Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Bảo Lưu Kết Quả Học Dành Cho Các Bạn Du Học Sinh Việt N # Top 4 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Bảo Lưu Kết Quả Học Dành Cho Các Bạn Du Học Sinh Việt N # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Bảo Lưu Kết Quả Học Dành Cho Các Bạn Du Học Sinh Việt N được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC DÀNH CHO CÁC BẠN DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC MUỐN VỀ NƯỚC TRÁNH DỊCH CORONA!

    Hiện nay do tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) tại Hàn Quốc đang diễn biến phức tạp và liên tục có chiều hướng tăng lên. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình tập cũng như cuộc sống sinh hoạt của các bạn du học sinh tại Hàn Quốc.

    Mấy hôm nay ad nhận được rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi điện lo lắng và hỏi có nên bảo lưu kết quả học tập để về VN không? Nhưng các bạn hãy bình tĩnh để tìm cách xử lý tốt nhất cho tình hình này.

I. ĐỐI VỚI CÁC BẠN CÓ VISA D4

Bước 1: Đặt vé sau đó mang vé đến trực tiếp phòng hợp tác quốc tế, hoặc phòng đăng ký nhập học để thông báo về việc về Việt Nam tránh dịch.

Bước 2: Nộp học phí cho kỳ tiếp theo trước khi về Vn (nếu có thể xin luôn cái thư mời nhập học cho kỳ tiếp theo)

Bước 3: Bay về Việt Nam. Lưu ý trong thời gian ở Việt Nam cần cập nhật tình hình, cũng như thường xuyên liên hệ với giáo viên phụ trách bên trường để kịp thời năm bắt thông tin.

Bước 4: TH1: Trong trường hợp hết hạn Visa phải xin lại Visa thì chúng ta sẽ làm lại Hồ sơ để xin Visa tại ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam. TH2: Trong trường hợp vẫn hạn Visa thì lúc đó chỉ cần thông báo với trường bên Hàn Quốc để trường cấp thư mời về và nhập cảnh lại.

II. ĐỐI VỚI CÁC BẠN CÓ VISA D2

Bước 1: Đặt vé sau đó mang vé đến trực tiếp phòng hợp tác quốc tế, hoặc phòng đăng ký nhập học để hỏi về việc làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập (nên bảo lưu đến kỳ nhập học tháng 9/2020 để tiếp tục học tiếp)

Bước 2: Nộp học phí cho kỳ tiếp theo trước khi về Vn (nếu có thể xin luôn cái thư mời nhập học cho kỳ tiếp theo) để lúc về VN chỉ cần mang theo thư mời nhập học và thẻ chứng minh thư người nước ngoài còn hạn là có thể nhập cảnh mà không cần phải xin lại Visa.

Bước 3: Bay về Việt Nam. Lưu ý trong thời gian ở VN cần cập nhật tình hình, cũng như thường xuyên liên hệ với giáo viên phụ trách bên trường để kịp thời năm bắt thông tin.

Bước 4: TH1: trong trường hợp hết hạn Visa phải xin lại Visa thì chúng ta sẽ làm lại Hồ sơ để xin Visa tại ĐSQ Hàn Quốc tại VN. TH2: trong trường hợp vẫn hạn Visa thì lúc đó chỉ cần thông báo với trường bên Hàn Quốc để trường cấp thư mời về và nhập cảnh lại.

Các bạn yên tâm là khi đã làm đơn bảo lưu kết quả thì khi về Việt Nam sẽ không gặp khó khăn gì để sang lại Hàn Quốc.

Hướng Dẫn Học Tiếng Nhật Từ Đầu Dành Cho Bạn

Bởi Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có lượng chữ cái và ngữ pháp thật sự không edeex học, nên việc chinh phục ngôn ngữ Nhật thực sự không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thực sự quyết tâm thì mọi sự chắc chắn nằm trong tầm tay, sau đây chúng tôi xin chia sẻ hướng dẫn học tiếng Nhật từ đầu dành cho riêng bạn.

