Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Con Ở Nhật # Top 6 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Con Ở Nhật # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Con Ở Nhật được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong quá trình nuôi dạy con ở Nhật, chắc hẳn nhiều gia đình Việt có những băn khoăn lo lắng về khả năng ngôn ngữ của con. Nếu chỉ nói tiếng Việt với con liệu con có gặp khó khăn trong việc hoà nhập và theo kịp các bạn trong lớp? Nếu dạy con song song Việt – Nhật, con có bị loạn ngôn? Nếu nói xen lẫn Nhật Việt, con có phản xạ nói tiếng Việt hay không? … Cùng chung nỗi lo lắng tương tự khi nuôi con trong môi trường song ngữ nên BiKae cũng có rất nhiều thắc mắc và trăn trở, đặc biệt là vấn đề dạy và gìn giữ tiếng Việt cho con.

Nhân vật thứ hai là chị Trần Mỹ Hạnh, là bạn của mình nên mình biết rõ về khả năng tiếng Việt của hai bạn nhỏ nhà chị Hạnh. Gia đình chị Hạnh có 4 thành viên, hai vợ chồng là người Việt, con trai lớn 10 tuổi sang Nhật khi 1 tuổi rưỡi, và con gái nhỏ 3 tuổi rưỡi sinh ở Nhật. Bạn lớn không chỉ nói tiếng Việt tốt mà còn có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất chuẩn xác, rất cập nhật các bài hát và phim tiếng Việt, sẵn sàng “chém gió” với các chú các bác người Việt trên bàn ăn. Bé thứ hai đi nhà trẻ Nhật từ 1 tuổi nhưng nói tiếng Việt rất sõi và chuyển ngữ Nhật Việt không gặp vấn đề gì.

Nhân vật thứ ba là chị Nguyễn Thị Bích Diệp, là nhân vật đặc biệt hơn một chút vì gia đình chị là gia đình Việt – Nhật. Chồng chị Diệp là người Nhật nhưng có thể nói tiếng Việt tốt và rất yêu tiếng Việt. Hai anh chị có một con gái 9 tuổi, sang Nhật từ lúc 2 tuổi. Con gái chị Diệp có thể giao tiếp tiếng Việt được như trẻ Việt, biết đọc tốt và viết những câu tiếng Việt đơn giản.

Kỳ 1: Nuôi dưỡng tình yêu với tiếng Việt và cân bằng ngôn ngữ Việt – Nhật

Kỳ 2: Tóm tắt quá trình dạy nói – viết tiếng Việt và lời nhắn dành cho các gia đình Việt đang nuôi con ở Nhật

1. Làm thế nào để các con yêu thích, chịu học và muốn học tiếng Việt?

Chị Hằng: Chân thành mà nói, cũng chẳng có chuyện hai bạn nhà mình yêu thích tiếng Việt đâu. Chúng chỉ chịu học cho thôi. Với cả hai đứa con, mình luôn nói: “Con có thể tự quyết định. Nếu quyết định không học thì bảo mẹ, mẹ sẽ không dạy cho nữa, mẹ càng nhàn…”. Chúng sẽ cảm thấy như đấy là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ, và không đứa nào đủ dũng cảm từ chối.

Việc dạy cho con từ lúc còn nhỏ cũng có lợi ích là khi đó chúng nghe lời, chưa nhiều ý kiến. Được cái có anh làm gương, nên em cũng muốn theo. Nhà mình về Việt Nam nhiều cũng là một phần. Đối với các con, Việt Nam vô cùng gần gũi, thân thiết. Chúng rất thích về Việt Nam, lâu không về là nhớ. Bạn lớn nhà mình nhớ cái náo nhiệt xô bồ của chợ cóc trước cửa nhà bà, thích vị sấu cho nước rau muống hơn vị chanh… Mình tin, tình yêu với Việt Nam hình thành từ những thứ nhỏ nhặt đó. Và chúng chịu học tiếng Việt cũng vì những thứ khó xác định thành lời đó. Chúng vẫn cảm nhận chúng là người Việt, nên học tiếng Việt cũng là đương nhiên thôi.

