Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Ôn Thi Đỗ Jlpt N1 được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là kinh nghiệm của chính bản thân người viết mong rằng hữu ích cho các bạn.
1. Xác định mục tiêu, tạo hứng học
Ảnh: Google ảnh
Bất cứ điều gì cũng vậy, xác định mục tiêu là việc rất quan trọng. Bạn học N1 để làm gì? Tại sao N1 lại cần thiết với mình như thế? Làm thế nào để đỗ N1? Mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Theo mình, xác định mục tiêu đồng thời cũng phải tạo cả “hứng” học nữa. Để tạo niềm vui khi học, mình thường tìm hiểu về văn hóa và con người Nhật. Đôi khi trong lúc học, “Ơ? Cái này mình từng đọc rồi này!” Mỗi lần như thế thấy vui vui, mấy lần đọc chơi kia cũng hữu ích đấy chứ. ^^
2. Nền tảng
Ảnh: Google ảnh
Cũng giống như việc xây nhà, nền móng phải vững chắc thì nhà mới xây cao được. Vì vậy khi xác định thi N1 các kiến thức của bạn phải thật chắc. Nếu vẫn chưa đủ tự tin, mình khuyên bạn nên dành thời gian để ôn lại thật chắc các kiến thức, kỹ năng cũ đã.
3. Giáo trình
Mình không dùng quá nhiều giáo trình, có thể kể tên như: Soumatome, Shinkanzen, Tettei toreningu, Mimikara oboeru, Chokuzen taisaku…
Giai đoạn Kakehashi từ N2 lên, mình học giáo trình Soumatome. Sau đó chuyển sang giáo trình Shinkanzen. Cá nhân mình thấy giáo trình Shinkanzen rất hay, đặc biệt là quyển ngữ pháp. Nếu bạn nào muốn đào sâu hơn nữa có thể tham khảo quyển này. Một giáo trình khác cũng rất thú vị, đó là Mimikara oboeru. Từ vựng của giáo trình này có kèm cả CD, vậy nên không bắt buộc phải ngồi vào bàn học mới học được, với những bạn không thích cả ngày ôm cuốn sách thì thực sự phù hợp.
Ngữ pháp của N1, mình chú trọng học trong quyển Shinkanzen. Số mẫu câu không nhiều nên mình cố gắng tóm gọn thời gian học ngữ pháp càng ngắn càng tốt, để dành thời gian ôn luyện các kỹ năng khác. Đối với ngữ pháp mình sử dùng flashcard. Mặt trước ghi to mẫu ngữ pháp, mặt sau ghi nghĩa, ví dụ, những chú ý. Ví dụ mình chọn những câu ngắn, điển hình, dễ nhớ. Mình có mua thêm vòng và bấm lỗ những flashcard này để tiện có thể mang đi khắp nơi. Bây giờ, cũng đã bán nhiều những thẻ flashcard làm sẵn, có vẽ những hình rất ngộ nghĩnh nữa.
Sau quá trình học kiến thức mình bước sang giai đoạn luyện đề. Có rất nhều sách luyện đề nhưng mình cho rằng điểm mấu chốt của luyện đề là phải ôn, soát lại những lỗi sai. Tại sao chỗ này lại chọn như vậy? Tại sao mình lại chọn sai? Làm lại đề và kiểm tra xem mình còn bị mắc những lỗi sai của lần trước không.
Về đọc hiểu, các kỹ năng trong đọc hiểu đã được luyện từ N2, nên đến N1 mình tập trung nhiều hơn vào vốn từ và tốc độ đọc.
Mình có một tật là rất nhanh quên. Vì thế để thường phải xem đi xem lại nhiều lần, lọc ra những gì chưa nhớ. Đồng thời học cùng bạn bè, giảng lại cho nhau hoặc bàn luận với nhau. Sau mỗi lần như thế mình tự tin hơn rất nhiều.
4. Chơi mà học
Song song với học các giáo trình thì bổ sung kiến thức từ các nguồn bên ngoài cũng rất quan trọng. Đề thi N1 có đề cập nhiều đến các vấn đề thời sự. Tuy không phải trong cùng năm, nhưng có thể là những tin tức nổi bật cách trước đó 2,3 năm. Vì vậy đọc báo không chỉ luyện kỹ năng đọc, cung cấp vốn từ, mà còn tăng thêm tri thức.
