Xu Hướng 9/2023 # Người Miền Nam Có ‘Nói Ngọng’ Không? # Top 11 Xem Nhiều | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Người Miền Nam Có ‘Nói Ngọng’ Không? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Người Miền Nam Có ‘Nói Ngọng’ Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước hết, cần minh định rằng nước Đại Việt của các nhà Lý, Trần, Lê cương vực chỉ tới miền Trung. Các vùng đất Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh trở vô tới Huế ngày nay họ không nói tiếng Việt hoặc nói với giọng rất khó nghe do ảnh hưởng của người Chăm và văn hoá Chăm, bằng chứng là tiếng Nghệ An Hà Tĩnh bây giờ vẫn bị ngoài Bắc dè bĩu là trọ trẹ. Các đời vua Lý và Trần đều có gốc Tàu, được biết vua Trần (gốc Phúc Kiến, Mân Nam) nói chuyện với Tàu không cần phiên dịch, ta có thể thấy tầng lớp trí thức cai trị nước Đại Việt xưa không hẳn là người bản địa, người bản địa ở miền Bắc lúc đó mới thật sự đồng hoá các đời vua có gốc Tàu sang. Các số đếm như một, hai, ba, bốn của tiếng Viết lại giống với tiếng Khmer, tiếng Mường hơn (trong tiếng Khmer, bốn đọc là “bon”).

Sau khi quân Minh xâm lược, lật đổ nhà Hồ thì ít lâu sau Lê Lợi khởi nghĩa tại Lào, ông là người Mường ở miền núi Thanh Hoá (huyện Ngọc Lặc quê của thủ môn Bùi Tiến Dũng ngày nay cũng nhiều làng Mường). Sau khi nhà Lê ra Thăng Long cai trị thì tiếng Việt lúc này cũng đã thay đổi thêm, thành tố Mường chiếm ưu thế tuy vẫn sử dụng Hán tự là chữ viết duy nhứt.

Tới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh thì tiếng Việt được Nam tiến theo sự nghiệp của các chúa Nguyễn, người bản địa ở Đàng Trong gồm Chăm, Thượng và sau này là Khmer, Hoa Minh Hương nói tiếng Việt theo ngữ âm Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, tiếng Việt ở ven biển từ Nghệ An vô tới Ninh Thuận có sự khác biệt giữa các vùng do ngày xưa Champa là các tiểu quốc khác nhau hợp thành. Tới thế kỷ 18 thì lực lượng người Hoa Minh Hương ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hoà nhập với dân bản địa và họ kết hôn, để ra con cháu nói tiếng Việt với giọng Nam.

Công bằng mà nói, tới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì Đàng Trong và Đàng Ngoài đã coi nhau như 2 nước, có tiếng nói, từ vựng riêng, dù vẫn có thể nói chuyện với nhau được nhưng hai nền văn hoá đã khác nhau rồi. Lúc Nguyễn Huệ gặp vua Lê ở Thăng Long thì coi như hai nước khác nhau. Nguyễn Nhạc cũng từng can ngăn Nguyễn Huệ đừng chiếm lấy Bắc Hà vì “nước ấy là nước của vua Lê”.

Cũng trong thời kỳ này, các giáo sĩ phương Tây mới nghĩ ra cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, quá trình này có công lớn của Alexander de Rhodes (cha Đắc Lộ). Tuy vậy, mãi cho đến khi Pháp chiếm trọn Nam Kỳ làm thuộc địa từ 1865 thì chữ viết ấy mới chánh thức được người nói tiếng Việt tại Đàng Trong sử dụng, công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ra rộng rãi giới trí thức và dân chúng là của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ cũng có một số bất cập khi không thể ghi âm tiếng Việt một cách hoàn toàn chánh xác cho cả ba miền, nhứt là về mặt thanh điệu. Bản thân người Việt mải mê với binh đao không thể sáng tạo ra được chữ viết của riêng mình (chữ Nôm cũng chỉ là cải biên từ chữ Hán và có phần phức tạp hơn), phải nhờ người nước ngoài tạo ra thì chuyện đòi hỏi có được chữ viết đáp ứng nhu cầu mong mỏi của họ là khá xa vơi. Chữ Việt được phát triển bởi các nhà truyền giáo Nam Âu (Bồ Đào Nha, Pháp) và đã tồn tại một số bất cập khi họ không có đủ chữ cái để ghi âm chánh xác cho phụ âm đầu “y” cũng như “w” và dùng chữ “v”để thay thế cho hai cái đó. Chi tiết về sự bất cập này, mời các bạn tham khảo link sau:

http://www.daichung.com/73/09_chu_v.shtm

Tiếng Việt đã thay đổi kể từ khi chữ Quốc ngữ được đưa vào giảng dạy, bản thân người viết từng chứng kiến hồi năm học lớp 1, thằng bạn cùng lớp không thể vào phát âm phụ âm đầu “v” mà toàn đọc như “w”. Đó là vì chữ “v” là một âm xa lạ, không phản ánh đúng tiếng của ông bà ta nói ngày xưa cho nên gặp khó khăn, chúng ta đã bị bắt học phát âm âm “v’ là đọc theo người Pháp. Các ngôn ngữ phương Đông khác mà có ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, tuyệt nhiên không có âm “v” như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Nhiều nghệ sĩ cải lương khi phát âm phụ âm “v” thường đọc theo âm “bd”, tức là bậm môi nhưng khi phát ra thì giống như /d/ (trong tiếng miền Nam), đó chính là cách phát âm cổ của người Việt, bao gồm cả người bỏ Đàng Ngoài để vô Đàng Trong sinh sống thời chúa Nguyễn.

Video clip bài hát” Qua Cầu Gió Bay” được hát bằng tiếng Kinh cổ của cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc. Nhóm người này chưa từng tiếp xúc với chữ Quốc ngữ, họ vẫn dùng tiếng Nôm để ghi âm tiếng Việt, vùng đất đó trước kia thuộc Đại Việt nhưng sau này bị nhượng lại cho Trung Quốc, hãy nghe thử để so sánh với tiếng “Bắc chuẩn” và tiếng “Nam ngọng” coi có cái nào giống cái nào hay không.