Sơ lược về các cấp độ kiến thức trong Tiếng Nhật

Chứng chỉ JLPT là thước đo chung giúp đánh giá khách quan năng lực tiếng Nhật của người học (cấp bởi Hiệp hội và các tổ chức giáo dục tại Nhật). JLPT được chia ra thành các cấp độ N, tương tự như trình độ hiện tại của người học, cụ thể như sau:

– N5, N4: Trình độ ở mức cơ bản, sơ cấp – N3: Trình độ trung cấp – N2, N1: Trình độ cao cấp Trong đó, N5 là một trong những cột mốc đầu tiên mà bạn cần chinh phục nếu muốn học tiếng Nhật

Hướng dẫn học tiếng Nhật từ đầu dành cho bạn

Đừng quên tham khả hướng dẫn học tiếng Nhật từ đầu nếu bạn có ước mơ chinh phục và nâng cao trình độ tiếng Nhật của chính mình.

Giai đoạn 1: Làm quen với bảng chữ cái

Tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái là Hiragana và Katakana. Mỗi bảng có 46 chữ cái. Đây là những yếu tố cơ giản giúp cấu tạo và hình thành nên từ trong tiếng Nhật. Học 2 bảng chữ Hiragana và Katakana là điều tất yếu cần phải làm, đây cũng là điều vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn hướng dẫn học tiếng Nhật từ đầu cho bạn. Thông thường, mọi người sẽ cần khoảng 1 tuần để thuộc 2 bảng này. Bạn hãy chăm chỉ VIẾT – ĐỌC để ghi nhớ chữ cái.

Sau khi đã thuộc Hiragana và Katakana, hãy tiếp tục thử thách chính mình với bảng chữ cái khó hơn trong tiếng Nhật – Kanji (Hán tự). Kanji là nhóm từ quan trọng và được sử dụng phổ biến ở Nhật.

Tuy nhiên, học Kanji không hề dễ bởi nó được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, có nhiều nét, và xuyên suốt trải dài từ N5 lên đến N1. Trong quá trình học Kanji, bạn phải cố gắng luyện tập thường xuyên và học với thái độ tập trung, cầu tiến thật sự mới có thể giỏi phần này.

Giai đoạn 2: Chinh phục trình độ sơ cấp (N5, N4)

Sau khi học thuộc bảng chữ cái và bắt đầu làm quen với Kanji, bạn cần có một lộ trình tìm hiểu chi tiết hơn về ngữ pháp và từ vựng. Trình độ N5 yêu cầu khoảng 700 từ và 80-100 Kanji tương ứng (Trên tổng số 2000 Kanji).

Cấp độ N3 yêu cầu người học nghe hiểu nội dung của đoạn hội thoại cụ thể

Giai đoạn 3: Tăng tốc tới trình độ trung cấp (N3)

Giai đoạn 4: Sẵn sàng tiến tới đỉnh cao tiếng Nhật (N2, N1)

Bạn phải tích lũy khoảng 600 giờ để đạt được đến trình độ N2. Cấp độ N2 cần khoảng 1000 Kanji và 6000 từ vựng cùng với khả năng hiểu và nghe thành thạo. N2 là cấp độ tương đồng với trình độ tiếng Nhật của các em học THPT ở Nhật. N1 là cấp trình độ cao nhất trong tiếng Nhật. Người học được yêu cầu phải thông thạo tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ và có thể đọc các bài luận văn, các bài nghiên cứu khoa học với trình độ này. N1 sẽ mất khoảng 900 giờ để học 2000 Kanji và 10.000 từ vựng.

Bên trên là hướng dẫn học tiếng Nhật từ đầu mà bạn có thể tham khảo qua. Chúng tôi mong rằng đây là lộ trình hữu ích mà các bạn mới học cần phải tích lũy để theo đuổi mục tiêu của chính mình.

Hướng Dẫn Đánh Giá Kiểm Tra Kết Quả Học Tập Sách Tiếng Việt Lớp 1 Mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 môn tiếng Việt sẽ chính thức được đưa vào giảng dạy trong năm học 2020-2021. Trong bài viết này HoaTieu xin chia sẻ hướng dẫn đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 1 theo chương trình tập huấn của Bộ giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất

Nói khái quát, nội dung đánh giá năng lực môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 là những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đã quy định trong chương trình.