Luyện đọc thì mình đọc báo trên NHK, đọc tiểu thuyết, manga… Cũng có nhiều ứng dụng đọc báo miễn phí, tìm trên các kho ứng dụng thì có rất nhiều.
Báo điện tử của đài NHK: https://www3.nhk.or.jp/news/
Manga raw: https://lhscan.net/
Luyện nghe, mình thường luyện nghe tin tức trên trang Youtube ANN, các show giải trí, anime, phim sub Nhật, phim song ngữ… Thời gian đầu thực sự khá khó để hiểu phát thanh viên đang nói gì, mình hầu như chỉ nhìn hình để đoán. Đôi khi một tin tức phải xem đi xem lại 4,5 lần. Kiên trì trong vòng 1 tuần, mỗi ngày chỉ khoảng 10 phút xem tin tức. Sau đó mình tự thấy khả năng nghe của mình cải thiện đáng kể. Đến bây giờ dù không đều đặn như trước nhưng mình vẫn giữ thói quen theo dõi tin tức thường xuyên. Do thời gian ôn thi N1 ở Việt Nam nên không có điều kiện tiếp xúc nhiều với người Nhật, nên mình phải cố gắng tạo càng nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật càng tốt.
Trang tin tức ANN trên Youtube: https://www.youtube.com/user/ANNnewsCH
Show truyền hình Todaiou. Nơi anh tài hội tụ~~~
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Đỗ Jlpt N2 Sau 1 Năm Tự Học Tiếng Nhật
Em chào các anh chị.
Em vốn yêu thích truyện tranh và nền văn hoá Nhật Bản nên đã quyết định tự học tiếng Nhật toàn thời gian trong vòng hơn 1 năm. Kết quả là em đạt được N4 sau 7 tháng học và đỗ N2 sau đúng 5 tháng thi N4. Kinh nghiệm học ngữ pháp của em là học để cho vững ngữ pháp (không phải cố học thuộc lòng, học vẹt để rồi không dùng đến là quên luôn). Em không học ngữ pháp qua sách mà học qua trang chúng tôi Trang này phải mất tiền $25 / tháng nếu trả từng tháng một, họ cho mình 1 tuần dùng thử miễn phí. Ngoài ra em dùng thêm phần mềm là Rosetta Stones, các anh chị hoàn toàn có thể download trên mạng về không phải mua mấy mấy trăm $ lận. Đây là phần mềm hết sức nổi tiếng. Điểm cộng là nó bắt người học phải học đi học lại một cấu trúc nhiều lần nên nhớ nhanh, kể cả không có giải thích ngữ pháp gì. Điểm trừ là nhiều khi không có giải thích ngữ pháp như vậy cũng bất tiện, gặp phải cấu trúc phức tạp mình phải lên google tra xem ngữ pháp đấy dùng như thế nào. Điểm trừ nữa là Rosetta Stones dù rất tốt để luyện phát âm tiếng Anh, học đọc rất chậm nên mình không dùng để luyện nghe nhanh được. Nếu anh chị học xong cả 3 level đầu thì có thể vừa đủ để thi JLPT N4.
Kinh nghiệm học Kanji của em là dùng cách thức ghi nhớ Kanji bằng hình ảnh và câu chuyện trong quyển Remembering the Kanji. Vì cuốn sách gốc mua trên amazon rất đắt nên em phải down về. Lúc nào cũng dí mắt vào máy đọc bản pdf cũng bất tiện nên em đã dùng Microsoft Word để tạo các flashcard rồi in ra, toàn bộ 2000 chữ Kanji. Mặt trước là Kanji không thôi, mặt sau là nghĩa tiếng Việt, tiếng Anh, cách đọc và cách nhớ theo một câu chuyện nào đấy. Mỗi ngày xem cho nhớ khoảng 50-100 từ, lặp đi lặp lại nhiều lần là sẽ nhớ rất nhanh. Cách này cực kỳ hữu hiệu khi em viết tiếng Nhật. Không nhớ nét em toàn nhớ xem mình đặt tên mỗi nét đấy theo con vật hoặc đồ dùng nào, rồi liên tưởng đến câu chuyện đi kèm với nó.