Sau khi chiếm được toàn bộ quyền lực và thao túng bộ máy giáo dục, tuyên truyền, người Bắc mặc định coi họ là chuẩn mực của ngôn ngữ, cách sống, nhận thức. Tiếng Hà Nội được mặc nhiên coi là “tiếng chuẩn” của cả nước, nên mới nảy sinh ra tâm lý cho rằng người Nam nói ngọng. Xin thưa, nếu lấy chữ Quốc ngữ đang dùng hiện tại ra để làm chuẩn mực so sánh ai nói chuẩn hơn, thì xin được phân tích ra rằng miền nào cũng sai tương đối một chút so với chữ viết:

Người Nghệ An nói rõ chữ “s” và “x”, “r” và “d” với “gi” , dấu thanh khác miền Bắc và miền Nam.

Người miền Nam nói hỏi ngã giống nhau, “d” giống với “gi” và “v” ở nhiều địa phương, chữ “r” có thể đánh lưỡi được chánh xác tuỳ vào chuyện có muốn đánh hay không. Phụ âm cuối như -an hay -ang thì phát âm giống nhau (người Huế cũng vậy) nhưng ít khi viết sai. Phụ âm cuối -c và -t đọc giống như và đôi khi hay lẫn lộn trong lúc viết.

Người Bắc nói “d”, “gi” và “r” giống nhau (viết sai rất nhiều ví dụ rẻ rách, hạt rẻ, dượt đuổi, đổ giác..) , đôi khi lẫn lộn “l” và “n” (viết sai cặp này rất nhiều ví dụ Nam Từ Niêm, trứng vịt nộn…).

Về viết sai chính tả, thì có thể khẳng định rằng hiện tại người vùng miền khác không thể nào đấu lại người Bắc về số lượng cũng như sự thường xuyên mắc lỗi. Còn nói rằng người Nam nói ngọng thì đó là thiển ý riêng của người Bắc, họ cho rằng họ đại diện cho những gì chuẩn mực nhứt của đất nước này nên mới phán rằng người Nam nói ngọng, là một người Nam, tôi có thể phán rằng người Bắc “viết ngọng” hơn người từ Nghệ An trở vô rất nhiều.

Học Nói Tiếng Việt Nên Học Người Miền Bắc Hay Người Miền Nam?

Đánh giá

Điều đầu tiên giúp người nước ngoài hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống ở một nước đang phát triển như Việt Nam đó là học nói tiếng Việt. Học nói tiếng Việt giúp người nước ngoài có thể giao lưu nói chuyện cùng bất cứ người Việt nào đồng thời qua đó họ có thể hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Nước ta có ba miền Bắc, Trung, Nam với mỗi miền là mỗi đặc trưng văn hóa và giọng nói khác nhau. Vậy học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?

Việt Nam ngày càng trở nên nổi tiếng như một điểm đến của người nước ngoài trong những năm gần đây và hiện nay đã được công nhận là một trong những nơi có điều kiện tốt cho người nước ngoài sống và làm việc…

Âm, từ vựng và ngữ pháp

Tiếng Việt hiện đại có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được ghi lại gọi là chữ, gồm năm yếu tố: Phụ âm đầu, Âm đệm, Âm chính, Âm cuối, và thanh điệu. Vần hay còn gọi âm vần nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu luôn luôn phải có.

Để học nói tiếng Việt, trước tiên người nước ngoài cần nắm chắc được bảng chữ cái tiếng Việt, vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản trong tiếng Việt. Điều này, bất cứ một giáo viên người miền Bắc, Trung hay Nam đều có thể cung cấp kiến thức tốt cho bạn.

Phát âm

Trước hết, học viên cần nắm được rằng tiếng Việt được cấu tạo từ các đơn âm nên việc học phát âm sẽ theo trình tự từ phát âm âm tiết đến chuỗi âm tiết, từ chuỗi âm tiết đến phát âm câu.

Điều quan trọng khi học phát âm mỗi âm tiết là học viên cần nắm được tiêu chí phát âm và cấu hình miệng khi phát âm âm đó. Ví dụ: phát âm ngắn gọn hay kéo dài, chuyển động của lưìi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc âm ra sao, bật hơi hay không bật hơi,…

Người nước ngoài học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai thường bị áp lực từ tiếng mẹ đẻ. Do đó thường không nhận ra những nét khác biệt và thường qui âm nhận được thành âm tương tự có sẵn trong tiếng mẹ đẻ.

Đối với trường hợp này, cần thiết phải có giáo viên hướng dẫn để người học có thể phân biệt và sửa lỗi ngay lập tức. Việc phát âm đòi hỏi phải có sự luyện tập chăm chỉ trong thời gian dài để có thể phát âm tiếng Việt chuẩn.

Đối với vấn đề phát âm, bạn không cần phải băn khoăn với câu hỏi “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?” Bởi lẽ, quan trọng nhất của phát âm đó là nắm chắc kiến thức và luyện tập lâu dài.

Thanh điệu

Thanh điệu là sức mạnh, là đặc trưng trong tiếng Việt và cũng là khó khăn lớn nhất đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt.

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn, bán, bản, bạn…

Đối với cách nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy… Đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt.

Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang và thường xuyên rèn luyện cho học sinh trong suốt quá trình học để học sinh ghi nhớ và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện tập này cần kết hợp với luyện viết .

Ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó học viên nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó.

Thường thì người miền Bắc sẽ phát âm chuẩn thanh điệu và dễ phân biệt nhất tuy nhiên đó là đặc trưng giọng nói sẵn có của từng vùng miền. Về mặt khách quan, tiêu chuẩn đặt ra cho một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài luôn cần có phát ẩm chuẩn và đúng ngữ điệu.

Tin rằng, qua một số thông tin về phương pháp học tiếng Việt nêu trên, các bạn đã có được câu trả lời cho bản thân về vấn đề “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?”

Bùi Hà Quí

Tìm Từ Địa Phương Miền Trung, Miền Nam

Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng , miền khác nhau : Ví dụ :

Miền Bắc

Miền Nam

bố

ba

củ sắn

củ mì

đá bóng

đá banh

Càng nhiều càng tốt nha

Tìm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội và diễn đạt lại = các từ toàn dân tương ứng

a) Con ra tiền tuyến xa sôi

Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền

b) Chuối đầu vườn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

c) Nó cây con xe đến giã hời

d) Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà

Bài tập 3. Sưu tầm một sô thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở Hưng Yên.

