Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc # Top 6 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giáo dục

-

Tự chủ đại học giờ đây được xem là một ưu tiên trong tiến trình cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây là một quá trình tự chủ trong khuôn khổ, các cơ quan quản lý vẫn giữ lại một số quyền quyết định quan trọng về nhân sự và tài chính.

Cho đến những năm 1950, mô hình giáo dục đại học Trung Quốc chịu sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện của Nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học mang tính một chiều “từ trên xuống”. Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm hoạch định chính sách giáo dục đại học, phân bổ nguồn lực, kiểm soát việc quản lý, điều động cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, phát triển chương trình dạy học, lựa chọn giáo trình, tuyển sinh và phân công công việc cho sinh viên tốt nghiệp. Trong những năm 1960, Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý hoạt động của các trường đại học, bao gồm cả thiết kế và phê duyệt giáo trình. Việc thành lập, thay đổi và hủy bỏ các chương trình giảng dạy đều phải được sự chấp nhận của Bộ.

Bước sang thập kỷ 1980, cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học Trung Quốc cũng chuyển biến đáng kể. Năm 1985, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Quyết định Cải cách hệ thống Giáo dục tại Hội nghị Giáo dục Quốc gia, trong đó tự chủ đại học được xem là một ưu tiên.

Chính phủ nới lỏng kiểm soát

Năm 1993, Chương trình Cải cách và Phát triển Giáo dục ở Trung Quốc được ban hành để tái khẳng định thông điệp của Quyết định năm 1985, rằng chính phủ sẽ không trực tiếp kiểm soát hoạt động giáo dục, thay vào đó, sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho tất cả các trường đại học và đóng vai trò là người hỗ trợ.

Như đánh giá của UNESCO, có thể hiểu, tổ chức đảng chính là hội đồng quản trị của trường đại học công lập ở Trung Quốc.

Do đó, trong hai thập kỷ qua, các trường đại học và chính phủ Trung Quốc tiếp tục đổi mới để trao cho các trường đại học có sự tự chủ nhiều hơn, đồng thời bắt đầu từ bỏ vai trò độc quyền và tạo điều kiện cho các khu vực ngoài nhà nước tham gia nhiều hơn vào giáo dục đại học. Trách nhiệm xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển dài hạn cho từng trường đại học được giao vào tay hiệu trưởng, bao gồm thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức các khoa, bộ môn, lựa chọn giáo trình và tổ chức các hoạt động dạy học. Tương tự, các phòng ban cũng có quyền chủ động hơn trong giảng dạy, nghiên cứu, nhân sự và phân bổ nguồn lực.

Thay đổi này đã nhanh chóng mang lại kết quả giúp các trường tạo ra các chương trình giảng dạy, thành lập các ngành học phù hợp với thực tiễn, qua đó kịp thời đáp ứng nhu cầu của người học với số lượng sinh viên gia tăng nhanh chóng. Một minh chứng là ở Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU), một trong 36 đại học được xếp hạng A trong kế hoạch hạng nhất kép (Double First-class) ở Trung Quốc, từ tổng số 7.233 sinh viên năm 1995 lên 12.348 sinh viên năm 2000, 19.424 sinh viên năm 2005 và 25.548 sinh viên năm 2011. Số lượng sinh viên sau đại học tăng nhanh hơn so với sinh viên đại học kể từ năm 2000.

Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU) hiện có hai Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia, một Trạm Nghiên cứu và Quan sát Thực địa Quốc gia, sáu phòng thí nghiệm – trung tâm kỹ thuật trọng điểm, và sáu cơ sở nghiên cứu chính về khoa học xã hội và nhân văn của Bộ Giáo dục. Ảnh: Nhóm nghiên cứu do GS Wu Peng và PGS Xu Hao (trường Hóa học và Kỹ thuật Phân tử, ECNU) đứng đầu đã phát triển thành công vật liệu sàng phân tử ECNU-21 với cấu trúc hoàn toàn mới. Nguồn: ECNU

Tự chủ về cơ cấu tổ chức: cải tổ nhưng trong khuôn khổ

Luật Giáo dục Đại học năm 1998 cho phép các trường đại học công lập quyền thay đổi cơ cấu tổ chức của họ, chính vì vậy mà các trường đã tiến hành cải tổ, nhằm huy động các nguồn lực từ cả chính phủ và thị trường. Nhờ đó, các trường đã có thể cho thành lập các quỹ phát triển và các trung tâm hợp tác giáo dục với quốc tế, bên cạnh đó là sự ra đời của các bộ phận quan hệ công chúng, các hiệp hội cựu sinh viên, nhằm ghi nhận tầm quan trọng của các nguồn lực ngoài nhà nước, bao gồm các khoản đóng góp từ những cựu sinh viên và toàn xã hội. Các văn phòng giáo dục quốc tế được thành lập với mục đích quản lý các sinh viên quốc tế, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.

Các trường cũng chủ động xây dựng các ủy ban chuyên môn nhằm thể chế hóa hệ thống quản lý nội bộ, như hội đồng đại học, ủy ban học thuật, ủy ban bằng cấp, ủy ban giảng dạy, ủy ban giáo sư, tạo ra sự cân bằng giữa quyền lực và trách nhiệm giữa các giảng viên, cũng như bảo vệ quyền tự chủ của các chương trình học thuật trong tương lai.

Quyền tự chủ về nhân sự được thể hiện ở việc các trường tự quyết định hợp đồng với các giảng viên, được chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng có thời hạn nhằm đòi hỏi các giảng viên và nhà nghiên cứu trong trường luôn cố gắng đảm bảo các chỉ tiêu đề ra chứ không phải “an phận” với tiêu chuẩn vị trí việc làm trọn đời như trước. 

Tuy nhiên, năm 2000, một cuộc khảo sát với sự tham gia của các giáo sư và phó giáo sư từ hơn 200 trường đại học đã cho thấy, chỉ 55% người được hỏi cho rằng các cơ sở của họ được chủ động hơn trong việc tuyển dụng giảng viên. Đa số người được hỏi tin rằng họ thiếu quyền tự chủ trong thăng chức hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt (55%), tuyển dụng chuyên viên cấp cao, trưởng bộ phận (52%).