Sau khi đã nắm vững kha khá ngữ pháp và Kanji rồi em đọc thật nhiều tiểu thuyết để luyện cả từ vựng lẫn ngữ pháp. Thực ra đọc truyện tranh cũng được nhưng tra từ khó, cứ phải đánh máy ra, trong khi đọc tiểu thuyết em có thể dùng Rikaichan để tra từ ngon lành. Từ điển Rikaichan là addon cho Firefox, các anh chị cài vào Firefox xong thì mỗi lần mình đọc sách báo gì trên mạng, cứ di con chuột qua một từ tiếng Nhật nào đấy là nghĩa sẽ hiện lên. Các anh chị có thể cài bộ từ điển tiếng Anh hay tiếng Việt đều được. Để đọc được tiểu thuyết bằng Firefox các anh chị cần phải tạo file html bằng phần mềm thiết kế web. Cách này hơi lằng nhằng nên em có để link download các file truyện html em tự tạo bên dưới. Ngoài ra em cũng tạo cả file pdf để đọc truyện Harry Potter cả 7 quyển song ngữ Anh – Việt nữa, vừa để luyện tiếng Anh vừa để luyện tiếng Nhật.
Em chỉ cày cuốc có mỗi tiểu thuyết vậy thôi trong 5 tháng trời và đã thi đỗ N2 đúng sau 1 năm kể từ ngày em bắt đầu tự học tiếng Nhật tại nhà. Tự học tiếng Nhật không phải không tốt, vì càng không có ai dạy thì mình càng thêm động lực để học và mày mò các phương pháp hữu hiệu chứ không phải bị áp đặt cách học của một trung tâm ngoại ngữ nào đấy. Tự học trên mạng cũng là một cách rất tốt cho những ai có ít thời gian vì bận công việc và con cái, các anh chị chỉ cần bỏ chút thời gian 20-30 phút mỗi ngày thôi.
http://rikaichan.mozdev.org
Từ điển tiếng Nhật cho Firefox rikaichan.
http://www.japanesepod101.com
Trang này có rất nhiều bài học ngữ pháp bằng file mp3 cùng với bản pdf transcript + giải thích ngữ pháp từng bài đi kèm, được dùng miễn phí một tuần sau đó sẽ phải trả phí ạ.
http://www.rosettastone.eu
Trang này như đã nói ở trên các anh chị cần download phần mềm miễn phí về cài đặt để dùng, không thì sẽ bị lock hết các level chỉ được free bài học đầu tiên. Nếu các anh chị không biết download ở đâu hoặc cài đặt thế nào cứ PM cho em ạ.
Welcome to JTest4You!
Trang này có rất nhiều bài trắc nghiệm tiếng Nhật về ngữ pháp, từ vựng và Kanji, cả bài luyện thi JLPT từ N5 đến N1 nữa ạ.
http://www.tanos.co.uk
Trang này có danh sách Kanji, từ vựng, ngữ pháp các anh chị cần nắm vững để luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT ạ.
https://www.dropbox.com/s/ykk7xz406gpe7y1/Remembering_the_Kanji_volume_1.pdf?dl=0
Link download cuốn Remembering the Kanji tập 1
https://www.dropbox.com/sh/5k1wsicvou1nhfq/AACQz7Ui6LvaD0KJyU8bYPCma?dl=0
Link download bộ truyện Harry Potter song ngữ Anh – Nhật bản pdf từ cuốn 1 đến cuốn 7
https://www.dropbox.com/sh/uligvjgl865r3qy/AABOHuXdDtwM8I8Eel4y2h3ta?dl=0
Link download bộ truyện Sherlock Holmes bản tiếng Nhật bằng html để đọc bằng Firefox
https://www.dropbox.com/s/y8g8to347nvsr3u/Da%20Vinci%20Code%201.htm?dl=0
Link download Mật Mã Da Vinci bản tiếng Nhật bằng html để đọc bằng Firefox
https://www.dropbox.com/s/gblukfmrsx9my1g/And%20Then%20There%20Were%20None.htm?dl=0
Link download And Then There Were None (10 người da đen nhỏ) của Agatha Christie bản tiếng Nhật bằng html để đọc bằng Firefox
https://www.dropbox.com/s/inwx7ploig0joab/Les%20Miserables%201.htm?dl=0
https://www.dropbox.com/s/jm5tm7jcfehvc21/Les%20Miserables%202.htm?dl=0
Link download Những người khốn khổ của Victor Hugo tập 1 và tập 2 bản tiếng Nhật bằng html để đọc bằng Firefox
Các anh chị cần link download bản txt không thôi hoặc muốn thêm nhiều truyện html nữa cứ bảo em ạ. Chúc anh chị học tiếng Nhật hiệu quả ạ. @};-
Chia Sẻ Phương Pháp Tự Học Và Ôn Thi Jlpt N1
Để có thể tự học (独学)
Để có thể tự học thì điều đầu tiên là bạn phải có một tư duy tích cực, cầu tiến, tin rằng bản thân có thể tự học hỏi và cải thiện các khả năng và năng lực thông qua sự nỗ lực và vượt qua thất bại. Mình đã viết một bài rất kĩ về việc hình thành tư duy phát triển, bạn có thể đọc ở đây.