Cụ thể, có thể nêu ra các nội dung Tiếng Việt cần đánh giá học sinh lớp 1 sau đây:

a) Đọc

Có thể đánh giá hoạt động đọc thành tiếng và đọc hiểu của học sinh theo những câu hỏi gợi ý sau:

– Học sinh mắc những lỗi phát âm nào? Học sinh đọc các câu, đoạn có lưu loát, trôi chảy không? Có ngắt giọng phù hợp không?

– Học sinh có tái hiện được từ ngữ, hình ảnh, tình tiết của bài đọc không?

– Học sinh có cắt nghĩa được từ ngữ, hình ảnh, tình tiết của bài đọc không?

– Học sinh có hiểu nội dung chính của bài đọc không?

b) Viết

Có thể đánh giá hoạt động viết theo các câu hỏi gợi ý sau:

– Học sinh có viết đúng dạng thức các con chữ, dễ đọc và đẹp không?

– Học sinh có viết đúng chính tả và bảo đảm tốc độ viết không?

– Học sinh dùng từ ngữ có đúng nghĩa và đúng khả năng kết hợp hay không?

– Học sinh viết câu có đúng cấu tạo ngữ pháp, có sử dụng đúng dấu câu không?

– Học sinh có viết được câu theo nội dung đã xác định một cách liền mạch và đúng cấu tạo không?

c) Nói và nghe

– Có thể đánh giá hoạt động hội thoại của học sinh theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu lời nói của người đối thoại không?

+ Lời nói của học sinh có phù hợp nội dung tình huống và vai giao tiếp không?

+ Lời nói của học sinh có ngắn gọn, dễ hiểu không?

+ Ngữ điệu và vẻ mặt, cử chỉ của học sinh khi nói có phù hợp không?

– Có thể đánh giá hoạt động kể chuyện của học sinh theo các câu hỏi sau:

+ Nội dung câu chuyện có phù hợp yêu cầu của đề bài không?

+ Các tình tiết trong câu chuyện có hợp lí không?

+ Các từ ngữ được sử dụng chính xác chưa?

+ Ngữ điệu kể chuyện, vẻ mặt, điệu bộ, ánh mắt của học sinh có phù hợp với nội dung chuyện không?

– Có thể đánh giá hoạt động nghe của học sinh theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có nghe – hiểu câu hỏi và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – hồi đáp được trong các tình huống hội thoại giả định hoặc tình huống hội thoại thực tế không?

+ Học sinh có nghe – hiểu nội dung văn bản và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – ghi nhớ và tái hiện được một đoạn chuyện hoặc câu chuyện đã nghe không?

2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Tiếng Việt 1

Đánh giá bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá.

Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên thường được dùng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học là quan sát, vấn đáp nhanh, đánh giá sản phẩm của học sinh, bài tập trắc nghiệm, bài thực hành. Đánh giá thường xuyên cũng chính là điều hành quá trình dạy học, phải tuân thủ yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trong giờ học. Khi đánh giá thường xuyên, giáo viên cần tuân thủ quy trình và cũng là các yêu cầu đã được nói đến ở chương trước:

