Bạn đang xem bài viết Lý Do Sách Có Cách Đánh Vần “Vuông Tròn Tam Giác” Bị Đánh Giá Không Đạt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đã bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại “Không đạt”, cần phải chỉnh sửa nhiều chi tiết.
Để chuẩn bị sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới (bắt đầu từ năm học sau 2023-2023 với lớp 1), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng quốc gia để thẩm định bản thảo các bộ sách giáo khoa do cá nhân, tổ chức gửi đến thẩm định.
Hiện đã có 5 bản thảo bộ sách giáo khoa cho lớp 1 gửi Hội đồng quốc gia để thẩm định.
Theo quy định, hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa sẽ có ba mức xếp loại “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa” và “Không đạt” với các bộ sách. Những bộ sách được đánh giá là “Đạt” sẽ được chọn sử dụng theo nhu cầu, điều kiện của từng địa phương.
Thông tin của Lao Động, sau vòng 1, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đã bị 15/15 thành viên hội đồng thẩm định xếp loại “Không đạt”.
Hội đồng thẩm định đánh giá, bộ sách được Giáo sư Hồ Ngọc Đại và các tác giả thực hiện một cách công phu, tâm huyết, có quan điểm, cách tiếp cận riêng. Sách chú ý đến việc dạy học đọc thành tiếng và chính tả để học sinh có thể đọc đúng và viết đúng chính tả; nội dung sách đáp ứng một số quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn…
Tuy nhiên, các thành viên của Hội đồng thẩm định cho rằng, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục có gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ.
Hầu hết các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được Giáo sư Hồ Ngọc Đại trực tiếp chọn ghi ở chân trang sách đều bị hội đồng đề nghị bỏ do “không phù hợp với học sinh lớp 1″… Nội dung của sách vượt chương trình”, “quá khó với học sinh lớp 1”.
Với sách Toán 1 – Công nghệ giáo dục, hội đồng thẩm định cho rằng, sách cũng có nhiều nội dung vượt yêu cầu của chương trình, khó với học sinh vào lớp 1.
Trước đó, tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là Giáo sư Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài nghiên cứu. Tài liệu này đã được áp dụng trong dạy học ở trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm trong dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1 tại trường Thực nghiệm và một số cơ sở giáo dục, đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1. Nhất là ở những vùng khó khăn từ năm học 2008 2009 đến năm học 2023 – 2023 trên tinh thần tự nguyện của các địa phương.
Đến nay, nhiều địa phương đã đưa Công nghệ giáo dục vào nhà trường, cả nước có hơn 900.000 học sinh được học.
Trong năm 2023, sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục gây chú ý dư luận, khi một số clip về việc phụ huynh phản ứng với cách đánh vần bằng các ký hiệu “vuông tròn tam giác” của sách được lan truyền trên mạng xã hội.
Đến nay vẫn có 2 luồng quan điểm về những bộ sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Người cho rằng, bộ sách giúp học sinh học tiếng Việt nhanh hơn, nhanh đọc thông viết thạo. Người khác lại có quan điểm những kiến thức trong sách vượt quá khả năng nhận biết của học sinh lớp 1.
Bốn Lý Do Khiến Tiếng Anh Khó Đánh Vần
Tiếng Việt về cơ bản có thể nhìn vào mặt chữ và đọc chính xác. Đó là lý do học đánh vần là bước rất quan trọng khi dạy trẻ nhỏ tập đọc ở Việt Nam.
Tiếng Anh cũng có những quy tắc nhất định để đánh vần, do đó người Mỹ vẫn dạy “phonics” – quy tắc đánh vần – cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em Mỹ học đọc vất vả hơn trẻ Việt Nam, vì tiếng Anh có nhiều khác biệt giữa chữ viết và phát âm.