Tiếp đó là lập kế hoạch. Nếu như đi học ở trung tâm, các thầy cô sẽ chuẩn bị sẵn cho bạn một lộ trình, và bạn chỉ việc theo nó. Tuy nhiên, nếu là tự học thì ta phải tự làm hết tất cả, từ việc lập kế hoạch học tập một cách hiệu quả, chọn giáo trình nào sao cho phù hợp, cũng như là phải tự đánh giá năng lực bản thân (feedback). Thế nên, nếu không có một kế hoạch cụ thể thì dù bạn có cố gắng mở sách để học mỗi ngày thì cảm giác nó cũng sẽ không đi đâu vào đâu.
Cuối cùng là thói quen hoá việc học. Để có thể giúp chúng ta không phải suy nghĩ quá nhiều về chuyện học thì cách đơn giản nhất là thiết lập thói quen học mỗi ngày. Mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn về thiết lập thói quen học ở phần dưới.
Lập kế hoạch ôn thi
Giai đoạn 1: CỦNG CỐ – 2 tháng đầu tiên
Đây là giai đoạn bạn bắt đầu thiết lập thói quen học và ôn thi tiếng Nhật. Vì vậy điều quan trọng ở đây, đó là không nên đặt mục tiêu quá lớn, như kiểu mỗi ngày học 4, 5 tiếng. Mình đảm bảo là các bạn chỉ duy trì được 2, 3 ngày, hoặc thậm chí là không quá nổi 1 ngày. Thời điểm này có lẽ vẫn có nhiều người chưa cảm nhận được rõ áp lực thi cử, vì vậy khả năng tập trung có thể sẽ chưa được cao. Vì thế điều cần làm, là hãy bắt đầu một cách nhỏ nhất. Mình tạo ra một quy luật riêng cho bản thân, đó là “mỗi ngày học ít nhất 25 phút”. Bạn có thể học đến 1 tiếng, 2 tiếng mỗi ngày, điều đó càng tốt, nhưng quan trọng hơn là ngày nào cũng phải hoàn thành tối thiểu 25 phút học này. Hãy theo dõi thói quen của bạn, bằng cách sử dụng ứng dụng điện thoại, hoặc là làm check-list tích ô.
Tại sao không phải là 30 phút? Bởi mình áp dụng phương pháp quả cà chua có tên là Pomodoro Technique được áp dụng rộng rãi trong công việc cũng như là học tập. Nói đơn giản thì thay vì ngồi liên tục trong một thời gian dài để làm việc thì bạn sẽ chia nó thành các hiệp nhỏ, mỗi hiệp bao gồm 25 phút tập trung và 5 phút giải lao (cộng lại là 30 phút). Cứ như vậy, nếu học tiếng rưỡi thì bạn sẽ học thành 3 hiệp, học 3 tiếng thì là 6 hiệp.
Về nội dung học, trong 2 tháng đầu tiên này bạn sẽ tập trung học các kiến thức mới trong giáo trình, và đồng thời ôn tập lại mỗi ngày, nhưng không cần phải quá chú trọng vào việc làm đề. Việc này sẽ được dành cho tháng cuối cùng. Cá nhân mình thì mình tập trung vào việc trau dồi 3 phần là kanji, ngữ pháp và từ vựng để có được một khung kiến thức nền tảng trước.
Gian đoạn 2: CẤP TỐC – tháng cuối cùng
Càng gần đến ngày thi thì chắc chắn áp lực sẽ càng tăng, nhưng nó cũng chính là động lực để giúp bạn tập trung hơn trong việc học tập. Đây mới là lúc bạn tăng thời lượng học tập của bạn lên thành 3, 4 tiếng. Nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải giữ cho mình thói quen học ít nhất 25 phút mỗi ngày.
