Xu Hướng 5/2023 # Người Việt Nam Có Thực Sự Hiếu Học? # Top 7 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Người Việt Nam Có Thực Sự Hiếu Học? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Người Việt Nam Có Thực Sự Hiếu Học? được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chưa bao giờ thầy cô hoặc người lớn chịu khó giải thích một cách rõ ràng cho các em học sinh hiểu rằng thế nào là hiếu học và cũng chưa ai dám đặt câu hỏi “Nếu dân tộc Việt Nam hiếu học như thế tại sao nước Việt Nam ta mãi luôn nghèo nàn và lạc hậu?”

Khi còn đi học, chúng ta thường dạy rằng dân tộc Việt Nam ta có truyền thống “hiếu học” bên cạnh hàng loạt các đức tính khác như yêu nước nồng nàn, cần cù siêng năng, yêu hòa bình… để rồi lớn lên với niềm tự hào về những đức tính được dạy học thuộc lòng đó. Nhưng điều đáng nói là chưa bao giờ thầy cô hoặc người lớn chịu khó giải thích một cách rõ ràng cho các em học sinh hiểu rằng thế nào là hiếu học và cũng chưa ai dám đặt câu hỏi “Nếu dân tộc Việt Nam hiếu học như thế tại sao nước Việt Nam ta mãi luôn nghèo nàn và lạc hậu?”

Từ trước đến nay, truyền thống hiếu học của chúng ta được xây dựng dựa trên một mô-típ khá kinh điển, những người học trò nghèo không có tiền đi học nhưng vẫn cố gắng học giỏi để đỗ trạng nguyên. Những mẩu truyện mang tính chất truyền kỳ kiểu “bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học bài” được kể đi kể lại qua bao nhiêu thế hệ mà không hề nhận được bất cứ một lời phản biện về sự phi lý của nó. Hoang đường không kém là chuyện học ngoại ngữ bằng cách lấy cuốn tự điển ra mỗi ngày học mười từ cứ thế mà giỏi được bao nhiêu thứ tiếng. Dù cứ nhắm mắt tin những chuyện như vậy là thật đi nữa thì chúng cũng chỉ nói lên được sự vượt khó học giỏi và năng lực phi thường của một vài cá nhân mà thôi, không thể từ đó mà suy ra rằng cả dân tộc đều hiếu học.

Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi rằng tại sao một dân tộc hiếu học như Việt Nam lại không có một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà khoa học nào trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm và cũng không hề có một hệ tư tưởng riêng hay một phát minh khoa học nào đáng kể cống hiến cho nhân loại? Một dân tộc hiếu học tại sao lại không có một công trình kiến trúc hay một tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc nào mang tầm vóc thế giới? Một dân tộc hiếu học ham học sao lại có thể có những câu ca dao kiểu: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”?

Một dân tộc hiếu học thì sao lại có thể đến đầu thế kỷ thứ 20 vẫn khư khư ôm giữ cái lối thi cử truyền thống quanh quẩn với Tứ Thư Ngũ Kinh mà bài xích khoa học, triết học phương Tây và kỳ thị những người Tây học trong khi Nhật Bản trước đó rất nhiều năm đã mở toang cánh cửa cho những tư tưởng tiến bộ tràn vào. Hiếu học thì sao các ông nghè ông cống ngày xưa ngoài việc nhai lại những “chi, hồ, dã, giả” trong sách Thánh Hiền để chờ ngày vác lều chõng đi thi vì ít bổng lộc và chức tước để làm rỡ ràng dòng họ và ấm thân chưa ai dám thoát ly ra bên ngoài để nhìn thế giới rộng lớn như thế nào? Ngoài việc uống rượu uống trà, ngâm vịnh “phong, hoa, tuyết, nguyệt”, tìm câu trích chữ để bắt bẻ nhau qua từng câu đối để tự cho mình là tài giỏi thanh cao thì có mấy nhà khoa bảng khi xưa tự vấn bản thân rằng cái học của mình nó vô dụng và lạc hậu lắm rồi.