Làm sao để trẻ con chịu đọc sách tiếng Việt? Đúng là sách tiếng Nhật có nhiều sách/ truyện có nội dung hay hơn, hấp dẫn hơn, nên cũng là cản trở với sách tiếng Việt. Mình chỉ có một kinh nghiệm là, trẻ con đọc sách truyện, quan trọng nhất là phải phù hợp lứa tuổi, phù hợp với mối quan tâm sở thích của chúng. Dễ quá thì chán, khó quá thì không hiểu. Cái này thì chỉ có mẹ mới hiểu con nhất để lựa chọn được thôi.

Chị Hạnh : Mình đã được các anh chị đi trước truyền lại kinh nghiệm rằng nhiều khi con không chịu nói tiếng Việt cũng là do tâm lí sợ khác biệt với các bạn Nhật, nên mình chuẩn bị tâm lí cho con từ lúc còn nhỏ. Mình luôn nói với con rằng con là người Việt nhưng sống ở Nhật, vậy là con lợi thế hơn các bạn rồi. Con nói được hẳn hai thứ tiếng. Để con yêu tiếng Việt và hiểu Việt Nam hơn mình dạy con hát các bài Việt Nam, từ các bài trẻ con cho đến các bài người lớn. Con đầu là con trai nên mình dạy bé các bài hát hào hùng như Quốc Ca và bé rất thích.

Chị Diệp Con sinh ra ở Hà Nội và sống tại Hà Nội đến khi con được 2 tuổi thì cả gia đình chuyển về Nhật. Khi đó con đã nói được những câu tiếng Việt ngắn và biết khá nhiều từ vựng. Ba là người Nhật nhưng có thể nói tiếng Việt được nên trước khi về Nhật ba muốn chọn tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong gia đình để mình không có cảm giác đang sống xa quê hương. Vợ chồng mình nói với nhau 100% tiếng Việt cũng là để con có cơ hội được nghe nhiều tiếng Việt hơn.

Ngoài việc dạy con tiếng Việt mình cũng duy trì văn hoá ẩm thực Việt – Nhật hàng ngày. Cùng con mua sắm và cùng con vào bếp nấu ăn.

Gia đình mình ưu tiên việc đi du lịch tại Nhật và về Việt Nam mỗi năm ít nhất 1 lần. Cho con chọn nơi con muốn du lịch tại Việt Nam và cùng con đi hiệu sách mua nhiều sách tiếng Việt con thích. Đi chợ Việt cùng con mặc cả và chọn mua … (không để cho con có cơ hội nói tiếng Nhật khi ở Việt Nam).

Mỗi lần về Việt Nam là tổ chức cho con làm 1 đến 2 loại bánh dân gian để con thêm hiểu biết. Tìm và kết bạn cho con với những người bạn cùng độ tuổi ở Việt Nam. Thường xuyên cho con video call với các bạn. Đến nay con vẫn thường chơi với các bạn hàng giờ đồng hồ qua video call mỗi tuần.

Mình cố gắng giao hoà hai ngôn ngữ và hai văn hoá của hai nước. Minh thường kể cho bé nghe về những kỉ niệm vui khi mình con bé, kể về sự quan tâm của mọi người trong gia đình Việt, thường xuyên khen và ca ngợi về quê hương. Mình muốn cho con thấy được nét đẹp văn hoá Việt Nam để con luôn tự hào về quê hương minh.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Con Ở Thụy Sĩ

ThyThy rất yêu tiếng Việt và trang phục dân tộc. Ảnh: nhân vật cung cấp

Mình năm nay 36 tuổi, đã sống gần 10 năm tại Thụy Sĩ. Mình lấy chồng là người bản địa và có một cô con gái 6 tuổi tên là Camilla ThyThy.