Đại học Thiên Tân là một trường tự chủ và tham gia Đề án 211 rất sớm, nhằm thực hiện “Kế hoạch hành động đổi mới nền giáo dục thế kỷ 21”. Cuối năm 2000, Bộ Giáo dục và thành phố Thiên Tân đã ký một thỏa thuận nhằm xây dựng Đại học Thiên Tân trở thành trường đại học hàng top trên thế giới. Ảnh: Các sinh viên quốc tế của Đại học Thiên Tân. Sinh viên trường này đã nhận được Học bổng Chính phủ Trung Quốc 2020 mang tên “Chương trình con đường tơ lụa”. Ảnh: Tianjin University.      Đến nay, tình trạng nêu trên có thể đã được cải thiện phần nào, với việc các trường có thể dễ dàng thiết lập các chương trình tiến sĩ, đánh giá học giả và nhà quản lý, bổ nhiệm trưởng khoa và trưởng phòng, điều chỉnh các phòng ban. Nhưng nhìn chung, việc sa thải một giảng viên vẫn cực kỳ hiếm gặp ở các trường đại học Trung Quốc. Đặc biệt, các trường vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp từ Bộ giáo dục và các cơ quan chức năng trong việc bổ nhiệm những vị trí chủ chốt như Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.

Vai trò giám sát sát của Đảng và các cấp chính quyền

Thị trường đã trở thành yếu tố thứ ba chen vào giữa mối quan hệ giữa trường đại học và chính phủ. Tuy nhiên, thị trường đôi lúc có thể điếc và mù và làm mất đi tính công bằng trong giáo dục nên nhà nước vẫn phải đóng vai trò đảm bảo công bằng. Vì vậy chính quyền trung ương trở thành một “nhà quản lý thị trường” và chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát thị trường. Để đảm bảo trách nhiệm giải trình, Bộ Giáo dục đã thành lập các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học (Bộ Giáo dục thành lập Trung tâm Đánh giá Giáo dục Đại học HEEC vào tháng 8 năm 2004, đánh dấu giai đoạn mới của một hệ thống đánh giá chuyên nghiệp về giáo dục đại học ở Trung Quốc).

Về mặt cơ cấu tổ chức, Hiệu trưởng có quyền quản lý độc lập, nhưng dưới sự giám sát của Đảng. Các lãnh đạo bao gồm Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy do Bộ Giáo dục bổ nhiệm. Các Hiệu phó và Phó bí thư Đảng ủy cũng do Bộ bổ nhiệm theo đề xuất của Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy.

Cơ chế quản lý ở các trường đại học công lập Trung Quốc có thể hình dung ngắn gọn qua câu “Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành nhà trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Như đánh giá của UNESCO trong Báo cáo “Cải cách giáo dục đại học: trường hợp của Trung Quốc”, có thể hiểu, tổ chức đảng chính là hội đồng quản trị của trường đại học công lập ở Trung Quốc. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành. Cơ cấu tổ chức trong trường chia làm các ủy ban khác nhau, nhưng tách thành hai hệ thống riêng rẽ: dưới sự quản lý của Hiệu trưởng và dưới sự quản lý của Đảng. Dù hai bên đã đưa ra những quy tắc đảm bảo sự hợp tác giữa hai hệ thống, nhưng đã có một số báo cáo cho thấy giữa hai thiết chế này vẫn chưa hoàn toàn khớp nối trơn tru.

***

Như vậy, với quyền tự chủ trên một số phương diện, đặc biệt có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước, các trường đại học Trung Quốc đã đạt được những kết quả ấn tượng nhất định, thể hiện qua số lượng đào tạo đại học và sau đại học, các kết quả nghiên cứu và hợp tác quốc tế về chuyên môn, cùng một số nền tảng cho quyền tự chủ về học thuật. Tuy nhiên, mô hình tự chủ của các trường đại học này vẫn nằm trong khuôn khổ và có sự giám sát chặt chẽ từ bên trên đối với các nhân sự quản lý cấp cao nhất. Chúng ta vẫn cần thêm thời gian để đánh giá liệu những thành công trong tự chủ đại học ở Trung Quốc có thực sự bền vững hay không.□

Anh Thư  tổng hợp

Báo cáo “Cải cách giáo dục đại học: trường hợp của Trung Quốc” của UNESCO, năm 2014. Nguồn: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000231858

Báo cáo “Trao quyền tự chủ cho các các đại học ở châu Á” của UNESCO, năm 2014. Nguồn: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000229831

Ratanawijitrasin S. (2015) The Evolving Landscape of South-East Asian Higher Education and the Challenges of Governance. In: Curaj A., Matei L., Pricopie R., Salmi J., Scott P. (eds) The European Higher Education Area. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-319-20877-0_15

Li Lixu Shandong Normal, China’s Higher Education Reform 1998-2003: A Summary University, Asia Pacific Education Review, 2004, Vol. 5, No. 1, 14-22. https://web.archive.org/web/20100623215250/http://eri.snu.ac.kr/aper/pdf/Vol%205%20No%201%20July%202004%20PDF/02.Li%20Lixu.pdf

1 Ra đời vào năm 1998 theo quyết định của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Đề án quyết định cả chính phủ và các chính quyền địa phương tập trung phân bổ số tiền lớn một số trường đại học trọng điểm để xây dựng các trung tâm nghiên cứu mới, cải thiện cơ sở vật chất, tổ chức các hội nghị quốc tế, thu hút các giảng viên nổi tiếng thế giới và các học giả tham quan, đồng thời giúp các giảng viên Trung Quốc tham dự các hội nghị ở nước ngoài . Theo Academic Ranking of World Universities 2018/19 và Times Higher Education 2019/20, hầu hết trong số 39 trường đại học trong Đề án 985 đều thuộc top 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Project_985

https://en.wikipedia.org/wiki/Project_211

Mô Hình Học Tiếng Anh Trực Tuyến Của Apax Leaders Gây Sốt Trong Mùa Dịch

Điều quan trọng nhất để học tiếng Anh hiệu quả là phải duy trì tương tác thường xuyên. Tuy nhiên, điều này đang thực sự trở nên khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng trăm ngàn học viên đang theo học “ngôn ngữ quốc tế” này.

Cơn khát học trực tuyến chất lượng

Từ đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trung tâm ngoại ngữ nơi con chị Nguyễn Thị Thúy Vân (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) theo học cũng đã kịp thời triển khai chương trình dạy học online để giúp các con không bị quên kiến thức khi ở nhà.

Thời gian đầu, thấy con khá hào hứng với các video dưới sự hướng dẫn online của giáo viên trên ipad chị cũng phần nào yên tâm. Tuy nhiên, bé chán dần và không mấy hứng thú với bài ôn tập nữa. Lớp online nhưng cô cứ cho làm bài tập trên giấy suốt.

Dịch Covid-19 hiện lại có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp hơn, các con chưa biết đến khi nào mới được đi học trở lại, khiến các bậc phụ huynh như chị Thúy Vân đứng ngồi không yên vì lo ngại phong độ học tập của con bị giảm sút.