Trong khi phương Tây thế kỷ thứ 18, các nhà tư tưởng lớn như Voltaire, Montesquieu hay John Locke đã bàn tới “tam quyền phân lập” và “khế ước xã hội”, những nhà khoa học như Faraday hay Newton đã nghiên cứu điện từ trường và lực hút trái đất thì ở Việt Nam, các nhà Nho đầu thế kỷ thứ hai mươi vẫn ôm lấy bút nghiên và đèn dầu để dạy lũ học trò “tấc đất ngọn rau ơn chúa” và “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Một dân tộc hiếu học thực sự chắc chắn sẽ không thể nào chấp nhận việc nhai lại và tôn sùng những cuốn sách được viết cách đó mấy nghìn năm mà không hề mảy may có một chút thắc mắc phản biện cũng như không quan tâm đến sự thay đổi của thế giới ở ngoài.

Cách đây hơn 100 năm, chí sĩ Phan Chu Trinh đã viết về “mười điều bi ai của dân tộc” như sau:

Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng.

Đọc xong mười điều này, có ai còn dám tự hào vỗ ngực nói đây là tính cách của một dân tộc luôn tự cho mình là “hiếu học”?

Có thể cho rằng các vị khoa bảng ngày xưa ở nước ta siêng học, chăm học nhưng không thể cho rằng họ “hiếu học” vì một người hiếu học thực sự học vì niềm say mê kiến thức thực sự và sự khao khát tìm tòi cái hay cái mới chứ không phải học ngày học đêm những kiến thức cũ rich vì công danh và quyền chức. Cái học của các cụ cử ngày xưa chính là nô lệ cho sự học chứ không phải học để giải phóng bản thân. Không phải vô duyên vô cớ mà cụ Phan Chu Trinh lại đặt “khai dân trí” là một trong ba mục tiêu quan trong không kém “chấn dân khí và hậu dân sinh”. Cụ nhắn nhủ: “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật quý báu xin tặng cho đồng bào là “chi bằng học”. Nếu dân tộc ta thực sự “hiếu học” và biết cách học đúng hướng, cụ Phan chắc không phải tâm tư những điều như thế này.

*

Ngày nay thì sao? Sau hơn một trăm năm vật đổi sao dời, lối thi cử khoa bảng Nho học tuy đã không còn và chữ Hán cũng đã được thay bằng chữ quốc ngữ. Các trường đại học mọc lên như nấm sau mưa, cử nhân, thạc sĩ lên đến con số triệu, còn tiến sĩ cũng phải mấy vạn người. Nhưng đừng tưởng như vậy thì chúng ta đã có thể gọi là có những tiến bộ vượt bậc trong giáo dục để xứng đáng với hai từ “hiếu học”. Trái lại, chúng ta vẫn chăm chỉ học với tư duy “học để làm nô lệ” chứ không phải học để làm chủ và tự hào với sự chăm học đó.

Chương trình giáo dục từ phổ thông tới đại học nặng về lý thuyết nhưng lạc hậu và thiếu thực tế. Học sinh được dạy theo kiểu nhồi vịt học thuộc lòng chứ không được khuyến khích tìm tòi khám phá và phản biện.

Trình độ và nhân cách giáo viên ngày càng tệ hại, hậu quả tất yếu của việc lấy điểm đầu vào quá thấp của ngành sư phạm. Chưa bao giờ tình trạng giáo viên trù dập, bạo hành và xâm phạm học sinh nhiều như hiện nay.

Học sinh sinh viên ngày nay học vì điểm chứ không học vì tri thức. Ngoài những môn học gạo để đi thi, thường thức tự nhiên, thường thức xã hội, và trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật của đại đa số những người có bằng cấp gần như là một con số không to tướng.

Những người “có học” và “có bằng cấp” không hể có sự ham học và lại càng không có khả năng tự học. Tuy ngày nay tài liệu và phương tiện học tập vô cùng phong phú, đa dạng và miễn phí, việc tự học dường như là chuyện không tưởng đối với phần lớn các bạn sinh viên và học sinh.

Những người tự coi là trí thức ngoài việc học để có kiếm tiền và dùng học hàm học vị của mình để thăng tiến trong con đường danh lợi hầu như không hề có một nghiên cứu khoa học hay phát minh gì có thể ứng dụng vào đời sống.

Lối sống của đại đa số người Việt Nam hiện đại cũng không khác gì lối sống của người Việt thời cụ Phan là mấy: hèn nhát, lười biếng, ích kỷ, tham lam, lọc lừa, thích sĩ diện, gia trưởng, tầm nhìn hạn hẹp…

Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, năng suất lao động và hiệu quả công việc của những “trí thức trẻ” đều yếu kém hơn rất nhiều so với các bạn trẻ cùng độ tuổi và cùng trình độ trên thế giới. Nhưng điều đáng buồn là họ không hề mảy may cảm thấy điều đó là đáng hổ thẹn. Dường như đối với họ, có cái bằng là đủ, còn chuyện cái bằng đó có ý nghĩa gì hay không không hề quan trọng.

