Bạn đang xem bài viết Những Bông Hoa Việt Ở Slovakia được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chị Đặng Lan Hương.
Sinh năm 1962, chị Đặng Lan Hương sang Slovakia từ 1981 theo diện học sinh vừa học vừa làm. Sau bốn năm học trở về quê hương, năm 1993, chị đã trở lại mảnh đất với những người dân luôn thân thiện, mến khách để lập nghiệp và tìm thấy nhiều niềm vui trong vai trò là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Slovakia.
Những năm tháng mưu sinh
Chị Đặng Lan Hương chia sẻ rằng, khó khăn lớn nhất mà bất cứ người phụ nữ Việt nào mới đặt chân đến Slovakia chính là không biết tiếng và sau đó là thời tiết (vào mùa đông thường rất khắc nghiệt). May mắn là lần đầu tiên sang đây theo chương trình học nghề nên chị được học tiếng ngay. Chỉ sau ba tháng, chị đã có thể giao tiếp với người địa phương, những người vốn rất có cảm tình với người Việt Nam.
Hoạt động văn nghệ của chị em phụ nữ Việt tại Slovakia.
Tuy nhiên, lần thứ hai chị trở lại Slovakia với mục đích lập nghiệp thì lại khác. Vì chưa từng trải nghiệm việc kinh doanh ở xứ người nên có những mặt hàng chị đưa từ Việt Nam sang khó khăn mới tìm được nguồn tiêu thụ. Dù chất lượng hàng hóa Việt Nam đều được khách hàng đánh giá tốt, nhưng luôn phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc. Công việc buôn bán không mấy thuận lợi, chị Hương đã chuyển sang mô hình quán ăn nhanh và chăm sóc sắc đẹp cho chị em. Lĩnh vực kinh doanh mới phù hợp với chị hơn và cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho việc duy trì cuộc sống tại Slovakia.
Một lý do khác khiến Đặng Lan Hương thấy gắn bó lâu dài với mảnh đất này là việc tham gia vào Ban chấp hành Hội Phụ nữ Việt Nam tại Slovakia. Những hoạt động trong Hội đã cho chị cũng như các chị em khác một sân chơi rất bổ ích, được gặp gỡ giao lưu và được chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn khi xa quê hương. Không chỉ truyền cho nhau những kinh nghiệm quý trong cuộc sống và làm ăn, những người phụ nữ Việt ở đây tìm được sự ấm áp nơi xứ người và hạnh phúc gia đình họ càng được bồi đắp.
Nơi gặp gỡ của tình chị em
Chị Đặng Lan Hương cho biết, Hội phụ nữ Việt Nam ra đời năm 2006 tại thủ đô Batislava và chị đã tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Vì hoạt động tự phát nên Hội không có số lượng hội viên cụ thể và luôn chào đón tất cả các chị em phụ nữ khi có điều kiện tham gia. Những hoạt động chủ yếu của Hội là chia sẻ kiến thức về mọi lĩnh vực như sức khoẻ, nghề nghiệp, dạy tiếng Việt cho thế hệ con em kiều bào cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá của Việt Nam qua các dịp lễ như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc khánh 2/9, Tết cổ truyền dân tộc…
Chị Đặng Lan Hương kể rằng, đời sống của chị em Việt Nam ở đây rất vất vả, mỗi người đều có nỗi khổ riêng vì mưu sinh. Thế nhưng, mỗi khi có hội hè hay ngày lễ, họ đều đến tham dự rất đông vui với những bộ trang phục đẹp nhất. Hiểu được những khó khăn trong việc hòa nhập với nước sở tại nên mỗi khi Hội mở lớp học tiếng Slovakia hay lớp học tiếng Việt, các chị em luôn sẵn sàng tham gia và động viên người thân đến học.
