Xu Hướng 5/2023 # Luyện Kĩ Năng Nghe Tiếng Anh Lớp 9 # Top 5 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Luyện Kĩ Năng Nghe Tiếng Anh Lớp 9 # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Luyện Kĩ Năng Nghe Tiếng Anh Lớp 9 được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Anwer keys/ Tapescript

1. D 2. C 3. A 4. Quiet 5. Clear 6. Breaks

Part 1. Listen to the conversation then choose the correct answer A, B, C or D

Shop assistant: Can I help you? Customer: Yes, have you got this T-shirt in other colours? Shop assistant: We’ve got it in white, black, red and purple. What size do you want? Customer: Medium. Shop assistant: OK, in medium we’ve got black and red. Customer: And in purple? Shop assistant: No, just black and red. Customer: OK, red. Can I try it on? Shop assistant: Yes, of course. The changing rooms are over there. (pause) Shop assistant: Is it OK? Customer: Yes, I’ll take it. Shop assistant: That’s £10.95. Would you like to pay by credit card or with cash? Customer: Cash please. Here’s twenty. Shop assistant: OK, thanks, that’s nine pounds, 5 p change and here’s your receipt. Customer: Thanks. Bye.

Part 2. Listen to the recording then fill in each blank with one word.

Ben: You always get good marks at school. You’re lucky! I study but I don’t always get good marks. Katy: I’m not lucky! I know how to study. I always do three things. Do you want to know them? Ben: Yeah, please! Katy: OK, number one. Always study in a quiet place. Ben: I usually study in my bedroom. It’s very quiet. Katy: Number two. Have a clear desk! Ben: Right. A clear desk. My desk isn’t clear. There are lots of papers and books and pens on it. Katy: Well, that isn’t very good! Ben: What’s tip number three? Katy: Have lots of breaks. I always study for thirty minutes. Then I have a break for five minutes. I move my arms and legs and drink some water. Then I study again for thirty minutes. Ben: I never have a break. I sometimes study for two or three hours. Katy: That isn’t a good idea! It’s important to get up and move your body. Ben: OK. Thanks. Next time I think I can get good marks!

Tải về tệp nghe ở đây

– Luyện nghe tiếng anh qua Những câu chuyện tiếng Anh ở đây

Anwer keys/ Tapescript1. D2. C3. A4. Quiet5. Clear6. BreaksPart 1. Listen to the conversation then choose the correct answer A, B, C or DShop assistant: Can I help you?Customer: Yes, have you got this T-shirt in other colours?Shop assistant: We’ve got it in white, black, red and purple. What size do you want?Customer: chúng tôi assistant: OK, in medium we’ve got black and red.Customer: And in purple?Shop assistant: No, just black and red.Customer: OK, red. Can I try it on?Shop assistant: Yes, of course. The changing rooms are over there.(pause)Shop assistant: Is it OK?Customer: Yes, I’ll take chúng tôi assistant: That’s £10.95. Would you like to pay by credit card or with cash?Customer: Cash please. Here’s chúng tôi assistant: OK, thanks, that’s nine pounds, 5 p change and here’s your receipt.Customer: Thanks. chúng tôi 2. Listen to the recording then fill in each blank with one chúng tôi You always get good marks at school. You’re lucky! I study but I don’t always get good marks.Katy: I’m not lucky! I know how to study. I always do three things. Do you want to know them?Ben: Yeah, please!Katy: OK, number one. Always study in a quiet chúng tôi I usually study in my bedroom. It’s very quiet.Katy: Number two. Have a clear desk!Ben: Right. A clear desk. My desk isn’t clear. There are lots of papers and books and pens on it.Katy: Well, that isn’t very good!Ben: What’s tip number three?Katy: Have lots of breaks. I always study for thirty minutes. Then I have a break for five minutes. I move my arms and legs and drink some water. Then I study again for thirty chúng tôi I never have a break. I sometimes study for two or three hours.Katy: That isn’t a good idea! It’s important to get up and move your chúng tôi OK. Thanks. Next time I think I can get good marks!- Luyện nghe tiếng anh qua Những câu chuyện tiếng Anh ở đây https://goo.gl/VsTvKK