Liệt kê từ ngữ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác cũng thuộc tỉnh Hưng Yên mà em biết theo mẫu sau:

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ hai

Ngôi thứ ba

Help me!!! Mk cần gấp lắm!!!

Tìm các từ ngữ địa phương về cây cối,con vật,hoa quả,đồ vật ( mỗi loại 20 từ , thiếu cũng k sao nhưng thiếu ít thôi nha )

từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Con vật

Cây cối

Đồ vật

Hoa quả

2.Tìm hiểu biệt ngữ xã hội

A) trong đoạn văn sau, vì sao có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùm mợ:

Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại…….. Cháu cũng về

B) Trước cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

Tìm các từ ngữ địa phương miền trung, bắc, nam theo có các yếu tố sau:

+ Từ địa phương(từ loại, vùng miền hoặc địa phương sử dụng)

+ Từ toàn dân (nếu có)

+ Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, hò, vè có sử dung từ ngữ đó vs độ dài phù hợp(nếu có)

VD: Bông(danh từ, miền nam): hoa (Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì vô Đồng Táp ăn no đã thèm)

Hướng dẫn soạn bai từ ngữ địa phương và biệt ngữ xa hội

Sách Cũ Miền Nam Trước 1975

 

 

Người ta nhắm đánh vào người, nhắm thái độ lập trường chính trị để đánh giá tác phẩm của tác giả. Vì nhắm tác giả nên có nhiều nhà văn tự nhiên được sót tên một cách cố ý. Đó là những nhà văn một mặt nào đó có thể không chịu xếp hàng trong xã hội miền Nam cho dù thực sự họ cũng xếp hàng như mọi người. Có nghĩa là xét về mặt tác phẩm thì những nhà văn này cũng chẳng khác gì các nhà văn vừa kể ở trên. Có gì phân biệt được về phong cách viết giữa Bình Nguyên Lộc với Lê Xuyên hay với Võ Phiến. Nhưng Bình Nguyên Lộc được tha. Giữa Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung mà đôi khi ta tưởng hai người có cùng một lập trường, cùng một quan điểm và cùng một đường lối. Nhưng sách vở thì lại bị phân biệt đối xử khác nhau. 

Trong số những người sót tên trong sổ đen phải kể đến Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Thích Nhất Hạnh. 

Sự đánh phá và truy chụp đó nói cho cùng là một sự muốn xoá trắng Văn học miền Nam. Xin trích dẫn vài tư liệu làm bằng cớ trong sách Văn Học VN dưới chế độ Cộng Sản của Nguyễn Hưng Quốc, trang 200 :* Theo Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức, trong Nhà Văn VN, từ 1954-1975 có 286 bài viết nhằm vu khống, xuyên tạc văn học miền Nam. Chỉ thị của Lê Duẩn sau giải phóng, kỳ họp Quốc Hội khoá 5 : Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hoá ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.* 

Về những bài viết, xin kể vài bài : Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hoá mới. Nọc độc văn hoá nô dịch. Những tên biệt kích cầm bút. Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-75. 

Tên những người viết đó là : Trần Trọng Đăng Đàn, Lê Đình Ky, Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Thạch Phương, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng và cả Lữ Phương. 

Miền Nam có thể thua cuộc. Nhưng cái văn học đó không có lý do gì bị xoá trắng oan uổng như thế. Bởi vì trong 20 năm sinh hoạt văn học đó, nó xác định cho thấy chỗ đứng của nó với sắc thái và cá tính của một nền Văn học đích thực. Một nền văn học mà sản phẩm của nó là kết quả của tự do suy nghĩ, tự do sáng tác. Đấy là cái ưu vượt của sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam mà trong suốt mấy chục năm chia cắt và cả sau mấy chục năm thống nhất đất nước rồi, người ta vẫn chưa thực hiện nổi một điều đơn giản đó. 

Đặc biệt các giáo sư Triết, dù bị phê phán vì rao truyền chủ nghĩa Hiện Sinh, nhưng sách vở của họ lại không bị cấm lưu hành toàn bộ như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung và các lớp giáo sư trẻ như Đặng Phùng Quân, Nguyễn Trọng Văn. Trừ một trường hợp đặc biệt, dù là giáo sư triết, nhưng viết văn nên cấm lưu hành toàn bộ như sách của Huỳnh Phan Anh và Nguyễn Xuân Hoàng. 

Phần tôi nghĩ rằng, thời kỳ sau 1975, đó là thời kỳ Văn Học bất hạnh cho toàn miền Nam  Bất hạnh vì sách bị tịch thu, bị thiêu hủy. Bất hạnh vì hơn 200 nhà văn, nghệ sĩ bị đưa đi cải tạo. Bất hạnh theo suốt cả đời họ. Vì kể từ đó, họ bị khước từ là nhà văn, bản án tù cứ thế kéo dài mãi mãi vì họ không bao giờ còn có cơ hội để viết. Và kể từ đó đến sau này, ta không còn bắt gặp lại mảnh đất miền Nam với những cây trái văn học nữa, cùng lắm có những cây trái đau khổ, đọa đầy và hủy diệt.  Và cái người bất hạnh nhất, tiêu biểu nhất có lẽ là nhà văn Nguyễn Thụy Long mà người ta quen gọi là nhà văn *Loan mắt nhung*. Sau 1975, ông lê kiếp số phận nhà văn như một con chó đói, một loài chuột chui nhúc để kiếm sống. 