(1) Xác định được mẫu chuẩn đầu ra (kết quả mong đợi) của mỗi hoạt động trong giờ học; (2) Tạo được các mẫu Tiếng Việt theo các tiêu chí, chỉ báo đã xác định. (3) Phát hiện được các lỗi học sinh mắc phải và sửa chữa, hướng dẫn cách làm để đạt kết quả đúng. Ở đây chỉ muốn lưu ý rằng, một lời nhận xét, đánh giá đầy đủ trong khi điều hành dạy học gồm ba phần và không được bỏ qua phần thứ nhất: khẳng định ưu điểm của học sinh, kể cả khi kết quả làm việc của các em còn rất yếu (đọc còn ngắc ngứ, rất chậm; viết chữ sai lệch nhiều so với mẫu…), giáo viên phải khen về thái độ (ví dụ: Em chịu khó đọc như thế là rất tốt/ Em biết giơ tay phát biểu là rất tốt…). Phần thứ hai: chỉ ra điểm chưa đạt – không nên dùng những câu phủ định nặng nề mà dùng những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, ví dụ: Em thử xem lại độ cao của con chữ h/ Em xem lại từ sung sướng viết đúng chưa. Và cuối cùng chỉ ra điểm chưa đạt không phải để đánh giá mà để đi đến phần thứ ba: chỉ dẫn để khắc phục. Những mẫu lời đánh giá của giáo viên phải được chuyển giao cho học sinh để các em biết đánh giá lẫn nhau vì sự tiến bộ. Đánh giá đồng đẳng không có nghĩa là cho phép phán xét bằng tập thể. Đánh giá vì sự tiến bộ đòi hỏi nội dung nhận xét phải rất cụ thể chứ không phải là những lời khen, chê chung chung: Bạn làm (trả lời, đọc, nói, viết…) tốt/ không tốt; mà cần chỉ rõ tốt/ chưa tốt ở chỗ nào.

3. Cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá định kì

Kiểm tra đọc kết hợp nghe – nói

– Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp nghe – nói

– Kiểm tra đọc hiểu

Đề kiểm tra yêu cầu học sinh đọc một đoạn, bài khoảng 60 – 80 chữ (học kì 1), 90 – 130 chữ (học kì 2). Các em cần hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, đoạn thơ. Đề kiểm tra cũng bước đầu yêu cầu học sinh liên hệ nội dung đã đọc trong bài với bản thân, với thực tế cuộc sống.

Đề đọc hiểu thường gồm có 5 câu hỏi, bài tập. Bốn câu đầu thường yêu cầu học sinh khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu thứ 5 thường yêu cầu các em trả lời theo suy nghĩ của mình, luyện cho các em nói, viết thành câu, sử dụng tiếng Việt phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.

Kiểm tra viết kết hợp kiểm tra kiến thức

– Kiểm tra viết chính tả

Đề kiểm tra cuối học kì 1 thường yêu cầu học sinh nhìn – viết đúng chính tả, đúng kiểu chữ thường cỡ vừa, tốc độ viết khoảng 20 – 25 chữ trong 15 phút. Các em cần viết đúng r/d (gi), ch/tr, s/x, l/n,…, viết đúng các vần iêng, yêm, iêt, ưu, ươu,…, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng dễ lẫn.

Đề kiểm tra cuối học kì 2 thường yêu cầu học sinh nghe – viết theo kiểu chữ thường cỡ nhỏ, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.

– Phần kiểm tra viết câu diễn đạt một ý kiến (chỉ có ở học kì 2)

Phần này yêu cầu các em viết câu trả lời cho câu hỏi thuộc chủ điểm, viết câu trả lời về bản thân, gia đình, trường học hoặc viết câu nói về nội dung một bức tranh/ bức ảnh.

– Kiểm tra kiến thức

Ở học kì 1, phần kiểm tra kiến thức yêu cầu các em viết chính tả các tiếng có âm đầu dễ lẫn và kiểm tra vốn từ ngữ quen thuộc của các em. Ở học kì 2, ngoài hai nội dung này, các em còn được kiểm tra kĩ năng dùng các dấu câu như dấu chấm, dấu chấm hỏi.

Các Hướng Dẫn Học Từ Vựng Hiệu Quả

Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá ra được làm thế nào để cải thiện tốc độ học tập của bạn, làm cho quá trình học tập thú vị hơn và hầu hết tất cả làm thế nào để cải thiện đáng kể bộ nhớ của bạn. Sau khi đọc bài này bạn co thể biết được nhiều cách học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả và bạn sẽ không bao giờ học từ vựng theo cùng một cách nữa.

Không có những điều như bộ nhớ tốt và xấu. Những người có khả năng ghi nhớ được ngay lập tức khi học đọc được hoặc nhìn thấy được ở đâu đó dường như họ được ban cho một trí nhớ tuyệt vời.

