểu theo cấu trúc every + N.

EVERY DAY là trạng từ mang nghĩa “hàng ngày” , nhằm để chỉ những sự việc xảy ra thường xuyên, lặp lại ngày này qua ngày khác.

Ví dụ:

New scientific discoveries are being made every day. She leaves home at 7 every day. More than six million youngsters tune in to Blockbusters every day.

b. EVERY DAY = EACH DAY: mỗi ngày

EVERY DAY còn có thể được dùng với nghĩa , nhấn mạnh vào từng ngày đơn lẻ. Lúc này cụm này tuân theo cấu trúc

Every day of our lives we encounter stresses of one kind or another. Strive to make every day joyful and meaningful, not for others, but for myself. New Year time is here. I hope you have a wonderful New Year. May every day hold happy hours for you.

EVERYDAY = ORDINARY, TYPICAL, USUAL (adj): thường ngày

Vì EVERYDAY là tính từ nên để xác định khi nào dùng EVERYDAY ta chỉ cần xác định xem sau đó có phải một danh từ hay không.

CÔNG THỨC:

Death was an everyday occurrence during the Civil War. The movie is about the everyday lives of working mothers. School is an everyday event for most children.

The documentary offers an insight into the (EVERYDAY/ EVERY DAY) lives of millions of ordinary Russian citizens.

She goes to school (EVERYDAY/ EVERY DAY).

Comedy is so often based in the minutiae of (EVERYDAY/ EVERY DAY) life.

She has maintained an Olympian detachment from the (EVERYDAY/ EVERY DAY) business of the office.

In its annual report, UNICEF says at least 40,000 children die (EVERYDAY/ EVERY DAY) .

In his poems (EVERYDAY/ EVERY DAY) reality is invested with a sense of wonder and delight.

I would go swimming (EVERYDAY/ EVERY DAY), if I could.

(EVERYDAY/ EVERY DAY)he gets a new letter.

She won’t relish having to do the household chores (EVERYDAY/ EVERY DAY).

Street-fights are an (EVERYDAY/ EVERY DAY) occurrence in this area of the city.

The library is open (EVERYDAY/ EVERY DAY).

Their lives consist of the humdrum activities of (EVERYDAY/ EVERY DAY) existence.

Her paintings are of ordinary (EVERYDAY/ EVERY DAY) objects.

He cycles to his office (EVERYDAY/ EVERY DAY).

This train conveys over one thousand passengers (EVERYDAY/ EVERY DAY).

There’s no time for formality in (EVERYDAY/ EVERY DAY) life.

(EVERYDAY/ EVERY DAY) is a beginning. Take a deep breath and start again.

I am the formal leader of the project but the (EVERYDAY/ EVERY DAY) management is in the hands of my assistant.

To our great disappointment, it rained (EVERYDAY/ EVERY DAY) of the trip.

Only they who fulfill their duties in (EVERYDAY/ EVERY DAY) matters will fulfill them on great occasions.

Phân Biệt Mark, Score, Point, Grade Trong Tiếng Anh

1. Mark

1. (n) Số hoặc chữ cái được đưa ra để đánh giá tiêu chuẩn hoặc hiệu quả công việc của ai đó. Hoặc được trao cho người đó khi họ đưa ra đáp án chính xác.

2. Cho điểm số hoặc chữ cái để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên.

1. That I got a good mark in English test makes my parents feel happy. (Việc tôi đạt điểm tốt trong bài kiểm tra Tiếng Anh làm ba mẹ tôi cảm thấy vui).

2. When he was a teacher, he usually spent about 2 hours per day marking his students’ tests. (Khi còn là giáo viên, anh ấy thường mất 2 giờ mỗi ngày để chấm điểm các bài kiểm tra cho sinh viên).

Sự khác biệt

mark là số điểm (điểm số hoặc điểm chữ) đạt được trong một bài kiểm tra hay bài tập. Với nghĩa này, mark được dùng như score và grade. Mark được dùng phổ biến hơn trong tiếng Anh-Anh.

, giữa mark và score có sự khác nhau trong cách diễn đạt.

VD: a) He got a full mark in Math test = He got a perfect score in Math test. (Anh ấy đạt điểm số cao nhất trong bài kiểm tra Toán). b) The mark of my Math test is 10 = I got my Math test score of 10. (Điểm kiểm tra Toán của tôi là 10 điểm).