Không chỉ hướng cho con cháu hiểu biết về cội nguồn bằng các chuyến về thăm quê hương, tham gia hoạt động của người Việt hay ngoài giờ học ở trường về nhà phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, những phụ nữ như chị Hương còn chinh phục bạn bè nước sở tại bằng những món ăn ngon của Việt Nam. Trong việc kinh doanh ăn uống của mình, chị Hương luôn xác định phải có món ăn đặc sắc như nem, phở, bún…
Niềm vui sướng của chị là khi thấy những người sở tại “say” món phở Việt, thậm chí có người ngày nào cũng phải ghé vào quán ăn một bát phở mới chịu. Cũng vì mong muốn quảng bá cho ẩm thực Việt nên cứ có những buổi chiêu đãi của Đại sứ quán Việt Nam, các hội chợ ẩm thực hay sinh hoạt cộng đồng…, các chị em ở đây lại cố gắng mang những món ăn đặc trưng của Việt Nam đến trổ tài và giới thiệu tới đông đảo bạn bè quốc tế tại Slovakia.
Những Cô Giáo Việt Nam Dạy Học Ở Lào
Sau một năm dạy hợp đồng ở quê nhà Vĩnh Linh (Quảng Trị), hè năm 2016, thấy Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị thông báo tuyển giáo viên tình nguyện dạy học tại Lào, cô Trần Thị Thanh Huyền đăng ký tham gia. “Lúc em nói đi dạy ở Lào, ba mẹ khóc rất nhiều, lo lắng cho con”, cô giáo 25 tuổi kể.
Từ TP Đông Hà (Quảng Trị), vượt quãng đường 300 km với khoảng 7 tiếng đi ôtô và làm thủ tục, cô Huyền đã đến thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet – nơi cô dạy học ba năm theo hợp đồng với Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet. Cô giáo được phân công dạy âm nhạc tại trường Tiểu học Thống Nhất và trường THCS Hữu nghị Lào – Việt.
“Ban đầu em rất bỡ ngỡ về cách giao tiếp, văn hóa, cả cách tham gia giao thông ở Lào, lại nhớ nhà nữa. Nhưng em không dám về, sợ về rồi không qua lại nên phải sáu tháng sau mới về thăm nhà”, cô Huyền kể.
Cô giáo Việt phải học hỏi từ cách tham gia giao thông, khi qua ngã tư hoặc vòng xuyến phải dừng hẳn xe chờ phương tiện ở đường ưu tiên qua hết, khi không có xe khác ở cách khoảng 50 m mới được đi tiếp. Khi dừng đèn đỏ, cô phải nhường làn bên phải cho xe rẽ và không được bấm còi trong thành phố.
Ngay cả việc nhận diện tờ tiền Lào cũng khó do chỉ có một mặt ghi mệnh giá, trong khi giá cả đắt đỏ hơn Việt Nam. Mỗi lần qua lại Lào, cô Huyền mang theo gạo từ quê nhà để tiết kiệm. Khi không về quê, cô nhờ bố mẹ gửi gạo từ quê sang, qua ba chặng xe mới đến tay.
Khó nhất, theo cô Huyền, là cách giao tiếp với học sinh Lào. Cô giáo phải học hỏi từ những người đi trước, giáo viên Việt kiều cách tổ chức và quản lý lớp học, tự học tiếng Lào. Ban đầu, cô học khẩu lệnh để ổn định lớp, như nói “học sinh”, các em đáp lại “im lặng”, “bé ngoan” – “ngồi đẹp”…
Tự học tiếng qua Internet, nhưng tiếng Lào của người Vientine khác người ở Savannakhet nên khi cô nói học sinh không hiểu. “Cuối cùng em học tiếng từ học sinh, nhiều khi mình nói không đúng còn bị trêu lại”, cô Huyền kể. Đến năm thứ hai, cô Huyền quen với cách dạy ở Lào, năm thứ ba thì thân thiết với học trò.
Giờ đang là năm cuối tình nguyện, cô Huyền phân vân giữa về quê và ở lại. Nửa muốn ở lại vì nhiều cô giáo trong đoàn động viên, vì quá thân thiết với học trò. Năm học tới trường THPT được khánh thành, Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet muốn giữ cô ở lại. Nhưng nếu ở lại, cô Huyền lo dang dở việc gia đình, xa cha mẹ và quê hương.
