Bạn đang xem bài viết Ngành Ngôn Ngữ Anh Học Gì ? Ra Trường Làm Gì ? Mức Lương Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
SV ngành Ngôn ngữ Anh giao lưu tại CLB tiếng Anh của trường
Ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?
Sinh viên Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”. Đặc biệt với việc Việt Nam ký Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành thì cơ hội nghề nghiệp đối với các cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh luôn luôn rộng mở.
SV ngành Ngôn ngữ Anh thực hành kỹ năng nghe, nói tại phòng LAB của CTIM
Sinh viên đi thực tập thực tế tại các địa danh du lịch
Sinh viên Cao đẳng CTIM ngành Ngôn ngữ Anh được thực tập tại Doanh nghiệp từ khá sớm
Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngôn ngữ Anh
là ngành học được ưa chuộng vì thị trường lao động Việt Nam bao giờ cũng cần rất nhiều những người giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức văn hóa – xã hội và thạo kỹ năng làm việc
.
Một buổi báo cáo chuyên đề của SV ngành Ngôn Ngữ Anh
Học ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh có nhiều lựa chọn cho công việc tương lai của bản thân
Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:
Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,… trong các công ty nước ngoài;
Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ
Học Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc Ra Làm Gì? Lương Cao Không?
Wednesday, 03/06/2020
1. Khám phá ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
1.1. Hiểu đúng về Ngôn ngữ Trung Quốc
Mối quan hệ trên nhiều phương diện giữa nước ta và quốc gia Trung Quốc được thiết lập cùng với mức độ phổ biến của ngôn ngữ Trung Quốc đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành học này.
1.2. Học những gì trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc?
Ngôn ngữ Trung Quốc đã không còn là ngành học quá mới mẻ trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Sinh viên được học những gì? Riêng về trình độ đại học, khi tham gia vào ngành học này, các sinh viên sẽ được giảng dạy những bộ môn cơ bản, nền tảng, điển hình như: Hán tự, Đọc hiểu, Ngữ pháp, Giao tiếp tiếng Trung, hay những môn về Kỹ năng biên phiên dịch tiếng Trung, tiếng Trung các chuyên ngành (Thương mại, du lịch, nhà hàng khách sạn, văn phòng,…) và một số học phần đề cập đến văn hóa, văn minh và chính trị của Trung Quốc.
Tựu chung, khi chọn Ngôn ngữ Trung Quốc làm ngành học theo đuổi ở cấp bậc đại học. Các sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức từ cơ sở cho đến chuyên sâu về các khía cạnh văn hóa – xã hội, đặc biệt là sự nhấn mạnh về khía cạnh ngôn ngữ. Sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc được tiếp cận với nhiều khối kiến thức đa dạng, được vận dụng lý thuyết cho đến thực hành. Để sau khi tốt nghiệp, có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung ở bốn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc hiểu và Viết.
Cuối cùng, cũng như bao sinh viên chuyên ngành khác, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc được cung cấp kiến thức và nắm bắt vững hệ thống các kỹ năng mềm bổ trợ công việc. Đó là các kỹ năng: Thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, ứng xử, giải quyết vấn đề, năng lực thích nghi,… để có thể thích hợp với đa dạng môi trường, địa điểm làm việc.
2. Tìm hiểu chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc
Có thể khẳng định, sau tiếng Anh thì tiếng Trung là thứ ngôn ngữ thông dụng, phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở mọi quốc gia tại châu Á.
Trong khối kiến thức chung, sẽ được phân thành các khối kiến thức theo lĩnh vực và khối ngành. Về cơ bản vào một vài năm đầu đại học, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tiếp cận với các học phần như sau:
+ Khối kiến thức chung: Gồm các môn lý luận, KHXH và KHTN (Triết học Mác Lênin, Đường lối ĐCS, Tư tưởng HCM, Tin học cơ sở, Ngoại ngữ cơ sở, Giáo dục QP – AN, Giáo dục thể chất và kỹ năng bổ trợ).
+ Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: Gồm các học phần bắt buộc mang tính đại cương, cung cấp cơ sở về lý luận để hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu khoa học, các học phần nhóm ngành sau này (Toán cao cấp, Môi trường và phát triển, Xác suất thống kê, Địa lý đại cương, Thống kê KH và XH).
+ Khối kiến thức chung của khối ngành: Gồm một số học phần bắt buộc và một số học phần tự chọn, giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức về KH xã hội như (Xã hội học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới,…)
2.2. Khối kiến thức chung theo nhóm ngành
+ Khối kiến thức ngôn ngữ – văn hóa: Ngôn ngữ học tiếng Trung, Đất nước học Trung Quốc, Giao tiếp liên văn hóa, Văn học Trung Quốc, Ngôn ngữ học đối chiếu, Tiếng Hán cổ đại,…
+ Khối kiến thức tiếng: Đây cũng là những học phần chính yếu cung cấp nền tảng về ngoại ngữ và cách sử dụng ngoại ngữ tiếng Trung cơ bản nhất trong ngành học này. Các học phần được phân từ cấp độ 1 đến 4, với các cấp tương ứng từ A đến C.
Xen kẽ với khối kiến thức nhóm ngành là khối kiến thức ngành. Trong nội dung đào tạo của khối kiến thức này, sinh viên sẽ được tiếp cận một cách chuyên sâu nhất về các chuyên ngành cụ thể trong Ngôn ngữ Trung Quốc. Học tốt những học phần trong khối kiến thức này sẽ trang bị cho bạn một nền tảng học thuật vững chắc cho công việc sau này. Bao gồm:
+ Định hướng chuyên ngành phiên dịch: Kĩ năng nghiệp vụ phiên biên dịch, Biên dịch, Phiên dịch, Biên dịch nâng cao, Phiên dịch nâng cao, Dịch văn học, Biên phiên dịch chuyên ngành, tiếng Trung Quốc kinh tế – thương mại – du lịch – khách sạn,….
+ Định hướng chuyên ngành du lịch: Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn, Biên phiên dịch, Giao tiếp và lễ tân ngoại giao, Nhập môn khoa học du lịch, Kinh tế du lịch,… một số học phần tự chọn khác.
+ Định hướng chuyên ngành tiếng Trung kinh tế: Tiếng Trung Quốc kinh tế, Biên phiên dịch, Kinh tế vĩ mô và vi mô, Kinh tế tiền tệ ngân hàng và một số học phần tự chọn, bổ trợ khác.
+ Định hướng chuyên ngành Trung Quốc học: Văn hóa xã hội Trung Quốc đương đại, Biên phiên dịch, Lịch sử và Triết học Trung Quốc,… một số học phần tự chọn và bổ trợ khác.
Cuối cùng là khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tham gia thực tập ở các doanh nghiệp, công ty ở năm cuối và làm báo cáo, khóa luận tốt nghiệp để ra trường.
3. Cơ hội việc làm cho sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc
3.1. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc làm được công việc gì?
Mỗi năm, theo thống kê, nhiều công ty, doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành học này trung bình hơn 3000 chỉ tiêu. Và trên thực tế, mặc dù có khá nhiều nhà đầu tư và sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tuy nhiên nhu cầu nhân sự với Ngôn ngữ Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc tùy vào từng phân ban cụ thể, có đầy đủ năng lực chuyên môn để tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp cụ thể như sau:
+ Giáo viên, giảng viên giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc
+ Chuyên viên biên phiên dịch tài liệu, hồ sơ, hợp động, thư từ, sách báo, phim ảnh tiếng Trung.
+ Nhân viên hướng dẫn giao dịch thương mại
+ Nhân viên order, nhân viên mua hàng, chuyên viên phát triển thị trường tại các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng Trung Quốc.
+ Nhân viên lễ tân tiếng Trung tại doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn.
