Bạn đang xem bài viết Nét Đặc Sắc Trong Trang Phục Dân Tộc Dao Đỏ được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trang phục của mỗi dân tộc đều có màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Mỗi chi tiết trên bộ trang phục đều có ý nghĩa riêng của nó. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ dân tộc Dao Đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Đỏ.
Cao Bằng có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, đóng góp vào kho tàng văn hoá bản địa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc có nhiều bản sắc độc đáo được biết đến đó chính là dân tộc Dao. Dân tộc Dao có hai nhánh là Dao Đỏ và Dao Tiền. Vẻ đẹp rực rỡ trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ luôn là hình ảnh ấn tượng, khó quên với người đối diện. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao Đỏ được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ và trắng. Trên chất liệu vài chàm thô cùng với kỹ thuật tạo hoa văn từ thêu, chắp ghép những trang sức, người phụ nữ Dao Đỏ thể hiện sự khéo léo về mặt cảm xúc, tâm tư tình cảm và những khát vọng sống của mình trong những hoạ tiết rất phong phú, đa dạng. Mặt khác, đó còn là thứ ngôn ngữ trừu tượng thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Điểm nhấn của bộ trang phục của phụ nữ Dao Đỏ là phần ngực áo được trang trí bằng nhiều hoạ tiết bằng bạc.
Hệ thống hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ có nhiều hoạ tiết, có thể chia làm các loại chính như: hoa văn thực vật, hoa văn động vật và hoa văn đồ vật. Trang phục của dân tộc Dao Đỏ, đặc biệt là bộ trang phục của người phụ nữ là sản phẩm của nghệ thuật, kỹ thuật được thể hiện qua những yếu tố cấu thành nên bộ trang phục như khăn, mũ, áo, yếm, quần, dây lưng. Các hoa văn chủ yếu là thêu tay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nên phần lớn do nữ giới đảm nhận. Điểm nhấn của bộ trang phục người phụ nữ là phần ngực áo được trang trí bằng hoạ tiết bằng bạc. Những hoạ tiết này được gắn đầy trên 2 mảnh vải được vòng qua cổ tựa như chiếc áo nhỏ, nhưng không có tay áo. Quanh cổ viền vải đỏ, và đính trên là các hàng hoa bằng bạc song song với nhau. Chiếc áo nhỏ này có hai thân trước và sau, cả hai thân đều được đính hoa bằng bạc. Thân trước của áo bắt đầu từ viền đỏ ở cổ áo đính 2 hàng hoa bạc, từ cổ áo trở xuống nẹp một dải vải đỏ để đính một hàng cúc bạc gồm có 7 đến 9 cúc, trong đó trên mặt cúc được chạm khắc hoa mặt trăng và mặt trời. Áo bé là bộ phận được trang trí nhiều bạc hơn cả bởi theo quan niệm của người Dao Đỏ, trang trí bằng bạc vừa để bảo vệ sức khoẻ vừa thể hiện sự sung túc trong đời sống của mỗi gia đình.
Vẻ đẹp rực rỡ trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ luôn là hình ảnh ấn tượng, khó quên với người đối diện.
Có thể nói những hoạ tiết hay trang sức bằng bạc chính là linh hồn của bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Đỏ. Bởi để có sản phẩm trang sức bạc ưng ý cũng đòi hỏi cả một quy trình chế tác công phu của người thợ thủ công từ khâu chọn nguyên liệu. Duy trì và phát triển nghề truyền thống là việc làm cần thiết để gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trải qua thời gian, đến nay, nghề chạm bạc vẫn tồn tại và có một vị trí nhất định trong đời sống của đồng bào Dao Đỏ ở Cao Bằng. Nghề chạm bạc không những tạo ta sản phẩm vật chất mà còn tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt của người Dao Đỏ.
Dân Tộc Dao Ở Việt Nam
(VOV5) – Người Dao còn cócác tên gọi khác: Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền…. là một dân tộc có số dân đứng hàng thứ 9 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, với gần 1 triệu người. Người Dao cư trú tại các bản làng miền rừng núi trải rộng từ phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,…đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào sinh sống ở khu vực Tây Nguyên… Người Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Tên gọi các nhóm Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong tục, tập quán mà còn dựa trên trang phục và những đặc điểm truyền thống bên ngoài, như Dao Đỏ (Dao Sừng, Dao Đại Bản…); Dao Quần Chạt (Dao Sơn đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng…); Dao Lo Ga (Thanh Phán, Cóc Mun); Dao Tiền ( Dao deo tiền, tiểu bản); Dao Quần trắng (Dao Họ); Dao Thanh Y; Dao Làn Tẻn (ở Tuyên Quang mặc Áo Dài). Người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán, mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ. Trang phục của người phụ nữ Dao thường là áo, yếm, chân quấn xà cạp, cùng các đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu… Trang phục của nam giới, thường là chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực. Tiến sỹ Võ mai Phương, Viện bảo tàng Dân tộc Việt Nam, cho biết: Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy ngay vì màu sắc nổi bật là màu đỏ. Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của họ. từ áo quần váy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo. Vậy khi nhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang phục. Hay như Dao Tiền thì là nhóm Dao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao. Những nhóm khác thường mặc quần áo. Trên trang phục nữ nười Dao tiền thì in sáp ong. Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là hoa văn đồng tiền. Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó là đầu người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống. Hay như nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu trắng trong trang phục của họ.