Luyện Kĩ Năng Nghe Tiếng Anh 8

Website chúng tôi chia sẻ tới các bạn tài liệu nghe tiếng anh dành cho các cấp học với nội dung chủ yếu là các file nghe trong các đơn vị bài học, bài kiểm tra thường xuyên và định kì, bên cạnh đó còn cả những mẫu file nghe cho các bài thi học kì. Hãy truy cập thường xuyên để tham khảo và đăng kí kênh youtube ở liên kết

— Contents — 1. Listen to the announcement. Fill each of the gaps with the ONE word and/or a number. You willlisten TWICE. 2. Listen to a conversation between two friends. Decide if the statements are true (T) or false (F). Circle T or F. You will listen TWICE

Hãy xem đáp án và tải về file nghe cùng tài liệu ở liên kết ẩn bên dưới.

Part 1. Listen to the announcement. Fill each of the gaps with the ONE word and/or a number. You will listen TWICE. 1. 130243 2. traffic 3. 123955 4. 132749 5. assistance

Part 2. Listen to a conversation between two friends. Decide if the statements are true (T) or false (F). Circle T or F. You will listen TWICE. 1. F 2. T 3. T 4. F 5. F

Tải về tệp nghe ở đây

Tải về tệp tài liệu ở đây

– Luyện nghe tiếng anh qua Những câu chuyện tiếng Anh ở đây

* Đáp án và liên kết tải về.Part 1. Listen to the announcement. Fill each of the gaps with the ONE word and/or a number. You will listen TWICE.1. 1302432. traffic3. 1239554. 1327495. assistancePart 2. Listen to a conversation between two friends. Decide if the statements are true (T) or false (F). Circle T or F. You will listen TWICE.1. F2. T3. T4. F5. F- Luyện nghe tiếng anh qua Những câu chuyện tiếng Anh ở đây https://goo.gl/VsTvKK

Bài Tập Rèn Luyện Kĩ Năng Viết Chính Tả Lớp 1

Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 1 là tài liệu bao gồm 4 bài tập nhỏ về luyện viết chính tả lớp 1, giúp các bé lớp 1 luyện khả năng nghe đọc, viết chính tả cũng như luyện chữ được tỉ mỉ, nhiều bài tập thực hành hơn. Đây là tài liệu tham khảo dành cho các bậc phụ huynh, cũng như các thầy cô giáo nghiên cứu, giúp cho việc học tập của con em mình được hiệu quả hơn. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 1

Bài 1: Viết hai câu về một cây ở sân trường em.

Bài 2: Viết chính tả

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Bác sĩ Sói (Sách TV lớp 2, Tập 2 trang 41).

Đoạn: “Ngựa nhón nhón…mũ văng ra…”

1. Chép đúng chính tả trong đoạn văn sau Sông Hương

Sông Hương là một bức tranh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau.

2. Điền vào chữ in nghiêng 3. Dựa vào các câu hỏi sau, em hãy viết về cô giáo đang dạy em

a. Cô giáo em tên gì?

b. Cô giáo em năm nay bao nhiêu tuổi?

c. Hàng ngày, cô dạy em những gì?

d. Em hứa với cô sẽ học như thế nào?

Bài 3: Viết chính tả

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sau cơn mưa (Tiếng Việt lớp 1, tập II, trang 124), viết đoạn “Sau trận mưa rào…giội rửa”.

2. Viết chính tả (nghe đọc) Bài: Cùng vui chơi Ngày đẹp lắm bạn ơi! Nắng vàng rải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi. Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khoẻ người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui, học càng vui. 3. Chính tả (nghe đọc) Cái nắng Nắng ở biển thì rộng Nắng ở sông thì dài Còn nắng ở trên cây Thì lấp la lấp lánh Nắng hiền trong mắt mẹ Nắng nghiêm trong mắt cha Trên mái tóc của bà Bao nhiêu là sợi nắng.