Hãy nghe ông kể :* Tôi về sống với mẹ già ở Ấp Đông Ba Gia Định sau ngày * giải phóng*, bên này Cầu Bông, sau khi bị phía nhà vợ thuộc gia đình Cách mạng đuổi ra khỏi nhà… Tôi ngậm đắng nuốt cay bước ra khỏi nhà sau khi bị vu bao nhiêu là thứ tội, kể cả tội ăn cắp tài sản của chính mình, suốt nhiều năm cầm bút tạo thành… Mất nhà, mất vợ chẳng nói làm gì, vì đã cạn tầu ráo máng rồi, nhưng mất con tôi mới đau.* Sau khi hồ Con Rùa trên đường Duy Tân bị nổ, ông cùng nhiều trí thức, văn nghệ sĩ bị bắt vì vụ này. Xin đọc tiếp :* Những câu chuyện vặt trong phòng giam bỗng im bặt, khi tiếng nói thật lớn thật to ở phòng giam tử tội cuối hành lang cất lên : Chào tất cả các anh em bạn tù, chúng tôi ba người mang án tử hình, sẽ bị xử bắn vào sáng sớm ngày mai, chúng tôi có lời chào vĩnh biệt tất cả các anh em còn ở lại. Tôi là Nguyễn Xuân Hùng, tự Ali Hùng, hai người bạn tôi, một là linh mục, một là chiến sĩ. Tôi là một người Việt Nam lai da đen, xứ Phi Châu Sénégalais, mẹ tôi là người Việt Nam, vậy tôi xin nhận nơi này làm quê hương, vì mẹ Việt Nam của tôi đã nuôi tôi khôn lớn và thành người. Trong phòng giam của tôi, vị linh mục đang quỳ dâng mình cho Chúa, người bạn chiến sĩ thì đang huấn nhục. Tôi có giọng khỏe, xin được hát thân tặng lại tất cả những anh em còn ở lại. Những bài hát thấm đượm tình quê hương của Phạm Duy mà tôi rất ngưỡng mộ..* 

Chúng tôi đã mất Sàigòn thật rồi. 

Sau này, theo bs Trần Ngọc Ninh viết lại trên tờ Khởi Hành, tháng 9-2005, ông từ chối không cho nhà xuất bản sửa dù một chữ những tác phẩm của ông :* Tôi còn gì để mất ngoài liêm sỉ, thà chết đói chứ tôi không sửa văn tôi viết trước kia được*.  Chính ông cũng kể lại về trường hợp có nhà xuất bản cho người đến đề nghị in lại cuốn Kinh nước đen với điều kiện nó phải được sửa chữa lại. Ông đã từ chối không chịu. Nay thì tờ Khởi Hành đang tiến hành giải văn chương năm nay dành cho ông. Thực tế trước mắt là ông sẽ nhận được một số tiền để sinh sống ra khỏi kiếp chó đọa đầy. 

B.- Tình hình sách cũ hiện nay. 

Về Sàigòn hôm nay, chỉ ở Sàigòn thôi mà không ở Hànội, tôi tìm lại xem trong đống tro tàn đó còn lại được gì. Không còn bao nhiêu. Tôi thấy họa hiếm mới còn sót lại một vài cuốn truyện. Và càng ngày, số lượng nó càng ít đi, vì mua vào mà không bán ra hoặc theo thời gian bị tiêu ma vì không có thư viện bảo quản. Chỉ còn lại một số rất ít mà trên lý thuyết vẫn là sách cấm lưu hành, bất hợp pháp, nhưng lại được bày bán công khai như thể hợp pháp. Hơn thế nữa, các loại *sách cũ* thuộc loại sách chưởng, kiếm hiệp, mặc dầu vẫn là sách cấm lưu hành lại được in lại, sách cũ trở thành *sách mới*, bày bán công khai và hợp pháp. Chẳng hạn những sách của Vũ Đức Sao Biển như Kim Dung giữa đời tôi gồm các quyển Kiều Phong, Khát vọng tự do, quyển thượng, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, quyển trung, Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo, quyển hạ và Thanh Kiếm và cây đàn, quyển kết thì đã được Nhà xuất bản Trẻ in ấn và phát hành đoàng hoàng. Gần như toàn bộ các loại sách kiếm hiệp được in lại. Sách của nhóm TLVĐ cũng vậy. Sách Triết cũng được in lại rất nhiều với các tác giả Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm. 

Thế thì những bá cáo chính trị suốt bao nhiêu năm cũng như những văn kiện, nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản phải chăng chỉ còn có giá trị như những tấm giấy lộn. 

Để hiểu rõ thêm về phần sách cũ này, tôi có một nhận xét như sau : Kể tử 1975 đến 1985, Sàigòn hay miền Nam có hai bộ mặt sinh hoạt văn học : Mặt nổi và mặt chìm. Mặt nổi bao gồm những sách báo in ấn chính thức từ miền Bắc gửi vào. Đó là một thứ văn học Cộng Sản mà tự nó mang tính chất đồng phục, tính chất hợp pháp và giáo điều buồn nản và tầm thường. Tôi còn nhớ trên vỉa hè phố Sàigòn những cuốn sách dịch in trên giấy xấu đến khó coi cả từ bề ngoài đến tựa đề. Đọc lên nghe tức anh ách như : Mười ngày của Bôcaxiô. 10 ngày gì mới được chứ. Thằng cười, dịch V.Hugô. Cửa hàng vì hạnh phúc các bà của E.Zôla.. Dịch lạ quá, tôi đi tìm sách của nhà văn này, nhưng đành chịu không kiếm ra cái tựa đề Cửa hàng vì hạnh phúc các bà ở đâu. Trăm năm cô đơn của G.Market. Tuổi thơ mãi mãi cùng ta của M. Karim, Đất vỡ hoang của M. Sôlôkhốp, Thời gian để sống và để chết của E. Rơmacơ. Ông già và biển cả của E. Hemingway, Đồi gió hú của E.Brônti. Cả ba cuốn này đều đã được dịch ở trong Nam trước đó rồi. Đốt Đỉnh gió hú, đốt Lão ngư ông và biển cả, đốt Thời gian để sống và để chết của miền Nam mà chất lượng dịch đã hẳn là bảo đảm hơn miền Bắc để mang nguyên con những thứ đó vào miền Nam với phẩm chất không bảo đảm và giấy thì thật xấu. Để làm gì. 

Vì thế dân chúng trong Nam vẫn chịu khó tốn công, tốn tiền đi tìm sách báo cũ để đọc, chuyền tay nhau để đọc. Bởi vì, chính những sản phẩm văn hoá đó đã làm nên họ, là của họ, là bản thân họ và trở thành biểu tượng của những giá trị quá khứ cần được nâng niu giữ gìn. Và như thể, nếu không có những thứ văn hoá phẩm đó được nuôi dưỡng thì họ không còn là họ nữa, khô chồi và thui chột.   Nhưng một phần thì sinh hoạt văn học miền Nam dừng lại ở đó, bằng lòng với tất cả những thứ đến từ dĩ vãng, quá khứ và trong tương lai sẽ mỗi ngày mỗi thưa vắng đi, bởi vì không có người làm công việc sáng tác nữa. Đó là thứ văn học không có tương lai mà chỉ còn mở ra một sinh lộ : Quay lại quá khứ của chính mình để nhớ, để thương và để sống lại. Nếu ở Hải ngoại thời đó người ta gọi VHHN là thời kỳ văn học lưu vong. Trong nước phải gọi là thời kỳ văn học của quá khứ, vang bóng một thời. 