Dạy tiếng Việt tại trường Tiểu học Thống Nhất, cô Đậu Thị Lệ Hải (23 tuổi, quê Cam Lộ, Quảng Trị) cho hay khi mới sang gặp khó khăn về ngôn ngữ và lối sống. Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và Hội người Việt Nam tại Savannakhet, cô dần khắc phục, gắn bó với học trò.
Trong quá trình dạy, cô Hải gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với thầy giáo người Việt dạy ở tỉnh Khammoune (Lào). Hai người cưới nhau đầu năm học 2018-2019. Cô Hải mong muốn ở lại gắn bó lâu dài với học trò Lào.
Hội người Việt Nam tại Savannakhet đã bố trí cho giáo viên Việt Nam ăn nghỉ trong khu nhà của Hội. Những lúc cô giáo ốm đau, thành viên của Hội chăm sóc, đưa đi bệnh viện thăm khám. Khi các cô cần gia hạn giấy tờ để tiếp tục ở Lào dạy học, Hội lại hỗ trợ về mặt pháp lý.
Những dịp lễ lớn, trường học được nghỉ, các cô giáo được người quản lý của Hội đưa đi du lịch, xuất cảnh sang Thái Lan tham quan.
Những nỗ lực của các cô giáo Việt đã được phụ huynh Lào ghi nhận. Chị Mai Thị Kim Yến, Việt kiều thế hệ thứ ba tại Lào, cho biết ngày trước học tiếng Việt qua giáo viên Việt kiều nên nói lơ lớ, không chuẩn. Chị rất mừng khi có giáo viên Việt qua Lào dạy học.
“Tôi cho con học tiếng Việt từ bậc mẫu giáo vì sợ các cháu không biết tiếng, quên mất gốc gác”, chị Yến nói. Đến nay, hai con chị học lớp 4 và 6 đã giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Để giúp con nói nhiều hơn, vào cuối tuần chị Yến gửi con đến chơi cùng cô giáo Việt Nam.
Quê gốc ở Thừa Thiên Huế, chị Nguyễn Thị Cúc cùng chồng trải qua 18 năm buôn bán ở chợ trung tâm TP Kaysone Phomvihane. Con trai út của chị hiện học lớp ba tại Lào, khác với hai con đầu được gửi về quê học tập.
“Thấy các cô giáo Việt Nam sang giảng dạy, cô trò gần gũi với nhau nên gia đình cho cháu học tại Lào luôn”, chị Cúc nói. Đến nay, con trai chị vừa nói sõi tiếng Việt, vừa giao tiếp được bằng tiếng Lào.
Ông Trần Sái, Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Savannakhet, cho hay mong muốn lớn nhất của Hội và bà con Việt kiều là giữ gìn ngôn ngữ cho con em, từ đó vun đắp tình yêu quê hương, văn hóa, truyền thống Việt trong các cháu.
Từ năm 2008, thực hiện hợp tác với Hội người Việt Nam tại Savannakhet (Lào), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cử các giáo viên tình nguyện sang giảng dạy. Môn dạy chủ yếu là tiếng Việt hai cấp tiểu học và THCS, ngoài ra có âm nhạc, thể dục.
Sau 10 năm, có khoảng 50 lượt giáo viên tham gia giảng dạy ở Savannakhet. Mỗi người dạy trong ba năm, khi trở về sẽ được tỉnh Quảng Trị đặc cách tuyển biên chế vào ngành giáo dục.
Hoàng Táo
Tải Về Học Tiếng Slovakia Dễ Dàng Apk Cho Android
★★★ Học tiếng Slovakia khi du lịch tại Slovakia ★★★
Sách ngữ pháp học tiếng Slovakia dễ dàng là một ứng dụng ngôn ngữ miễn phí giúp bạn học tiếng Slovakia đơn giản và nhanh chóng.
Tất cả các cụm từ và từ vựng tiếng Slovakia đều được thể hiện bằng cả phiên âm và văn bản gốc. Chúng đều được ghi âm bởi cô gái bản địa xinh đẹp đến từ Slovakia
Lưu lại những cụm từ và từ vựng yêu thích của bạn để xem lại nó một cách dễ dàng.