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa; chuyên viên điều hành tour.
3.2. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc ra làm việc ở đâu?
Với vô số cơ hội việc làm cho sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc, có thể thấy, trên thị trường lao động, có rất nhiều địa điểm có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự ngành học này. Đó là những nhà tuyển dụng nào? Tương ứng với các việc làm đã được chúng tôi thống kê ở trên, cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi ra trường có thể công tác ở các địa điểm như sau:
+ Thứ hai, làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư 100% từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn liên doanh hoạt động với Trung Quốc, Đài Loan,…
+ Thứ ba, làm việc ở các cơ quan, tổ chức, ban ngành, đơn vị về hoạt động ngoại giao với Trung Quốc. Chẳng hạn như: Đại sứ quán, Lãnh sự quán,…
+ Thứ tư, làm việc tại hệ thống các khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện có hoạt động phục vụ khách hàng người Trung Quốc.
+ Thứ năm, làm việc ở các công ty lữ hành và du lịch, dịch vụ.
+ Thứ sáu, làm việc tại các hãng bay quốc tế và nội địa đang hoạt động ở Việt Nam.
4. Thông tin tuyển sinh Ngôn ngữ Trung Quốc
4.1. Điểm danh các trường đào tạo chất lượng
Đừng lo lắng về việc chọn trường, vì có rất nhiều sự lựa chọn đối với chuyên ngành này tại nước ta. Cụ thể như sau:
+ Khu vực miền Bắc: ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Khoa học và Quân sự, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thăng Long, ĐH Dân lập Phương Đông, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hạ Long, ĐH Sao Đỏ, ĐH Đại Nam, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
+ Khu vực miền Trung: ĐH Hà Tĩnh, ĐH Ngoại ngữ Huế, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.
+ Khu vực miền Nam: ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Hùng Vương, ĐH Văn Hiến, ĐH Đồng Tháp.
4.2. Phương thức xét tuyển và điểm chuẩn
Nhìn chung, không có quá nhiều cơ sở giáo dục áp dụng phương thức xét tuyển ngành Ngôn ngữ Trung Quốc theo kết quả ba năm cấp 3. Thông thường, sẽ áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, tương ứng với những tổ hợp xét tuyển như sau:
Điểm chuẩn trung bình thống kê qua các năm từ 15 – 22 điểm.
Học Ngành Ngôn Ngữ Nhật Ra Trường Làm Nghề Gì?
Mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Nhật đang trong giai đoạn “nở rộ”, các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản ngày càng nhiều, mở ra cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho các bạn đam mê tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa và phong cách làm việc của người Nhật Bản. Theo đó, Ngành Ngôn ngữ Nhật ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trau dồi kiến thức chuyên sâu về Xứ sở Hoa anh đào, tạo nền tảng vươn đến thành công trong nghề nghiệp tương lai. Vậy cụ thể học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm gì? Và làm ở đâu?
Học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm nghề gì?