Từ một nền văn học đồng phục, bị động, nghèo nàn với những sách vở lưa thưa và chưa định hình. Sách báo miền Nam cũ vẫn có mặt mà chưa có kế thừa và thay thế. Kể từ đó, sau ngày 30-4, sách báo miền Nam vỉa hè, giống như số phận của chính nền văn học ấy, thực sự trở thành sinh động chỉ nhờ vào sách báo cũ. *Điều đáng chú ý là đa số chủ nhân các tụ điểm văn hoá này là những người có học. Không thể nói là họ không am hiểu nội dung và tác hại của thử sách ra. Lạ một điều là bất chấp mọi hậu quả, họ cứ thản nhiên bày bán, những thứ rác rưởi văn hoá đó, ngày này qua ngày khác. Cứ mỗi độ chiều về, ở những điểm này, người bán kẻ mua tấp nập* . 

Không có gì lạ. Cái lạ là các ông không hiểu gì về nếp sống, nếp nghĩ, sinh hoạt văn học miền Nam cả. Những thứ mà quý ông gọi là rác rưởi thì dân miền Nam lại coi là thứ rác quý, rác hiếm. 

Sau 30-4, miền Nam có nhiều thứ rác lắm. Những thứ rác có thể đốt. Nhưng đốt thứ rác sách vở, báo chí văn học nghệ thuật miền Nam, các ông đã đụng chạm đến tinh thần và niềm tự hào của cả một miền đất nước thân yêu của họ. Điều đó khó mà tha thứ được. 

C.- Những người có công với sách cũ của Sàigòn. 

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều hiển nhiên là thế. Nhưng sức bật, sự tác động để phổ biến những văn hoá phẩm ấy là nhờ vào một số lớn nhà xuất bản có công với Văn Học. Họ là những nhà xuất bản như Trình Bày, Nam Sơn, Nguyễn Đình Vượng, Văn Hoá Á Châu, Diên Hồng, Xưa nay, Khai Trí, Lá Bối, An Tiêm. Những nhà xuất bản này đã đóng góp vào việc xuất bản 200 triệu cuốn sách trong 20 năm. Con số thật không nhỏ. 

1.- Ông Khai Trí : Chẳng mấy ai biết tên thật của ông, thành ra thương hiệu nhà sách KT, 62 Lê Lợi được đồng hoá vào tên ông. Thật ra tên ông là Nguyễn Hùng Trương, với hai tay trắng làm nên sự nghiệp. Ông vừa là một doanh gia, vừa là người làm văn hóa. Ông biên sọan khoảng 15 cuốn sách như Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Chánh tả cho người miền Nam… và chủ trương tuần báo Thiếu Nhi cùng với Nhật Tiến. 

Sau giải phóng, nhà sách KT là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá. Sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường. Tôi đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực, bất lực của một người tự xếp hàng vào người thua cuộc. Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu. Đứng ở đâu thì cũng cùng tâm cảnh đau xót đó thôi. Khi đã chứng kiến cảnh này rồi thì đừng bảo tôi có thể nghĩ hay cho những người mới đến. Họ không hiểu được điều đó vì quá hăng say trong men chiến thắng hay họ chưa bao giờ biết nghĩ tới người dân muốn gì, nghĩ gì. Tiếp theo đó là hai kho sách lớn cũng bi trưng thâu. Hằng vài trăm ngàn cuốn sách ra khỏi kho, rồi biến mất dạng.   Ông trắng tay sau bao nhiêu năm tốn công gây dựng. 

Sau này, ông ở Mỹ về VN một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2000 đầu sách để tiếp tục làm Văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do : in trước 75. Theo Nguyễn Thụy Long, phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội : Tội đã in trước 1975. 

Trước 75 là xấu, vi phạm luật. Sau 75 là tốt.  Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu.  Trước khi ông mất, người ta đã không quên đặt tên ông cho một con phố nhỏ. Đúng như ông thày TQ nhận xét : Hôm qua nó giết mình, hôm sau nó mang vòng hoa đến phúng điếu. 

.. Ông ra đi lúc 5h15 ngày 11/3, linh cữu hiện quàn tại nhà riêng (237 Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM), lễ động quan lúc 6h ngày 14/3, hỏa táng tại Bình Dương. Nguyện vọng của gia đình là gửi tiền phúng điếu vào quỹ từ thiện thành phố.  Cụ Toan Ánh, năm nay 91 tuổi, trong bữa đưa đám ma ông Khai Trí than thở: tại sao mình sống lâu như thế, ông Khai Trí mới có 80 tuổi. 

 

Tập Đọc Lớp 3: Luôn Nghĩ Đến Miền Nam

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100

Soạn bài Tập đọc lớp 3: Luôn nghĩ đến miền Nam là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 3 trang 100 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu Tiếng Việt 3. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100:

Luôn nghĩ tới miền Nam

Đầu năm 1969, một chị cán bộ miền Nam ra Bắc được gặp Bác Hồ.

Chị thưa với Bác:

– Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trãm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác… trăm tuổi.

Chị đã nói ra cái điều mọi người hằng nghĩ nhưng không ai dám nhắc đến.

Năm ấy, Bác bảy mươi chín tuổi. Nghe vậy, Bác mỉm cười, hóm hỉnh:

– Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mĩ năm năm, mười năm, hai mươi năm chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm đồng bào miền Nam.

Thật ra, lúc ấy Bác đã yếu rồi. Tối mồng 1 tháng 9 năm 1969, Bác mệt nặng. Những lúc tỉnh lại, Bác vẫn hỏi:

– Trong Nam mấy hôm nay đánh giặc thế nào?

Sắp ra đi mãi mãi, Bác vẫn nghĩ đến miền Nam.

Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

– Bác … trăm tuổi : Bác mất (cách nói tránh).

– Hóm hỉnh: (đùa vui) một cách nhẹ nhàng, thông minh.

Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100 câu 1

Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?