, mark thường được biểu thị bằng số, chữ cái hoặc đơn vị phần trăm.

VD: The teacher gave me a mark of 90% in the last exam. (Cô giáo cho tôi 90% điểm trong bài kiểm tra trước).

2. Score

1. (n) Số điểm hoặc bàn thắng của mỗi đội trong 1 trò chơi hay cuộc thi đấu đối kháng (tỷ số)

2. (n) Số điểm (bằng số) đạt được trong 1 bài kiểm tra.

3. (v) Hành động cho điểm hoặc hành động giành được điểm trong bài kiểm tra, cuộc thi,….

1. After an exciting and aggressive competition, the final score was 2-1 to the Vietnam team. (Sau trận đấu thú vị và quyết liệt, tỉ số chung cuộc là 2-1 nghiêng về đội Việt Nam).

2. My son deserves a reward for getting a perfect score on the exam. (Con trai tôi xứng đáng được nhận phần thưởng cho việc đạt được điểm cao nhất trong bài kiểm tra).

3. His efforts helped our assignment be scored by professors. (Nỗ lực của anh ấy đã giúp bài tập của chúng ta ghi được điểm từ các giáo sư).

Sự khác biệt

với nghĩa số điểm (bằng số) đạt được trong 1 bài kiểm tra, score được dùng như mark và grade. Tuy nhiên, score chỉ ám chỉ đến điểm số và được dùng phổ biến trong tiếng Anh – Mỹ.

score còn được dùng để nói đến tỉ số (điểm số chung cuộc) của một cuộc thi đấu. Nghĩa này phân biệt score với mark, grade và point.

với vai trò động từ, score vừa thể hiện hành động cho điểm số vừa thể hiện hành động giành được điểm số. Trong khi động từ mark chỉ mang nghĩa chấm điểm. Nghĩa này phân biệt mark với score.

3. Point

Một đơn vị điểm được thêm vào tổng số điểm trong một bài thi, trò chơi hay cuộc thi đấu thể thao. (Viết tắt: pt).

Unfortunately, Thailand Basketball Team has just lost one point. (Không may thay, đội bóng rổ Thái Lan vừa bị mất 1 điểm)

Sự khác biệt

point là mỗi đơn vị điểm được thêm vào mỗi khi trả lời đúng câu hỏi trong bài thi hay ghi bàn (trong cuộc thi đối kháng). Trong khi đó, score là tổng số điểm đạt được sau khi đã cộng tất cả point.

VD: The participants are told to answer 20 questions. With each right answer, they can receive 1 point. The winner is the person having the highest score. (Những người chơi được yêu cầu trả lời 20 câu hỏi. Với mỗi đáp án đúng, họ sẽ được nhận 1 điểm. Người đạt tổng số điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng).

point được thể hiện bằng số, đặc điểm này khác biệt với mark hay score.

4. Grade

1. Số điểm (bằng số hoặc chữ) đạt được trong 1 bài bài thi hoặc nhiệm vụ tại trường.

2. Hành động cho điểm (bằng số hoặc chữ) cho bài thi hoặc nhiệm vụ tại trường.

1. Most of the students in my class got Grade B is this semester. (Hầu hết học sinh trong lớp tôi đều đạt điểm B trong học kì này).

2. When he was a teacher, he usually spent about 2 hours per day grading his students’ exams. (Khi còn là giáo viên, anh ấy thường mất 2 giờ mỗi ngày để chấm điểm các bài thi cho sinh viên).

Sự khác biệt

, grade được dùng phổ biến trong cả tiếng Anh – Mỹ và tiếng Anh-Anh. Đây là điểm khác biệt dễ thấy giữa grade và mark. Mặt khác, cách diễn đạt grade trong 2 tiếng này cũng khác nhau.

VD: I got good grades on my exams (Anh-Mỹ)

= I got good marks in my exams (Anh-Anh)

grade thường được dùng để đánh giá cấp độ thành tích tổng thể sau một khóa học. Trong khi mark thường được dùng cho mỗi bài kiểm tra đơn lẻ. Do đó, grade thường được dùng cho kỳ thi thay vì bài kiểm tra.

grade được biểu thị bằng chữ cái (A,B,C,..) hoặc chữ số tùy thuộc vào hệ thống đánh giá của mỗi trường. Điểm này giúp grade khá tương đồng với mark về hình thức thể hiện điểm.

với vai trò là động từ, grade thể hiện hành động cho điểm. Đặc điểm này khác biệt với score (cho điểm / giành điểm) hay point (không thể hiện bằng động từ về nghĩa điểm).