GV chép bài lên bảng lớp đúng mẫu chữ đã học, HS nhìn và chép lại đúng chính tả đoạn thơ sau:

CÔ TẤM CỦA MẸ.

Ngỡ từ quả thị bước ra

Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim.

Thổi cơm, nấu nước, bế em,

Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần”.

Bao nhiêu công việc lặng thầm

Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha.

Bé học giỏi, bé nết na

Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.

LÊ HỒNG THIỆN.

Bài 4: Chính tả:

Đi học

Hôm qua em tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp.

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi.

2. Phương pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả

1. Luyện phát âm:

Muốn các con viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho các con, giúp các con phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác.

2. Luyện tập về phân tích, so sánh:

Trong các giờ chính tả tập chép hay nghe viết, các thầy cô cần hướng dẫn các con phân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện viết bảng con trước khi viết vào vở.

Vd: Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, thầy cô sẽ yêu cầu các con phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ:

– Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống)

– Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn)

Khi so sánh được sự khác nhau đó, các con sẽ nhớ tốt hơn và khi viết các con sẽ không bị viết sai.

3. Hướng dẫn các con hiểu nghĩa của từ kết hợp với việc so sánh và phân tích chính tả

Để giúp các con khắc phục lỗi chính tả, các thầy cô có thể sử dụng đồ dùng dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để các con dễ dàng quan sát và phân biệt từ khó. Ngoài ra, thầy cô có thể hướng dẫn các con hiểu nghĩa từ bằng cách cho các con đặt câu, đọc chú giải.

Ví dụ:

* ch/tr

Chân : bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật

Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng

* s/x

Sen: hoa sen, vòi sen

Xen: xen lẫn, xen kẽ

4. Hướng dẫn các con kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối

Để giúp các con có kĩ năng viết đúng chính tả, các thầy cô nên cho các con luyện đọc – viết nhiều và đi sâu vào việc phân tích về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối thông qua các bài tập chính tả để giúp các con vận dụng các kiến thức đã học.

Ví dụ:

* Phân biệt r/d/gi

Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống:

…ỗ dành, …ỗ chạp, mặt …ỗ

…ữ gìn, cặp …a, ..a vào

* Phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, …

Đây là lỗi mà nhiều các con miền Trung hay mắc phải do ảnh hưởng của phương ngữ. Để giúp các con viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà các con mắc phải ( vd: tấc cả, gậc đầu,…). Trên cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả “so sánh”

– Viết phân biệt c/t

– Viết phân biệt n/ng

Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập

Ví dụ:

Điền c hoặc t: lượ.. bỏ,lần lượ…, biến mấ…, ướ mơ.

Điền n hoặc ng: ngâ… nga, yên lặ…

5. Tổ chức trò chơi:

Một phương pháp khác để rèn chính tả cho học sinh đó là các thầy cô có thể tổ chức trò chơi để tăng khả năng ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau nhưng viết thì khác nhau.

Vd: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “ngờ” hoặc “gờ”

6. Ghi nhớ mẹo luật khi viết chính tả:

Các thầy cô cần hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả bằng hệ thống bài tập giúp các con nắm quy tắc khi viết âm : g/gh; ng/ngh; c/k.

Ví dụ:

Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau:

* Các âm đầu: k, gh,ngh đúng trước các nguyên âm i,e, ê,iê,…

* Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,…

Bài tập điền vào chỗ chấm:

“c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến.

“g” hay “gh” : …ồ ghề, ..e thuyền, …i nhớ, chán …ét.

“ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …ã

Phân biệt âm đầu ch/tr: cho các con quan sát một số hình ảnh chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch

Ví dụ:

– chổi, chảo, chén, chiếu, chum,…

– chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, …

Phân biệt phụ âm đầu s/x: cho các con thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên con vật đều bắt đầu bằng âm “s”

Ví dụ:

– sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,…

– sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,…

Phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: cho các con làm một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh.