Ngày xưa, khi chưa có ThyThy, mình luôn đặt ra mục tiêu cho chính mình rằng khi nào có con, mình sẽ quyết tâm và cố gắng bằng mọi giá để dạy con mình nói tiếng Việt. Trước khi có bầu, mình tìm đọc rất nhiều tài liệu để tự tin hơn trong cách làm mẹ và dạy con, nhất là làm thế nào để dạy cho bé nói tiếng Việt giỏi và yêu thích ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Đối với trẻ con có cả cha lẫn mẹ cũng như ông bà cùng là người Việt Nam, điều này không quá khó, do cả nhà cùng nói chung một thứ ngôn ngữ. Còn với ThyThy nhà mình, điều này khó khăn hơn nhiều do chỉ có mỗi mẹ nói tiếng Việt và gia đình lại sống tại một nơi lại có rất ít người Việt Nam.

Học từ trong bụng mẹ

Thực ra việc dạy bé học tiếng Việt không khó nếu chúng ta bắt đầu từ khi còn bé trong bụng mẹ và kiên trì tiếp vào những năm tháng đầu đời của bé. Khi mang thai con gái đầu lòng, mình luôn hát hò, đọc truyện và thủ thỉ với con những câu từ đơn giản để bé nghe mỗi ngày, giúp bé cảm nhận về sự quan tâm của mẹ, cũng như để bé quen dần giọng nói và ngôn ngữ của mẹ, tránh bị lạ lẫm khi ra đời.

Những năm tháng đầu, mình phải tập nói chuyện với bé thật nhiều. Ngay từ khi ThyThy còn bé, mình thường thủ thỉ với con gái rằng, phải học giỏi tiếng Việt để trò chuyện với mẹ cho tình cảm và để còn có thể trò chuyện với ông bà ngoại của mình ở Mỹ. Ngoài tiếng Việt ra, bà ngoại ThyThy không biết thêm ngôn ngữ nào khác.

Do ở cách xa hàng nghìn cây số, một đến hai năm mới có cơ hội gặp nhau một lần, nên để nuôi dưỡng tình cảm bà cháu, cách tốt nhất là phải thường xuyên trò chuyện, liên lạc với nhau. ThyThy hàng tuần vẫn trò chuyện bằng tiếng Việt với ông bà ngoại qua điện thoại hay Internet. Cô bé rất thương ông bà và thậm chí khi được hỏi về lựa chọn nơi sống, ThyThy đã chọn qua Mỹ để được sống để được gần ông bà ngoại, các cậu mợ và các em họ của mình.

Để tạo cho ThyThy thói quen ham học từ mới, mình thường chọn những mẩu chuyện ngắn với những từ ngữ thông dụng, đơn giản và dễ hiểu nhất để đọc cho con nghe từ bé. Trong mỗi câu chuyện, nếu có từ nào mà mình chưa từng sử dụng với bé, mình thường dừng lại vài giải thích nghĩa của từ đó cho con trước khi tiếp tục câu chuyện. Nhờ vậy mà càng lớn ThyThy càng để tâm và luôn thắc mắc mỗi khi nghe những từ ngữ lạ.

Lớn lên một chút, mình cho ThyThy xem DVD học tiếng Việt. Qua đó, bé vừa nghe cách dạy học từ và vừa được học hát, tiếng Việt của bé ngày càng tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh đó, bật nhạc thiếu nhi Việt Nam để bé nghe mỗi ngày cũng là một trong những cách để kích thích trí não và việc học ngôn ngữ của bé.

Kiên trì

Qua kinh nghiệm của mình, để thành công trong việc dạy tiếng Việt cho các bé sống tại nước ngoài, nhất là những bé chỉ mang 50% dòng máu Việt thì điều quan trọng nhất là cha mẹ phải thật kiên trì.

Cha mẹ phải chăm trò chuyện với con để tạo thói quen giúp trẻ thích giao tiếp. Càng nói thì trẻ sẽ càng giỏi ngôn ngữ hơn, bởi có những từ ngữ phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày và mất một thời gian rất dài bé mới tự nhớ được. Nếu chúng ta thiếu kiên nhẫn thì rất dễ bỏ cuộc trong quá trình dạy con.

