Xu Hướng 5/2023 # Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái) # Top 13 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái) # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái) được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổng số dân: 30.243 (1999)

Khu vực có số dân đáng kể: Kon Tum, Quảng Nam Việt Nam

Ngôn ngữ: Tiếng Giẻ Triêng, tiếng Việt, khác

Tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian

Dân tộc Giẻ Triêng là người dân một dân tộc nhỏ, với số dân khoảng 30.000 người[1], sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum, vùng miền núi tỉnh Quảng Nam (trên 99,2%). Người Giẻ Triêng nói bằng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Dân tộc Giẻ Triêng còn biết qua các tên: Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang. Có thể cùng là một dân tộc với người Talieng tạiLào.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giẻ Triêng ở Việt Nam có dân số 50.962 người, cư trú tại 29 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Giẻ Triêng cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (32.644 người, chiếm 62,1% tổng số người Giẻ Triêng tại Việt Nam), Quảng Nam (19.007 người, chiếm 37,3% tổng số người Giẻ Triêng tại Việt Nam), ngoài ra còn có tại Đắk Lắk (78 người) và một số ít ở các tỉnh khác[2].

Dân tộc Giẻ Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Ngoài ra học còn săn bắn, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả, nấm… làm thức ăn hàng ngày. Người Giẻ Triêng còn nuôi trâu, bò, lợn, gà nhưng chủ yếu chỉ dùng vào lễ hiến sinh.

Mỗi người dân tộc Giẻ Triêng (trừ nhóm Bnoong) đều có họ kèm theo tên, nhưng họ của đàn ông khác với họ của đàn bà. Mỗi họ đều có việc kiêng kỵ, một truyện cổ giải thích về tên họ và điều kiêng kỵ đó. Xưa kia, con trai theo họ bố, con gái theo họ mẹ.

Theo tục lệ cũ, con trai khoảng 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà rông, khoảng 13-15 tuổi thì cà răng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ. Con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Trước khi lập gia đình, con trai phải biết đan lát, biết tấu chiêng cồng, các cô gái phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Cô gái phải chuẩn bị đủ 100 bó củi đẹp để nộp cho nhà trai trong lễ cưới. Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ phải sống và luân phiên chuyển nhà từ nhà cha mẹ vợ sang nhà cha mẹ chồng, và ngược lại cứ ba đến bốn năm một lần, cho đến khi cha mẹ một bên qua đời mới định cư một chỗ.

Dân tộc Giẻ Triêng khi chết được chôn trong quan tài độc mộc, có đẽo tượng đầu trâu, huyệt đào rất nông, đưa đám tang chỉ có vài người nhà và sau một thời gian thì làm lễ bỏ mả để đoạn tang.

Dân tộc Giẻ Triêng ở nhà sàn dài, nhiều nơi làm mái đầu hồi uốn khum hình mu rùa. Thường thì các nhà trong làng được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Khác với nhà rông của một số dân tộc khác, nhà sàn Giẻ Triêng được hành lang chạy dọc chia đôi: một nửa dành cho nam giới, nửa kia dành cho phụ nữ.

Hiện nay, dân tộc Giẻ Triêng ở Kon Tum làm nhà sàn ngắn và vài hộ gia đình cùng chung sống với nhau. Những nhà này cũng có những đặc trưng đáng quan tâm: nhà sàn mái hình mai rùa, hai đầu đốc được trang trí bằng hai sừng trâu.

Nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu. Thân ở trần hoặc mặc tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Họ mang khố khổ hẹp, dài không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Nam cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố mang chuỗi hạt vòng. Trong các dịp tết lễ, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm, có các sắc màu trang trí phủ kín thân.

Phụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài, quấn sau gáy. Họ không mặc áo mà mang loại váy dài, cao sát nách. Đây là loại váy ống tương đối dài rộng. Đầu váy, giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này là một đặc điểm rất khác biệt của phụ nữ Gié Triêng, ít gặp ở các dân tộc khác từ Bắc vào Nam. Đây cũng là một lý do trang phục Giẻ Triêng được chọn vào “Làng văn hóa các dân tộc”. Lối mặc váy, đặc biệt là quấn mép ra trước giữa thân, đầu váy còn thừa (váy loại này thường dài – cao gấp rưỡi váy bình thường), lộn ngược ra phía trước hoặc quấn thành nhiều nếp gấp ra xung quanh trông như một chiếc áo ngắn. Phụ nữ còn mang vòng tay vòng cổ.

Trang phục Giẻ Triêng là đặc điểm riêng, cùng với một số dân tộc khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có giá trị quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử trang phục ở Việt Nam.