Khác biệt dễ thấy nhất là một chữ có thể đọc thành nhiều âm. Ví dụ, chữ “s” trong từ “sign” có âm /s/, trong từ “pleasure” có âm /ʒ/, trong “resign” lại là âm /z/, còn trong “pressure” thì là âm /ʃ/. Do đó, nếu đơn giản nhìn vào mặt chữ để “luận”, thì người đọc rất dễ mắc sai lầm.
Khác biệt thứ hai là một âm có thể được viết theo nhiều cách, ví dụ âm /i/ trong từ “sEE”, “sEA”, “scEne”, recEIve”, thIEf, “amOEba” hoặc “machIne”.
Lý do thứ ba khiến tiếng Anh khó đánh vần là đôi khi một chữ cái đại diện cho một tổ hợp âm, ví dụ trong “exit” (chữ “x” phát âm là /ks/) hoặc use (chữ “u” phát âm là /ju/). Hiện tượng này, đặc biệt với chữ “x”, khiến người học thường gặp lúng túng hay nhầm lẫn trong phát âm.
Cuối cùng, một số chữ trong tiếng Anh hoàn toàn không được phát âm, ví dụ như KnoW, douBt, thouGH, iSland, climB.
Vì những khó khăn trên, học sinh Mỹ khi tập đọc thường phải kết hợp giữa phương pháp “phonics” và “whole word”, có nghĩa là vừa dùng “đánh vần” để hỗ trợ, nhưng vẫn phải học thuộc cả mặt chữ.
Đối với người Việt Nam, đặc biệt là thầy cô giáo dạy tiếng Anh, khi học ngôn ngữ này cần lưu ý về những khác biệt. Cách đơn giản nhất là nếu gặp từ mới thì cần tra từ điển, nghe và bắt chước.
Hiện nay, từ điển online đều có phần phát âm để người học có thể nghe được, ví dụ từ điển online của Cambridge. Từ là nội dung đơn giản và căn bản nhất trong phát âm. Nếu phát âm chính xác được từ khóa trong câu, đó là một khởi đầu tốt.
Quang Nguyen
Lý Do Phải Cho Bé Học Đánh Vần Tiếng Anh
Lý do phải cho bé học đánh vần tiếng Anh
Ngày đăng: (26-05-2023 07:42 PM) – Lượt xem: 1389
Để học tốt tiếng anh đối với trẻ nhỏ, cần có phương pháp đúng ngay từ đầu để bé có định hướng học tiếng anh và có thể tự xây dựng kế hoạch học tiếng anh cho mình ngay từ khi mới bắt đầu. Mỗi khi gặp từ các bé thường không biết phải đọc như thế nào, dựa trên kinh nghiệm của những từ đã biết cách phát âm trước đó, các bé đoán và đánh vần theo. Nếu bé đánh vần đúng thì sẽ rất tốt còn nếu bé đánh vần sai thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tiếng anh của bé sau này. Đó là cho bé học đánh vần tiếng Anh lý do phải cho bé họcđánh vần tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Học đánh vần tiếng Anh là nảng tền để bé học tiếng anh
Thông thường khi mới bắt đầu học tiếng anh, các bé thường bắt chước và học theo những từ tiếng anh đã có, các bé khá thụ động mà không tự mày mò để học, hoặc có thì cũng rất ít hoặc không tự ứng dụng được.
Nếu các bé phát âm sai từ đầu thì các bé sẽ rất khó để sửa, vì trẻ con khả năng nhớ những từ ban đầu rất lâu và thêm tâm lý sợ sai, khi bị phát hiện lỗi sai, các bé sẽ ngại, trở nên thụ động và tâm lý bé sẽ không ổn định ở những lần học phát âm sau. Để bé phát âm tiếng anh đúng ngay từ đầu thì bé phải đánh vần tiếng anh chuẩn!
Đánh vần tiếng anh là cơ sở để bé học tiếng anh sau này, âm là ngôn ngữ tiếng anh cơ bản để hình thành các đơn vị lớn hơn: từ, câu, đoạn hội thoại. Do đó bạn cần chăm chút cho bé từ chút một ở khâu đánh vần tiếng anh, tập cho bé đánh vần tiếng anh là ngôn ngữ hàng ngày để bé hình thành thói quen ngôn ngữ tiếng anh là ngôn ngữ phản xạ cho bé.