Cách cư xử của người Việt trong đời sống hằng ngày càng lúc càng trở nên thiếu văn minh lịch sự và hung hăng dữ tợn. Họ không tiếc những lời thô tục nhất bệnh hoạn nhất để rủa xả nhau trên mạng xã hội và sẵn sàng gây án mạng chỉ vì một va chạm nhỏ ngoài đời. Học sinh không những ra tay đánh nhau tàn bạo như kẻ thù mà còn đánh luôn cả thầy cô.

Nếu người nào vẫn còn chưa thấy thực trạng giáo dục của nước nhà hiện tại đến mức báo động mà vẫn còn tin vào câu” người Việt Nam có truyền thống hiếu học” thì hãy nhìn lại sự kiện nâng điểm vào đại học kinh hoàng trong mùa thi năm ngoái ở các tỉnh phía Bắc với những màn phù phép biến điểm liệt thành điểm thủ khoa cho các thí sinh mà phần lớn đều là con ông cháu cha. Hãy tưởng tượng những kẻ không hề có chút kiến thức và nhân cách này sau này sẽ trở thành thẩm phán, chủ tịch, cán bộ cao cấp, bác sĩ, kỹ sư… và hậu quả tồi tệ mà đất nước này phải gánh chịu.

Huỳnh Chí Viễn (Giáo viên, Dịch giả)

chúng tôi

Tiếng Anh Có Thực Sự Quan Trọng Cho Người Đi Làm?

1. Khó khăn của người đi làm khi học tiếng Anh là gì?

Yếu kỹ năng Viết và Nghe: Đây là 2 kỹ năng chủ động mà người đi làm thường gặp nhiều khó khăn khi luyện tập nhất. Để viết tốt Email trao đổi thông tin hay viết báo cáo công việc, bạn cần có một lượng từ vựng chuyên môn, cách diễn giải hợp lý và sử dụng cấu trúc câu chuyên nghiệp, trang trọng.

Đối với kỹ năng Nói, người đi làm thường có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết cách sắp xếp và thiếu từ vựng để diễn đạt. Tệ hơn, kỹ năng ngữ pháp chưa vững vàng và phát âm thiếu chính xác cũng là 2 lỗi mà người đi làm thường mắc. Điều này dẫn đến sự khó hiểu, đặc biệt khi bạn phải thuyết trình, đàm phán, phản biện…

Không có thời gian: Sau giờ làm việc hành chính, người đi làm còn phải chăm lo cho gia đình hoặc tập trung vào 1 dự án / công việc riêng. Sự bó hẹp trong thời gian biểu tác động tiêu cực lên quá trình học tập xuyên suốt của họ. Vì vậy các khóa học ngoại ngữ với lịch học cố định, thiếu linh hoạt thường không phù hợp với người đi làm bận rộn.

Ngại nói: Khi đăng ký học ngoại ngữ tại trung tâm tiếng Anh, tâm lý ngại nói sai và sợ bị đánh giá là một hiện tượng phổ biến ở người đi lớn. Bên cạnh đó, việc phải học chung với các bạn học sinh, sinh viên nhỏ tuổi nhưng có năng lực vượt trội càng khiến họ ngại nói hơn.

Vấn đề về tuổi tác: Một số người lớn cho rằng sự thay đổi của não bộ có thể cản trở việc học tiếng Anh và lĩnh hội kiến thức mới. Nhưng khi đi làm, ta vẫn không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn để cải thiện hiệu quả công việc. Việc học tiếng Anh về bản chất cũng như vậy. Vì thế tuyệt đối đừng để rào cản tư duy này giới hạn sự phát triển của bản thân. 

2. Nhu cầu học tiếng Anh của người lớn là do đâu?

Trong thời kỳ hội nhập, rất nhiều ngành nghề đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng Anh khá để có thể đạt được những thành tựu lớn hơn trong sự nghiệp, vậy cụ thể người lớn khi học tiếng Anh để làm gì:

Ứng tuyển công việc tại các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia.