“Các con không còn hào hứng với việc học online kiểu này nữa vì chủ yếu vẫn chỉ là ôn tập bài cũ. Giờ chúng chẳng quan tâm tới học hành, chỉ thích xem các chương trình giải trí trên tivi với youtube thế này thì lo lắng quá” – chị Thúy Vân không giấu nổi tâm trạng sốt ruột.

Có con ở độ tuổi lớn hơn, có ý thức tự giác hơn song chị Lê Kim Nga (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng không thực sự yên tâm khi dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến. Mặc dù con chị cũng đang được học online tại nhà song bài học khá nhàm chán, thiếu tương tác với thầy cô. Còn bài học đôi khi quá khó, lúc lại quá dễ. Hơn nữa, việc bố trí thời gian, thời lượng học online của trung tâm không đều đặn nên cũng khiến các con bị động trong việc chuẩn bị ôn tập trước giờ vào học online.

“Nhiều hôm chuẩn bị đến giờ học, bố mẹ gọi, cu cậu mới chạy vào phòng bật máy tính lên để bắt đầu học online cùng cô giáo. Không có sự chuẩn bị bài trước nên việc học cũng không đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, nhà mình cũng chật chội, được hôm cu cậu đang hào hứng học thì lại hết người này ra, người khác vào nên cũng mất tập trung” – Chị Kim Nga phàn nàn về bất cập của việc học online.

Còn chị Thu Hà, mẹ bé An 9 tuổi ( Cầu Giấy, Hà Nội) kể hôm thứ Bảy vừa rồi con dạy sớm để tham gia một buổi kể chuyện 5 phút miễn phí của một trung tâm ngoại ngữ lớn. Trong thông báo rất hoành tráng là học được rất nhiều điều bổ ích và dễ dàng vì được livestream trên facebook nhưng đến giờ con phải chờ đợi tới 10 phút so với giờ hẹn. Điều thất vọng nhất là bài kể chuyện vô hồn của thầy giáo bản xứ. Đây là clip mà con có thể dễ dàng xem trên youtube với nội dung hay hơn nhiều.

Lo ngại các con bị sa sút việc học trước tình trạng dịch bệnh kéo dài chưa rõ ngày kết thúc, nhiều phụ huynh đang sốt sắng tìm kiếm các mô hình học trực tuyến có chất lượng cao hơn, kể cả việc phải đóng chi phí cao hơn. Họ lo lắng nghỉ học quá lâu vì dịch sẽ khiến các con bị bỏ lỡ chương trình học phù hợp lứa tuổi mà sau này có học bù cũng không thể hiệu quả được. Đặc biệt, với môn ngoại ngữ, luôn đòi hỏi phải duy trì tương tác thường xuyên bằng tiếng Anh giữa giáo viên và học sinh.

Đi tìm mô hình học trực tuyến thật

Một chuyên gia ngôn ngữ cho biết, cũng giống như học bất kỳ ngôn ngữ nào khác, học tiếng Anh nếu không được luyện tập thường xuyên sẽ bị mai một. Để có một lớp học online thực thụ, bắt buộc các lớp offline phải chuyển đổi được sang một mô hình học trực tuyến rất khắt khe từ phương pháp dạy, công nghệ và đội ngũ giáo viên phải có kỹ năng dạy online. Đồng thời, về phía người học cũng phải có kỹ năng học online nữa mới hiệu quả.

Nhờ cho con theo học tại hệ thống trung tâm Anh ngữ có tiếng về đầu tư công nghệ bài bản, đồng bộ, chị Vũ Minh Huệ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tỏ ra khá yên tâm với việc học trực tuyến tại nhà của con trai. “Phải nghỉ học dài ngày chị đang lo con sẽ quên hết kiến thức và trở nên thụ động, thì được Apax Leaders tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí ESL-Live theo đúng lịch 2 buổi/tuần như mọi khi con đi học. Và cũng may mắn được tiếp xúc thường xuyên với công nghệ ở trung tâm trước đây nên phản xạ của cậu Bill nhanh nhạy lắm, thao tác giờ còn nhanh hơn cả bố mẹ ấy.”- chị Minh Huệ chia sẻ.

TS. Vũ Thị Thanh Nhã – Trưởng khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội cho biết, sử dụng công nghệ để giải quyết các trở ngại trong giáo dục, đảm bảo hiệu quả học tập như Apax Leaders là việc cần được nhân rộng trong đợt dịch này. Sở dĩ Apax Leaders có thể chuyển đổi sang học online nhanh và đồng bộ là do đơn vị này đã sớm ứng dụng công nghệ trong tất cả các khâu đào tạo theo mô hình học tích hợp blended learning. Do đó, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều dễ dàng nhập cuộc, không gặp tình trạng bị động như nhiều nơi khác.

Được biết, điểm khác biệt của mô hình ESL-Live của Apax Leaders là 100% giáo viên bản ngữ ứng dụng nền tảng đa công nghệ trong giảng dạy, sử dụng trực tiếp Smart TV để thể hiện bài giảng trực tuyến, kết nối cùng Smart Tablet gọi video call trực tuyến trên nền tảng Zoom cho học sinh cùng tham gia theo dõi và tương tác. Tiến độ khóa học vì thế vẫn được đảm bảo và học sinh không lo bị bỏ lỡ bài. Lớp học ESL-Live đang phục vụ cho hơn 60.000 học sinh tham gia lớp học trực tuyến.

Thời lượng học được thiết kế đúng với thời lượng trên lớp (40-45 phút/buổi), kèm theo hệ thống bài tập về nhà, e-learning và chunkbook để học sinh thực hành. Chương trình ESL-Live được nhiều bậc phụ huynh đánh giá cao về tính tương tác hiệu quả và đặc biệt là không thu phí hay trừ vào phí học của học sinh.

Theo ThS. Nguyễn Hồ Thụy Anh – Cố vấn Hội đồng chuyên môn Hệ thống Anh ngữ Apax Leaders, để xây dựng lớp học online thực sự, ngoài việc đảm bảo các yếu tố về nhân lực và công nghệ điều cần thiết hơn khi triển khai học trực tuyến là phải xây dựng cho trẻ kỹ năng tự học. Cách tổ chức lớp học ESL-Live theo lịch định kỳ với những hướng dẫn cụ thể cho hụ huynh đã làm được điều này. Duy trì một thời gian sẽ giúp bé hình thành tinh thần kỷ luật hay nói cách khác là duy trì nề nếp tự học trực tuyến ở nhà. Trẻ cần tập kỹ năng thích nghi, xây dựng thời khoá biểu học online như học ở trường, không có tư tưởng học qua loa. Có như vậy, trẻ mới có thể bắt đầu học trực tuyến hiệu quả hơn. Đây cũng là dịp tốt để bố mẹ từng bước xây dựng kỹ năng tự học tiếng Anh cho con.