Việc học đánh vần tiếng anh khá đơn giản do tiếng anh không có quá nhiều âm tiết và cách phát âm chỉ tập trung nhiều ở những âm khó, khi các bé phát âm được những âm khó thì các âm dễ sẽ trở nên đơn giản với các bé hơn.
Phương pháp cho bé học đánh vần tiếng Anh hiệu quả
Tìm cho bé trung tâm anh ngữ uy tín để bé học phát âm tiếng anh mỗi ngày và các thầy cô sẽ là người hướng dẫn, chỉ dạy cho bé những âm tiếng anh cơ bản từ đầu. chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai cho bé.
Cách Đánh Vần Tiếng Việt 2023
Bảng đánh vần tiếng Việt mới
Học đánh vần là bài học rất quan trọng đối với các bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng chữ cái đánh vần, cách đánh vần tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đơn giản dễ hiểu giúp các bé nắm được cách đánh vần chuẩn nhất.
1. Bảng chữ cái tiếng VIệtĐối với trẻ nhỏ cần tạo ra tâm lý thoải mái nhất trong quá trình học chữ cái. Nên kết hợp hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng sự hứng thú đối với ngôn ngữ cần học và giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Đối với việc dạy bảng chữ cái thì giáo viên đứng lớp cũng phải lưu ý rằng cần phải đưa ra cách đọc thống nhất cho các chữ cái, cách tốt nhất là hướng dẫn trẻ đọc theo âm khi được ghép vần trong quá trình giảng dạy.
2. Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dụcTheo Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết, một là viết nhỏ hai là viết in lớn.
– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.
– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.
Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong các từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ “Z” có trong từ Showbiz,…
3. Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng ViệtCác phụ âm ghép trong Tiếng Việt: Các vần ghép trong Tiếng Việt
4. Các dấu câu trong Tiếng Việt
Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )
5. Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt 6. Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt chuẩn Bộ GD-ĐTChữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
– a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.
– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.
– Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.
– Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,… Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,…
– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
– Khi dạy cách phát âm cho học sinh, dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sẽ giúp học viên dễ hiểu cách đọc, dễ dàng phát âm. Để học tốt những điều này cần tới trí tưởng tưởng phong phú của học sinh bởi những điều này không thể nhìn thấy bằng mắt được mà thông qua việc quan sát thầy được.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:
– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.
– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.
– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.
– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,
– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.
– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.
– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.
– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.
– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.
– Trong chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được ghép trong các từ như – nghề nghiệp.
Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:
– /k/ được ghi bằng:
K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)
– /g/ được ghi bằng:
Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)
– /ng/ được ghi bằng:
Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)
7. Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng ViệtMặc dù đại thể tiếng Việt chúng ta đã thành hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm ngoại lệ gây khó khăn khi dạy vần tiếng Việt:
Trường hợp vần gi, ghép với các vần iêng, iếc thì bỏ bớt i.
Trường hợp ngược lại là hai chữ chỉ đọc một âm: chữ g và gh đọc là gờ. Ðể phân biệt, giáo viên đọc gờ đơn (g) và gờ kép (gh). Tương tự với chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).
Trường hợp chữ d và gi: mặc dù thực chất hai chữ nầy phát âm khác nhau như trong từ gia đình và da mặt, nhưng học sinh thường lẫn lộn (đặc biệt phát âm theo giọng miền Nam). Ðể phân biệt, giáo viên đọc d là dờ và gi đọc là di.
Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc cu. Ðặc biệt âm q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ. Âm i có i ngắn và y dài.
Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt
Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt chuẩn là một nhiệm vụ không hề khó nếu bố và mẹ cùng nắm vững những nguyên tắc và phương pháp sau đây.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình bước vào lớp một với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong đó đánh vần đúng cách là kỹ năng được nhiều bố mẹ ưu tiên dạy cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc dạy trẻ cách đánh vần Tiếng Việt.
Dạy bé cách đánh vần – Tránh những sai lầm thường gặpRất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:
Dạy con đánh vần theo kiểu cũCách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.
Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.
Dạy trẻ cách đánh vần, sai lầm là bắt con học đánh vần quá nhiềuĐây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.
Giải pháp khi dạy bé học cách đánh vầnlà bạn cần cho trẻ học đánh vần trong thời gian ngắn và trải đều. Mỗi ngày bố mẹ có thể cho trẻ tập đánh vần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 phút. Hãy cho bé học ở không gian quen thuộc tạo tâm lý thoải mái và hạn chế sự lơ đễnh. Ngoài ra hãy cho con học đánh vần ở những khung giờ nhất định. Việc lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé có sự chuẩn bị tâm lý và không bị phân tâm.
Không kiên nhẫn khi dạy con đánh vầnTrẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.
Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn Dạy con làm quen với mặt chữ, dấu câuTrước khi học đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.
Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cáchNhững nhà biên soạn sách giáo dục cải cách đều là những chuyên gia hàng đầu. Phương pháp được sách hướng dẫn sẽ giúp các bé nắm vững cách đánh vần hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bố mẹ dạy bé cách đánh vần chỉ cần tuân thủ theo trình tự mà sách đưa ra.
Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.
Tiếp đến, cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).
Cách đánh vần cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.
Dạy bé những từ đơn giản trước và rèn luyện thường xuyênHãy cho bé đi từ căn bản đến nâng cao một cách hợp lý. Bắt đầu dạy bé đánh vần với những từ đơn giản và quen thuộc như ba, mẹ, ông, bà, cá, gà… Khi bé đã quen, hãy dạy tiếp những từ khó hơn. Các tiếng dài với cấu tạo phức tạp chỉ được dạy khi bé đã thành thạo việc đánh vần.
Học mà chơi, chơi mà họcỞ độ tuổi này, bé rất thích được vui chơi. Vì thế bố mẹ nên dạy bé cách đánh vần bằng phương pháp vừa học vừa chơi. Hãy tìm mua những bộ trò chơi ghép chữ cho bé. Cũng đừng quên tham gia chơi cùng con để con cảm thấy hứng thú. Các phần thưởng, lời khen ngợi cũng là điều nên làm để khuyến khích con tiến bộ hơn.
Cách Đánh Vần Tiếng Việt 2023
Học bảng chữ cái tiếng Việt là bắt buộc đối với tất cả học sinh Việt Nam. Năm 2023 có lẽ là một năm đặc biệt đối với học sinh lớp 1 khi lần đầu tiên áp dụng chương trình sách giáo khoa mới.
Có tất cả 5 bộ sách lớp 1 mới, đó là: Bộ sách “Cánh diều”, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ sách “Chân trời sáng tạo”, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Việc sử dụng bộ sách giáo khoa lớp 1 nào sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định trong số sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Dù sử dụng bộ sách lớp 1 nào thì các bé vẫn phải học Bảng chữ cái tiếng Việt, cách đánh vần và ghép vần tiếng Việt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bé và các bậc cha mẹ serial bài học bao gồm nội dung, hình ảnh, video bảng chữ cái tiếng Việt, các bài tập đánh vần, tập ghép vần.