Học tiếng Pháp có khó không

Mỗi người được sin ra trên thế giới này đều không giống nhau, do vậy việc học từ mới câu từ, ngữ pháp của những người có sự ghi nhớ không được tốt thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những người có trí nhớ tốt. Chỉ có hai yếu tố thực sự quan trọng khi nói đến việc học ngôn ngữ:

– Bạn học như thế nào? Phương pháp học tập của bạn có thực sự khoa học và hiệu quả chưa?

Có một “Bộ nhớ kém” không có gì hơn là một lời biện minh, một cái cớ. Trừ khi bạn bị bệnh, trí nhớ của bạn chủ yếu phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó như thế nào và đào tạo và rèn luyện nó ra sao. Tất cả bạn cần là động lực, tình yêu và không ngại khó và khăn và thử thách, và bước đi với những bước đầu trong việc học tiếng Pháp từ căn bản và nắm vững nó.

Hãy học như một đứa trẻ mới bắt đầu tập nói, những bước đường đầu tiên khi bạn học ngôn ngữ. Bạn đã không lặp đi lặp lại một danh sách các từ vựng trong hàng giờ, thay vào đó bạn đã dành nhiều ngày lắng nghe những người nói chuyện xung quanh bạn. Và những âm thanh đó dần dần lặp đi lặp lại và dần đi vào tiềm thức của bạn và việc còn lại là bạn nói ra nó một cách thật tự nhiên.

Bạn lặp lại những lời bạn đã nghe, thật nhiều lần cho đến khi bạn có thể nói một cách sành sỏi được. Ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn là tiếng mẹ đẻ mà bạn biết rõ nhất, vậy tại sao không học một ngôn ngữ thứ hai giống như cách bạn đã học được?

Đây là một trong những quy tắc quan trọng nhất của việc học ngôn ngữ. Nó làm cho quá trình học tập dễ dàng hơn nhiều và giúp bạn nói chuyện tự nhiên hơn rất nhiều. Hãy suy nghĩ về nó, có rất nhiều hạn chế để học từ thay vì câu:

– Bạn không có ý tưởng làm thế nào để sử dụng nó

– Thật khó để ghi nhớ

– Bạn có thể học một từ mà không ai sử dụng

– Thật là nhàm chán

– Và sau vài ngày có thể những từ đó cũng theo dĩ vãng và bạn phải mất kha khá thời gian để học lại nó.

Đó là danh sách các từ mà bạn không bao giờ đọc hoặc nghe ở bất cứ đâu.

Nhiều từ rất cụ thể và vô dụng đối với hầu hết mọi người. Đây không phải là những từ bạn muốn học khi học một ngôn ngữ. Thay vào đó, bạn muốn học những từ mà mọi người thực sự sử dụng hàng ngày và những từ vựng tiếng Pháp thông dụng nhất. Đó là chính xác những gì bạn làm nếu bạn học từ ngữ từ ngữ cảnh.

Thay vì chọn một số từ ngẫu nhiên trong từ điển, bạn hãy bắt đầu học các từ vựng bạn đọc trong một cuốn sách, nghe được trong một bộ phim hoặc nhìn thấy đâu đó trên đường phố. Những từ thực tế được sử dụng bởi những người thực trong những tình huống hàng ngày. Một cách hay để bắt đầu là tìm hiểu những từ thông dụng nhất.

Trên hết, bối cảnh mà bạn phát hiện ra những từ giúp bạn nhớ chúng một cách dễ dàng hơn, và khi nào thời gian sử dụng chúng, bạn biết chính xác làm thế nào để làm điều đó. Nếu bạn sử dụng phần mềm SRS (xem bên dưới), bạn có thể thêm các câu vào nó có nhiều lợi ích so với việc thêm một từ. Trong số đó:

– Bạn học cấu trúc cụm từ

– Bạn học các biểu thức

– Bạn học ngữ pháp qua trực giác bằng cách quan sát

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích của sự đều đặn để ghi nhớ. Khi nói đến tự học tiếng Pháp căn bản, 20 phút mỗi ngày tốt hơn 2 giờ mỗi tuần một lần. Những từ đã học được với tính thường xuyên có nhiều khả năng nằm trong trí nhớ của bạn hơn những gì bạn đã từng xem xét chỉ một lần.