Không chỉ chăm lo cho học viên của mình, Apax Leaders còn triển khai chương trình bổ trợ hoàn toàn miễn phí đối với học sinh trên toàn quốc với tên gọi “Apax Story Time – Học tiếng Anh qua câu chuyện kể”, 2 số/tuần, phát sóng kèm theo bài tập thực hành cho học sinh, gửi lại cho giáo viên bản ngữ trực tiếp sửa bài. Hoạt động này được nhiều phụ huynh và học sinh hưởng ứng và lan truyền thành hiện tượng trên mạng xã hội. Chỉ vài tập đầu đã có gần 100.000 lượt xem. Nhiều phụ huynh đã gọi Apax là thương hiệu ‘tiếng Anh quốc dân’ khi giúp con của họ không bị bỏ rơi trong mùa dịch với những giờ học chất lượng cao, đầy tính giáo dục và nhân văn

Bài viết của Nhà báo Ánh Dương – Nhịp sống kinh tế Link bài viết: https://cafef.vn/mo-hinh-hoc-tieng-anh-truc-tuyen-cua-apax-leaders-gay-sot-trong-mua-dich-20200325124948515.chn

Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, Nhà Ngữ Sử Học

13-10-2020

A – Dẫn nhập thực trạng Việt Nam

B – Phân biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” và “Ngoại Ngữ”

C – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại

D – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

E – Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

F – Kết Luận

A- Dẫn Nhập Thực Trạng Việt Nam

Người Việt Nam từ thời nhận biết ra rằng hóa ra ngoài Tiếng Tàu ” hảo lớ hảo lớ” có thanh âm thuộc loại đứng đầu nhóm tệ hại nhất thế gian – tất nhiên là về mặt phát âm, trong đó có Tiếng Thái Lan và Tiếng Cambodia, v.v. – trên thế giới còn có một thứ ngôn ngữ mà họ gọi trang trọng theo kiểu Hán Việt là ” Anh Văn” và sau này gọi theo kiểu bình dân mà họ lầm tưởng là “thuần Việt” thành ” Tiếng Anh” (chứ không biết đó là kiểu gọi quê mùa nửa nạc nửa mỡ tức “ba rọi” vì “tiếng” có thể là “thuần Việt” nhưng “Anh” thì hết sức thuần Tàu từ kiểu gọi Hán Viêt xưa là “Anh-Cát-Lợi”), cho đến nay chưa hề có bất cứ ai trên cõi ta bà này – dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ ngõ ngách nào trên thế giới đầy hoan lạc loạn lạc lầm lạc này – có bất kỳ nghiên cứu nào dù bằng mồm miệng hay bằng chữ viết về các ” mô hình dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam ” cả.

Chiến tranh khốc liệt đã làm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ có thể có một vài thông dịch viên tiếng Anh phục vụ yêu cầu ngoại giao, tình báo, và truyền thông radio, chứ không thể nào trong chiến tranh lại có đủ lực lượng giáo viên trung học giảng dạy trên toàn quốc cho tất cả các lớp trung học dù cấp trung học chỉ có từ lớp 6 đến lớp 9. Còn ý thức hệ tuyên giáo hoàn toàn tầm bậy tầm bạ phản khoa học rằng ” phải học tiếng nói của Lê Nin – tức Tiếng Nga – để hiểu được chủ nghĩa Mác-Lê” đã khiến sau 75 năm kể từ ngày lập quốc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến khi xóa hẳn tên Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới ngày 30-4-1975 lập nên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất cho đến nay là năm 2020 thì cái học ” tiếng nói của Lê Nin” đã không những ( a) chưa từng tạo nên một lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Nga, mà còn ( b) loại bỏ hẳn Tiếng Nga Tiếng Pháp ra khỏi các chương trình trung học chính quy cấp Nhà Nước để chỉ tập trung cho Tiếng Anh, đã vậy ( c) chưa hề có được một lực lượng lao động trẻ hùng hậu nào thuộc “cổ cồn trắng” hay “cổ cồn xanh” mà “giỏi” được Tiếng Anh cả, cũng như dẫn đến sự thật là ( d) chủ nghĩa Mác-Lê đã chưa từng được “hiểu” do đảng viên không học tiếng nói của Lê Nin nên ngày càng có đông hơn các đại quan đảng viên Cộng Sản chen nhau dành cuộc đời sau chấn song bền vững thay vì phục quốc – tức phục vụ quốc gia – và phụng quốc – tức phụng sự quốc gia – vững bền.

Với sự tổng hợp của hai thực tế sau 30-4-1975 rằng

1) Miền Bắc chưa hề có đủ lực lượng giáo viên Tiếng Anh cho cấp trung học (chỉ đến lớp 9) trước 30-4-1975 – chưa kể lực lượng giáo viên có thể có thì lại chỉ học đến lớp 9 là lên đại học nên không bao giờ có đủ trình độ đúng nghĩa về Tiếng Anh để mà giảng dạy để vừa có thành phẩm để chứng minh năng lực vừa có kinh nghiệm để có tư cách soạn sách giáo khoa Tiếng Anh và ngự ngôi cao trong Bộ Giáo Dục để cho ra các quyết sách về phương pháp dạy và học Tiếng Anh – nay lại phải gánh vác đại sự kéo dãn chương trình theo mô hình trung học đến lớp 12 như Miền Nam, còn

Bài này, do đó, thuộc chuyên ngành Ngữ Sử Học do Hoàng Hữu Phước khai sinh để lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới ghi nhận thực tế dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam để làm sử liệu các lối tư duy dựa trên thực tế thành công ở Việt Nam Cộng Hòa, từ đó hình thành cơ sở phản biện nghiêm túc hầu chấn chỉnh cách dạy và học Tiếng Anh ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để nhờ vậy sau 300 năm nữa ( tất tri tam bách dư niên hậu) Việt Nam chắc chắn sẽ có được lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Anh, trở thành lực lượng lao động có trình độ “giỏi” Tiếng Anh có phẩm giá cao trong nền kinh tế quốc dân ngay tại Việt Nam để các nữ nghị sĩ toàn chức sắc thạc sĩ/tiến sĩ Âu Mỹ không để Chủ Tịch Quốc Hội phải hạ mình xin nữ thủ tướng nước bạn rèn giúp Tiếng Anh.