ThyThy cũng như nhiều em bé khác. Đôi lúc mình dạy những từ thật đơn giản nhưng phải nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần ThyThy mới nhớ. Hồi ThyThy 3 tuổi, mới đi học mẫu giáo, cô giáo nói tiếng Italy, bé không hiểu gì nên cứ “dạ” với cô. Nhiều hôm cô giáo phải nói cả tiếng Anh để cho bé hiểu những gì cần làm.

Ông xã cũng cố gắng hiểu những từ đơn giản và thông dụng mỗi ngày trong tiếng Việt để chăm sóc con, ví dụ như là “bồng con”, “lấy nước cho con”… Khi trả lời con thì ông xã mình dùng tiếng Anh, nhờ thế vốn tiếng Anh của ThyThy cũng tăng lên nhiều. Sau này đi học, bé biết thêm tiếng Italy.

Quyết đoán

Trí não của trẻ con rất nhanh nhạy vì vậy các bạn đừng lo lắng con mình sẽ không nói được ngôn ngữ nơi chúng đang sinh sống. Đa số trẻ em Thụy Sĩ ngay từ nhỏ đã nói được 2-3 ngôn ngữ dễ dàng, vì cha mẹ chúng đa số đến sinh sống tại Thụy Sĩ từ nhiều nước khác. Có hơn 50% các bé trong lớp ThyThy đang sử dụng nhiều ngôn ngữ một cách thành thạo.

Qua học hỏi từ các bà mẹ và những người quen biết, bí quyết thành công mà mình muốn chia sẻ là khi bé không chịu nói tiếng mẹ đẻ, các bạn không nên đáp ứng nhu cầu cho bé. Bé sẽ nhận ra rằng nếu mình không nói ngôn ngữ của cha mẹ, mình sẽ không được đáp ứng nhu cầu và tìm cách nói lại ngôn ngữ mà bé thường hay sử dụng với cha mẹ trước đây.

Dĩ nhiên, muốn thực hiện điều này thì cha mẹ cũng phải nghiêm túc trong việc sử dụng ngôn ngữ với con, tránh pha lẫn nhiều ngôn ngữ để tạo thói quen chỉ sử dụng một thứ tiếng khi nói cho bé.

Giai đoạn lúc ThyThy vừa mới đi mẫu giáo, cũng như nhiều em bé sống tại nước ngoài, ThyThy cảm thấy chán khi hát hò những bài hát tiếng Việt mà chỉ thích tiếng Italy và Anh. Khi vừa nhận ra dấu hiệu này, mình đã không cho ThyThy nghe nhạc tiếng Anh và Italy mỗi khi chỉ có hai mẹ con với nhau nữa. Thay vào đó mình hát hò nhiều hơn cho con nghe, đọc truyện thường xuyên hơn và mở nhạc Việt suốt ngày để kích thích lại niềm yêu thích ca hát trong con.

Thỉnh thoảng, mình cũng “hào phóng” cho con nghe tiếng Italy hoặc Anh một chút sau những buổi luyện tiếng Việt. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, ngày qua ngày ThyThy đã yêu những bài hát tiếng Việt trở lại và từ đó trở đi, bé cân bằng hết ba ngôn ngữ, không còn thiên vị ngôn ngữ nào nữa.

Động viên

Bây giờ ThyThy gần 6 tuổi nhưng vốn tiếng Việt của bé rất tốt, biết rất nhiều từ, kể cả những từ địa phương, trong đó những từ địa phương của người miền Trung như mô, răng rứa, bổ, hoang (đâu, sao vậy, té ngã, nghịch)…

Mỗi khi ra đường, ThyThy thường khoe rằng mình có thể nói 3 thứ tiếng. Nghe bé nói được tiếng Việt, ai cũng khen ngợi, giúp bé càng yêu thích và tự hào hơn về tiếng mẹ đẻ của mình. Dù ở nhà hay ra ngoài đường, ngôn ngữ chính mà bé nói với mình luôn là tiếng Việt. Bé không bao giờ cảm thấy mắc cỡ khi nói và hát tiếng Việt cho những người sống bên này nghe, mà ngược lại rất lấy làm hãnh diện.