Học từ vựng của bạn với thẻ thông tin sử dụng kỹ thuật lặp cách đoạn.
Kiểm tra sự hiểu biết của bạn với các câu đố ngôn ngữ tiếng Slovakia và xem lại điểm của bạn.
★★★ Sống sót khi du lịch tại Slovakia ★★★
Sử dụng sách ngữ pháp tiếng Slovakia để sống sót tại Slovakia. Bao gồm tất cả các cụm từ quan trọng để sinh tồn.
Ví dụ, hãy để ứng dụng nói với lái xe taxi ở Slovakia nơi bạn muốn đến
Tìm kiếm tất cả các cụm từ và từ vựng để nhanh chóng lấy được thông tin bạn cần
★★★ Tính năng chính ★★★
***11 Hạng mục học tập miễn phí***
* Số đếm tiếng Slovakia* Ngày và thời gian* Giao tiếp cơ bản tiếng Slovakia* Lời chào hỏi tiếng Slovakia* Cụm từ chỉ phương hướng* Từ vựng chỉ phương hướng* Chỗ ở* Ăn ngoài tại Slovakia* Mua sắm tại Slovakia* Tham quan tại Slovakia* Khẩn cấp
***22 hạng mục trong Phiên Bản Pro***
Học tất cả hơn 1000+ cụm từ và từ vựng tiếng Slovakia trong phiên bản Pro với các hạng mục bổ sung như dưới :
★★★ Phản hồi được đánh giá cao ★★★
Nếu bạn thích ứng dụng này, xin hãy dành vài giây để đánh giá hoặc phê bình. Nếu bạn có bất kỳ phản hồi, đề xuất hoặc ý kiến nào, xin vui lòng gửi vào địa chỉ hòm mail : support@simyasolutions.com
Tính năng mới
Hey!! Just to let you know, we heard you all. These are the new improvements as requested:
– Flag for current language– Fixes in Settings – Improvement in app performance
What are you waiting for? Update already!Spotted something wrong? Reach out to us at support@simyasolutions.com. Have fun learning with Simply!
Email: simon@simyasolutions.com
Khóa Học Tiếng Séc Tại Hà Nội (Tiếng Tiệp, Tiếng Slovakia)
Khóa học tiếng Séc tại Hà Nội (Tiếng tiệp, tiếng slovakia). Dành cho học sinh học tại các trường Trung học tại Séc. Những bạn có nhu cầu du học tại các trường Đại học tại Séc. Những bạn có nhu cầu sinh sống và làm việc tại Séc. Tất cả những bạn có nhu cầu học tiếng Séc.
Thông tin Khoá học tiếng Séc
Home
Ngoại ngữ
Khoá học tiếng Séc
Học phí:
4.000.000
Thời lượng học:
2 tháng
Ca học:
Sáng, chiều, tối các ngày trong tuần
Đơn vị cấp bằng, chứng chỉ:
Địa điểm học:
Hà Nội
A3P2, Ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Khoá học tiếng Séc đã có
13
học viên đăng ký trong 10 ngày qua, bạn hãy là người tiếp theo
Giáo viên: Là cán bộ đang công tác tại đại sứ quán SÉC hoặc giảng viên sống bên Séc nhiều năm sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy.
Ngoài các lớp mở liên tục đào tạo theo giáo trình chúng tôi cũng nhận những hợp đồng đào tạo số lượng lớn hoặc đào tạo theo hình thức gia sư. Thời gian học và mức học phí cũng sẽ thay đổi theo trình độ học.
CAM KẾT
100% học viên hoàn thành đầu ra xuất sắc
Giáo viên 100% bản địa, không sử dụng tiếng Việt trong lúc dạy, đảm bảo học viên có thể học và hoàn thiện cách nói nhanh nhất.
Một lớp không quá 5 học viên, mục đích để giáo viên có thể kèm cặp được từng học viên chu đáo nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bông Hoa Việt Ở Slovakia trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!