TỔNG KẾT

1. Số điểm đạt được trong một bài kiểm tra hay bài tập.

2. Có thể biểu thị bằng số, chữ cái hoặc đơn vị phần trăm.

3. Phổ biến trong tiếng Anh-Anh.

4. Đánh giá từng bài kiểm tra đơn lẻ.

1. Số điểm đạt được trong một bài thi.

2. Thường được biểu thị bằng bằng số, chữ cái hoặc đơn vị phần trăm.

3. Phổ biến trongtiếng Anh – Mỹ.

4. Đánh giá cấp độ thành tích tổng thể của một khóa học.

1. Số điểm đạt được trong một bài kiểm tra, trận đấu. Tỉ số (điểm số chung cuộc) của một cuộc thi đấu.

2. Thể hiện bằng số.

3. Phổ biến trongtiếng Anh – Mỹ.

4. Đánh giá điểm số chung cuộc.

1. Mỗi đơn vị điểm được thêm vào mỗi khi trả lời đúng một câu hỏi (trong bài kiểm tra) hay ghi bàn (trong cuộc thi đối kháng).

2. Thể hiện bằng số.

3. Với nghĩa điểm, point không thể hiện khi là động từ.

Đến đây, các bạn đã phân biệt được các từ vựng gần nghĩa và dễ gây nhầm lẫn này chưa?

Nguồn: Phân Biệt Mark, Score, Point, Grade Trong Tiếng Anh – Anh Ngữ Thiên Ân. Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy sang website hoặc sử dụng cho mục đích khác.

Phân Biệt Theme, Topic, Subject Trong Tiếng AnhPhân Biệt Sorry, Excuse, Apologize, Pardon Trong Tiếng AnhSự Khác Biệt Giữa War, Warfare, Battle, Fight, ConflictCách Phân Biệt Road, Street, Way, Path, Route Dễ NhớPhân biệt Find, Look for, Search for, Seek, Hunt for, Locate, DiscoverPhân Biệt Problem, Trouble, Matter, Issue, Affair, QuestionPhân Biệt Judge, Assess, Evaluate, Review, Revise

Phân Biệt Các Khóa Học Tiếng Anh Tại Philippines

Với số lượng khóa học đa dạng, chương trình học tiếng Anh tại Philippines mang đến cho các bạn học viên rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn phân vân không biết nên chọn khóa học nào để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất. Trong bài viết này, Phil Connect xin được giới thiệu tổng quan những khóa tiếng Anh phổ biến tại Philippines để bạn có thể quyết định dễ dàng hơn.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH SPARTA

Đây là tên gọi chung của các khóa học tiếng Anh có cường độ cao tại Philippines. Học viên sẽ phải học liên tục từ 7h sáng đến 22h tối. Các bạn học viên sẽ không được ra ngoài vào các ngày trong tuần mà chỉ được ra ngoài vào cuối tuần.

Giờ giấc của chương trình Sparta được quản lý rất nghiêm ngặt theo kỷ luật quân đội. Nếu bạn muốn khép bản thân vào khuôn khổ thì đây là sự lựa chọn rất phù hợp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì bạn cần chuẩn bị sức khỏe tốt và sự quyết tâm cao độ vì lịch học của khóa Sparta rất căng thẳng. Nhiều bạn đã không chịu được áp lực của khóa học và phải bỏ cuộc giữa chừng.

Thông thường những bạn chưa có nền tảng tiếng Anh tốt sẽ lựa chọn mô hình Sparta. Như vậy các bạn ấy có thể dành toàn bộ thời gian để lấy lại căn bản. Vì lúc này các bạn cũng chưa thể giao tiếp được tiếng Anh với mọi người xung quanh.

➡ Những trường Anh ngữ chất lượng theo mô hình Sparta: Trường SMEAG (Sparta Campus), CG Academy, Pines, EV Academy (Sparta Courses),…

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH SEMI-SPARTA

Với áp lực học tập lớn và sự quản lý thời gian nghiêm ngặt, rất nhiều bạn sẽ cảm thấy “bí bách” khi tham gia các khóa học theo mô hình Sparta. Do đó, bên cạnh chương trình Sparta thì các trường Anh ngữ tại Philippines cũng phát triển mô hình Semi-Sparta. Đây là mô hình học tiếng Anh có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và kỷ luật ít khắt khe hơn.