Gợi ý: Em đọc lại đoạn sau: Từ đầu… đến không ai dám nhắc đến, chú ý tới lời của chị cán bộ.

Trả lời: Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác: “Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác… trăm tuổi.”

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100 câu 2

Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?

Gợi ý:

Trả lời: Câu nói ấy thể hiện rõ tình cảm vô cùng kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để sau ngày đất nước thống nhất, sẽ được đón Bác vào thăm. Đồng bào miền Nam luôn mong được gặp Bác.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 100 câu 3

Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc bài và chú ý tới lời của Bác.

Trả lời: Bác rất yêu thương đồng bào miền Nam, luôn quan tâm tới tình hình của miền Nam chiến đấu. Có lần Bác đã nói “Miền Nam trong trái tim tôi”. Lúc sắp mất, Bác vẫn còn nghĩ đến miền Nam, mong miền Nam thắng giặc.

Nội dung: Tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm sâu nặng của đồng bào miền Nam dành cho Bác.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Luôn nghĩ đến miền Nam

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Luôn nghĩ đến miền Nam trực tuyến.

1. Chị cán bộ miền Nam ra Bắc và được gặp ai?

A. Nhân dân miền Bắc

B. Người chồng ngoài Bắc

C. Bác Hồ

D. Cán bộ miền Bắc

2. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?

A. Còn hai mươi năm nữa Bác mới một trăm tuổi, Bác hãy kêu gọi mọi người đánh giặc Mĩ.

B. Thưa Bác, chúng cháu rất nhớ Bác và mong Bác sống đến một trăm tuổi.

C. Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác… trăm tuổi.

D. Tất cả các ý trên

3. Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam là gì?

A. Yêu thương, quan tâm.

B. Nhớ nhung, đau lòng.

C. Ghét guổng, bỏ mặc.

D. Thờ ơ, lạnh nhạt,

4. Chi tiết nào cho thấy tình cảm yêu thương, quan tâm của Bác đối với đồng bào miền Nam?

A. Lúc mệt nặng, Bác vẫn hỏi: “Trong Nam mấy hôm nay đánh giặc thế nào?”

B. Bác mong miền Nam đánh thắng giặc để Bác có dịp vào thăm.

C. Trước khi mất, Bác vẫn nghĩ đến miền Nam.

D. Bác luôn quan tâm đến chiến sự và mong miền Nam đánh thắng giặc, ngay cả khi Bác đã yếu.

B. Bác sắp được một trăm tuổi

C. Bác mất (cách nói tránh)

D. Tất cả các ý trên

6. Thời gian trong bài viết là năm nào?

A. Đầu năm 1969

B. Đầu năm 1965

C. Đầu năm 1959

D. Đầu năm 1966

7. Nội dung của bài Luôn nghĩ đến miền Nam là gì?

A. Tình cảm sâu nặng của nhân dân miền Nam đối với Bác.

B. Tình cảm bao la của Bác dành cho miền Nam và sự kính trọng của người dân miền Nam đối với Bác.

C. Tình cảm yêu thương, quan tâm của Bác dành cho nhân dân miền Nam.

D. Mối quan tâm của miền Nam tới sức khỏe của Bác.

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2023 – 2023: Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2023 – 2023:

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Luôn nghĩ đến miền Nam, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