Hoàng Minh Thái (sưu tầm)

Share : Dân tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái)

Dân tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái)

Oleh quang pham

Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Dao Ở Việt Nam (Vi Đức Hòi)

Dân tộc Dao còn cócác tên gọi khác: Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền…. là một dân tộc có số dân đứng hàng thứ 9 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam , với gần 1 triệu người. Người Dao cư trú tại các bản làng miền rừng núi trải rộng từ phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,…đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào sinh sống ở khu vực Tây Nguyên… dân tộc Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Tên gọi các nhóm Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong tục, tập quán mà còn dựa trên trang phục và những đặc điểm truyền thống bên ngoài, như Dao Đỏ (Dao Sừng, Dao Đại Bản…); Dao Quần Chạt (Dao Sơn đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng…); Dao Lo Ga (Thanh Phán, Cóc Mun); Dao Tiền ( Dao deo tiền, tiểu bản); Dao Quần trắng (Dao Họ); Dao Thanh Y; Dao Làn Tẻn (ở Tuyên Quang mặc Áo Dài). Dân tộc Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán, mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ. Trang phục của người phụ nữ Dao thường là áo, yếm, chân quấn xà cạp, cùng các đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu… Trang phục của nam giới, thường là chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực. Tiến sỹ Võ mai Phương, Viện bảo tàng Dân tộc Việt Nam, cho biết: Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy ngay vì màu sắc nổi bật là màu đỏ. Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của họ. từ áo quần váy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo. Vậy khi nhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang phục. Hay như Dao Tiền thì là nhóm Dao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao. Những nhóm khác thường mặc quần áo. Trên trang phục nữ dân tộc Dao tiền thì in sáp ong. Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là hoa văn đồng tiền. Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó là đầu người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống. Hay như nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu trắng trong trang phục của họ.

Dân tộc Dao là một trong những dân tộc cho đến bây giờ vẫn duy trì được bản sắc truyền thống đậm nét, không chỉ thể hiện qua trang phục, mà còn thể hiện qua tiếng nói. Dân tộc Dao được chia nhiều nhóm người khác nhau nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất cho thấy rõ mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau. dân tộc Dao sinh sống ở nhiều vùng, miền nhưng sinh hoạt cộng đồng vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, người Dao chỉ mong là gả trong cộng đồng. Đấy là một trong những đặc điểm để dân tộc Dao giữ gìn ngôn ngữ và phong tục tập quán của mình. Cùng với đó, văn hóa tâm linh là yếu tố vô cùng quan trong trong đời sống người Dao, thể hiện đặc biệt qua nghi lễ cúng bái. Tiến sỹ Mai Phương cho biết: Việc truyền nghề thày cúng rất quan trọng trong đời sống dân tộc Dao. Khi đã truyền nghề thày cúng thì bắt buộc phải biết viết, biết đọc chữ nôm Dao. Việc học chữ Nôm Dao cũng chính là hình thức truyền nghề cho con cháu mà còn là duy trì chữ viết và tiếng nói của họ rất rõ. Hàng năm dân tộc Dao có nhiều lễ hội, thường những lễ hội này. Trong lễ hội, hát đối đáp bằng tiếng Dao nên đây cũng là nét truyền thống để họ duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Để duy trì được tiếng Dao trong cộng đồng dân tộc người Dao, những người già trong bản làng thường dạy con cháu viết và đọc từ những cuốn sách cổ chữ Dao. Những cuốn sách cổ này hầu như gia đình nhà người Dao nào cũng có. Nhóm Dao Họ là nhóm Dao sống gần miền xuôi và tiếp cận thường xuyên với người Kinh hoặc các nhóm người dân tộc khác. Bản thân những nhóm người Dao họ cũng có thể nói và hiểu được ngôn ngữ của những nhóm dân tộc khác, tuy nhiên, bằng nhiều cách trong cuộc sống, nhóm Dao Họ vẫn duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ tiếng Dao của dân tộc mình. Bác Bàn Văn Sang, nhóm Dao Họ, xã Sơn Hà, thôn Khế Mụ, huyện Bảo Thắng, Lào Cai cho biết: Con cháu trong họ chỉ lấy người dân tộc Dao. Dù ra ngoài nhiều nói tiếng kinh rất rõ nhưng về nhà cả gia đình lại chỉ giao tiếp với nhau bằng 1 ngôn ngữ tiếng Dao. Trong làng cứ những ai biết nhiều chữ Dao sẽ được người trẻ tìm đến tập trung học. Nhiều người rất thích học vì chúng tôi đều có các loại sách và đều được giữ cẩn thận trong nhà. Nhà nào cũng có sách nên nếu nhà này có mất thì đã có nhà kia. Nhất là những nhà đi cúng thì đều có sách và sách nhiều. Sách truyện, sách đám cưới, sách cúng đều có. Trong gia đình tôi ai cũng đều biết chữ Dao. Cứ đến dịp tết và ngày lễ của người Dao chúng tôi lại cùng con cháu quây quần ngồi đọc sách chữ Dao. Nên trong nhà tôi không chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Dao mà ai cũng biết đọc, biết viết chữ Dao.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của các dân tộc ít người có phần bị ảnh hưởng, nhưng dân tộc Dao vẫn giữ được nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc của đời sống. Chính những nét văn hóa đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Share : Dân tộc Dao ở Việt Nam (Vi Đức Hòi)

Dân tộc Dao ở Việt Nam (Vi Đức Hòi)

Oleh quang pham

Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Nhạc Cụ Của Dân Tộc Giáy Tại Tỉnh Lào Cai (Mông Xuân Vanh)

Nhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai (Mông Xuân Vanh)

Nhạc cụ của người dân tộc Giáy chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt đời thường, gồm nhóm nhạc cụ hơi như kèn (pồ lế), sáo lá (pơ bơ mấy), sáo lưỡi (nau lín), sáo ngang (náu lín), sáo ngang (náu vang); nhóm nhạc cụ màng rung có trống (trổông) và nhóm nhạc cụ tự thân vang có não bạt (xéo). Trai gái dân tộc Giáy thường tìm hiểu nhau qua tiếng sáo lá, sáo lưỡi, còn trong những ngày lễ Tết đầu xuân năm mới, âm thanh của kèn kết hợp với trống và não bạt thực sự đã làm nên phần hồn sống động cho buổi lễ.