Bạn vừa ôn tập lại các kiến thức đã học trong 2 tháng vừa rồi, vừa tận dụng thời gian để làm thật nhiều bài tập và đặc biệt trong 1, 2 tuần cuối cùng thì bạn chỉ việc ngồi làm đề thi các năm hoặc đề thi thử trên mạng.
Giáo trình mình sử dụng
Trên mạng có rất nhiều bài viết cũng như là video chia sẻ và gợi ý các giáo trình tốt, bạn nên tham khảo trên đó để biết rõ hơn về từng đầu sách. Cá nhân mình sử dụng chủ yếu là 2 giáo trình: 日本語総まとめ (Soumatome) và 新完全マスター (Shinkanzen Master)
Nếu so sánh 2 cuốn sách này thì chắc chắn Shinkanzen sẽ được nhiều người lựa chọn hơn. Soumatome không được đánh giá cao, vì lượng bài tập khá ít và kiến thức cũng không đầy đủ như Shinkanzen. Tuy nhiên, điểm cộng mà mình nhận thấy ở Soumatome, đó chính là ở dòng chữ “chương trình 8 tuần, mỗi ngày 2 trang”. 8 tuần tức là 2 tháng, và cái cụm từ “2 trang” phần nào nó khiến mình cảm thấy rằng đây là một con số khá nhỏ và mình hoàn toàn có thể làm được. Vì vậy, mình đã chọn mua sách Soumatome để sử dụng trong 2 tháng đầu.
Còn 1 tháng trước kì thì. Dù có thể đã hoàn thành xong giáo trình Soumatome rồi, nhưng chưa chắc đã nhớ được hết, thậm chí là quên kha khá. No problem. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn gợi nhớ lại những gì mình đã học và qua đó giúp bạn nhớ lâu hơn các kiến thức đó. Lúc này, mình mua thêm cuốn Shinkanzen và làm lại từ đầu. Dù là làm lại từ đầu, nhưng rõ ràng nhờ có 2 tháng ôn luyện trên Soumatome, nên mình cảm thấy như bản thân đang ôn tập lại vậy. Cái cảm giác “Ơ, cái này rõ ràng học ở Soumatome rồi mà sao lại không nhớ nhỉ” sẽ xuất hiện. Nhưng chính cái cảm giác khó chịu, ức chế vì bạn quên một thứ gì đó lại kích thích để bạn có thể nhớ lâu hơn. Đặc biệt, lượng bài tập trong cuốn Shinkanzen lại rất phong phú nên nó rất phù hợp với thời điểm gần ngày thi.
App mình sử dụng
1. Jdict – từ điển Việt Nhật
Đây là ứng dụng từ điển Nhật-Việt mà mình đã dùng từ cách đây phải gần 6, 7 năm và hiện giờ nó vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mình. Điều mình thích nhất ở app này chính là việc mình có thể tra từ Kanji một cách nhanh chóng, và mỗi chữ Hán đều được giải thích một cách chi tiết, từ cách đọc, nét vẽ cho đến bộ mà chữ Hán sử dụng.
2. Quizlet – Ứng dụng học từ vựng hiệu quả
Bạn định làm flashcard bằng giấy? Mình có một đề xuất hay hơn. Hãy dùng Quizlet. Đây là một ứng dụng học ngoại ngữ siêu hay. Bạn có thể tạo ra một set ví dụ như từ vựng, sau đó tạo flashcard cho mỗi từ mà bạn muốn học. Sau khi bạn gõ vào từ mới tiếng Nhật (nhớ đặt language là Japanese), app sẽ tự động hiện ra ý nghĩa của từ đó ở dòng dưới, thậm chí là còn kèm theo cả ví dụ. Tuy nhiên phần chú giải này lại là bằng tiếng Anh, nên đối với ai không tự tin học flashcard Nhật-Anh thì chắc phải tự viết tay ý nghĩa tiếng Việt vào. Không chỉ dừng lại ở việc tạo flashcard, quizlet còn tạo ra một số chức năng như learn, test, game để học từ vụng hiệu quả hơn.
3. Forest – Ứng dụng giúp cải thiện sự tập trung
Đây là ứng dụng giúp mình cải thiện sự tập trung. Bạn chỉ việc đặt giờ để app trồng cây, và trong khoảng thời gian đó, bạn không được sờ đến điện thoại. Nếu thoát khỏi màn hình ứng dụng thì cây đang trồng sẽ bị phá.
