Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Ngoại Ngữ Trong Các Nhà Trường Quân Đội được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát huy kết quả đã đạt được, các học viện, nhà trường trong Quân đội tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về dạy, học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế về quốc phòng ngày càng sâu rộng, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc dạy, học ngoại ngữ trong các học viện, nhà trường Quân đội (sau đây gọi chung là các nhà trường) và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong toàn quân. Theo đó, Bộ Quốc phòng đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tích cực triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong Quân đội giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo” 1. Đặc biệt, ngày 09-11-2016, Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị 89/CT-BQP “Về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội”, nhằm tăng cường chỉ đạo vấn đề này.
Trung tướng Trần Hữu Phúc trao Cờ lưu niệm tặng các đội tham gia Hội thi Olympic tiếng Anh các học viện, nhà trường Quân đội lần thứ nhất. (Ảnh: qdnd.vn)Đối với các nhà trường, việc thực hiện Chỉ thị 89/CT-BQP được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai quyết liệt, kịp thời, với nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả cao. Bên cạnh chú trọng kiện toàn các khoa, bộ môn ngoại ngữ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ có chất lượng cao, các nhà trường đã tích cực đổi mới nội dung, điều chỉnh chương trình dạy, học ngoại ngữ cho các đối tượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trong dạy, học ngoại ngữ; đổi mới phương thức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên; ưu tiên đầu tư trang thiết bị, xây dựng, củng cố các phòng học đa năng, chuyên dùng phục vụ dạy, học ngoại ngữ, v.v. Cùng với đó, các nhà trường đã có nhiều mô hình hay, biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, học viên, như: thành lập và duy trì hoạt động của các “Tổ học tập ngoại ngữ”, “Câu lạc bộ tiếng Anh”; triển khai hệ thống bảng, biển, pa-nô, khẩu hiệu song ngữ; ghi chú mô hình, học cụ và quy định chào hỏi, báo cáo lên lớp, xuống lớp bằng ngoại ngữ; bổ sung sách, báo ngoại văn cho thư viện và lấy năng lực ngoại ngữ là một tiêu chí để lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ, v.v. Nhờ đó, đã tạo môi trường, động lực tích cực trong học tập, sử dụng ngoại ngữ. Đáng chú ý là, một số nhà trường đã mạnh dạn thí điểm giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Nga 3, thu được kết quả bước đầu và nhiều kinh nghiệm bổ ích. Nhiều cuộc hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn, bảo vệ luận văn, luận án bằng ngoại ngữ đã được các học viện: Kỹ thuật Quân sự, Quân y, Hải quân,… thực hiện có hiệu quả. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ dạy, học ngoại ngữ cũng được các nhà trường đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực, v.v.
Có thể thấy rằng, sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 89/CT-BQP, việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội đã có sự chuyển biến tiến bộ rõ nét. Tuy nhiên, kết quả đó mới chỉ là bước đầu. Trình độ, năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm của một số giáo viên, giảng viên ngoại ngữ và khả năng sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, giảng viên các chuyên ngành còn hạn chế. Ở một số nhà trường, phương pháp dạy, học và đánh giá năng lực ngoại ngữ tuy có đổi mới, nhưng chưa nhiều, chưa tạo được môi trường thực sự trong giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ; công tác bảo đảm về phương tiện cũng như các trang thiết bị cho công tác này còn hạn hẹp. Một bộ phận học viên chưa nhận thức đúng vai trò của ngoại ngữ, trình độ và kết quả học ngoại ngữ chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, v.v.
Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ là nhiệm vụ vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ bản lâu dài; là một trong những khâu đột phá để đổi mới căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo trong các nhà trường Quân đội, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, trước hết là các nhà trường trong toàn quân cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về vấn đề này. Trên cơ sở đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ; làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, trách nhiệm cho các đối tượng, nhất là người dạy và người học; tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa, nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ, v.v. Trước mắt, các nhà trường rà soát, bổ sung nội dung, biện pháp thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong Quân đội giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo” và Chỉ thị 89/CT-BQP, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, chú ý gắn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ với thực hiện Kế hoạch hành động của hệ thống nhà trường Quân đội trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (Ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BQP, ngày 22-3-2018 của Bộ Quốc phòng).