Sáo lá tiếng Giáy là Pơ bơ mấy. Hầu như lá cây nào cũng có thể thổi được nhưng người Giáy thường lấy những lá dày như lá sa nhân hay lá ổi thì tiếng sáo đẹp mà sáo cũng bền hơn. Đối với người Giáy, cả con trai và con gái đều thổi được sáo lá. Khi diễn tấu, hai tay cầm hai bên mép của chiếc lá sát với miệng thổi để làm thẳng phần lá đưa vào môi. Cùng lúc đưa vào môi, người ta tạo một nếp gấp nhỏ ở mép lá để làm lam cho kèn.

Sáo lưỡi gà (Nau lín) là nhạc cụ hơi chi lưỡi gà rung tự do. Sáo được làm bằng một loại tre nhỏ. Khi làm người ta để một đầu có mấu kín, một đầu rỗng. Đầu mấu kín có đặt một lưỡi gà bằng đồng và dùng để thổi. Toàn bộ thân sáo dài khoảng 30 cm, có 6 lỗ bấm phía trên và 1 lỗ bấm phía dưới. Sáo lưỡi gà là nhạc cụ không kiêng cữ, thường được dùng để đi chơi bản (đi đường, giao duyên). Muốn hẹn hò với người mình yêu, các chàng trai cô gái Giáy thường dùng tiếng sáo lưỡi gà để gọi người yêu đến.

Sáo ngang tiếng Giáy gọi là Náu Vang thuộc họ hơi. Sáo được làm bằng tre, dài khoảng 50cm, hai đầu rỗng không có mấu. trên thân sáo có 1 lỗ thổi hình bầu dục và 6 lỗ bấm hình tròn được khoét trên một hàng thẳng. Sáo ngang là nhạc cụ dùng cho nam giới sử dụng và chủ yếu chỉ thổi trong đám cưới. Trong đám cưới của người Giáy, người thổi sáo ngang của nhà trai sẽ sang nhà gái đón dâu. Khi nhà gái tiễn cô dâu ra cửa, tiếng sáo ngang trầm, buồn cất lên thường khiến cho cả nhà gái phải bật khóc. Khi đến nhà trai, sáo ngang tham gia vào nghi thức cúng tổ tiên và lúc đôi vợ chồng đến lạy trước bàn thờ.

Kèn (Pồ Lế) là nhạc cụ họ hơi, chi dăm kép. Toàn bộ chiều dài của kèn dài khoảng 45 cm. dăm kèn được làm từ tổ sâu, thân kèn được làm bằng gỗ và loa kèn bằng đồng. kèn có 7 lỗ bấm để tạo cao độ. Nếu các loại sáo thường dùng độc tốc thì kèn chủ yếu chỉ hòa tấu với trống (Trôổng) và não bạt (xéo). Trong đám cưới, kèn và bộ gõ thường hòa tấu nhiều bản nhạc. khi khách của nhà gái đến, đội kèn trống của nhà trai ngồi trong nhà hòa tấu bài Chào khách (Tóong hệch). Trên đường đi đến nhà gái đón dâu có bản nhạc Đi đường (Pay răn). Trong lúc đám cưới diễn ra ở cả nhà trai và nhà gái không lúc nào thiếu vắng âm thanh của kèn và bộ gõ.

Chùm nhạc tiếng Giáy gọi là lếch được sử dụng trong điệu múa Then.

Mông Xuân Vanh (sưu tầm)

Share : Nhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai (Mông Xuân Vanh)

Nhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai (Mông Xuân Vanh)

Oleh quang pham

Chuyện Hồ Chí Minh Cưới Nguyễn Thị Minh Khai

Bài 13: CHUYỆN HỒ CHÍ MINH CƯỚI NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Trích sách “Chuyện nước non đau lòng tới nghìn năm” của Bùi Anh Trinh do Làng Văn phát hành năm 2008 : Sự thật về chuyện Hồ Chí Minh cưới Nguyễn Thị Minh Khai

Tất cả mọi tin đồn về chuyện ông Hồ Chí Minh có thời sống chung với bà Nguyễn Thị Minh Khai đều khởi đầu từ bài viết của bà Quin Judge đăng trên Website của trường Đại học Yale Hoa Kỳ năm 1994. Sau đó ông Bùi Tín xin phép dịch lại một đoạn nói về chuyện bà NTMK và xuất bản thành cuốn sách “Về Ba Ông Thánh” năm 1995. Sau đó các nhà nghiên cứu sử Việt Nam cứ căn cứ vào “Về Ba Ông Thánh” để làm tài liệu dẫn chứng mỗi khi nhắc tới chuyện tình ái của ông Hồ Chí Minh.