B- Phân Biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” Và “Ngoại Ngữ”

Như đã rất nhiều lần nêu lên trong nhiều bài viết cũng trên blog này, tôi hay nhấn mạnh yếu điểm của Tiếng Việt trong tương quan với Tiếng Anh là đối với các từ ngữ mang tính học thuật hàn lâm Âu Mỹ thì việc lệ thuộc quá lớn vào chữ Hán đã biến ý nghĩa chuyển sang Hán-Việt tức sau khi thông qua một ngôn ngữ trung gian là Tiếng Tàu đã không còn mang nội hàm của từ Tiếng Anh nguyên bản (chẳng hạn từ Hán-Việt “dân chủ” dẫn đến ý nghĩa thuần Việt của “dân làm chủ” trong suy nghĩ của 100% người Việt, mà “dân làm chủ” thì hoàn toàn không hề là ý nghĩa của “democracy”, khiến từ tư duy chủ đạo của “dân làm chủ” thuần Việt mà người Việt không thể hiểu nội hàm đúng của “democracy” của Âu Mỹ là gì, v.v.).

Tương tự, ” mother tongue” có ý nghĩa duy nhất đúng là “ngôn ngữ mà một người sử dụng từ thủa ấu thơ đến khi lớn lên” ( the language which a person has grown up speaking from early childhood) hoặc là “ngôn ngữ chính tức first language của người ấy từ lúc sinh ra” ( the language that a person has been exposed to from birth). Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không dùng từ ” ngoại ngữ” mà dùng ” sinh ngữ 1” và ” sinh ngữ 2” vì học sinh trung học từ lớp 6 phải chọn Tiếng Anh hay Tiếng Pháp làm ” sinh ngữ 1” và từ lớp 10 phải chọn thêm một ” sinh ngữ 2” giữa Tiếng Anh và Tiếng Pháp khác với “ngoại ngữ” đã chọn trước đó (nếu chọn Tiếng Hoa hoặc Tiếng Nhật chẳng hạn thì phải tự học, chỉ khi thi Tú Tài mới sẽ có đề thi riêng của Bộ Giáo Dục chứ không nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia). Như vậy, theo định nghĩa gọi ” mother tongue” là ” first language” thì ” ngoại ngữ” được Việt Nam Cộng Hòa gọi là ” second language” vốn hoàn toàn hợp lý và đúng với ngay cả cách gọi của người Anh Mỹ trong thực tế vì họ cũng gọi ” ngoại ngữ” là ” second language “.

Do ý nghĩa từng từ một của ” mother tongue” là ” mẹ+ngôn ngữ“, người Việt dịch thành ” tiếng mẹ đẻ ” và đây là nguồn cơn của mọi sai lầm tư duy.

” Tiếng Mẹ Đẻ” nếu được nghĩ đó là ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” thì sai ở 5 điểm gồm

( a) mother là “chính/chủ lực” chứ không là “mẹ”,

( b) ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” phải được viết thành ” mother’s language” hay ” mother’s tongue” chứ không phải ” mother tongue “,

( c) mother tongue phải qua quá trình học/sử dụng chính trong cả cuộc đời trong khi tiếng mẹ đẻ trong tư duy người Việt thì lại hàm ý ngôn ngữ đương nhiên mà một người Việt có được dựa vào việc mẹ người ấy nói Tiếng Việt kể cả khi người đó từ nhỏ đã được gởi ra nước khác (hoặc sinh ở nước khác do cha mẹ công tác tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước khác) và học tập/lớn lên với việc sử dụng ngôn ngữ nước khác ấy,

( d) tại sao phải gọi là tiếng mẹ đẻ mà không là tiếng cha đẻ, và

( e) việc một người giỏi xuất sắc một “ngoại ngữ” và dùng “ngoại ngữ” ấy trong công việc hàng ngày hoàn toàn không có nghĩa đó là “ngôn ngữ chính” (tức “tiếng mẹ đẻ”) của người ấy mà muôn đời vẫn chỉ là “second language” (tức “ngoại ngữ”) của người ấy mà thôi.

Như vậy, quá trình đúng và thuận quy luật tự nhiên thích hợp cho sự phát triển tư duy để một người Việt Nam ở Việt Nam học Tiếng Anh thành công, do đó, là chỉ sau khi người ấy học xong cấp tiểu học ở Việt Nam để có thể yên tâm về “ngôn ngữ chính” ( mother tongue) tức Tiếng Việt của người ấy. “Ngôn ngữ chính” là để hình thành ý thức về ngữ nghĩa, ngữ cảnh, ngữ dụng, ngữ biểu, ngữ cảm, ngữ tạo, và ngữ biến, từ đó làm đà tiếp nhận ngôn ngữ để áp dụng một cách vô thức từ đó có cơ may “giỏi ngoại ngữ”.

Việc học ngoại ngữ, do đó,

– chỉ phát huy tác dụng tối ưu cho học sinh từ lớp 6 trung học;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo đúng bài bản chất lượng cao theo chương trình đặc thù tuyệt đối triệt để trong-môi-trường-hoàn-toàn-không-có-Tiếng-Việt do toàn các chuyên gia thạc sĩ/tiến sĩ trực tiếp giảng dạy thì chỉ là công đoạn đào tạo sẵn lực lượng gián điệp tương lai có ” tiếng mẹ đẻ” khác, có hoạt động nói/viết/suy nghĩ/mớ ngủ/mê sảng/buộc miệng đều bằng ” tiếng mẹ đẻ ” khác ấy, nghĩa là Tiếng Việt trở thành “ngoại ngữ” không quen thuộc, nhằm cài cắm họ vào các quốc gia khác sống y như người bản xứ không thể bị phát hiện;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo hay tiểu học được dạy bởi những giáo viên buộc– phải-dạy-Tiếng-Anh-mẫu-giáo-và-tiểu-học-chỉ-vì-học-kém-hơn-cấp-cử-nhân, trong môi trường sống có đến gần 90% thời gian sử dụng toàn Tiếng Việt, thì tất nhiên không bao giờ là bài bản đúng để có thể kỳ vọng những đứa bé ấy khi “già đầu” sẽ “giỏi ngoại ngữ”.

Trong công tác hàn lâm lĩnh vực ngôn ngữ mà không phân biệt được chính-phụ và “tiếng mẹ đẻ”-“ngoại ngữ” thì muôn đời thất bại.