Ví dụ:

a) Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:

a. sữa tươi chúng tôi đỗ

b. sửa sai e. nghiêng ngã

c. ngả ba g. mãi miết

Với dạng bài tập này, các thầy cô có thể đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh.

b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

– (đổ, đỗ ) : thi … , … rác

– ( giả, giã ) : … vờ (đò), … gạo

Ngoài ra, để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh, thầy cô hãy đưa thêm dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập.

Ví dụ:

* Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Mặt …òn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng …ên cao

Đêm về đi ngủ, chúng tôi vào nơi đâu? (là gì?)

* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau:

– Kiến cánh vỡ tô bay ra

Bao táp mưa sa gần tới.

– Muốn cho lúa nay bông to

Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều.

7. Tích hợp việc dạy Chính tả trong các môn học khác

Các thầy cô giúp học sinh rèn luyện chính tả trong các môn học khác bằng cách viết đúng câu lời giải khi giải toán có lời văn bằng cách nhắc nhở, sửa lỗi sai khi chấm bài, chỉnh sửa cách phát âm đúng khi trả lời miệng bài toán giải, câu hỏi bài trong khi học các môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,…

………………………………..

I. Đề thi học kì 1 lớp 1 Tải nhiều:

II. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Cánh Diều:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Cánh Diều

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Cánh Diều

III. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Kết nối

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Kết nối

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Kết nối

IV. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Chân trời

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Chân trời

V. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Cùng học

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán sách Cùng học

3. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Cùng học

VI. Đề thi học kì 1 lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục:

1. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt sách Vì sự bình đẳng

2. Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Anh sách Vì sự bình đẳng

Rèn Luyện Kĩ Năng Nói Trong Giờ Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Lớp 2