Hai phương pháp học tập hiệu quả: gợi nhớ và tái diễn đạt
Gợi nhớ
Trước tiên, có một kiến thức cơ bản đã được khoa học chứng minh về việc ghi nhớ nhưng có lẽ không phải ai cũng để ý. Đó là: chúng ta sẽ nhớ được một thông tin lâu hơn khi cố gắng nhớ lại hoặc sử dụng thông tin đó nhiều lần. Nói cách khác, Output quan trọng hơn Input. Vậy, Input và Output là gì?
Việc ta tiếp nhận thông tin vào bộ não được gọi là Input. Bạn đọc một cuốn sách, nghe những gì người khác giảng, học những mẫu ngữ pháp, từng vựng mới… chính là Input. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể ghi nhớ lâu chỉ dựa vào những Input đã có. Điều quan trọng là phải sử dụng Input đó, và ở đây, việc đưa ra thông tin được gọi là Output. Viết và nói là hai phương thức cơ bản của Output. Thế nên, để có thể ghi nhớ lâu thì điều bạn nên làm là viết ra hoặc nói ra những gì bản thân đã học. Ngoài ra, để có thể viết hay nói được những điều đã tiếp thu thì cần phải qua một bước trung gian đó là gợi nhớ (思い出す). Gợi nhớ càng nhiều, ta lại càng nhớ nó lâu. Hãy nhớ là như vậy.
Học Kanji thì bạn phải luyện viết chữ Hán ra giấy thật nhiều lần, học từ vựng thì bạn nên nói từ đó ra hoặc ít nhất là nhẩm miệng. Còn nếu chỉ học 1 lần và ghi chép vào vở có lẽ là chưa đủ. Nhắc đến đây thì mình muốn nói về chuyện ghi chép.
Thường thì ta hay có thói quen vừa nhìn giáo trình vừa chép lại vào sổ, giống như một thao tác copy paste vậy. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng hiệu quả sẽ không cao. Vậy nên ghi chép như thế nào? Mình có một gợi ý như sau.
Trước tiên bạn hãy nhìn vào giáo trình ôn thi, nhìn vào cụm từ vựng hay mẫu ngữ pháp bạn đang học. Hãy cố gắng nhớ các nét chữ, nghĩa của từ vựng, hoặc là nhớ cách dùng mẫu câu, sau đó đừng nhìn vào sách mà tự viết ra vở những gì mình đã nhớ. Như vậy sẽ xuất hiện thao tác “gợi nhớ” nằm giữa hai thao tác chủ yếu là tiếp nhận thông tin từ sách và chép ra vở. Mình đảm bảo là cách ghi chép này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cách học thông thường, dù nó sẽ làm kéo dài thời gian học các mẫu ngữ pháp hay từ vựng, nhưng chậm mà chắc cũng tốt mà, phải không?
Tái diễn đạt
Phương pháp này có nghĩa là “diễn đạt lại những kiến thức đã học bằng ngôn ngữ của bản thân”. Phương pháp này nhấn mạnh việc hiểu được kiến thức và nội dung, chứ không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ. Mình đặc biệt khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp này cho việc học ngữ pháp. Nhưng trước đó mình muốn giới thiệu cho các bạn một cuộc khảo sát rất thú vị.
Vào năm 2014, trường đại học Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát rất thú vị. Sinh viên được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1: vừa học vừa nghĩ đến việc “học xong là phải làm bài kiểm tra”
Nhóm 2: vừa học vừa nghĩ đến việc “học xong là phải dạy lại cho người khác”
Kết thúc quá trình học, sinh viên của cả 2 nhóm đều được cho làm một bài kiểm tra, và kết quả cho thấy sinh viên nhóm “học để dạy” (nhóm 2) có thành tích trung bình tốt hơn 28% so với nhóm “học để thi” (1).
Nói cách khác, nếu bạn có một suy nghĩ là mình phải học để còn giải thích lại cho người khác, thì khả năng ghi nhớ kiến thức đó sẽ tốt hơn. Lí do cũng khá đơn giản. Để có thể giải thích cho người khác thì trước tiên bản thân phải hiểu trước, và sau đó bạn còn phải chuyển đổi lượng thông tin phức tạp đó thành một khối kiến thức dễ hiểu hơn để có thể giải thích cho người khác, nhờ thế mà chính bản thân bạn cũng sẽ nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
Cuộc khảo sát mình chia sẻ ở phía trên mới chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ. Nhưng rõ ràng, sau khi đã học thì bạn hoàn toàn có thể giải thích lại cho người khác. Nhưng nếu không tìm được ai thì cũng không có vấn đề gì. Bạn có thể tượng tượng ra như thể là bản thân đang đứng trên bục giảng và dạy lại cho người khác vậy.