Các đặc công thủy hoặc đặc công người nhái tinh nhuệ có kỹ năng tuyệt luân sinh tồn dưới sông sâu biển cả trong các nhiệm vụ đặc biệt tấn công/phá hoại/tiêu diệt đối phương. Nhưng họ đương nhiên không bao giờ là cá để ăn tôm cá sống hay xác trôi sông/ngủ say dưới nước/vệ sinh dưới nước/uống nước sông nước biển/sinh hoạt tình dục lưu truyền nòi giống dưới sông dưới biển, chưa kể dù có chiến đấu giỏi bơi nhanh như chớp và lặn sâu lâu không cần dưỡng khí thì họ chỉ được thu nạp vào đội ngũ chỉ khi chứng tỏ có sức khỏe tuyệt luân ở trên bờ. Từ đó suy ra người ta chỉ có thể “giỏi ngoại ngữ” sau khi đã nắm vững “tiếng mẹ đẻ” mother tongue, và vấn đề, do đó, tùy vào quyết định xem ngôn ngữ nào là “tiếng mẹ đẻ” và ngôn ngữ nào là “ngoại ngữ” để có phương pháp học tập phù hợp để trở thành “người Việt giỏi ngoại ngữ” (để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân sau này) hoặc “người Việt có tiếng mẹ đẻ không phải Tiếng Việt” (để phục vụ công tác gián điệp sau này – nhưng người Việt ấy ắt phải tuyển chọn từ trẻ em tại các cô nhi viện). Chỉ có người khỏe trên bờ làm người nhái chứ không có chuyện con nhái làm người nhái. Chỉ có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Việt mẹ đẻ thành người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ” chứ không có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Anh mẹ đẻ làm người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ”. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsensenesscủa Hoàng Hữu Phước.

Tất cả những người trưởng thành/thương nhân Âu Mỹ và các quan chức các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam giỏi Tiếng Việt vì họ đã không bao giờ học “ngoại ngữ” Tiếng Việt từ mẫu giáo hay tiểu học, mà chỉ học Tiếng Việt ngoại ngữ sau khi họ đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ và đặc biệt khi họ đã trưởng thành trong tư duy để làm chủ phương pháp học ngoại ngữ nhanh nhất, bài bản nhất, hiệu quả nhất. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsenseness của Hoàng Hữu Phước.

Cái commonsenseness mà Hoàng Hữu Phước (và các danh nhân nước ngoài – kể cả gã Khổng Khâu tức Trọng Ni – từ thời thượng cổ đến nay) luôn cổ súy/khoe khoang/dạy đời/áp dụng ở đây sẽ phải là:

học sinh Việt Nam ở Việt Nam chỉ có cơ hội giỏi ngoại ngữ Tiếng Anh nếu không bao giờ học ngoại ngữ Tiếng Anh từ cấp mẫu giáo hay cấp tiểu học nghĩa là chỉ học ngoại ngữ Tiếng Anh sau khi đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ nếu đó là Tiếng Việt hoặc tiếng nào khác không phải Tiếng Anh.

C- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại

Có lần trên báo Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động – rất tiếc tôi chưa tìm ra tờ báo cũ để chụp hình bài viết) có đăng bài biện luận của tôi về học ngôn ngữ theo nhà ngôn ngữ học Mỹ giáo sư tiến sĩ Noam Chomsky, người đã từng đến Hà Nôi trong thời gian chiến tranh chống Mỹ còn học thuyết về văn phạm phái sinh của ông đã được lớp tôi nghiên cứu tại Đại Học Văn Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và ngay lập tức có vị độc giả nọ viết thư phản ảnh trên báo rằng chính Noam Chomsky có bảo đó là ” học Tiếng Anh từ năm đầu đời“. Tôi vội viết thêm một bài cho Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động?) giải thích rằng vị độc giả ấy hoàn toàn sai vì Noam Chomsky người Mỹ nên đã tiến hành nghiên cứu với hàng ngàn gia đình Mỹ và đương nhiên người Mỹ nói Tiếng Anh nên mô hình sau hoàn toàn đúng khi nói về trẻ em Mỹ học Tiếng Anh (tức “tiếng mẹ đẻ” của các bé ấy) và mô hình đó cũng hoàn toàn trùng lặp vơi quy trình học “tiếng mẹ đẻ” của toàn nhân loại:

nghĩa là trẻ em sơ sinh Việt tại gia đình Việt trên đất Việt có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Việt sẽ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cũng tuần tự qua các quy trình trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết.

Đó là quy trình tự nhiên về “tiếng mẹ đẻ” của hài nhi. Tiếc là ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ có Hoàng Hữu Phước nhận ra đó là quy trình học tiếng mẹ đẻ của trẻ thơ ở bất kỳ quốc gia nào chứ hoàn toàn không phải quy trình học ngoại ngữ của trẻ thơ và người lớn ở bất kỳ quốc gia nào.

D- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

Cũng vì tất cả người Việt nào đọc Noam Chomsky theo kiểu vị độc giả ba-chớp-ba-nháng trên cũng cứ hễ thấy chữ “Tiếng Anh” là vội quy chụp ngay đó là “ngoại ngữ” rồi quy kết ngay đó là “quy trình học Tiếng Anh”, từ đó dẫn đến tư duy sai rằng tại trường lớp dạy Tiếng Anh tất phải theo quy trình Nghe-Nói-Đọc-Viết ấy của hài nhi Tây, khiến liên tục phạm sai lầm khi xem Viết Tiếng Anh English Writing là công đoạn cuối cùng của tiến trình học Tiếng Anh, nên dành thời gian chủ yếu tập trung cho Luyện Nghe Listening và Luyện Nói Speaking, xem nhẹ Viết Tiếng Anh khiến không bao giờ giỏi Viết Tiếng Anh mà một khi đã kém Viết Tiếng Anh thì không bao giờ giỏi hùng biện Tiếng Anh tức Nói Tiếng Anh Cao Cấp, làm 45 năm sự nghiệp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam từ ngày thống nhất trở nên hỏng bét:

Tôi buộc phải hợp lý hóa chi tiết cái mô hình hàn lâm của Noam Chomsky như sau dưới tên gọi chính xác ” Mô Hình Học Tiếng Mẹ Đẻ ” để làm rõ cái công thức tối giản của Noam Chomsky để đồng bào Việt hiểu rằng ở Việt Nam toàn bộ các đại quan phụ trách phát triển việc dạy và học Tiếng Anh đã hoàn toàn sai do đần độn không có chút hiểu biết nào để nhận ra sự thật và bản chất vấn đề:

theo đó, hài nhi “nghe” các âm thanh thốt ra từ miệng của mẹ/cha/nhũng người chung quanh, dần dần “lập lại” một cách máy móc mà không hiểu các ý nghĩa từ vựng, thời gian sau sẽ “nói chủ động” câu ngắn mỗi khi có đòi hỏi hoặc muốn kêu gọi, để rồi khi có thêm vài tuổi được cha mẹ dạy cho tập đồ chữ cái/phát âm chữ cái/nhận diện chữ, quy trình ấy dần nâng cao theo cấp lớp học thành viết chữ/đọc câu/đọc bài/chép bài/học thuộc lòng bài/trả bài, rồi trả lời miệng các câu hỏi tức “đọc hiểu”, trả lời viết cho phần “đọc hiểu” để hình thành viết luận văn tức viết thành bài hoàn chỉnh với ba phần nhập đề-thân bài-kết luận. Tất cả cho thấy không có sự tách bạch trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ”của con người từ giai đoạn hài nhi trở lên, mà chính ra là – theo Hoàng Hữu Phước – có sự hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt, của cả 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ” tự nhiên nơi trẻ em.