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DẦU TIẾNG Trường Tiểu Học Minh Hòa GIÁO VIÊN : Nguyễn Thị Thu Ba LỚP : HAI2 NĂM HỌC : 2011 -2012 Lời nói đầu Không như bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học cải cách giáo dục cũ, mà bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học hiện hành nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS thông qua các phân môn như: Phân môn Tập đọc: thì rèn cho các em kĩ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm ), nghe và nói. Bên cạnh đó, môn Tập đọc còn cung cấp cho cá em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho từng cá nhân học sinh như : Phân môn Luyện từ và câu: cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết). Phân môn Kể chuyện: rèn kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện, HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học. Nghe Thầy, Cô hoặc bạn kể rồi kể lại câu chuyện bằng lời của mình, trả lời các câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của chuyện. Phân môn Tập làm văn: rèn cả bốn kĩ năng: nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách giao tiếp và làm các loại bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu tạo thành văn bản. Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới SGK lớp Hai và môn Tiếng Việt lớp Hai, là một trong những giáo viên đang giảng dạy với chương trình và sách giáo khoa mới, tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sángng kiến nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn vàmong được góp sức cho công tác Giáo dục để ngày càng phát triển hơn. A.ĐẶT VẤN ĐỀ: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Không biết từ bao giờ, ngôn ngữ nói có tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin và đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí và là một yếu tố quan trọng để biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được Ông cha ta rất coi trọng: "Học ăn, học nói , học gói, học mở" Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao tiếp hằng ngày với họ: "Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời ". Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực: "Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói". Với trẻ em là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng đến việc giáo dục ở nhà trường với phương châm: "Tiên học lễ, hậu học văn". Dạy Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng: đọc, viết, nghe mà còn dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp, đó là một mảng kiến thức vô cùng quan trọng. Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu những kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt qua việc "Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt" cho HS lớp Hai. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯÚ : + Để tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kĩ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của môn Tiếng Việt trong chương trình SGK lớp Hai. + Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp Hai hiện nay có những kiến thức và ý thức ra sao trong giao tiếp hằng ngày, cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ qua những lời nói, lời phát biểu, trả lời câu hỏi theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu: Để nắm bắt được kết quả trong quá trình nghiên cứu dạy phân môn tập đọc lớp 2 qua 2 khâu luyện đọc cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học. Tôi đã thực hiện nghiên cứu ở 2 lớp 2 tôi đã dạy trong 3 năm gần đây IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Ngoài việc học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp sau: -Quan sát -Phân tích tổng hợp -Thực hành luyện tập B.GIAÛI QUYEÁT VAÁN ĐỀ I. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1. Phương pháp quan sát : - Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói với mọi người xung quanh trong mọi nơi mọi lúc, qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt in. - Biện pháp thực hiện: Ngoài những sổ sách của nhà trường qui định, Tôi còn có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét cho từng học sinh trong lớp. Đó là cuốn sổ "Theo dõi đánh giá hành vi học sinh". Trong cuốn sổ này, tôi ghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen tốt và cả những điểm còn khiếm khuyết của học sinh để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ biểu cảm của học sinh. Từ đó tôi dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của mỗi học sinh trong lớp, qua đó lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao đối với học sinh giỏi; và luyện kĩ năng nói sao cho đạt đến trình độ chuẩn đối với học sinh khá và học sinh trung bình. Tôi luôn quan sát, phản ảnh khá trung thực tình trạng của học sinh trong lớp mình. Sau khi phân loại học sinh tôi chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của bản thân trong phần luyện nói của các tiết học trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong chương trình. 2. Phương pháp phân tích - Tổng hợp : - Qua những ghi chép cá nhân của tôi và những số liệu thống kê, Tôi xử lí những thông tin ấy bằng cách phân tích - tổng hợp những mẫu lời nói thu thập được từ phía học sinh. Từ đó có thể đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh. - Biện pháp thực hiện: Tôi tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau: ♦ Nhóm 1: là nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhãn vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng nói trên lớp. ♦ Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét. ♦ Nhóm 3: Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, Tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi của học sinh sao cho phân bố đều khắp với ba đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm. Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh l việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta thương nói : "Học thày không tày học bạn". Sự phấn đấu - khích lệ trong quá trình học tập, noi thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn "Nói". Và sự cổ vũ động viên của các bạn trong nhóm, tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình. 3.Phương pháp thực hành - luyện tập : - Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập "Nói" trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Việc "Nói" sao cho trôi chảy, mạch lạc và lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó tôi có thể đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh - Biện pháp thực hiện: Tôi hướng dẫn các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng nói của học sinh ở lớp Hai : a. Loại bài tập luyện phát âm theo chuẩn: Ở phần này, tôi ch ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ khó, tiếng khó cần rèn đọc trong phần luyện đọc ở tiết Tập đọc. Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em. Học sinh phải phát âm đúng - chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh tự tin phát biểu hay đưa ra những ý kiến ring của bản thân trong giờ luyện nói. + Cách tiến hành: Tôi lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong bài Tập đọc để HS luyện phát âm thật đúng và chính xác. Điều quan trọng ở đây chính là bản thân giáo viên phải là người phát âm chuẩn và chính xác. Đa số học sinh trong lớp Hai do tôi làm chủ nhiệm các em thường phát âm sai l/n, r/d, tr/ch, an/oan, uyên/iên Do đó trong phần yêu cầu luyện đọc các từ khó ở các bài tập đọc tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có âm đầu l/n, r/d, tr/ch, th/h và vần an/oan, uyên/iên Bên cạnh đó, tùy theo nội dung của bài học, Tôi đưa ra những trị chơi giúp học sinh vừa học vừa vui chơi thoải mái. VD : - Thi tìm và đọc nhanh đúng câu có âm đầu, vần dễ lẫn; câu cần thể hiện lời nói biểu cảm trong bài Tập đọc vừa học. - Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần khó đọc - viết, thường lẫn lộn theo yêu cầu của giáo viên rồi ghi vào mảnh giấy làm "đề tài" thi đọc trong nhóm. b. Loại bài tập tình huống: Để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Với từng nội dung của bài luyện nói, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo và đưa ra những tiểu phẩm phù hợp với nội dung bài để học sinh tập sắm vai và thể hiện ngôn ngữ của bản thân thật tự nhiên, trong sáng VD: Trò chơi sắm vai với môn Tập làm văn: "Chọn lời đúng" + Bạn gái xách 1 vật nặng, một bạn trai tới xách giúp. + Bạn trai chơi chảy đuổi bị vấp ngã, được một bạn khác đỡ dậy. + Trong giờ học vẽ, bạn gái cho bạn trai mượn bút chì. + Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống. - Đồ dùng sắm vai: 1 túi xách to đựng một số vật, 1 chiếc bút chì màu, 1 chai nước uống. - HS đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút. ° Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, cả lớp cùng bình chọn lời nói đúng, hay. Nếu một vai nói đúng 1 câu sẽ được 1 điểm, nói đúng 2 câu sẽ được 2 điểm. Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong từng tình huống chơi. ° Sau mỗi tình huống, giáo viên ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì giáo viên cộng điểm và công bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng. c. Loại các bài tập Kể chuyện :(kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản thân và những người xung quanh) Loại bài tập này được áp dụng ở phân môn Kể chuyện. Giáo viên cần ch ý hướng dẫn học sinh sử dụng tư thế, giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nam vững câu chuyện định kể. Giáo viên lựa chọn bài tập ở tiết Kể chuyện có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (trong sáchTiếng Việt lớp Hai), có thể dựa vào văn bản chuyện kể ở sách giáo khoa, sao lại thành "Màn kịch ngắn" để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi. Chuẩn bị một số đạo cụ phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất : cảnh 1(1 chiếc ghế dài ); cảnh 2 (1 chiếc bàn có trải khăn và 5 chiếc ghế, 1 mâm cơm có vài chiếc bát đĩa có thức ăn, 4 quả đào bằng nhựa: 1 qua to và 3 quả nhỏ; quần áo và cây gậy cho học sinh đóng vai người ông và bà, có thể hóa trang thêm với râu, tóc). Cảnh 1: (Bà và các cháu Xuân, Vân, Việt đang ngồi trị chuyện trên ghế. Ông vừa đi xa về, từ ngoài cửa đi vào trên tay cầm 4 quả đào: 1 quả to và 3 quả nhỏ). Ông (đưa quả đào to cho bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu), nói : - Quả to này xin phần bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu. Cảnh 2: (Khung cảnh trong nhà vào buổi chiều: 1 mâm cơm bày sẵn trên chiếc bàn ăn có trải khăn, cả nhà ngồi trên 5 chiếc ghế quây quanh bàn) Ông hỏi: Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ? Xuân (nói với ông): Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm, ông ạ. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vị. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ ? Ông (mỉm cười, gật đầu, vẻ hài lòng): - Ừ, mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi đấy ! Vân (nói với ông, vẻ tiếc rẻ): - Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi ông ạ ! Ông (xoa đầu Vân nhẹ nhàng, cười độ lượng): Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá ! (Lúc này, Việt chỉ chăm chú vào chiếc khăn trải bàn, không nói gì.) Ông (nhìn Việt vẻ ngạc nhiên) hỏi : Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì thế ? Việt (hơi bẽn lẽn nhưng giọng tỏ ra rất vui )nói : Cháu đấy à ? Cháu mang đào cho bạn Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy lại chẳng muốn nhận quả đào cháu tặng. Cháu lén đặt quả đào trên giường bạn ấy rồi trốn về, ông ạ ! Ông (thốt lên vẻ phấn khởi, xoa đầu Việt một cách âu yếm) nói : - Ôi chao, cháu yêu quý của ông, cháu là người có tấm lòng thật nhân hậu. Ông rất hài lòng về việc làm của cháu đấy ! +Cách tiến hành : 1. GV cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thi độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói ) của nhân vật trong câu chuyện. 2. GV hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên. 3. GV hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo "kịch bản" đã chuẩn bị, trình diễn thử với những đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong kịch bản. 4. HS trình diễn "màn kịch ngắn" trước lớp; giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những HS diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng. II. KẾT QUẢ Qua một số phương pháp luyện nói cho HS đã nêu ở trên, Tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau: - Đa số HS trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như : các em nhận thức được cần phải lễ phép với người lớn, phải xưng hô đúng cách, biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc. - Khi giao tiếp với thầy cô giáo, hầu hết HS đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình. - Trong tất cả các giờ học trên lớp, HS đã biết trả lời câc câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và trả lời thành câu - Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở hơn, tự tin hơn rất nhiều. - Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, Tôi có kết quả xếp loại khả năng nói và giao tiếp của học sinh lớp Tôi (năm học: 2010- 2011) như sau: Khả năng Đầu năm Cuối năm Nói tốt 08 HS 16HS Tạm được 10HS 12 HS Chưa được 12 HS 02 HS PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Trong quá trình dạy và áp dụng những kinh nghiệm trên nhằm góp phần hình thành nên những kĩ năng cho học sinh ở lớp 2, tôi cũng đã đọc kỹ và tìm hiểu nội dung chương trình môn học Tiếng Việt của khối lớp. Điều này rất có ích để tôi rèn kĩ năng nói tốt hơn cho học sinh. Bên cạnh đó tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc dạy học, tổ chức các hoạt động trong việc hình thành những thói quen nói lưu loát nói cho học sinh tiểu học. - Người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, kiên trì, nhẫn nại, nhiệt tình trong công tác, không ngại khó ngại khổ. - Tinh giản các lý thuyết rườm rà, tăng cường thực hành sắm vai, xử lý các tình huống. - Kết hợp tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên đạt hiệu quả cao. - Liên hệ thực tế, thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày và luyện tập lâu dài để trở thành những thói quen tích cực và bền vững. - Ngoài ra giáo viên phải luôn có ý thức rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng khả năng nghiệp vụ chuyên môn, không ngừng học hỏi để vươn lên, phải tích cực sáng tạo, tìm tòi suy nghĩ thiết kế nên một giờ học có nhiều hoạt động, nội dung phong phú, phát huy tính tích cực, khắc sâu tri thức cho học sinh. IV. KẾT LUẬN : " Mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học" có đưa phần mục tiêu rèn luyện nhân cách học sinh lên hàng đầu. Vậy trong mục tiêu, ngoài việc dạy học sinh nghe, nói, đọc, viết, biết tính toán, có kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, mà còn chú trọng rèn nhân cách con người là chính. Nhưng lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi phải được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói, thái độ, cử chỉ và việc làm. Điều này khẳng định vai trò to lớn của những lời nói biểu cảm của học sinh qua quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy việc rèn kĩ năng "Nói" cho học sinh trong giờ Tiếng Việt là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giao dục tồn diện cho học sinh Tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu, nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân để đáp ứng nhu cầu đó. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi và là những công dân văn minh, lịch sự, có ích cho gia đình, nh trường và xã hội. Những điều Tôi vừa trình bày ở trên rất có giá trị và hiệu quả đối với công việc giảng dạy của Tôi. Nhưng nó có hữu ích hay không còn nhờ sự góp ý và đánh giá của các quý đồng nghiệp. Minh Hòa, ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Thu Ba PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG MỤC LỤC TRANG - BÌA 1 - LỜI NÓI ĐẦU 2 - ĐẶT VẤN ĐỀ 4 - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 * Biện pháp tiến hành 6 * Kết quả 13 * Bài học kinh nghiệm 14 * Kết luận 16 * Nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học các cấp 18

Cập nhật thông tin chi tiết về Luyện Kĩ Năng Nghe Tiếng Anh Lớp 9 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!