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra, các nhà trường cần chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ, đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ, năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp; đồng thời, quan tâm thích đáng đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên giảng dạy chuyên ngành, xem đây là nhân tố quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, phương thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ của các đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy, học ngoại ngữ. Thực hiện tốt việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng nắm chắc ngữ pháp gắn với phát triển kỹ năng giao tiếp. Mặt khác, các nhà trường tập trung lựa chọn, biên soạn, hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ, đảm bảo “chuẩn hóa, hiện đại hóa”, phù hợp với bậc học, ngành học, đối tượng đào tạo và đặc thù quân sự. Chủ động làm tốt việc biên soạn giáo trình ngoại ngữ phần chuyên ngành; chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, điều kiện cần thiết để tổ chức thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ theo kế hoạch đã xác định, v.v. Phát huy kết quả đã đạt được, các học viện, nhà trường tăng cường phối hợp trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo ngoại ngữ. Đồng thời, tiếp tục có giải pháp đột phá để thiết lập, duy trì môi trường học ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hằng ngày, nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ ngoại ngữ, xây dựng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến về dạy, học ngoại ngữ; khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên, học viên đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ về tự học ngoại ngữ, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong Quân đội.
Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt và cơ bản lâu dài, phải được triển khai quyết liệt, kiên trì, với quyết tâm cao, biện pháp phù hợp, lộ trình cụ thể, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan có chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1 – Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 547/QĐ-TTg, ngày 25-4-2015.
2 – Năm 2017, phúc tra tại 05 trường sĩ quan: Lục quân 1; Lục quân 2; Chính trị; Công binh và Tăng thiết giáp.
3 – Học viện Biên phòng và Trường Sĩ quan Thông tin thí điểm giảng dạy cho chuyên ngành Cửa khẩu, chuyên ngành Chỉ huy – tham mưu Thông tin cấp phân đội trình độ đại học bằng tiếng Anh; Học viện Kỹ thuật Quân sự giảng dạy bằng tiếng Nga cho các lớp Tiên tiến Việt – Nga, v.v.
Dạy Tiếng Anh Trong Nhà Trường Quân Đội: Phá Vỡ Rào Cản “Sợ” Ngoại Ngữ
GD&TĐ – 24 năm gắn bó với môi trường quân đội, Thượng tá, ThS Kiều Ngọc Dung, Chủ nhiệm khoa Ngoại ngữ, Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ – Học viện Kỹ thuật Quân sự luôn tìm tòi và ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Thượng tá, ThS Kiều Ngọc Dung (áo dài chấm) cùng học viên
“Phá” khoảng cách thầy trò
Tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội, năm 1996, cô Dung về công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Là cô giáo trẻ mới ra trường, những buổi đầu đứng trên bục giảng trong môi trường quân đội phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh “một chiều”, cô Dung không khỏi bỡ ngỡ. Từ cách xưng hô với học viên là “đồng chí” cũng khiến cô có chút e ngại và hơi sợ. Học viên hầu hết là nam giới, có người tuổi đời nhiều tuổi hơn cô giáo, xưng hô như thế nào để khoảng cách giữa người dạy và người học trở nên gần gũi, thân thiện nhất.
Với những suy nghĩ đó, thay vì xưng hô với học viên bằng “đồng chí”, cô Dung thay đổi cách xưng hô bằng bạn. Bước qua sự bỡ ngỡ ban đầu, học viên cảm thấy gần gũi hơn với cô giáo, khoảng cách thầy trò không còn là rào cản, lớp học trở nên thân thiện, mang lại sự tương tác cởi mở, hứng thú trong giờ học.
Cô Dung cho biết: Đối với quân đội, ngoại ngữ ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong công tác đối ngoại quốc phòng, giao lưu văn hóa, thể thao quân sự, quốc phòng giữa quân đội các nước, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc… vì thế, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân đội trở thành một nhiệm vụ cấp bách.
Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong quá trình giảng dạy, cô Dung cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đồng thời, thiết kế những hoạt động học nhằm phát triển năng lực toàn diện của người học như: Năng lực giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập và khả năng sáng tạo, tự tin… và tư duy đa chiều về một vấn đề cụ thể.
Bên cạnh đó, cô cũng tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, chú trọng phát triển kỹ năng tự học, kết hợp việc giảng dạy trên lớp với những trải nghiệm thực tế gắn việc học ngoại ngữ với thực tế sử dụng ngoại ngữ bên ngoài lớp học.