Được giao tiếp, làm việc, mở rộng quan hệ với đối tác nước ngoài.

Thực hiện giao dịch. Viết email trao đổi thông tin, giới thiệu sản phẩm. Viết báo cáo công việc.

Tiếp cận được thông tin đến từ các nguồn báo, tài liệu quốc tế uy tín. Nhờ vậy nâng cao hiệu quả công việc

Học tập, nghiên cứu, công tác tại nước ngoài theo chính sách công ty.

Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư đa lĩnh vực, nhà tư vấn chiến lược, người làm việc trong agency, việc sở hữu vốn tiếng Anh rộng, bao quát nhiều chủ điểm càng trở nên quan trọng hơn

3. Vậy người đi làm nên học tiếng Anh như thế nào?

Lập mục tiêu, định hướng lộ trình học: Hãy lên thời gian biểu học tiếng Anh hằng ngày sau khi đã có mục tiêu cụ thể.

Tìm tài liệu tự học phù hợp: Tận dụng các giáo trình từ các nhà xuất bản uy tín như Business Goals Professional English, Market leader, Oxford Business English hoặc lựa chọn các series phim Mỹ xây dựng trên bối cảnh doanh nghiệp để hiểu hơn về văn hóa làm việc quốc tế.

Tìm môi trường để được rèn luyện thường xuyên: Tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh hoặc học các lớp học linh động thời gian biểu.

4. Một khóa học tiếng Anh người lớn tại ISE có những gì?

Giáo trình bài bản chuẩn quốc tế, áp dụng phương pháp học Andragogy (phương pháp học tập cho người trưởng thành). Đây là phương pháp đặt trọng tâm vào người học, ở đó giảng viên không đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp các bài học, mà tạo cơ hội cho học viên chủ động tìm kiếm, tiếp thu tri thức mới.

Giáo viên sở hữu chứng chỉ 8.0 IELTS: Có kiến thức học thuật cũng như kiến thức về tiếng Anh thương mại. Giáo viên luôn khuyến khích học viên tự phát triển ý tưởng và tư duy chủ động dựa vào trải nghiệm cá nhân, kết hợp các tình huống mô phỏng hoặc cung cấp các case-study thực tế. Nhờ đó người học xử lý các tình huống trong đối thoại doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất

Cùng với việc quan sát, theo dõi và ghi lại quá trình tiến bộ của người học sau mỗi buổi. Giáo viên còn linh động dạy bù để chắc chắn các bạn không mất kiến thức. Đặc biệt hơn, học viên học kèm có thể chủ động sắp xếp thời gian phù hợp với gia sư để bổ sung kiến thức cần thiết. Các bạn có thể đăng ký học và tương tác với giáo viên không giới hạn. Lịch học linh động 100%

Người lớn học tiếng Anh chịu rất nhiều yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quá trình học, thời gian đầu tư cho việc học. Dù có tham gia các lớp học và các câu lạc bộ tiếng Anh chất lượng nhất, bạn sẽ không đạt được thành quả như ý nếu không có sự cam kết thật lớn với bản thân và có một lộ trình học bài bản, rõ ràng.

5

/

5

(

2

votes

)

Tiếng Nhật Có Thực Sự Khó Không

In bản tin

Rất nhiều bạn chưa từng học 1 chữ tiếng Nhật nào nhưng luôn có suy nghĩ rằng tiếng Nhật rất khó học. Hay có những bạn nghe người khác đã từng học tiếng Nhật nói là tiếng Nhật rất khó học, nên cũng định hình trong suy nghĩ là tiếng Nhật rất khó. Vậy tiếng Nhật có thật sự khó như các bạn nghĩ không?

Khi nói đến tiếng Nhật , người ta thường truyền tai nhau câu nói như học tiếng Nhật cũng giống như thử thách sự kiên trì của bản thân. Điều đó không hề sai, nhưng cho dù bạn học bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần phải có sự kiên trì, chứ không riêng gì học tiếng Nhật.