Đám cưới của người Dao
Người Dao là một trong những dân tộc cho đến bây giờ vẫn duy trì được bản sắc truyền thống đậm nét, không chỉ thể hiện qua trang phục, mà còn thể hiện qua tiếng nói. Dân tộc Dao được chia nhiều nhóm người khác nhau nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất cho thấy rõ mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau. Người Dao sinh sống ở nhiều vùng, miền nhưng sinh hoạt cộng đồng vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, người Dao chỉ mong là gả trong cộng đồng. Đấy là một trong những đặc điểm để người Dao giữ gìn ngôn ngữ và phong tục tập quán của mình. Cùng với đó, văn hóa tâm linh là yếu tố vô cùng quan trong trong đời sống người Dao, thể hiện đặc biệt qua nghi lễ cúng bái. Tiến sỹ Mai Phương cho biết: Việc truyền nghề thày cúng rất quan trọng trong đời sống người Dao. Khi đã truyền nghề thày cúng thì bắt buộc phải biết viết, biết đọc chữ nôm Dao. Việc học chữ Nôm Dao cũng chính là hình thức truyền nghề cho con cháu mà còn là duy trì chữ viết và tiếng nói của họ rất rõ. Hàng năm người Dao có nhiều lễ hội, thường những lễ hội này. Trong lễ hội, người Dao hát đối đáp bằng tiếng Dao nên đây cũng là nét truyền thống để họ duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Người Dao học chữ Nôm Dao
Để duy trì được tiếng Dao trong cộng đồng dân tộc người Dao, những người già trong bản làng thường dạy con cháu viết và đọc từ những cuốn sách cổ chữ Dao. Những cuốn sách cổ này hầu như gia đình nhà người Dao nào cũng có. Nhóm Dao Họ là nhóm Dao sống gần miền xuôi và tiếp cận thường xuyên với người Kinh hoặc các nhóm người dân tộc khác. Bản thân những nhóm người Dao họ cũng có thể nói và hiểu được ngôn ngữ của những nhóm dân tộc khác, tuy nhiên, bằng nhiều cách trong cuộc sống, nhóm Dao Họ vẫn duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ tiếng Dao của dân tộc mình. Bác Bàn Văn Sang, nhóm Dao Họ, xã Sơn Hà, thôn Khế Mụ, xã Sơn hà, huyện Bảo Thắng, Lào Cai cho biết: Con cháu trong họ chỉ lấy người dân tộc Dao. Dù ra ngoài nhiều nói tiếng kinh rất rõ nhưng về nhà cả gia đình lại chỉ giao tiếp với nhau bằng 1 ngôn ngữ tiếng Dao. Trong làng cứ những ai biết nhiều chữ Dao sẽ được người trẻ tìm đến tập trung học. Nhiều người rất thích học vì chúng tôi đều có các loại sách và đều được giữ cẩn thận trong nhà. Nhà nào cũng có sách nên nếu nhà này có mất thì đã có nhà kia. Nhất là những nhà đi cúng thì đều có sách và sách nhiều. Sách truyện, sách đám cưới, sách cúng đều có. Trong gia đình tôi ai cũng đều biết chữ Dao. Cứ đến dịp tết và ngày lễ của người Dao chúng tôi lại cùng con cháu quây quần ngồi đọc sách chữ Dao. Nên trong nhà tôi không chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Dao mà ai cũng biết đọc, biết viết chữ Dao.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của các dân tộc ít người có phần bị ảnh hưởng, nhưng dân tộc Dao vẫn giữ được nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc của đời sống. Chính những nét văn hóa đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.
Xao Xuyến Nét Đẹp Trong Sáng Của Cô Gái Dân Tộc Giáy
Hương Ly đến từ Lào Cai nhận được vô số lời ngợi khen từ phía cư dân mạng bởi nét đẹp của người con gái miền núi, vừa đơn thuần với ánh mắt trong veo, lại vừa thu hút khiến người đối diện khó lòng rời mắt khỏi.
Liên hệ với Lương Thị Hương Ly cô cho biết: “Bất ngờ được mọi người biết đến như thế này em thực sự rất bất ngờ, vì trước giờ cuộc sống của em cũng bình thường như bao bạn khác.