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt, Bảng Phụ Âm Ghép Và Dấu Thanh
– Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái in thường và in hoa
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt
STT
Chữ in thường
Chữ in hoa
Tên chữ
Phát âm
1
a
A
a
a
2
ă
Ă
á
á
3
â
Â
ớ
ớ
4
b
B
bê
bờ
5
c
C
xê
cờ
6
d
D
dê
dờ
7
đ
Đ
đê
đờ
8
e
E
e
e
9
ê
Ê
ê
ê
10
g
G
giê
gờ
11
h
H
hát
hờ
12
i
I
i
i
13
k
K
ca
ca
14
l
L
e – lờ
lờ
15
m
M
em mờ/ e – mờ
mờ
16
n
N
em nờ/ e – nờ
nờ
17
o
O
o
o
18
ô
Ô
ô
ô
19
ơ
Ơ
Ơ
ơ
20
p
P
pê
pờ
21
q
Q
cu/quy
qui
22
r
R
e-rờ
rờ
23
s
S
ét-xì
sờ
24
t
T
Tê
tờ
25
u
U
u
u
26
ư
Ư
ư
ư
27
v
V
vê
vờ
28
x
X
ích xì
xờ
29
y
Y
i dài
i
– Bảng phụ âm ghép
Cách đọc bảng phụ âm ghép
Tên phụ âm ghép
Phát âm
Tên phụ âm ghép
Phát âm
nh
nhờ
ng
ngờ
th
thờ
ngh
ngờ
tr
trờ
gi
gi
ch
chờ
kh
khờ
ph
phờ
qu
quờ
gh
gờ
– Bảng dấu thanh
Trong tiếng Việt có tất cả 5 dấu thanh là Huyền (đọc nhẹ, đều), Sắc (nhấn mạnh, hơi lên giọng), Hỏi (giọng giảm rồi tăng), Ngã (giọng tăng rồi giảm), Nặng (hạ giọng khi bỏ dấu).
Video cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt, cách đọc phụ âm ghép và dấu thanh
Tập Đánh Vần Và Đọc Trơn
Bài 1: Tập đánh vần chữ i, t, o, ô, ơ
i t o ô ơ
to
tò
tó
tỏ
tõ
tọ
tô
tồ
tố
tổ
tỗ
tộ
tơ
tờ
tớ
tở
tỡ
tợ
ti
tì
tí
tỉ
tĩ
tị
tí ti
tí tô
Lưu ý: Cách đánh vần
“tó” tờ-o-to-sắc-tó
Video tập đánh vần chữ i, t, o, ô, ơ
Bài 2: Tập đánh vần chữ a, ắ, â, d, đ
a ă â d đ
ta
tà
tá
tả
tã
tạ
da
di
do
dô
dơ
dạ
đo
đa
đi
đỏ
đá
đã
đò
đố
đơ
đổ
đi đò
đo đỏ
Video tập đánh vần chữ a, ă, â, d, đ
Bài 3: Tập đánh vần chữ c, e, ê
c e ê
co
cò
có
cỏ
cõ
cọ
cộ
cỗ
cổ
cố
cồ
cô
cả
cá
cà
ca
cờ
cớ
dê
dế
đe
để
đê
đệ
tỉ tê
cổ cò
đồ cổ
da dê
tổ cò
cờ đỏ
cá cờ
da cá
Video tập đánh vần chữ c, e, ê
Bài 4: Tập đánh vần chữ u, ư
u ư
tu
tủ
tũ
tụ
tú
tù
tư
tứ
tự
tử
tữ
từ
du
dủ
dũ
dú
dù
dụ
đư
đữ
đứ
đừ
đự
đử
củ từ
đu đủ
cử tạ
cu tí
cụ tư
tủ đá
tú có cá cờ
Video tập đánh vần chữ u, ư
Bài 4: Tập đánh vần chữ n, m
n m
no
nó
nộ
nở
nê
na
nư
nu
ni
nợ
mơ
mư
mở
mụ
mì
mã
mõ
mê
me
ca nô
no nê
tỉ mỉ
mũ nỉ
tù mù
mụ mị
tờ mờ
cá mè
mẹ đi đò
dì na đi ô tô
Video tập đánh vần chữ n, m
Bảng Tập Ghép Vần
Đang cập nhật…
4.5
/
5
(
29
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Do Sách Có Cách Đánh Vần “Vuông Tròn Tam Giác” Bị Đánh Giá Không Đạt trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!