260 Từ Ngữ Thông Dụng Của Dân Sài Gòn Và Người Miền Nam

1. À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha) 2. Áo thun ba lá, áo ba lỗ = Áo may ô 3. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng 4. Âm binh = phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách) 5. Bà chằn lửa = người dữ dằn (dữ như bà chằn) 6. Ba ke, Ba xạo 7. Bá Láp Bá Xàm 8. Bá chấy bù chét 9. Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa) + Bà quại = bà ngoại 10. Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường 11. Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng) 12. Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi 13. Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn 14. Bất thình lình = đột ngột 15. Bẹo = chưng ra (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa) 16. Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên 17. Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể 18. Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!) 19. Biết đâu nà, biết đâu nè = biết đâu đấy 20. Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện 21. Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo 22. Bình thủy = phích nước 23. Bình-dân = bình thường 24. Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít) 25. Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình) 26. Bỏ thí = bỏ 27. Bùng binh = vòng xoay 28. Bội phần = gấp nhiều lần 29. Buồn xo = rất buồn ( làm gì mà coi cái mặt buồn xo dậy? ) 30. Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?) 31. Cà chớn cà cháo = không ra gì 32. Cà chớn chống xâm lăng -Cù lần ra khói lửa. 33. Cà kê dê ngỗng = dài dòng. 34. Cà Na Xí Muội + Cà rá = chiếc nhẫn 35. Cà nhỗng = rảnh rỗi không việc gì để làm (đi cà nhỗng tối ngày) 36. Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang 37. Cà rem = kem 38. Cà rịt cà tang = chậm chạp. 39. Cà tàng = bình thường, quê mùa,… 40. Cái thằng trời đánh thánh đâm 41. Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây Coi được hông? 42. Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!) 43. Cụng = chạm 44. Cứng đầu cứng cổ 45. Chà bá , tổ chảng, chà bá lửa = to lớn, bự 46. Chàng hãng chê hê = banh chân ra ngồi ( Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi! ) 47. Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?) 48. Chả = không ( Nói chả hiểu gì hết trơn hết trọi á!) + Chả = thằng chả / thằng cha kia 49. Chậm lụt = chậm chạp, khờ 50. Chém vè (dè)= trốn 51. Chén = bát 52. Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên 53. Chết cha mày chưa! có chiện gì dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện gì làm rắc rối không 54. Chì = giỏi (anh ấy học “chì” lắm đó). 55. Chiên = rán 56. Chịu = thích, ưa, đồng ý ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn) 57. Chỏ = xía, xen vào chuyện người khác 58. Chổ làm, Sở làm = hãng, xưởng, cơ quan công tác 59. Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt 60. Chùm hum = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chổ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có gì buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chổ dậy?) 61. Chưn = chân 62. Chưng ra = trưng bày 63. Có chi hông? = có chuyện gì không? 64. Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường) 65. Dấm da dấm dẳng 66. Dây = không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó 67. Dễ tào = dễ sợ 68. Dì ghẻ = mẹ kế 69. Dĩa = Đĩa 70. Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng) 71. Diễu dỡ = làm trò 72. Dỏm (dởm), dỏm đời, dỏm thúi, đồ lô (sau 1975, khi hàng hóa bị làm giả nhiều, người mua hàng nhầm hàng giả thì gọi là hàng dởm, đồ “lô” từ chữ local=nội địa) 73. Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi) 74. Du ngoạn = tham quan 75. Dù = Ô 76. Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”) 77. Dùng dằng = ương bướng 78. Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” thì lại có ý răn đe nặng hơn ) 79. Dzìa, dề = về (thôi dzìa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói) 80. Dzừa dzừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá 81. Đá cá lăn dưa = lưu manh 82. Đa đi hia = đi chỗ khác. 83. Đài phát thanh = đài tiếng nói 84. Đàng = đường 85. Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?) 86. Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen + Đền = bồi thường 87. Đêm nay ai đưa em dìa = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9 88. Đi bang bang = đi nghênh ngang 89. Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí 90. Đó = đấy , nó nói đó = nó nói đấy 91. Đồ già dịch = chê người mất nết 92. Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu Mắc dịch hông 93. nè! có khi lại là câu nguýt – khi bị ai đó chòng ghẹo 94. Đờn = đàn 95. Đùm xe = Mai-ơ 96. Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm 97. Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê 98. Ghê = rất – hay ghê há tùy theo ngữ cảnh và âm điệu thì nó mang ý nghĩa là khen hoặc chê 99. Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích 100. Giục giặc, hục hặc = đang gây gổ, không thèm nói chuyện với nhau (hai đứa nó đang hục hặc!) 101. Hãng, Sở = công ty, xí nghiệp 102. Hay như = hoặc là 103. Hậu đậu = làm việc gì cũng không tới nơi tới chốn Hết = chưa, hoặc chỉ nâng cao mức độ nhấn mạnh (chưa làm gì hết) 104. Hết trơn hết trọi = chẳng, không – “Hết Trọi” thường đi kèm thêm cuối câu để diễn tả mức độ (Ở nhà mà hổng dọn dẹp phụ tui gì hết trơn (hết trọi) á! ) 105. Hồi nảo hồi nào = xưa ơi là xưa 106. Hổm rày, mấy rày = từ mấy ngày nay 107. Hổng có chi! = không sao đâu 108. Hổng chịu đâu 109. Hổng thích à nhen! 110. Hột = hạt (hột đậu đen, đỏ) miền nam ghép cả Trứng hột vịt thay vì chỉ nói Trứng vịt như người đàng ngoài 111. Hợp gu = cùng sở thích 112. Ì xèo = tùm lum, … 113. năn nỉ ỉ ôi 114. Kẻo = coi chừng 115. Kể cho nghe nè! = nói cho nghe 116. Kêu gì như kêu đò thủ thiêm = kêu lớn tiếng, kêu um trời,…. Lanh chanh 117. Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm 118. Làm (mần) dzậy coi được hông? 119. Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh 120. Làm gì mà toành hoanh hết zậy 121. Làm nư = lì lợm 122. Làm um lên: làm lớn chuyện 123. Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu 124. Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chổ nào) 125. Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?) 126. Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen) 127. Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai ( đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy) 128. Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa) 129. Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa) 130. Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha! 131. Liệu = tính toán 132. Liệu hồn = coi chừng 133. Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt) 134. Lộn = nhầm (nói lộn nói lại) 135. Lộn xộn = làm rối 136. Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!) 137. Lùm xùm = rối rắm, 138. Lụt đục = không hòa thuận (gia đình nó lụt đục quài) 139. Má = Mẹ 140. Ma lanh, Ma le 141. Mã tà = cảnh sát 142. Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa 143. Mari sến = sến cải lương 144. Mát trời ông địa = thoải mái 145. Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ 146. Mắc cười = buồn cười 147. Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt. 148. Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm 149. Mần ăn = làm ăn 150. Mần chi = làm gì 151. Mậy = mày ( thôi nghen mậy = đừng làm nữa) 152. Mét = mách 153. Miệt, mai, báo, tứ, nóc… chò = 1, 2, 3, 4, 5…. 10. 154. Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên) 155. Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò 156. Mồ tổ! = câu cảm thán 157. Mả = Mồ 158. Muỗng = Thìa, Môi 159. Mút mùa lệ thủy = mất tiêu 160. Nam Tàu Bắc Đẩu 161. Nào giờ = từ trước tới nay 162. Niềng xe = vành xe 163. Ngang tàng = bất cần đời 164. Nghen, hén, hen, nhen 165. Ngoại quốc = nước ngoài 166. Ngon bà cố = thiệt là ngon 167. Ngộ = đẹp, lạ (cái này coi ngộ hén) 168. Ngồi chồm hổm = ngồi co chân ….chỉ động tác co gập hai chân lại theo tư thế ngồi … Nhưng không có ghế hay vật tựa cho mông và lưng … (Chợ chồm hổm – chợ không có sạp) 169. Ngủ nghê 170. Nhan nhản = thấy cái gì nhiều đằng trước mặt 171. Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa, biết rồi đừng kể nữa – trích lời trong bài hát Ngày đó xa rồi 172. Nhậu = một cách gọi khi uống rượu, bia 173. Nhiều chiện = nhiều chuyện 174. Nhìn khó ưa quá (nha)= đôi khi là chê nhưng trong nhiều tình huống lại là khen đẹp nếu thêm chữ NHA phía sau 175. Nhóc, đầy nhóc : nhiều 176. Nhột = buồn 177. Nhựt = Nhật 178. Nón An toàn = Mũ Bảo hiểm 179. Ổng, Bả, Cổ, Chả = Ông, Bà, Cô, Cha ấy = ông đó ổng nói (ông ấy nói) 180. Phi cơ, máy bay = tàu bay 181. Quá cỡ thợ mộc…= làm quá, 182. Qua đây nói nghe nè! = kêu ai đó lại gần mình 183. Qua bên bển, vô trong trỏng, đi ra ngoải, 184. Quá xá = nhiều (dạo này kẹt chiện quá xá! ) 185. Quá xá quà xa = quá nhiều 186. Quê một cục 187. Quê xệ 188. Rành = thành thạo, thông thạo, biết (tui hổng rành đường 189; này nhen, tui hổng rành (biết) nhen) 190. Rạp = nhà hát(rạp hát), dựng một cái mái che ngoài đường lộ hay trong sân nhà để cho khách ngồi cho mát (dựng rạp làm đám cưới) 191. Rân trời = um sùm 192. Rốp rẽng (miền Tây) = làm nhanh chóng 193. Rốt ráo (miền Tây) = làm nhanh chóng và có hiệu quả 194. Ruột xe = xăm 195. Sai bét bèng beng = rất sai, sai quá trời sai! 196. Sai đứt đuôi con nòng nọc = như Sai bét bèng beng 197. Sạp = quầy hàng 198. Sến = cải lương 200. Sến hồi xưa là người làm giúp việc trong nhà. Mary sến cũng có nghỉa là lèn xèn như ng chị hai đầy tớ trong nhà. 201. Sên xe = xích 202. Sếp phơ = Tài xế 203. Sườn xe = khung xe 204. Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang = từ từ 205. Tàn mạt = nghèo rớt mùng tơi 206. Tàng tàng = bình dân 207. Tào lao, tào lao mía lao, tào lao chi địa, tào lao chi thiên,… 208. chuyện tầm xàm bá láp = vớ vẫn 209. Tàu hủ = đậu phụ 210. Tầm xàm bá láp 211. Tầy quầy, tùm lum tà la = bừa bãi 212. Té (gốc từ miền Trung)= Ngã 213. Tèn ten tén ten = chọc ai khi làm cái gì đó bị hư 214. Tía, Ba = Cha 215. Tiền lính tính liền, tiền làng tàn liền …! 216. Tòn teng = đong đưa, đu đưa 217. Tổ cha, thằng chết bầm 218. Tới = đến (người miền Nam và SG ít khi dùng chữ đến mà dùng chữ tới khi nói chuyện, đến thường chỉ dùng trong văn bản) 219. Tới chỉ = cuối 220. Tới đâu hay tới đó = chuyện đến rồi mới tính 221. Tui ưa dzụ (vụ) này rồi à nhen = tui thích việc này rồi ( trong đó tui = tôi ) 222. Tui, qua = tôi 223. Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó 224. Tức cành hông = tức dữ lắm 225. Tháng mười mưa thúi đất 226. Thắng = phanh 227. Thằng cha mày, ông nội cha mày = một cách nói yêu với người dưới tùy theo cách lên xuống và kéo dài âm, có thể ra nghĩa khác cũng có thể là một câu thóa mạ 228. Thấy ghét, nhìn ghét ghê = có thể là một câu khen tặng tùy ngữ cảnh và âm điệu của người nói 230. Thấy gớm = thấy ghê, tởm (cách nói giọng miền Nam hơi kéo dài chữ thấy và luyến ở chữ Thấy, “Thấy mà gớm” âm mà bị câm) 231. Thèo lẽo = mách lẻo ( Con nhỏ đó chuyên thèo lẽo chuyện của mầy cho Cô nghe đó! ) 232. Thềm ba, hàng ba 233. Thí = cho không, miễn phí, bỏ ( thôi thí cho nó đi!) 234. Thí dụ = ví dụ 235. Thiệt hôn? = thật không? 236. Thọc cù lét, chọc cù lét = ??? làm cho ai đó bị nhột 237. Thôi đi má, thôi đi mẹ! = bảo ai đừng làm điều gì đó 238. Thôi hén! 239. Thơm = dứa, khóm 230. Thúi = hôi thối 231. Thưa rĩnh thưa rãng = lưa thưa lác đác 232. Trà = Chè 233. Trăm phần trăm = cạn chén- (có thể gốc từ bài hát Một trăm em ơi – uống bia cạn ly là 100%) 234. Trển = trên ấy (lên trên Saigon mua đi , ở trển có bán đồ nhiều lắm) 235. Trực thăng = máy bay lên thẳng 236. Um xùm 237. Ứa gan 238. Ứa gan = chướng mắt 239. Vè xe = chắn bùn xe 240. Vỏ xe = lốp 241. Xả láng, sáng về sớm, 242. Xà lỏn, quần cụt = quần đùi 243. Xài = dùng, sử dụng 244. Xảnh xẹ, Xí xọn = xảnh xẹ = làm điệu 245. Xe cam nhông = xe tải 246. Xe hơi = Ô tô con 247. Xe nhà binh = xe quân đội 248. Xe đò = xe chở khách, tương tự như xe buýt nhưng tuyến xe chạy xa hơn ngoài phạm vi nội đô (Xe đò lục tỉnh) 249. Xe Honda = xe gắn máy ( có một thời gian người miền Nam quen gọi đi xe Honda tức là đi xe gắn máy – Ê! mầy tính đi xe honda hay đi xe đạp dậy?) 250. Xẹp lép = lép xẹp, trống rổng ( Bụng xẹp lép – đói bụng chưa có ăn gì hết) 251. Xẹt qua = ghé ngang qua nơi nào một chút (tao xẹt qua nhà thằng Tám cái đã nghen – có thể gốc từ sét đánh chớp xẹt xẹt nhanh) 252. Xẹt ra – Xẹt vô = đi ra đi vào rất nhanh 253. Xí = hổng dám đâu/nguýt dài (cảm thán khi bị chọc ghẹo) 254. Xí xa xí xầm, xì xà xì xầm, xì xầm= nói to nhỏ 255. Xía = chen vô (Xí! Cứ xía dô chiện tui hoài nghen! ) 256. Xiên lá cành xiên qua cành lá = câu châm chọc mang ý nghĩa ai đó đang xỏ xiên mình ???? (gốc từ bài hát Tình anh lính chiến- Xuyên lá cành trăng lên lều vải) 257. Xiết = nổi ( chịu hết xiết = chịu hổng nổi = không chịu được) 258. Xỏ lá ba que = giống như chém dè (vè), tuy nhiên có ý khác là cảnh báo đừng có xen vào chuyện của ai đó trong câu: “đừng có xỏ lá ba que nhe mậy” 259. Xỏ xiên = đâm thọt, đâm bị thóc chọc bị gạo,… (ăn nói xỏ xiên) 260. Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi (gốc từ tựa bài hát Diễm xưa )

-Tony- Sài Gòn trước 1975 * Mọi người vui lòng để lại ý kiến bên dưới nếu cảm thấy sai hoặc thiếu sót *

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Miền Nam Có ‘Nói Ngọng’ Không? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!