Còn đây sẽ là cách học khi ta áp dụng cả hai phương pháp gợi nhớ và tái diễn đạt:
Trước tiên, thay đổi cách ghi note, bằng việc ghi nhớ trong đầu những gì đã đọc trong sách rồi mới chép ra, thay vì vừa nhìn vừa chép.
Sau đó, hãy tưởng tượng mình là giáo viên dạy tiếng Nhật, và giải thích lại mẫu ngữ pháp vừa mới học đó bằng chính lời nói của mình.
Cuối cùng, làm bài tập ở phần sau.
Một số tips các bạn có thể tham khảo
1. Bạn nên tạo thói quen học ngoại ngữ ít nhất 25 phút trước bữa sáng. Sáng sớm sau khi dậy luôn là thời điểm thích hợp để thiết lập thói quen mới. Bạn cũng có thể dành 25 phút buổi tối trước khi đi ngủ để ôn lại kiến thức. Buổi tối thường là thời điểm có khả năng ghi nhớ học thuộc tốt hơn.
2. Để có thể kết nối thói quen học sáng lẫn tối, có một cách bạn nên thử, đó là mỗi tối sau khi học xong, bạn để nguyên trạng thái sách vở trên bàn, không gấp lại bất cứ một thứ gì. Như vậy sáng hôm sau khi dậy, khi ngồi vào bàn thì đã có sẵn sách vở ở trước mặt và bạn chỉ việc tiếp tục học thôi. Làm thế này vừa giúp bản thân duy trì được việc học lại vừa tiết kiệm được năng lượng, bởi ngay chính việc đắn đo suy nghĩ cho việc lấy tài liệu sách vở ra mỗi sáng để học cũng đủ để khiến bản cảm thấy mệt mỏi rồi.
3. Trong một khoảng thời gian nhất định, thay vì chỉ học một kĩ năng, bạn có thể học 3 kĩ năng khác nhau. Ví dụ, trong 1 tiếng rưỡi buổi sáng, thay vì chỉ học kanji, bạn có thể chia ra thành 3 hiệp, mỗi hiệp 25 phút và học theo thứ tự là kanji, ngữ pháp từ vựng. Đây được gọi là phương pháp Interleaving Study, ngược lại với Blocked Study
4. Bạn nên đưa vào khoảng 5-10 phút giải lao sau mỗi hiệp học, và trong khoảng thời gian này, việc làm tốt nhất để giúp não bạn ghi nhớ thông tin, chính là để nó được nghỉ ngơi. Nói cách khác, hãy dành 5-10 phút đó để làm một giấc ngủ ngắn.
Tổng hợp tất cả các nguồn nghe tiếng Nhật
Nãy giờ mình chủ yếu nói về phương pháp học chung, cũng như chú trọng vào việc học 3 kĩ năng như ngữ pháp, từ vựng, chữ Hán. Còn đọc với nghe thì thú thật là mình cũng không có kinh nghiệm gì chia sẻ mấy. Vì mình không học kĩ 2 phần này. Nhưng mình lại là người đọc rất nhiều sách tiếng Nhật, cũng như thường xuyên xem chương trình, thời sự bằng tiếng Nhật. Đó có thể là lí do giải thích vì sao mình không ôn nghe nhưng vẫn được điểm tối đa. Còn không ôn kĩ phần đọc thì lại là một sai lầm… Vì đọc N1 nó khó vãi chưởng, khó hơn sách tiếng Nhật mình đọc rất nhiều. Thôi thì rút kinh nghiệm cho lần sau vậy.
Để kết thúc bài viết này thì mình muốn chia sẻ tất tần tật các nguồn nghe tiếng Nhật của bản thân mình, hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. (Link ở phía dưới)Tổng hợp tất cả các nguồn nghe tiếng Nhật của mình
Trước tình hình dịch bệnh thì mình cũng không rõ là kì thi JLPT tháng 7 sắp tới liệu có diễn ra bình thường không. Nhưng các bạn cũng đừng lo lắng quá, và cứ xác định là mình sẽ thi vào tháng 7 tới, và bắt đầu lập kế hoạch ôn thi ngay từ bây giờ. Không được thì thì cũng chẳng mất gì, coi như là được một dịp ôn thi hiệu quả, phải không nào?