Tuyệt Đối Đúng: Nghe-Nói-Đọc-Viết chỉ đơn thuần là 4 kỹ năng được liệt kê tuần tự trước-sau theo thứ tự xuất hiện trong quá trình phát triển tự nhiên toàn thời gian đối với “tiếng mẹ đẻ” tại gia đình và trong môi trường sống của con người lúc còn nằm nôi. Thứ tự ấy biến mất sau khi trẻ em tiến vào giai đoạn số 5 của mô hình Hoàng Hữu Phước nghĩa là lúc trẻ em cầm chiếc bút chì để tập đồ chữ cái để đưa 4 kỹ năng ấy vào giai đoạn đồng hành xuyên suốt của hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt.

Tuyệt Đối Sai: Nghe-Nói-Đọc-Viết là công thức tuần tự trước-sau các bước phải theo để một người Việt Nam học ” ngoại ngữ” ở Việt Nam dù mỗi ngày học một ít giờ ” ngoại ngữ” tại lớp học nội/ngoại ở Việt Nam, dù không theo tự nhiên của toàn nhân loại, và dù con người Việt Nam ở Việt Nam ấy còn là học sinh ở Việt Nam hay đã đủ sức tháo nôi vác đi bán ve chai hoặc lui cui lắp ráp nôi cho đứa con mới sinh của anh ta/chị ta tại Việt Nam.

E- Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

Như đã nói trong bài trước rằng commonsenseness đối với việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nhất thiết phải là

( a) không được dựa theo sự thăng hoa ý tưởng của những thạc sĩ/tiến sĩ học thiếu năm ở trung học – chỉ đến lớp 9, không giỏi Tiếng Anh, không viết được bất kỳ bài nào ra hồn bằng Tiếng Anh từ khi mang danh thạc sĩ/tiến sĩ mà “cư dân mạng” từng biết đến, không có kinh nghiệm giảng dạy thành công Tiếng Anh dù tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà phải

( b) dựa vào những phương pháp/giáo trình đã được chứng minh thành công trong thời gian dài tại Việt Nam Cộng Hòa vì nó tương tự như các vũ khí chiến thuật và chiến lược tối tân của Mỹ cùng kho ngoại tệ và vàng tịch thu được của “Mỹ Ngụy” mà theo commonsenseness thì “cách mạng” phải ra sức bảo vệ thay vì đốt bỏ.

Mô hình sau là thứ vũ khí tối tân/vàng/ngoại tệ tịch thu được của ” Ngụy Quân & Ngụy Quyền ” lẽ ra đã phải được bảo quản, duy tu, đánh bóng, sử dụng, phát huy, nâng giá bán của thành phẩm trên thị trường quốc tế:

Bộ veston nam đã đạt đến độ tuyệt mỹ của nó như thành tựu cao nhất và cuối cùng của nhân loại nên mọi sự cách tân – nếu có – của bộ veston nam sẽ chỉ là thứ kỳ quái không-tồn-tại-lâu cho hạng celebrity kỳ quái không-tồn-tại-lâu chứ không bao giờ được mặc bởi giới quý tộc nam, giới tỷ phú nam, giới chính khách nam, và giới lãnh đạo doanh nghiệp nam.

Mô hình dạy và học Tiếng Anh thành công ở Việt Nam Cộng Hòa đã đạt đến độ tuyệt hảo như thành tựu cáo nhất và cuối cùng của người Việt Nam nên mọi sự cách tân – nếu có – của phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam sẽ chỉ là trò hề kỳ quái tồn tại lâu chừng nào càng đẩy đất nước Việt Nam vào bế tắc không có học sinh/sinh viên/người lao động giỏi Tiếng Anh.

F- Kết Luận

Bài Thí Sinh Lỡ Cơ Hội Vào Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh Vì Chứng Chỉ Tiếng Anh Ư? đã nêu các chi tiết phân loại về các chứng chỉ Tiếng Anh Michigan Proficiency, TOEFL, IELTS và TOEIC cấp cho người học Tiếng Anh ở Việt Nam và tại các nước không-nói-tiếng-Anh tức những nơi mà Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue), phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của họ. Trong khi đó, TESOL (tức Teaching English to Speakers of Other Languages – Dạy Tiếng Anh Cho Người Nói Các Ngôn Ngữ Khác) là loại chứng chỉ về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh dành cho người dạy Tiếng Anh tại Việt Nam và những quốc gia mà nơi đó Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue). Điều này khẳng quyết luận điểm của Hoàng Hữu Phước là hoàn toàn đúng : không bao giờ có một phương pháp chung cho việc dạy và học Tiếng Anh cho cả người có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Anh tại những nước nói Tiếng Anh, và cho người có “tiếng mẹ đẻ” không-phải-Tiếng-Anh tại những nước không-có-ngôn-ngữ-chính-là-Tiếng-Anh, chưa kể phương pháp dạy “tiếng mẹ đẻ” cho trẻ em thuần dựa theo tự nhiên phải nghiên-cứu-để-nhận-diện-cái-bài-bản-đang-tự-nhiên-tồn-tại lại hoàn toàn khác với phương pháp dạy “ngoại ngữ” cho người-không-còn-là-hài-nhi thuần dựa theo bài-bản-phải-đề-ra-để-nghiên-cứu-và-áp-dụng.

Tóm lại, Nghe-Nói-Đọc-Viết là quy trình tự nhiên trong phát triển ngôn ngữ chỉ nơi trẻ nằm nôi.