Năm 1992, sử gia Quinn Judge đang làm việc tại Mạc Tư Khoa. Năm đó các tài liệu mật của tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Cọng sản (CSQT) được đưa ra công chúng. Sở dĩ bà Quinn Judge chú ý tới tài liệu nói về CSVN vì trước năm 1975 bà và chồng phục vụ trong ngành báo chí quốc tế tại Sài Gòn. Khi đọc hồ sơ lưu trữ về ĐCSVN, có 3 tài liệu đề cập tới một người phụ nữ khiến cho Quinn Judge quan tâm:

(1) – Hồ sơ RC 495,154,569: Một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Cục Viễn Đông/ CSQT ở Thượng Hải, yêu cầu ông Nguyễn Ái Kvak báo trước 2 tháng ngày làm đám cưới của ông. Để tìm hiểu thêm về lá thư này, bà Quinn Judge đối chiếu với một bức thư khác của ông NAQ được lưu trữ tại Văn khố Quốc gia Pháp, hồ sơ mang số chúng tôi 367, đây là thư của ông Nguyễn Ái Kvak gửi cho Cục Viễn Đông vào ngày 12-2-1931, trong thư có nói vợ ông đang bận đón tết Nguyên Đán và đón khách từ Sài Gòn, Hà Nội.

(2) – Hồ sơ RC 495,154,688: Một bức điện của Hà Huy Tập tại Hồng Kông, ngày 31-3-1935, báo cáo cho Mạc Tư Khoa danh sách 6 đại biểu tham dự đại hội 7 Cọng Sản Quốc tế, gồm có Litvanop, Quốc, Cao Bang, vợ Quốc, một cán bộ đến từ Nam kỳ và một cán bộ đến từ Lào

(3) – Hồ sơ RC 495,201,35: Một phiếu khai lý lịch của Nguyễn Thị Minh Khai, cô viết tên “Lin” trong dấu ngoặc, gần cột chữ “Đã lập gia đình”. Phiếu này được điền vào ngày 14-12-1934, lúc cô vừa mới tới Mạc Tư Khoa để tham dự đại hội 7 CSQT vào cuối năm 1934.

Về hồ sơ RC 495,154,569:

Sau khi thấy có dấu hiệu có một đám cưới giữa Nguyễn Ái Kvak và một người phụ nữ vào đầu năm 1931, bà Quinn Judge truy tìm tài liệu nói về những người cùng hoạt động xung quanh ông Nguyễn Tất Thành thời bấy giờ, nhưng bà chỉ tìm được một quyển tiểu thuyết nhan đề là “Chị Minh Khai” của nhà văn nữ Nguyệt Tú, do Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, phát hành năm 1976. Nguyệt Tú tưởng tượng Minh Khai gặp ông Hồ tại Hồng Kông, cùng làm việc với ông vào khoảng đầu năm 1931 và được ông hướng dẫn về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên Nguyệt Tú không ngờ rằng đầu năm 1931 Nguyễn Thị Minh Khai đang còn ở Việt Nam và nằm trong tù.

Bộ Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, xuất bản tại Sài Gòn năm 1972, quyển 7, trang 161 cho thấy: Ngày 30 tháng 5 năm 1929 Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng của VNTNCMĐCH là Nguyễn Đức Cảnh hội cùng 2 tỉnh ủy viên là Nguyễn Thị Vịnh (Minh Khai), Nguyễn Tường Loan quyết định đưa hai cô gái tên Uyển và Nhu sang Trung Hoa để khỏi phải làm chỉ điểm cho mật thám Pháp. Hai cô này được chánh mật thám Pháp tại Hà Nội bảo phải tìm những người hoạt động cách mạng mà đưa thư dụ hàng Nguyễn Thái Học. Nếu hai cô hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ tha anh của hai cô là Trịnh Đình Chiêm đang bị giam vì tội tham gia hội kín. Tuy nhiên hai cô không tìm được Cô Giang nên mới hỏi thăm lần hồi thì được chỉ tới Cả Sâm tức Mai Ngọc Thiệu là bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ của TNCMĐCH.

Khi biết được công tác của 2 cô, Mai Ngọc Thiệu sợ mật thám Pháp phăng ra tổ chức của các ông nên mới tính chuyện nhẹm đường giây bằng cách thuyết phục hai cô sang Tàu hoạt động cách mạng để bảo toàn bí mật của tổ chức và không mang tội phản quốc. Hai cô chấp thuận theo Đỗ Ngọc Du xuống Hải Phòng để được chi bộ Hải Phòng đưa sang Trung Hoa. Nhưng không ngờ cũng đêm đó thì đám đại biểu Bắc Kỳ đi dự hội nghị Hồng Kông bất mãn trở về, đó là Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Kim Tôn. Vì vừa cải nhau với Lâm Đức Thụ và Lê Tán Anh mà các ông bỏ về và quyết định ly khai với Bộ chỉ huy Đảng tại Trung Hoa nên cho biết chuyện gởi gắm người qua đó thì không xong.