Phát huy tính tự giác của người học
Thượng tá, ThS Kiều Ngọc Dung (ngoài cùng bên trái) trong chương trình giao lưu Tuổi trẻ – Khát vọng – Cống hiếnTheo cô Dung, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của các trường trong quân đội đã được cải thiện nhiều nhưng việc dạy và học ngoại ngữ vẫn có những khó khăn nhất định. Thứ nhất, do đặc thù quân đội, học viên không được phép ra ngoài doanh trại nên môi trường học ngoại ngữ cũng như cơ hội được thực hành và giao lưu với người bản ngữ còn hạn chế. Thứ hai, đa số học viên vẫn chưa thấy việc học ngoại ngữ là cần thiết. Thứ ba, thời gian học ngoại ngữ không nhiều.
Trong khi đó, hầu hết học viên các trường quân đội thi đầu vào là khối A hoặc B nên không có nền tảng ngoại ngữ tốt và nhiều vị trí công tác sau này không đòi hỏi phải sử dụng ngoại ngữ nên động lực học ngoại ngữ của các em không cao. Điều này gây không ít khó khăn cho người dạy. Vì vậy, việc khơi dậy niềm đam mê và yêu thích môn học này là điều cô trăn trở.
Tiếng Anh có tính đặc thù, nhờ các phương tiện nghe, nhìn, phim, ảnh, video… mà người dạy và người học hứng thú, say mê hơn. Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới phương pháp, cô Dung thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn như dự giờ, các workshop về phương pháp giảng dạy, liên kết với Hội đồng Anh mở các lớp tập huấn về phương pháp, khuyến khích GV chia sẻ kinh nghiệm, tham gia công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn.
Không phụ công của cô, chất lượng dạy và học được cải thiện rõ rệt, các giờ học sinh động hơn, cuốn hút người học hơn.
Xác định tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, có vị trí, vai trò quan trọng giúp cán bộ, giảng viên tiếp cận, lĩnh hội tri thức, nâng cao khả năng khai thác, làm chủ vũ khí trang bị; là công cụ chủ yếu để giao lưu, hợp tác quốc tế về quốc phòng, quân sự. Vì vậy, để phát huy được năng lực học viên thì người thầy cần chú trọng thiết kế những hoạt động dạy học sao cho có thể khơi dậy tư duy sáng tạo, tính chủ động và tích cực của người học. Kết hợp linh hoạt giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và những xu hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ.
Nhiều cách làm sáng tạo
Trong đợt thi đua đặc biệt: “Làm theo lời Bác – Thi đua giành 3 nhất” kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), trên cương vị chức trách được giao, cô Dung đã hoàn thành xuất sắc các nội dung, chỉ tiêu của đợt thi đua.
Trong quá trình giảng dạy, cô Dung luôn nhiệt tình, chu đáo, thực hiện nghiêm quy chế đào tạo. Tích cực tham gia hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy. Hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy cho các hệ đại học, cao học và bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho cán bộ giáo viên học viện.
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ về chuyên môn mà Cục Nhà trường giao cho như tham gia xây dựng ngân hàng đề thi trình độ A2 phục vụ phúc tra của Cục Nhà trường đối tượng đào tạo cấp phân đội trong toàn quân (gần 1.000 câu hỏi); Chủ trì và tham gia xây dựng ngân hàng đề thi trình độ B1 phục vụ phúc tra của Cục Nhà trường đối tượng đào tạo trình độ thạc sỹ trong toàn quân (gần 1.000 câu hỏi); Chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng nói phục vụ công tác phúc tra ngoại ngữ cho các trường trong toàn quân…
Bên cạnh đó, cô còn tham gia tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và trực tiếp giảng dạy lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho sĩ quan phân đội trình độ đại học tốt nghiệp năm 2018; Tham gia tổ chức thành công hội thi Olympic Tiếng Anh toàn quân lần thứ nhất năm 2017; Tham gia tổ chức thành công buổi gala giao lưu giữa học viên lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho sĩ quan phân đội trình độ đại học với các trường quân đội phía Bắc; Tham gia tổ chức và có báo cáo khoa học tại hội thảo về nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong quân đội của Cục Nhà trường Bộ Tổng tham mưu các năm 2017, 2018, 2019…
Theo cô Dung, đứng trước thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế về quốc phòng ngày càng sâu rộng; nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Việc nâng cao chất lượng dạy, học, sử dụng ngoại ngữ là rất quan trọng, cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, khai thác, sử dụng vũ khí, trang bị, khí tài mới hiện đại của học viện. Đây là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng và của mỗi cán bộ, Đảng viên. Nhiều giải pháp, nhiều cách làm sáng tạo việc sử dụng ngoại ngữ trở thành thường xuyên và rất tự nhiên trong công việc, sinh hoạt, học tập hằng ngày của học viên.
Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Khmer
Ngày 4/11, tại Trà Vinh, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tổ chức UNICEF Việt Nam và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội nghị chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy và học tiếng dân tộc Khmer tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Gần 100 đại biểu là các chuyên gia quốc tế, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý giáo dục dân tộc thiểu số thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Triệu Thị Nái cho biết, tiếng Khmer hiện đang được giảng dạy tại 9 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, với số lượng học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở hơn 70.100 học sinh. Những năm qua, chất lượng dạy và học tiếng Khmer đã từng bước được nâng cao, học sinh ngày càng yêu thích môn học tiếng Khmer.
Tuy vậy, việc dạy và học tiếng Khmer đang bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu “dạy tốt, học tốt tiếng Khmer” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những “rào cản” lớn nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Khmer hiện nay là: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; sách giáo khoa tiếng Khmer do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chưa đồng bộ và đảm bảo tính liên tục ở các cấp học, hiện vẫn chưa có bộ sách giáo khoa mới dành cho học sinh trung học phổ thông, thiếu sách tham khảo cho học sinh và giáo viên,…
Tại hội nghị các chuyên gia, nhà quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên. Theo đó cần nhanh chóng rà soát về nhu cầu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở từng tỉnh, thành phố hiện nay để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm lập đề án trình Chính phủ việc tổ chức chỉnh lý sách giáo khoa tiếng Khmer bậc tiểu học, trung học cơ sở và biên soạn sách giáo khoa tiếng Khmer bậc trung học phổ thông. Bên cạnh đó tăng cường sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Khmer; xây dựng trường điểm thực hành học 2 buổi/ngày cho học sinh dân tộc Khmer để tăng cường khả năng học, giao tiếp bằng tiếng Việt.
Hiện nay, cả nước chỉ có duy nhất Trường Đại học Trà Vinh thực hiện đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành về Văn hóa Khmer Nam bộ, Ngôn ngữ Khmer, Sư phạm Ngữ văn Khmer Nam bộ. Các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh liên kết với Trường Đại học Trà Vinh để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Khmer, đảm bảo thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
Xây Dựng Môi Trường Học, Sử Dụng Ngoại Ngữ Trong Các Nhà Trường
Your browser does not support the audio element.
(HBĐT) – Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta nằm trong top những tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh thấp nhất cả nước, với 3,25 điểm. Số lượng bài thi môn tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên chỉ có 51 bài, chiếm khoảng 6% tổng số bài thi. Các bài thi tập trung chủ yếu ở mức điểm dưới 5. Những con số này đã phần nào nói lên chất lượng công tác dạy và học tiếng Anh của ngành Giáo dục tỉnh còn nhiều hạn chế.
Trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) sử dụng các gốc cây, chân cầu thang, tường lớp học là không gian để học sinh tiếp cận và sử dụng tiếng Anh.
Thực tế này đòi hỏi quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, cũng như xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường học.
Xây dựng môi trường học, sử dụng ngoại ngữ là điểm quan trọng mấu chốt trong việc nâng cao chất lượng học tiếng Anh hiện nay. Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường nhằm tạo lập môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phát huy hiệu quả năng lực dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. Khuyến khích giáo viên, học sinh tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ. Đồng thời, xây dựng các giải pháp đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ theo hướng phát triển kỹ năng, phát triển năng lực ngôn ngữ; phát triển tiếng Anh cộng đồng, tạo môi trường tiếng Anh cho học sinh, giáo viên. Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ phải được triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương, trở thành việc làm thường xuyên của mỗi đơn vị, trường học từ năm học 2020-2021.
Các đơn vị, trường học sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường từ năm học 2020-2021. Tổ chức lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần của nhà trường trong tháng 9 hoặc tháng 10/2020. Đưa nội dung “Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ” thành nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền để khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ phục vụ nhu cầu học tập, trao đổi thông tin, công việc.
Hiện, tiếng Anh là môn thi bắt buộc với các kỳ thi tuyển sinh vào 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Việc nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh là hết sức cần thiết. Do đó, với những mô hình triển khai thí điểm cho hiệu quả thiết thực cần tiếp tục nhân rộng. Mục tiêu đặt ra là phải nâng cao chất lượng phong trào dạy và học tiếng Anh một cách thực chất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Ngoại Ngữ Trong Các Nhà Trường Quân Đội trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!