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính với hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ thể hiện bản chất thứ bậc phức tạp của xã hội Nhật Bản. Khi người Việt của chúng ta đã quen với hệ chữ cái Latinh, thì tiếng Nhật lại dùng chữ tượng hình. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho mọi người khi học ngôn ngữ này. Không những thế, tiếng Nhật còn có tới 3 bộ chữ cái là Hiragana, Katakana và Kanji. Chắc hẳn với những bạn mới ngày đầu học tiếng Nhật sẽ “choáng” với bộ chữ cái cơ bản nhất là Hiragana, chứ đừng nói tới Kanji. Kanji là bộ chữ bắt nguồn từ chữ Hán với số lượng hàng ngàn từ và ký tự khác nhau, sẽ dễ dàng làm nản lòng các bạn,ngay từ lần đầu nhìn thấy nó.Có lẽ vô số bạn than vãn rằng loằng ngoằng thế này làm sao mà nhớ… đúng không nào? Còn chưa kể đến từ vựng thật khó nhớ, học đâu quên đó, ngữ pháp làm mãi mà vẫn sai…

Có rất nhiều bạn khi học tiếng Nhật gặp khó khăn và từ bỏ thì luôn đưa ra lý do là tiếng Nhật là 1 một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới nên mình học không được cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi bản thân mình rằng bạn đã thật sự học tiếng Nhật và đầu tư cho nó một cách nghiêm túc chưa? Không có ngôn ngữ nào là dễ cả, nếu bạn muốn thông thạo bất cứ ngôn ngữ nào, bạn cũng cần đầu tư thời gian, học hành miệt mài thì mới thành công được. Hãy nhớ lại khoảng thời gian khi bạn bắt đầu học tiếng việt, bạn đã ê a đọc từng từ, miệt mài viết bảng chữ cái như thế nào. Học tiếng Nhật cũng thế thôi,bạn cũng cần phải dày công, khổ luyện kiên trì thì mới thành thạo được, cũng giống như câu nói “người chiến thắng chưa chắc là người thông minh nhất, nhưng chắc chắn là người kiên trì nhất”.

Cũng có nhiều bạn khi không học được tiếng Nhật nói riêng và ngôn ngữ mới nói chung, sẽ viện lý do là không có năng khiếu. ” Vì mình không có năng khiếu nên mình không học được tiếng Nhật hay vì mình không có năng khiếu nên mình không thể “nuốt” trôi được tiếng Anh… Vậy tại sao hơn 99% người Nhật đều thông thạo ngôn ngữ của họ, số lượng người mù chữ thực tế gần như bằng không? Còn nói về học tiếng Việt, người ta cũng có câu nói ” phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, nhưng chúng ta vẫn học được đó thôi. Tất cả đều là cái cớ để bạn bao biện cho sự sợ hãi, yếu kém của bạn mà thôi.

Khi học bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, chỉ cần bạn nắm rõ phương pháp và kiên trì, quyết tâm thực hiện nó tới cùng thì bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.Mới ngày đầu tiếp xúc với ngôn ngữ mới này, bạn sẽ thấy nó thật khó và lạ lẫm. Nhưng dần dần khi nó đã ăn sâu và ngấm vào máu của bạn thì có thể bạn sẽ thấy thiếu thiếu khi 1 một ngày không được tiếp xúc với nó đấy.

Tiếng Nhật sẽ không khó khi bạn thật sự đầu tư tập trung vào nó và bạn thật sự yêu ngôn ngữ này. Và sau tất cả sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ nó sẽ đem lại kết quả tốt đẹp mà bạn hằng mơ ước như tấm védu học Nhật Bản 2019 hay mức lương khởi điểm 1000$/tháng …

Hiện tại Golden Way có khóa học tiếng Nhật cấp tốc trong vòng 8 tuần giúp bạn chinh phục tiếng Nhật dễ dàng hơn. Khóa học khai giảng thường xuyên vào thứ 2 hàng tuần, thời gian học linh động, cùng đội ngũ giáo viên giàu nghiệm, tận tình.

Địa chỉ: 207 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp HCM

Hotline: 0906 664 229 – 0909 664 229

Điện thoại: (08) 6681 7575 – (08) 6681 8585 – (08) 2203 0229

Email: info@goldenway.edu.vn

Tiếng Anh Có Thực Sự Khó Như Bạn Nghĩ?

ĐIỀU GÌ KHIẾN MỘT NGOẠI NGỮ TRỞ NÊN KHÓ HỌC? 

Thực tế này giải thích tại sao Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp và các ngôn ngữ Roman khác rất dễ đối với những người nói Tiếng Anh bởi vì họ không có quá nhiều từ vựng mà cần phải dành hàng giờ để học. Thời gian bỏ ra để học hàng ngàn từ vựng luôn có thể làm nản lòng bất cứ ai mới bắt đầu.