Đây là những kinh nghiệm mình đã đúc rút được và đang thực hiện hàng ngày trong quá trình dạy tiếng Việt cho con gái. Mong rằng những chia sẻ này sẽ ít nhiều hữu ích cho các ông bố, bà mẹ. Chúc cho các bé sống tại nước ngoài ngày càng nói giỏi tiếng Việt hơn.

Nguồn: Đồng An/ VNE

Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

1. Mở đầu

Nghe – Nói – Đọc – Viết là bốn kỹ năng mà cả người dạy lẫn người học ngoại ngữ cần hướng đến. Viết là kỹ năng cuối cùng trong chuỗi hoạt động dạy tiếng. Một bài viết tốt truyền tải được tin nhắn, thông tin trọn vẹn ý nghĩa đến người nhận. Nếu người nhận hiểu mẫu tin đó thì người viết đã thành công trong việc giao tiếp bằng văn bản. Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ không phải học viên nào cũng thích học viết. Có lẽ là những lý do như lúng túng về khả năng kết hợp từ, cụm từ, cách sử dụng cấu trúc câu, hay e ngại chia sẽ ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà một đề tài viết yêu cầu, hoặc học viên đó ít có thói quen viết (bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngoại ngữ). Những rào cản này làm cho học viên dường như càng trở nên thụ động và mất tự tin khi thể hiện suy nghĩ của mình bằng chữ viết. Vì thế, những học viên này không mấy quan tâm đến việc học viết cũng không hứng thú để đầu tư thời gian và nổ lực trong bài viết được giao.

Đối với một đứa trẻ “nói” được thụ đắc một cách tự nhiên như là kết quả bản năng khám phá thế giới, còn khả năng “viết” cần phải rèn luyện và học tập. Hoạt động viết như một quá trình khép kín (bắt đầu, triển khai, và kết thúc). Một vấn đề lớn được đặt ra: Tại sao phải học viết? Có quá nhiều điều trong cuộc sống chúng ta không thể diễn đạt bằng lời nói trực tiếp, chữ viết sẽ lưu lời nói ấy bằng văn bản. Đối với học viên, việc làm bài thi, hay yêu cầu viết một bài văn, hiển nhiên là họ phải tham gia vào quá trình viết. Tuy nhiên, viết là hoạt động lời nói phức tạp không những đòi hỏi người học có sự phối hợp đồng thời các kỹ năng nghe-nói- đọc mà việc dạy nó cũng không đơn giản chút nào.

Để khắc phục những trở ngại này, giáo viên nên chọn những hoạt động viết tương thích với trình độ của học viên và cung cấp cho họ đủ lượng từ vựng hay thông tin cần thiết giúp họ có thể hoàn thành bài viết thành công. Ngoài ra, giáo viên cần thói quen viết trong học viên để giúp họ thấy thoải mái, tự tin sẵn sàng tham gia vào hoạt động viết một cách nhiệt tình và sáng tạo.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số thủ thuật chuẩn bị cho hoạt động viết một văn bản cho học viên nước ngoài học tiếng Việt.