Giờ đây em có thêm nhiều người bạn đến từ nhiều vùng miền khác nhau, nhưng cũng có một số tài khoản mạng xã hội lấy ảnh em và giả mạo em, điều này khiến em cảm thấy không thoải mái.
Hương Ly là cô gái dân tộc Giáy, và cô gái này cũng thường xuyên chụp ảnh với trang phục dân tộc, cô xem đó là một niềm hãnh diện và đáng tự hào.
Ly cảm thấy tự tin, thoải mái và vui vẻ trong những khoảnh khắc diện đồ dân tộc, hơn thế nữa, lúc này cô gái trẻ đốn tim người đối diện vì không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn vô cùng cuốn hút.
Quan điểm sống của Hương Ly là “sống không hối tiếc”. Theo đó, trong quãng thời gian tươi đẹp nhất của đời người cô cố gắng hết sức để thực hiện những mục tiêu mà bản thân đã đề ra.
Ly tâm sự trước đây khi chưa chuyển về sinh sống ở thành phố Lào Cai thì nhà cô vẫn làm nông, cô thường xuyên giúp bố mẹ công việc nương rẫy.
Ngoài ra, Ly cũng rất yêu thích các công việc thiện nguyện, bởi khi giúp đỡ được ai đó cô cảm thấy cuộc sống này trở nên có ý nghĩa hơn.
Hương Ly tâm sự: “Có khi em nghĩ rằng nếu ai cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì thật tốt biết mấy. Nhưng có những nơi mọi người sống khổ lắm, mọi thứ thiếu thốn.
Em thường đến các điểm trường học xa tại Lào Cai có các bạn nhỏ dân tộc thiểu số khó khăn, các em đều rất hồn nhiên, đặc biệt ánh mắt trong sáng khiến em nhớ mãi.
Em cảm thấy bản thân cần nỗ lực nhiều hơn không đổ lỗi cho hoàn cảnh vì ngoài kia còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn em rất nhiều”.
Hương Ly là chị cả trong gia đình nên dường như cô cũng trưởng thành và biết suy nghĩ thấu đáo. Ngoài ra, Ly cũng đến Sa Pa mỗi khi có thời gian, bởi việc đi đây đó giúp cô mở rộng vốn hiểu biết và giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống thường nhật.
Ly cho rằng, nếu có cơ hội thì mọi người nên dành thời gian để khám phá thế giới, bởi bức tranh rộng lớn ngoài kia có nhiều điều thú vị chờ người đến khai phá. Mỗi một chuyến đi đều mang lại những bài học mà khi đứng yên một chỗ cô sẽ không thể nào biết được.
Triệu Vy, Cẩm Thu, Wilson Nhật Anh và Phạm Thùy Trang là loạt hot girl sinh năm 2002 được dân mạng chú ý vì có vẻ ngoài nổi bật và thường khoe ảnh gợi cảm trên trang cá nhân.
Theo Dân Trí
Trang Phục Của Phụ Nữ Dao Thanh Phán
Người Dao ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh gồm có hai nhánh, đó là Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y. Người Dao Thanh Phán cư trú ở những vùng núi cao gồm các xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm. Địa hình, địa thế nơi cư trú cũng phần nào ảnh hưởng đến màu sắc trang phục của mỗi dân tộc.
Trong trang phục của phụ nữ Dao Thanh Phán, mũ xếp đội đầu làm cầu kỳ nhất nên cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức
Đối với người Dao Thanh Phán, từ lâu đời họ đã chọn cho mình màu sắc chủ đạo là màu đỏ. Thiếu nữ Dao Thanh Phán thường quấn trên đầu một chiếc khăn màu đỏ, in hoạ tiết hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự thuỳ mị, nết na và duyên dáng.
Phụ nữ Dao Thanh Phán trao đổi, mua bán những phụ kiện cho trang phục của họ tại phiên chợ
Phụ nữ Dao Thanh Phán thêu bất cứ khi nào rảnh rỗi
Đồng bào Dao Thanh Phán có niềm tin là khi mặc trên mình bộ áo sặc sỡ khiến cho các con thú dữ nhìn thấy sẽ tránh đi, không làm hại đến mình
Phụ nữ Dao Thanh Phán khi lấy chồng thì cạo trọc đầu và đội lên đầu một hộp nhỏ màu đỏ rồi phủ khăn lên
Những người phụ nữ Dao Thanh Phán đang ghi lại những hình ảnh ở Lễ hội Kiêng gió bằng điện thoại của mình
Chị em phụ nữ Dao Thanh Phán phủ kín sắc màu sặc sỡ tại chợ phiên
Quang Vinh, daidoanket.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Đặc Sắc Trong Trang Phục Dân Tộc Dao Đỏ trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!