Điều cần thiết là bạn dành nhiều thời gian để đọc và nghe ngôn ngữ mục tiêu của mình (bạn có thể xem truyền hình Pháp, xem phim bằng tiếng Pháp hoặc thưởng thức những bộ phim Pháp tuyệt vời). Bằng cách đó bạn sẽ không chỉ khám phá ra những từ mới hữu ích, nhưng đọc và nghe những từ mà bạn vừa học sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng trong thời gian dài.

Phần mềm học tiếng Pháp Memrise.com.

Ngoài ra, nghe âm thanh của ngôn ngữ bạn học sẽ đào tạo tai và não của bạn và giúp bạn học tiếng Pháp căn bản phát âm ngôn ngữ dễ dàng hơn. Một phần mềm thống trị tất cả: sự kỳ diệu của SRS.

– SRS là viết tắt của Spaced Repetition System. Đơn giản chỉ cần nói, các phần mềm quản lý các từ cho bạn và yêu cầu bạn nghiên cứu chúng ngay trước khi bạn bắt đầu quên chúng. Điều này cho phép ghi nhớ dài hạn.

Phần mềm Anki Học tiếng Pháp hiệu quả với các phần mềm học tiếng Pháp

– Sự lặp đi lặp lại không gian là một kỹ thuật học tập kết hợp khoảng thời gian giữa các lần xem xét lại các tài liệu đã học trước đây.

– Các phần mềm lặp đi lặp lại rất thiết thực vì chúng cho phép bạn ghi nhớ rất nhiều từ vựng mà không cần tốn nhiều giờ để thực hiện nó.

– Tất cả bạn phải làm là nhập câu bạn muốn học, bản dịch của nó, và nếu có thể một hiệp hội. Sau đó phần mềm sẽ cho bạn biết khi nào bạn cần học. Bây giờ, đây là một vài phần mềm bạn có thể sử dụng

Memrise chắc chắn là phần mềm SRS thân thiện nhất. Đó là một trang web cũng như một ứng dụng iPhone và Android trên đó mọi người chia sẻ các khóa học. Ví dụ có nhiều khóa học để học từ vựng tiếng Pháp cơ bản. Ngoài các khóa học đã được tạo ra, bạn được tự do tạo ra của riêng bạn. Memrise cho bạn biết khi nào nên học để giúp bạn dễ dàng hơn.

Memrise rất thú vị khi bắt đầu, nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn, bạn có thể muốn chuyển sang anki, linh hoạt hơn nhiều. Khám phá các khóa học tiếng Pháp vào buổi tối!

Giống như memrise, anki là một phần mềm SRS. Bạn có thể tải xuống nó trên máy tính của bạn, điện thoại Android hoặc Iphone. Nó ít thân thiện hơn nhưng mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn. Được gọi là vua của SRS, anki là phần mềm SRS yêu thích của nhiều người yêu thích ngôn ngữ. Mosalingua: giải pháp được đề xuất cho người mới bắt đầu.

Mosalingua cũng giống như anki và ghi nhớ một ứng dụng sử dụng hệ thống SRS. Nó khác biệt mặc dù khi nó hướng dẫn bạn thông qua quá trình học tập. Cụ thể ứng dụng hỏi bạn làm thế nào bạn nói, h ọc tiếng Pháp giáo tiếp tốt và sau đó gợi ý từ vựng để học. Thêm vào đó, một số lời khuyên và tiền thưởng rất tốt sẽ có sẵn khi bạn học nhiều từ nhiều hơn. Lợi thế lớn khác, âm thanh của tất cả các từ và câu có sẵn.

Học 20% tiếng Pháp bạn cần biết để hiểu 80% các cuộc trò chuyện và nói tiếng Pháp với sự tự tin về chuyến đi tiếp theo của bạn tới Pháp!

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Bảo Lưu Kết Quả Học Dành Cho Các Bạn Du Học Sinh Việt N trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!