Để khỏi bị lộ tổ chức, Đổ Ngọc Du đề nghị thủ tiêu hai cô, giao cho Hồ Ngọc Lân thi hành. Tuy nhiên cô Uyển chết, cô Nhu chỉ bị gẩy chân. Cảnh sát Pháp điều tra, bắt Nguyễn Đức Cảnh tháng 4 năm 1931. Tháng 6 năm 1931 bắt Dương Hạc Đính và Đỗ Ngọc Du, còn Nguyễn Thị Vịnh và Lê Thị Chắt là vợ Đỗ Ngọc Du cũng bị bắt ( Không nói rõ là lúc nào nhưng trong phiếu khai lý lịch của Nguyễn Thị Minh Khai còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa thì bà có 1 lần ở tù và thời gian là 1 năm. Suy ra ngày bị bắt là cuối năm 1930 ).

Tháng 12 năm 1931, hội đồng đề hình do Bouchet chủ tọa tuyên án Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân tử hình; Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính khổ sai chung thân; Nguyễn Thị Vịnh và Lê Thị Chắt phát lưu chung thân ( Bị chỉ định cư trú tại địa phương vắng vẻ, thường là vùng biên giới ) .

Như vậy hồ sơ RC.495 và hồ sơ AOM, SPCE 367 nói về cuộc hôn nhân của ông Nguyễn Tất Thành vào đầu năm 1931 là nói về Lý Ứng Thuận chứ không phải Minh Khai. Chỉ cần xem lại hồ sơ vụ xử án Dương Hạc Đính, Nguyễn Đức Cảnh và Đỗ Ngọc Du còn lư trữ tại Văn khố Pháp thì xác nhận được rằng lúc đó Minh Khai đang ở trong tù.

Vì không rõ các chi tiết hoạt động của Minh Khai nên bà Quinn Judge đành dựa theo tiểu thuyết của bà Nguyệt Tú mà tưởng tượng ra người vợ của ông Hồ là Minh Khai, Quinn Judge viết :

Tài liệu sưu tầm của chính Quinn Judge cho thấy bộ chỉ huy Đảng chỉ có sau khi Trần Phú thành lập vào tháng 10 năm 1930. Đại hội thành lập Đảng và bầu ban chấp hành nhưng không có Nguyễn Tất Thành mặc dầu lúc đó ông ta có mặt tại Hồng Kông. Chứng tỏ ông không có trong bộ chỉ huy Đảng và sau đó thì ông cũng không làm việc trong BCH Đảng của Trần Phú.

Từ đầu truyện bà Nguyệt Tú đã thận trọng bàn với người đọc rằng mặc dầu Bác Hồ lớn tuổi hơn Minh Khai rất nhiều nhưng lúc đó Bác mới 40 tuổi nên theo lẽ thường thì Minh Khai chỉ gọi bằng anh. Rồi bà xin phép cho nhân vật Minh Khai trong truyện được kêu “Bác” bằng “anh Lý Thụy”.

Và rồi nếu cứ tiếp tục theo cái đà “tiểu sử bán hư cấu” của Nguyệt Tú thì người ta sẽ có được một ông Hồ già đáng bậc cha (hơn NTMK 20 tuổi) tận tình chỉ bảo cho 2 cô con gái về con đường cách mạng và đạo đức cách mạng. Sau đó cô gái Minh Khai gặp chàng trai lý tưởng Lê Hồng Phong, hai người tỏ tình với nhau trên chuyến tàu cùng nhau sang Nga năm 1934 và họ làm lễ kết hôn tại Mạc Tư Khoa, v.v…

Thế nhưng bà Quinn Judge lại không chấp nhận tiếp cái đoạn sau như thế. Bà lại lái “tiểu sử bán hư cấu” của Nguyệt Tú thành ra “toàn hư cấu” theo ý bà. Bà viết tiếp:

“Trước cuối năm, ông Hồ giao nhiệm vụ cho bà Minh Khai làm liên lạc giữa ông và đảng Cọng sản Trung Quốc. Loại công tác này hiển nhiên là rất bí mật, và ta có thể phỏng đoán rằng ông Hồ đã chỉ chọn những đồng chí trẻ tuổi và trung thành với riêng ông”.

Rồi tiếp theo, bà Quinn Judge viết phần kết thúc: “Liền sau đó, hình như ông Hồ bắt đầu có những tình cảm lãng mạn…”(!?). Sử gia đã tự viết tiếp một đoạn văn tưởng tượng của người khác bằng chính tưởng tượng của mình. Nhưng bà lại trình nó ra trước công chúng như là một công trình khám phá lịch sử của một nhà nghiên cứu sử học(!).

Quinn Judge đoan quyết rằng trong cả hai bức thư vào tháng 1 và tháng 2 người ta đều dùng bạch văn chứ không phải là văn mật mã cho nên chắc chắn thực sự ông HCM có lấy vợ vào khoảng tháng 1-1931 và rồi đến tháng 2-1931 thì vợ của ông bận dọn dẹp nhà cửa để đón tết và đón khách từ Việt Nam.

Trong biên bản của Cảnh sát Hồng Kông còn lưu giữ tại Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ thì sau khi ông Tống Văn Sơ và cô Lý Ứng Thuận bị bắt thì nhà ông Sơ bị niêm phong, chứng tỏ vợ của ông không sinh sống tại đó. Hoặc nếu quả thực ông đang sống với vợ thì người vợ đó phải là Ứng Thuận chứ không còn ai khác.