Tóm lại, hiện trạng thê thảm của trình độ Tiếng Anh của học sinh Việt Nam sau 45 năm đầu tư tập trung của Nhà Nước chứng minh rằng Việt Nam chưa từng có các quan chức ra hồn về phát triển dạy/học Tiếng Anh ở Bộ Giáo Dục. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ nghiên cứu nào ra hồn ở Việt Nam về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, cái commenseness đương nhiên sẽ là: mô hình Hoàng Hữu Phước về quy trình học Tiếng Anh ở Việt Nam là duy nhất đúng, duy nhất khả thi, duy nhất có thể chứng minh nếu áp dụng thì năm 2040 tức chỉ sau 20 năm nữa thôi thì tình hình chất lượng Tiếng Anh của học sinh/sinh viên Việt Nam tại Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều lần cái kết quả chả ra gì của năm 2020 vốn chỉ cho thấy sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam nào ở Việt Nam hay đã tẩu thoát khỏi Việt Nam viết nên bất kỳ thứ gì bằng Tiếng Anh mà chất lượng ” xém” bằng, ngang bằng, hay tốt hơn bài Thư Gởi Giáo Hoàng Francis của Hoàng Hữu Phước, nên Hoàng Hữu Phước là người duy nhất ở Việt Nam có thẩm quyền nói về phương pháp dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, và tất nhiên Hoàng Hữu Phước không công nhận giá trị bất kỳ các phản biện của bất kỳ ai nhất là khi nó được viết không bằng Tiếng Anh và không bởi người có tư cách nói về dạy/học Tiếng Anh. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, đây là bài viết duy nhất có giá trị thực tiễn về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam cho người Việt Nam. Đó cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, một chính phủ thông minh thực tâm vì nước vì dân và chống tham nhũng luôn đương nhiên sử dụng Hoàng Hữu Phước trong quản lý sự nghiệp phát triển dạy/học Tiếng Anh cho người Việt ở Việt Nam. Đó đương nhiên cũng là kết luận tự nhiên dựa trên commonseness.

Và tóm lại, Hoàng Hữu Phước đã đúng về mọi cái “tóm lại” ở trên. Và đó đương nhiên cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Giảng-sư Anh-văn (Nguyên giảng viên English Lexicology, British Civilization & Literature, English Composition, Business English, Interpretation & Translation, và English Grammar tại các trường Cao Đẳng Sư Phạm TP HCM, Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, Trung Tâm Điều Phối Đại Học Michigan, Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học FOSCO KM, và Trường Cao Đẳng Doanh Thương Hoa Kỳ, v.v.), Nhà Biện-thuyết, Nghị-sĩ Khóa XIII.

Twitter: @HoangHuuPhuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh), @RealHoangHPhuoc (tham gia từ 2017 bằng tiếng Anh)

Parler: @hoanghuuphuoc (tham gia từ 2020 bằng tiếng Anh)

GAB: @HoangHuuPhuocVietnam (tham gia từ 2020 bằng tiếng Anh)

Anphabe: https://www.anphabe.com/profile/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Việt)

LinkedIn: https://vn.linkedin.com/in/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh và Việt)

WordPress (tham gia từ 2013 bằng tiếng Anh và Việt): https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com

Commonsenseness: Commonsenseness 31-8-2020

Giáo Hoàng Francis: Letter to His Holiness Pope Francis 01-8-2017 (bản dịch Tiếng Việt: Thư Gửi Đức Giáo Hoàng Francis 01-8-2017)

Sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam: Nhận Xét Về Sự Thất Bại Của Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Chính Quy Ở Việt Nam 23-9-2020

Thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam: Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam 30-12-2015

Trọng Ni: “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ; Thiên hữu sinh Lăng Tần, thiên tuế như cửu đán“ (Trời mà không sinh ra Trọng Ni, thì vạn kiếp biến đêm dài; Trời đã tạo được Lăng Tần, để vạn thủa hóa hừng đông).

Việt Nam bắt đầu đào tạo giáo viên Tiếng Anh sai bậy: Cao Minh Thì 28-6-2020

Việt Nam Cộng Hòa: Việt Nam Cộng Hòa 13-9-2019

Khóa Học Tiếng Trung Online Miễn Phí Của Đại Học Bắc Kinh, Trung Quốc

Covid ở nhà thì làm gì? Thời gian rảnh muốn học online mà lại sợ tốn kém, sợ không đủ chất lượng? Vậy thì khóa học tiếng Trung Online miễn phí kéo dài 7 tuần của Đại học Bắc Kinh sẽ đồng hành cùng bạn.

Sự đặc biệt của khóa học này nằm ở chỗ:

✔ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. ✔ PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT giúp chúng ta có thể dễ dàng theo dõi. ✔ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN cho ai có nhu cầu. ✔ THẢO LUẬN trên diễn đàn để học viên có thể trao đổi với giáo viên và các bạn học khác.

Đây là một khóa học tiếng Trung cho người mới bắt đầu, bao gồm giới thiệu về ngữ âm và cách diễn đạt hàng ngày. Sau khi tham gia khóa học này, học viên có thể hiểu cơ bản tiếng Trung Quốc và thực hiện các cuộc trò chuyện cơ bản về cuộc sống hàng ngày như trao đổi thông tin cá nhân, nói về lịch trình, hỏi về giá cả, giới thiệu thành phố và thời tiết, nói về sở thích,…

Link khóa học: https://www.coursera.org/learn/learn-chinese

CÁCH THỨC ĐĂNG KÍ HỌC

Bước 1: Truy cập vào đường link  https://www.coursera.org/learn/learn-chinese

Bước 2: Nhấn vào Log in để đăng nhập, nếu chưa có tài khoản, chọn Join for Free để đăng kí

Tại đây, bạn thực hiện đăng nhập theo 2 phương thức

Cách 1: Thông qua các tài khoản MXH như Facebook/Google

Cách 2: Thông qua Email

Vào email bạn vừa dùng đăng kí để xác nhận tài khoản, nhấp vào đường Link đính kèm email để xác nhận.

Hiện ra thông báo sau tức là bạn đã xác nhận email thành công.

Ở website, hiện ra giao diện sau, nhấn Skip để bỏ qua.

Vào lại đường link https://www.coursera.org/learn/learn-chinese và bắt đầu khóa học thôi!

Nếu bạn muốn lấy chứng nhận, bạn cần trả phí là 49$.

Giao diện khóa học vô cùng thân thiện, dễ thao tác.

XEM THÊM

KINH NGHIỆM XIN HỌC BỔNG THÀNH CÔNG

TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP: MUA ĐỒ TẠI CỬA HÀNG

CÀI ĐẶT BỘ GÕ TIẾNG TRUNG CHO MÁY TÍNH

HỌC TIẾNG TRUNG QUA CHỦ ĐỀ: ĐI MUA SẮM PHẦN 1

CÁC CẤU TRÚC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ TRONG TIẾNG TRUNG

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!