Stay focused, be present.
Kira
Các bài viết chia sẻ về chuyện ôn thi N1 cũng như là phương pháp học nói chung
Phương pháp tự ôn thi JLPT N1 của mình Ôn thi tiếng Nhật JLPT N1 – Giai đoạn cấp tốc Chia sẻ kinh nghiệm đi thi tiếng Nhật JLPT (ở Việt Nam) Nếu muốn học hiệu quả, hãy bắt đầu từ việc thay đổi tư duy 2 phương pháp học tập hiệu quả: “Gợi nhớ” và “tái diễn đạt”
Giới Hạn Kiến Thức Ôn Thi Jlpt N5, N4, N3
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT hiện nay được phân chia thành 5 cấp từ N5 đến N1. Mỗi cấp độ bài thi lại có một yêu cầu khác nhau về mức độ thành thạo trong việc sử dụng Từ vựng, Kanji và ngữ pháp tiếng Nhật. Thay vì hoang mang lựa chọn giữa vô vàn kiến thức sẽ ôn luyện, tại sao các bạn không tập trung vào những yêu cầu căn bản nhất trong bài thi JLPT. Vậy thì đâu là những giới hạn kiến thức cần trang bị để làm bài thi JLPT N5, N4, N3?
1. Giới hạn kiến thức ôn thi JLPT N5
– Phần từ vựng: số lượng khoảng 800 từ. Sau khi hoàn thành 25 bài Minna no Nihongo, bạn đã được học đến 1000 từ, trừ đi một số từ bạn có thể quên trong quá trình học thì bạn vẫn có đủ kiến thức để hoàn thành bài thi JLPT N5.
– Phần Kanji: số lượng khoảng 80 ~ 100 chữ – tương đương với tổng số chữ Kanji học sinh lớp 1 bên Nhật sẽ học. Với 10 bài đầu trong cuốn Basic Kanji bạn có thể học được tầm 100 chữ Kanji rồi đấy!
– Phần ngữ pháp: Để có thể làm bài JLPT N5, các bạn chỉ cần nắm vững những cấu trú ngữ pháp có trong 25 bài Minna no Nihongo.
2. Giới hạn kiến thức ôn thi JLPT N4
– Phần từ vựng: số lương khoảng 1500 từ. Sau khi hoàn thành 50 bài Minna no Nihongo, bạn đã được học đến 2000 từ, trừ đi một số từ bạn có thể quên trong quá trình học thì bạn vẫn có đủ kiến thức để hoàn thành bài thi JLPT N4.
– Phần Kanji: số lượng khoảng 300 chữ – tương đương với lượng Kanji trong cuốn Basic kanji 1.
– Phần ngữ pháp: Nắm vững các thức ngữ pháp trong 50 bài Minna no Nihongo.
3. Giới hạn kiến thức ôn thi JLPT N3
– Phần từ vựng: Số lượng khoảng 3750 từ. Giáo trình Minna no Nihongo sơ cấp cung cấp cho bạn khoảng 1200 từ vựng và giáo trình trung cấp cung cấp cho bạn khoảng 2500 từ vựng. Các bạn có thể học theo hai giáo trình này để đủ kiến thức từ vựng cho bài thi JLPT N3 rồi!
– Phần Kanji: số lượng khoảng 650 từ.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Jellyfish Education Việt Nam – Hotline: 0982 014 138 ➤ Hà Nội: Tòa nhà A1/D21 ngõ 11 Duy Tân, Cầu Giấy, HN Điện thoại: 0243.7957.382 Hotline: 098.663.3013 ➤ Hải Phòng: Tầng 3, tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP Điện thoại: 0225.3833.113 (nhánh 14) Hotline: 098.107.4326 ➤ Huế: Tầng 5, tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, Tp Huế Điện thoại: 0234.3933.774 ➤ Đà Nẵng: Tầng 3, tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, ĐN Điện thoại: 0236.3656.205 ➤ Hồ Chí Minh: Tầng 4, Tòa nhà MB Bank, 538 CMT8, Phường 11, Quận 3, Tp HCM Điện thoại: 0283.9930.988
Hoặc đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại form sau đây:
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Ôn Thi Đỗ Jlpt N1 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!