Biên bản của cảnh sát Hồng Kông hiện nay được lưu trữ tại văn khố Quốc gia Hoa Kỳ. Sử gia William Duiker là người phát hiện ra hồ sơ này năm 1990, sau đó ông đối chiếu với tài liệu của CSQT tại Mạc Tư Khoa (1992), rồi đối chiếu với bài viết của bà Quin Judge trên website của Đại học Yale (1994). Nhưng cuối cùng ông vẫn viết trong tác phẩm của ông rằng Nguyễn Ái Kvak có làm đơn xin cưới Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu năm 1931 nhưng chưa kịp cưới thì bị bắt, sau đó Minh Khai lấy Lê Hồng Phong. Điều này chứng tỏ Duiker không chấp nhận lập thuyết của bà Quinn Judge về chuyện Minh Khai đã có cưới Nguyễn Ái Kvak.

Về hồ sơ RC 495,154,668:

Về bức điện Hà Huy Tập báo danh sách tham dự đại hội 7. Bà Qiunn Judge viết: “Một lá thư của Cục Hải Ngoại tại Hồng Kông ( Hà Huy Tập), lá thư xác nhận rằng đại biểu được chọn để tham dự Đai hội khoáng đại CSQT lần 7 gồm có: Livinop (Lê Hồng Phong), Quốc, Cao Bang (Hoàng Văn Nọn), Vợ Quốc và 2 cán bộ từ Nam Kỳ và Lào. Vì bà Minh Khai là đại biểu phái nữ duy nhất của Việt Nam tham dự đại hội, hẵn bà là người được nói đến như “Vợ Quốc”.

Lá thư được viết vào ngày 31-3-1935 là ngày bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 1 của ĐCSĐD tại Ma Cao. Theo như tinh thần của bức thư thì Hà Huy Tập và Mạc Tư Khoa đều biết rõ “vợ Quốc” là ai. Thế nhưng trong bản khai lý lịch của Nguyễn Ái Kvak trước đó 5 tháng thì ông ghi rằng ông không có vợ, và 3 năm sau, trước khi rời Mạc Tư Khoa, ông cũng khai trong tờ khai lý lịch là không có vợ. Vậy thì những người từng biết vợ Quốc là ai sẽ nghĩ sao về các lời khai của ông ta? Cơ quan an ninh của Stalin thời đó đâu có phải là một cơ quan tồi đến nổi ông Quốc có thể đùa với họ?

Hơn nữa, khi Hà Huy Tập gửi bức điện thì Nguyễn Tất Thành, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn, tức Cao Bang, đang ở tại Mạc Tư Khoa. Cả 4 người đã chính thức là đại biểu của ĐCSĐD chờ tham dự đại hội, không cần Hà Huy Tập đánh điện đề cử. Và sau đó thì chỉ có 3 người tham dự đại hội, riêng ông Thành bị loại vì một bức thư tố cáo sau đó của Hà Huy Tập, chứng tỏ danh sách tham dự đại hội mà Hà Huy Tập nêu trong bức điện hoàn toàn không có ứng dụng.

Rất có thể đây chỉ là một bức thư của Hà Huy Tập chuyển riêng cho Lê Hồng Phong đang ở tại Mạc Tư Khoa bằng hệ thống chuyển điện của CSQT mà chỉ có hai ông hiểu với nhau. Rồi vô tình bản sao của thư này được xếp vào trong đống hồ sơ lưu trữ của CSQT.

Đáng tiếc là sử gia Quinn Judge khẳng định ngay đó là một bức điện thật và “vợ Quốc” phải là một nhân vật có thật rồi bà đi kiếm người mà điền vào cho nó vừa với cái sự thật đó. Đặt giả dụ rằng việc đó có thật đi nữa thì thời đó có hằng triệu người tại Trung Hoa có thể là vợ của Quốc, vợ thật cũng như vợ giả; nhưng không hiểu vì sao Quinn Judge cứ chọn Nguyễn Thị Minh Khai (?!)

Về hồ sơ RC 495,201,35 :

Năm 1992 bà Quinn Judge tìm thấy một phiếu kê khai lý lịch của NTMK khi mới đến Mạc Tư Khoa, để tham dự đại hội 7, có ghi chữ (Lin) bên cạnh cột chữ “đã lập gia đình” (Married). Bà Quinn Judge đánh dấu hỏi về chữ (Lin) này; sau khi “tham khảo” với một số các ông “thầy bàn” Việt Nam, bà đã ghi vào website của Đại học Yale vào năm 1994: “…bà Minh Khai cũng đến được Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1934 với tên chồng là “Lin”. Khi điền đơn, ở mục “Tình trạng gia cảnh”, bà viết tên “Lin” gần với chữ “Có chồng”.

Cũng trong thời gian cuối năm 1934, ông Nguyễn Ái Kvak khai trong phiếu lý lịch khi vào học trường Lénin là ông không có vợ. Rồi 3 năm sau cũng trong mẫu khai lý lịch tại Mạc Tư Khoa Nguyễn Ái Kvak vẫn ghi là không có vợ ?