NGỮ PHÁP CÓ KHIẾN CÁC NGÔN NGỮ TRỞ NÊN KHÓ HỌC?    

Khi những người nói Tiếng Anh càu nhàu về độ khó của một ngôn ngữ thì họ thường than phiền về các biến tố. Biến tố là sự thay đổi của một từ (tiền tố, trung tố hay hậu tố) bổ sung thông tin về ngữ pháp và cú pháp. Ví dụ, những người nói Tiếng Anh hầu như là luôn thêm đuôi s vào sau một danh từ để biến nó thành dạng số nhiều và đây chính là phụ tố phổ biến với các danh từ trong Tiếng Anh. Do vậy mà những người học Tiếng Anh có khá ít các biến tố phải nhớ. Mặt khác Tiếng Nga lại có rất nhiều biến tố; một danh từ trong Tiếng Nga có thể có tới 10 đuôi nên những người học Tiếng Nga than thở rằng nó là ngôn ngữ rất khó. Tuy nhiên, sự đơn giản dễ thấy của Tiếng Anh cũng dễ gây nhầm lẫn: Trong Tiếng Nga bạn có một số lượng rất hạn chế các phụ tố và cách sử dụng của chúng thường rất rõ ràng và dễ đoán. Ngược lại trong Tiếng Anh các giới từ có chức năng hỗ trợ cho các từ khác, tương tự vai trò của các hậu tố trong Tiếng Nga. Những học viên không biết phải sử dụng giới từ nào đi cùng với một động từ hay danh từ nào đó do vậy mà Tiếng Anh không có quy tắc và khó đoán hơn. 

Tóm lại, học tất cả các ngôn ngữ đều phải thực hiện một nhiệm vụ chung, vì vậy ngôn ngữ khó hay dễ là tùy thuộc vào bạn, thậm chí ngay cả một ngôn ngữ “dễ” cũng sẽ có những sự phức tạp riêng của nó. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tất cả các điểm ngữ pháp đều khá đơn giản. Dù nói về Tiếng Ả Rập, Tiếng Anh hay Tiếng Hungari thì ngữ pháp có thể biên soạn trong vòng chưa tới 100 trang giấy (nếu bạn không liệt kê từng điểm bất quy tắc). Mọi ngôn ngữ đều có số lượng rất ít các quy tắc và có thể học những quy tắc đó trong thời gian rất ngắn. Thực tế, hầu hết trẻ em nắm hết ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ vào lúc khoảng 5 tuổi. Những người trưởng thành có thể học nhanh hơn (mặc dù phát âm của người lớn không tự nhiên bằng trẻ con).

HỆ THỐNG VIẾT VÀ CÁC RẮC RỐI LIÊN QUAN KHI HỌC TIẾNG ANH   

Các hệ thống chữ viết tạo ra một lượng lớn công việc không cần thiết cho người học ngoại ngữ. Hệ thống chính tả Tiếng Anh cũng là một vấn đề tương tự – đây không phải là mối quan hệ 1-1 giữa các âm và chữ cái được sử dụng để biểu đạt các âm đó. Do đó mà việc viết chính tả Tiếng Anh là một vấn đề quan trọng đối với người học và thật không may vấn đề này không mấy cần thiết. Việc viết chính tả có vẻ làm người học tiêu tốn nhiều công sức. Trên thực tế, chính tả lại gây ra nhiều vấn đề cho người học hơn ngữ pháp. Một điều đáng tiếc hơn đó là tình trạng này không thể thay đổi được.

The Sungate – sưu tầm & tổng hợp

Chương trình Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: Khóa học Tiếng Anh

Theo dõi Facebook của chúng tôi để nhận bài học Tiếng Anh mỗi ngày: Business English Coaching

Công ty Tư vấn & Đào tạo The Sungate:

1. Tư vấn Giải pháp Doanh nghiệp: BUSINESS CONSULTING

2. Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: BUSINESS ENGLISH COACHING

3. Tử vi – Phong thủy – Gieo quẻ (Tarot/Dịch lý): KEIDI HOROSCOPES

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0971273139

Email: info@thesungate.com.vn

Website: www.thesungate.com.vn

Văn phòng: 

117 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1,  chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Việt Nam Có Thực Sự Hiếu Học? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!