2. Khái niệm về hoạt động viết

Khi bắt đầu dạy viết giáo viên thường nhận thấy là học viên khá lung túng không biết viết gì trước đề tài yêu cầu. Vậy, trách nhiệm của giáo viên là tìm ra phương pháp dạy hiệu quả để giúp học viên làm điều này. Ba câu hỏi đặt ra cho hoạt động viết: viết gì? Viết như thế nào? Viết cho ai? Để trả lời cho từng câu hỏi này, trước hết chúng ta thử tìm hiểu định nghĩa về hoạt động viết: “Viết là hoạt động giao tiếp truyền tải nội dung mang ý chủ đích đến độc giả”. Vậy, có 3 đối tượng đề cập đến trong hoạt động viết – nội dung- ý chủ đích -độc giả”. Mỗi đối tượng được giải thích như sau:

– Nội dung cho đoạn văn bản gồm ý chính và các chi tiết chính. Nội dung (content) là những gì mà người viết muốn nói. Ý chính (main idea) là câu đơn tóm tắt những điều quan trọng nhất mà tác giả muốn người đọc biết. Những điều đó khá quan trọng cho tác giả lẫn độc giả. Còn các chi tiết khóa (key details) là những thông tin thiết thực thêm vào bổ sung và giải thích làm rõ ý chính.

– Chủ đích cho đoạn văn bản (purpose) gồm suy nghĩ (think) và hành động (do). “Chủ đích” trả lời cho câu hỏi người viết phải viết điều đó như thế nào? Phong cách viết, cách diễn đạt, cách dung từ. Người viết muốn người đọc có suy nghĩ và làm việc gì đó thiết thực sau khi đọc.

Mỗi đoạn văn bản thường thay đổi theo nội dung, mục đích và độc giả. Nếu người viết nghĩ đến ba yếu tố này khi viết thì bài viết của họ đạt hiểu quả cao.

Một ví dụ phân tích 3 yếu tố thể hiện trong văn bản: “Tôi và cha tôi lớn lên trong một ngôi nhà nhỏ gần hồ Xanh. Cha con tôi cùng nhau làm đủ mọi việc nhưng điều làm tôi nhớ nhất là những lần chúng tôi cùng đi câu cá. Cha tôi đã dạy tôi cách câu cá, hồi đó tôi còn rất nhỏ 5 hay 6 tuổi, tôi nhớ không rõ lắm. Đó là một trong những việc làm tôi ưa thích khi tôi là một đứa trẻ. Điều đó cũng rất có ý nghĩa với tôi là được làm việc cùng cha tôi”

– Điều quan trọng nhật mà người viết muốn người đọc biết là gì? Câu nào thể hiện ý chính đoạn văn?

– Đó có phải là điều quan trọng đối với người viết hay độc giả không?

Ý chính: “Thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi khi còn nhỏ”

– Độc giả cần hiểu gì từ ý chính?

– Chi tiết hữu ích nào bổ trợ cho ý chính?

1. Vào thứ bảy và chủ nhật chúng tôi thường thức dậy sớm, cha con tôi đến hồ Xanh trong làng để câu cá. Chúng tôi mang theo cần câu, bánh quế và một ít sôcola nóng. Ở hồ chỉ có hai cha con tôi, chúng tôi ngồi trên một phiến đá, cắm cần câu, ăn bánh và chờ cá cắn câu.

2. Có một lần, cha tôi rủ tôi đi câu ở hồ Xanh gần nhà. Tôi không muốn đi vì chưa lần nào tôi câu được cá ở đó. Cha tôi đọc báo và cho biết sang nay sẽ có lượng cá hồi lớn về hồ. Nhưng ông không nói cho tôi biết. Cuối cùng tôi cũng đồng ý đi. Chưa đầy 30 phút tôi đã câu được 8 con. Thật tuyệt làm sao! Lúc đó tôi thấy yêu cha vô cùng.

3. Cứ mỗi lần chúng tôi đi câu cá là lúc cha tôi vui vẻ nhất. Ông không có cái buồn phiền, lo lắng hay cáu giận. Tôi nghĩ cha tôi muốn làm tôi vui.

Vậy hoạt động viết là một quy trình (mở đầu, nội dung, kết thúc). Nó truyền đạt nội dung mang chủ đích của người viết đến độc giả. Phong cách viết phụ thuộc vào sự cảm nhận sự kiện khách quan và năng lực ngôn ngữ của người cầm bút, chẳng hạn như cách dùng từ ngữ, cấu trúc câu, liên kết từ. Mức độ thành công của một bài viết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, kiến thức nền, kinh nghiệm sống,…Giúp học viên nắm vững các thao tác chuẩn bị cho một bài viết là trách nhiệm, kinh nghiệm của người dạy.