Và cuối cùng thì mẫu phiếu này có thể tin tưởng được không? Biết đâu có ai đó sau này thêm chữ Lin để ghi nhận một sự kiện nào đó chăng? Thí dụ như người có bổn phận xác minh lý lịch của bà NTMK ghi chú bên lề tên của ông Lin để đi hỏi lại ông Lin xem đồng chí này khai có đúng không? Hoặc là sau khi đã hỏi ông Lin rồi, người ta ghi vào để nhớ rằng đã có xác minh lại với ông Lin? Hoặc là NTMK ghi một cái ghi chú bên lề như vậy để đi hỏi lại ông Lin là bà phải điền vào mục này như thế nào vì bà cưới Lê Hồng Phong rồi nhưng chưa có hôn thú ?…

Thay vì làm các thủ tục truy tìm như vậy, bà Quin Judge lại làm ngược lại. Bà tin ngay “Lin” phải là một nhân vật đang là chồng của Minh Khai, rồi bà đi tìm người tên Lin mà điền vào cho vừa cái nhân vật Lin đó. Tại Nga thời đó có cả triệu người tên Lin nhưng bà Quinn Judge chỉ lựa ra một người có bí danh là Lin mà bà cho là có thể dùng được. Nhưng như vậy lại nảy ra câu hỏi là việc gì mà bà NTMK phải ghi tên chồng bằng bí danh? Bà sợ gì khi không dám ghi tên thật? Rồi ghi như vậy thì liệu có giấu được tên thật của ông ta không?

Đúng nhất thì bà Quinn Judge nên đi kiếm người tên Lin mà điền vào thì hợp lý hơn. Nhưng người tên Lin không thể có bí danh là Lin. Trong khi ông NTT lại có bí danh là Lin !

Đâu là sự thật : Sau khi nắm được 3 bằng chứng nêu trên, bà Quinn Juge mạnh dạn công bố trên Website “Việt Nam Forum 14” của đại học Yale vào năm 1994: “Về đời sống riêng tư của ông Hồ, tôi kiếm được bằng chứng là đã có lần ông cưới một người nữ đồng chí cách mạng tên là Nguyễn Thị Minh Khai”.

Quinn Judge kết luận: “Những người viết tiểu sử chính thức của bà Minh Khai viết rằng trước khi đi dự hội nghị Cọng sản Quốc tế, bà Minh Khai và ông Lê Hồng Phong đã bắt đầu yêu nhau…Như vậy có phải ông Hồ vừa mất địa vị lãnh đạo Đảng vừa mất vợ vào tay Lê Hồng Phong không? Vậy thì sự thất sủng chính trị của ông (bị kỷ luật năm 1935) càng thêm bội phần nhục nhã” (Nhật Nam dịch).

Khám phá của bà Quinn Judge được ông Bùi Tín phụ họa thêm khi ông phỏng dịch bài viết của Quinn Judge rồi đăng trong cuốn sách “Về ba ông thánh” của ông. Ngoài phần trích dịch bài viết của Quinn Judge, ông Bùi Tín còn thêm một số chi tiết mà ông nói rằng bà Quinn Judge đã nói riêng với ông :

(1) “…hai vợ chồng Minh Khai và Lin cũng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng…Có tài liệu ghi rõ hai vợ chồng cùng chung sống ở Hồng Kông một thời gian…”

(2) “Khi đến Moscow vào cuối năm 1934, cô Nguyễn Thị Minh Khai tuyên bố ngay với bạn bè rằng chồng cô là “đồng chí Lin”, bí danh của ông Hồ lúc ấy.

(3) ” Theo Chị Sophia (Quinn Judge), có người kể với chị là ông Hồ cón có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu… ông cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliéva…”.

Không hiểu vì sao bà Quinn Judge không tự mình công bố những chi tiết này mà lại chỉ nói riêng với ông Bùi Tín. Và cũng không hiểu vì sao ông Bùi Tín lại công bố những điều mà bà Quinn Judge chỉ nói riêng với ông (?).

Ngoài ra ông Bùi Tín còn đưa thêm suy đoán riêng của mình: “Tên Hồ Chí Minh, biết đâu chữ Minh là tên người vợ trẻ; để giữ lại kỷ niệm riêng? Chí Minh và Minh Khai. Ông từng lấy tên chúng tôi khi viết cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” năm 1950, biết đâu chữ Lan cũng là lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow”.

Khi viết lên điều này, 1996, ông Bùi Tín không ngờ rằng cái tên Hồ Chí Minh là tên hiệu của ông Hồ Học Lãm. Tên này không dính dáng gì đến Minh Khai. Và ông cũng không ngờ rằng Nguyễn Tất Thành đã có một người vợ tên là Tăng Tuyết Minh. Vì vậy nếu ông Thành có dùng chữ Minh để đặt tên cho mình thì chữ Minh đó phải là Tăng Tuyết Minh.