Ngôn ngữ Nhật chắc chắn không còn là một ngành học quá mới mẻ đối với các bạn học sinh mà đã trở thành ngành “hot” luôn được các bạn hướng đến đầu tiên trong nhóm ngành ngôn ngữ. Học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường các bạn sẽ làm các công việc sau:
Biên dịch viên, phiên dịch viên tiếng Nhật
Chuyên viên Marketing, chuyên viên tổ chức sự kiện và giao dịch thương mại
Chuyên viên hướng dẫn giao dịch với các đối tác Nhật
Làm nhân viên tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn Nhật
Có rất nhiều công việc hấp dẫn dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật
Với sự đa dạng về vị trí công việc nên môi trường làm việc của các bạn sau khi ra trường cũng rất rộng, điển hình như:
Các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Nhật Bản
Các công ty có 100% vốn Nhật Bản hay liên doanh với Nhật Bản
Làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn Nhật Bản
Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ
Ngoài việc tìm hiểu học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm nghề gì? làm việc ở đâu? thì việc tìm cho mình một ngôi trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật đảm bảo về chất lượng cũng rất quan trọng. Tại địa bàn chúng tôi hiện nay có một số trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia chúng tôi Đại học Sư Phạm chúng tôi Đại học Kinh Tế – Tài Chính (UEF), Đại học Công nghệ chúng tôi (HUTECH),… Chọn học tại UEF, các bạn không chỉ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành mà các bạn còn được trang bị những kỹ năng mềm bổ trợ hiệu quả cho công việc sau này. Ngoài ra, trường còn tổ chức các buổi gặp mặt chia sẻ với các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ, kinh tế, mở ra hành trình kiến tập và thực tập tại các công ty Nhật Bản để sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề đã chọn. Đặc biệt, tại UEF còn có câu lạc bộ học thuật về tiếng Nhật, tạo môi trường học hỏi, rèn luyện cho các bạn trẻ đam mê và có năng khiếu về ngôn ngữ này. Từ những thông tin vừa phân tích, hy vọng vấn đề học ngành Ngôn Ngữ Nhật ra trường làm nghề gì? không còn là câu hỏi khó đối với các bạn yêu thích ngành học này nữa. Điều quan trọng các bạn cần tập trung “năng lượng” lúc này là học tập thật tốt để vượt qua kì thi THPT quốc gia và hoàn thành mục tiêu trúng tuyển đại học.
Học Ngành Ngôn Ngữ Nhật Ra Trường Sẽ Làm Gì?
Trước sự đầu tư vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản, đã mở ra vô vàn các cơ hội việc làm khá phong phú với một mức đãi ngộ tốt, có thu nhập cao dành riêng cho người thông thạo tiếng Nhật, và hiện nay ngành ngôn ngữ Nhật đã và đang ngày càng nhận được rất nhiều sự quan tâm và đặt câu hỏi từ phụ huynh và các thí sinh.
Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra nhưng mà câu hỏi “Ngành ngôn ngữ Nhật là gì? Và ra trường làm gì” thì thường được đặt ra đầu tiên đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học này.
Ngành Ngôn ngữ Nhật là gì?
Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngành ngôn ngữ Nhật thì giống như là sinh viên được đào tạo tiếng Nhật tại Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ, nhưng nếu hiểu như vậy thì hoàn toàn là chưa đúng về mặt bản chất của ngành ngôn ngữ Nhật.
Khi bạn đã chọn theo học ngành ngôn ngữ Nhật tại các trường Đại học, thì các bạn chắc chắn sẽ được đào tạo để có thể nắm vững được những kiến thức nền tảng, đồng thời rất chuyên sâu về loại ngôn ngữ – văn hóa Nhật Bản ví dụ như ngữ pháp tiếng Nhật, hoặc nhập môn văn hóa Nhật Bản, học từ vựng tiếng Nhật, phiên dịch tiếng Nhật,…
Ngoài ra, sinh viên bên cạnh sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Nhật, thì sinh viên còn được trang bị thêm kiến thức về du lịch, thương mại,… để có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế – xã hội.
Tại các tổ chức, cũng như doanh nghiệp có 100% vốn Nhật Bản hoặc là các Doanh nghiệp hợp tác liên doanh với Nhật Bản, thì cử nhân Ngôn ngữ Nhật hiện có thể đảm nhiệm được các vị trí ví dụ như chuyên viên marketing, hoặc chuyên viên tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại,… hoặc là chuyên viên hướng dẫn giao dịch với các đối tác Nhật Bản.
Tại các cơ quan ngoại giao, hoặc là tổ chức của Nhật Bản, các bạn hiện có thể làm các công việc của một biên dịch viên, phiên dịch viên. Ngoài ra, sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật cũng có thể giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn Nhật Bản.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Ngôn Ngữ Anh Học Gì ? Ra Trường Làm Gì ? Mức Lương Như Thế Nào ? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!