Kinh Nghiệm Khi Muốn Cho Con Vào Chuyên Nhật Cấp 2

Với mong muốn đầu tư cho tương lai của con cái, nhiều bậc cha mẹ đã định hướng cho các con vào các trường của Nhật ngay từ cấp 2 cấp 3.

Đáp ứng nguyện vọng đó thì nhiều trường đã mở ra các lớp chuyên Nhật từ cấp tiểu học. Đây luôn là một sự lựa chọn ưu tiên của các phụ huynh để con em vào học tại một môi trường chuyên nghiệp, chất lượng. Môi trường tại các luôn sôi nổi, năng động, và được trải nghiệm nhiều về ngôn ngữ Nhật cũng như văn hóa Nhật. Các lớp chuyên Nhật cấp 2 , cấp 3 được đầu tư hàng đầu về cơ sở vật chât, thiết bị dạy học cũng như các giáo viên có chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghê.

Chuẩn bị hành trang cho con em mình vào các lớp chuyên Nhật cấp 2, cấp 3 Jellyfish xin tư vấn cha mẹ cần chú ý một số điểm sau đây:

Với học sinh thi vào chuyên Nhật cấp 2:

Để xét vào cấp 2 chuyên Nhật thì nhà trường sẽ xét học bạn của học sinh ở cấp tiểu học. Nên cha mẹ phải theo sát việc học tập của con cái ngay ở cấp tiểu học để có thành tích học tốt đủ điều kiện xét tuyển. Bên cạnh đó cũng trang bị cho các con 1 số kiến thức về ngôn ngữ Nhật. Những bạn nhỏ đã từng được học tiếng Nhật giao tiếp trước đó là một lợi thế. Việc cha mẹ cho con tiếp xúc với tiếng Nhật từ bé cũng là một cách để biết trước các con có năng khiếu và yêu thích với tiếng Nhật hay không để có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Việc chuẩn bị hồ sơ để thi vào lớp chuyên Nhật cũng là một yếu tố quan trọng mà phụ huynh cần chú ý. Hầu hết các trường sẽ có 2 hình thức nộp hồ sơ online và hồ sơ trực tiếp. Cần ghi rõ nguyện vọng cho con vào các lớp chuyên Nhật để nhà trường còn sàng lọc và sắp xếp. Các phụ huynh cũng nên tìm hiểu và nghe tư vấn của các trường về các bước chuẩn bị làm hồ sơ để không bị thiếu sót.

Với học sinh cấp 3, thì các em đã có thể nhận thức về việc mình có yêu thích và định hướng được lựa chọn học tiếng Nhật của mình. Nên các bậc phụ huynh cũng chỉ là người định hướng và nhắc nhở các em trong có trình học tập ở cấp 2 để có 1 học bạ tốt. Ngoài ra thì các trường cấp ba chuyên Nhật cũng xét về điểm thi vào lớp 10 theo các chương trình của sở giáo dục. Một số trường còn ưu tiên các học sinh đã học 4 năm chuyên Nhật ở cấp 2. Ngoài ra còn cá bài thi năng lực tiếng Nhật ở mức độ N5, hoặc N4 nên các phụ cũng phải tìm hiểu trước để có lộ trình rõ ràng ngay từ đầu cho con em mình.

Jellyfish Education Vietnam – Hotline: 0982 014 138 Trụ sở chính: Phòng 1309, Tòa nhà CMC, số 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.Hà Nội: Tòa nhà A1/D21 ngõ 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.Hải Phòng: Phòng 339, tầng 3, tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, TP. Hải Phòng.Huế: Tầng 05, tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, TP. Huế.Đà Nẵng: F3, Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng.Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà MB Bank, số 538 Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Con Ở Nhật trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!