Năm 2003 cuốn sách “Ho Chi Minh, The Missing Years” của bà Quinn Judge được phát hành. Nhưng bà không nêu thêm bằng chứng nào ngoài 3 bằng chứng bà đã công bố vào năm 1994. Ngoài ra giọng văn cho thấy bà không chắc về những điều bà đã từng viết trên website của Trường Yale :

(1) – “Hình như Hồ đã báo cho Cục Viễn Đông về dự tính cưới vợ của ông ta vào khoảng mùa Đông. Vì thế cục Viễn Đông viết thư thông báo cho ông vào ngày 12 -1 rằng ông phải cho họ biết ngày làm đám cưới trước 2 tháng…”, “Tháng Hai ông báo rằng vợ của ông đang bận đón Tết và tiếp rước bạn bè từ Sài Gòn và Bắc Kỳ, điều này chứng tỏ hình nhưnhững lời khuyến cáo về việc báo trước ngày cưới của Cục Viễn Đông đã đến với ông quá trễ.

(2) – “Trong những tài liệu khác vào năm 1934 và 1935 (phiếu khai lý lịch có tên Lin và danh sách 6 người tham dự đại hội CSQT), chúng ta được biết rằng người vợ này có vẻ như là Nguyễn Thị Minh Khai… Tuy nhiên cô ta và Hồ có tiếp tục duy trì cuộc sống vợ chồng sau khi sau khi họ bị bắt vào tháng Tư và tháng Sáu hay không thì không được biết. Tài liệu của Pháp về Nguyễn Thị Minh Khai đã khiến người ta tin rằng cô đã có hàng loạt quan hệ với những nam đồng chí vào khoảng giữa 1930 và 1940… Cho tới cuối năm 1934 khi cô đến Mạc Tư Khoa, cô viết rằng cô đã cưới “Lin”, bí danh của Hồ lúc bấy giờ”.

(3) – “Tài liệu của CSVN ghi tiểu sử của cô là đã cưới Lê Hồng Phong tại Mạc Tư Khoa vào năm 1935, nhưng không có tài liệu nào vào thời bấy giờ nói tới cuộc hôn nhân này”. Ngoài 3 bằng chứng trên, sách của bà Quinn Judge không hề xác nhận những chi tiết mà ông Bùi Tín cho rằng bà đã nói riêng với ông.

Sau khi cuốn sách được phát hành thì đài phát thanh BBC đã phỏng vấn bà Quinn Judge về chuyện tình duyên của ông Hồ :

“…Theo nguồn tài liệu mà bà đã có thì Tăng Tuyết Minh là ai ?”. Đáp: “…theo tài liệu mà tôi tìm thấy ở Pháp. Tăng Tuyết Minh khi ấy là một phụ nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy với ông Hồ đã kết hôn vào tháng 10 năm 1926…” Hỏi : “Từ mà bà dùng – “có lẽ”- ở đây được hiểu như thế nào ?”. Đáp: “Tôi không chắc vào thời kỳ đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào. Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào Cọng sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần vì lý do chính trị. Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang về hoạt động chính trị của họ”.

BBC hỏi: “…theo bà thì có cuộc hôn nhân giữa Minh Khai và ông Hồ hay không?” Đáp: “Tôi không chắc đó có phải là một cuộc hôn nhân thật sự hay không… Vào tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận đón Tết… Ông Hồ cũng viết thư cho Quốc tế Cọng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới sắp diễn ra… Tôi sẽngần ngừ khi nói liệu ông Hồ có phải đang nói về một đám cưới thật sự hay không, bởi vì trong các loại thư từ họ thường sử dụng nhiều loại mật mã. Nhưng trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang diễn ra… Khi Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết trong lý lịch nói mình đã kết hôn với Lin, bí danh của ông Hồ thời bấy giờ(Thực ra chỉ có một chữ “Lin” để bên cạnh cột chữ “Married”). Vì vậy người ta có thể ngờ rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931″.

BBC hỏi: “Bà nói mình không chắc có thể dùng chữ “hôn nhân” ở đây. Nhưng nếu người ta hỏi liệu đã có một mối quan hệ tình cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Minh Khai thì bà trả lời như thế nào?” Đáp: ” Tôi nghĩ câu trả lời là có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông đã từng có một người vợ nhưng bà đã qua đời. Hoặc có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh Khai quay về Việt Nam, bà đã chia cắt với người chồng là một nhà cách mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu tả ông Hồ Chí Minh”.

Năm 1945 ông Hồ đã nói với nhà báo Mỹ Harol Issac rằng: “Tôi không còn gì nữa cả…đã có thời tôi có vợ đấy…”! Tại sao người vợ này lại không phải là Tăng Tuyết Minh? Mặc dầu ở phần đầu phỏng vấn bà Quinn Judge đã xác nhận là ông Hồ từng cưới Tăng Tuyết Minh?

Còn về “ông chồng lớn tuổi” của bà Minh Khai thì đâu có gì chứng tỏ hễ lớn tuổi thì bắt buộc phải là ông Hồ Chí Minh, ông Lê Hồng Phong cũng lớn tuổi vậy. Ông Phong hơn bà Minh Khai 16 tuổi. Và khi Minh Khai từ Trung Hoa về Việt Nam vào tháng 8 năm 1938 thì bà chỉ chia tay với chồng của bà là Lê Hồng Phong tại Trung Hoa, còn ông Hồ thì đang bị kỷ luật tại Nga.

BÙI ANH TRINH

Cập nhật thông tin chi tiết về Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Giẻ Triêng (Hoàng Minh Thái) trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!