Đối với khóa Semi-Sparta thì giờ học bắt buộc chỉ kéo dài đến 17h chiều. Các bạn học viên có thể ra ngoài sau khi kết thúc tiết học chính thức cuối cùng. Những lớp học buổi tối (đến 22h) là lớp tự chọn. Các bạn học viên có thể lựa chọn tham gia lớp học buổi tối hoặc không tham gia.

Tuy nhiên bạn vẫn phải về trường trước giờ giới nghiêm để tránh bị phạt (từ 22h-23h tùy thuộc quy định của mỗi trường). Vào ngày cuối tuần thì bạn có thể đi du lịch qua đêm cùng với bạn bè nhưng phải quay về trước 22h ngày chủ nhật.

➡ Những trường Anh ngữ chất lượng theo mô hình Semi-Sparta: Trường SMEAG (Capital Campus), Philinter, EV Academy (Semi-Sparta Courses), Monol, CG (Banilad Campus),…

KHÓA GIAO TIẾP CƠ BẢN ESL

ESL là viết tắt của cụm từ “English As A Second Language” (tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2). Đây là khóa học tiếng Anh tổng quát phổ biến nhất tại Philippines. Tất cả các trường Anh ngữ tại Philippines đều cung cấp khóa học này. Khóa ESL sẽ phù hợp với những bạn bị mất gốc tiếng Anh hoặc nền tảng chưa vững và mong muốn được học lại tiếng Anh từ đầu.

➡ Những trường Anh ngữ cung cấp khóa ESL tốt nhất: Trường SMEAG, EV Academy, CG, Pines, Philinter, Monol, Help,…

KHÓA LUYỆN THI IELTS/TOEIC/TOEFL

Đây là những khóa học được lấy theo tên của các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEIC hay TOEFL. Đối với những bạn có dự định đi du học thì có thể lựa chọn khóa luyện thi IELTS hoặc TOEFL. Còn những bạn muốn học tiếng Anh để ứng tuyển một công việc tốt thì nên tham gia khóa luyện thi TOEIC.

Những khóa học này đều yêu cầu các bạn học viên có nền tảng tiếng Anh khá (trình độ tiếng Anh tương đương mức IELTS 3.5 trở lên). Những bạn đã hoàn thành khóa giao tiếp cơ bản ESL có thể lựa chọn các khóa học này nếu muốn học tiếng Anh ở mức độ chuyên sâu hơn.

Ngoài ra, một số trường Anh ngữ còn cung cấp khóa IELTS/TOEIC/TOEFL đảm bảo điểm đầu ra với thời gian học tối thiểu 12 tuần.

➡ Những trường Anh ngữ đào tạo IELTS/TOEIC/TOEFL tốt nhất: Trường SMEAG (Classic Campus), EV Academy, Cpils, CG, Pines Chapis, Help Martin,…

Yêu cầu đầu vào của khóa Business English là trình độ tiếng Anh tối thiểu ở mức Pre-Intermediate (tương đương IELTS 3.5). Bên cạnh đó, bạn cũng cần có nền tảng ngữ pháp và từ vựng tốt để đạt được hiệu quả cao nhất khi tham gia khóa học này.

Thời gian học của khóa tiếng Anh thương mại là 8 hoặc 12 tuần tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bạn học viên. Trình độ tiếng Anh đầu vào của cấp độ Basic là Pre-Intermediate, còn của cấp độ Advanced sẽ Upper-Intermediate (tương đương IELTS 5.0).

➡ Những trường Anh ngữ cung cấp khóa Business English tốt nhất: Trường Philinter, SMEAG (cấp chứng chỉ BULATS toàn cầu).

KHÓA GIAO TIẾP CHUYÊN SÂU

Tên gọi khác của khóa tiếng Anh giao tiếp chuyên sâu tại Philippines là khóa Power Speaking. Khóa học này chủ yếu tập trung vào 02 kỹ năng chính là Speaking và Listening. Đây là khóa học rất phù hợp với những bạn đã có nền tảng tiếng Anh vững nhưng chưa tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài.

➡ Những trường Anh ngữ cung cấp khóa Power Speaking tốt nhất: Trường Philinter, SMEAG (khóa Speaking Master), IDEA.

CÁC KHÓA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÁC

Bên cạnh những khóa học đào tạo kỹ năng tiếng Anh nói chung thì các trường tại Philippines cũng phát triển thêm một số khóa tiếng Anh chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của các bạn học viên. Có thể kể đến một vài khóa học phổ biến như khóa tiếng Anh hàng không (Flight Attendant), khóa dự bị đại học GAC, khóa TESOL, khóa Bartender (học tiếng Anh kết hợp pha chế),…..Nếu bạn có nhu cầu hoặc mục tiêu đặc biệt thì có thể lựa chọn những khóa học này.

Phil Connect là đại diện tuyển sinh chính thức của các trường Anh ngữ hàng đầu tại Philippines. Chúng tôi chỉ hợp tác với những trường thực sự chất lượng và đã được kiểm chứng, tuyệt đối không giới thiệu những trường có đội ngũ giáo viên kém và bị học viên đánh giá tiêu cực.

Nhân viên của Phil Connect thường xuyên được các trường Anh ngữ tại Philippines mời sang tham quan để cập nhật cho học viên những thông tin trung thực và chính xác nhất.

Chính sách hoàn tiền 100% nếu học viên không tiến bộ sau khóa học (thời gian học tối thiểu 04 tuần).

Tư vấn và hỗ trợ học viên miễn phí trên toàn quốc. Các bậc phụ huynh và học viên có thể lựa chọn hình thức tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty, tư vấn online hoặc tư vấn tại nhà. Không hạn chế thời gian tư vấn và số lần tư vấn. Hoàn thành thủ tục trong 1 giờ, nhận thư mời nhập học của trường trong 1-3 ngày làm việc.

Học viên được ký hợp đồng dịch vụ tư vấn du học đầy đủ, chi tiết. Mọi khoản thu đều có chứng từ hợp pháp từ nhà trường và được đóng dấu mộc đỏ của công ty. Chi phí rõ ràng, minh bạch và không có bất kỳ một chi phí ẩn nào. Cam kết đền bù 200% nếu học viên phát hiện có chi phí ẩn hoặc chi phí ngoài hóa đơn của trường.

Học viên được làm bài kiểm tra trình độ miễn phí tại văn phòng công ty để xây dựng lộ trình học tập ngắn nhất, hiệu quả nhất với chi phí tối ưu.

Học viên có thể chuyển tiền học phí trực tiếp cho nhà trường. Nhân viên của Phil Connect sẽ cùng học viên ra ngân hàng để thực hiện các thủ tục chuyển tiền.

Nhân viên của Phil Connect sẽ có mặt tại Lãnh Sự Quán Philippines để hướng dẫn học viên làm thủ tục Visa trong trường hợp học viên đăng ký khóa học trên 4 tuần.

Phil Connect cũng sẽ sắp xếp nhân viên đón và hướng dẫn học viên tại các sân bay trong quá trình học viên lên đường sang Philippines nhập học.

Nếu học viên muốn Phil Connect hỗ trợ tìm vé máy bay, chúng tôi sẽ liên hệ với đại lý chính hãng của Cebu Parcific Air để tìm giá vẻ rẻ nhất.

Luôn đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình học, hỗ trợ 24/7 (kể cả cuối tuần, lễ tết) để giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Cam kết tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ của học viên trong vòng 30 phút, thời gian giải quyết tối đa 48 giờ làm việc.

✉ Email: Info@philconnect.edu.vn

📱 Zalo/Viber: 08.8884.6804

Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng 8, Quận 1, TP. HCM

PHIL CONNECT: TẬN TÂM – MINH BẠCH – CHẤT LƯỢNG ➡ Tư vấn rõ ràng, minh bạch mọi thông tin & chi phí ➡ Hoàn tất mọi thủ tục nhập học của trường ➡ Luôn dành tặng ➡ Hướng dẫn mọi thủ tục để xin Visa 59 ngày ➡ Hỗ trợ đặt vé máy bay với giá tốt nhất ➡ Hướng dẫn kỹ càng trước khi bay ➡ Hỗ trợ học viên đổi ngoại tệ ➡ Đón tiễn và hướng dẫn học viên tại các sân bay ➡ Tặng SIM điện thoại 3G ngay khi đến sân bay ➡ Cam kết hỗ trợ trước, trong và sau khóa học,….. học bổng hỗ trợ học viên

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Offset, Compensate, Make Up For, Refund, Reimburse trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!