Xu Hướng 4/2023 # Học Vẹt Là Gì? Vì Sao Ta Không Nên Học Theo Phương Pháp Đó? # Top 5 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Học Vẹt Là Gì? Vì Sao Ta Không Nên Học Theo Phương Pháp Đó? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Học Vẹt Là Gì? Vì Sao Ta Không Nên Học Theo Phương Pháp Đó? được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các bạn học sinh sinh viên Việt Nam thường áp dụng phương pháp học vẹt nhưng liệu nó có đem lại cho các bạn những thành tích cao trong học tập hay không?

1. Học vẹt là gì?

Khái niệm của học vẹt là gì chắc hẳn các học sinh sinh viên ai cũng có thể hiểu rõ được. Vì các bạn học sinh sinh viên chính là những người hay áp dụng phương pháp học vẹt vào trong học tập. Học vẹt chính là cách nói ẩn ý của người Việt Nam ta nói về việc học sinh bắt chước học tất cả những kiến thức trong sách nhưng không hiểu gì cả. Cũng giống như con vẹt có thể đọc thuộc được hết lời nói của người chủ dạy mình nhưng chúng lại không hiểu chúng đang nói cái gì. Đối với các bạn học sinh sinh viên bắt chước học bài một cách máy móc không hiểu nội dung thì rất thụ động và không thể đem lại kết quả cao trong học tập được.

2. Thực trạng hiện nay của việc học vẹt

Ngày nay chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt ở học sinh sinh viên diễn ra rất phổ biến. Chính vì học vẹt mà các bạn học sinh chỉ giỏi được lý thuyết suông mà không biết áp dụng những kiến thức vào trong thực tế. Học phải đi đôi với hành chứ nếu học thuộc lòng mà không hiểu bản chất thì việc học chẳng có ý nghĩa gì cả. Người ta đã chỉ ra được rằng trong nền giáo dục Việt Nam thì tỷ lệ học sinh học vẹt lên đến xấp xỉ 70%. Tức là các bạn ấy chỉ học thôi chứ chẳng hiểu một chút kiến thức nào. Đây chính là con số báo động khiến chúng ta phải giật mình và suy nghĩ về tương lai giáo dục sẽ đi về đâu. Kể cả chúng ta chắc hẳn cũng đã từng học vẹt. Học một cách sáo rỗng, học vì điểm số và thành tích học tập. Chính vì học vẹt mà giáo dục Việt Nam rất khó đào tạo được người tài năng, có năng lực giỏi.

Chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt được các bạn học sinh áp dụng một cách phổ biến và còn kéo theo nhiều tình trạng học tồi tệ nữa như học tủ. Học tủ thì chỉ cần học thuộc lòng những kiến thức mà được thầy cô giới hạn thôi. Còn những kiến thức khác không có trong chương trình ôn thi thì không cần phải học cũng chẳng cần phải hiểu.

3. Nguyên nhân khiến cho các bạn học sinh học vẹt

3.1. Nguyên nhân đến từ xã hội

Giáo dục của nước ta thực tế vẫn chưa được phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Từ chương trình giáo án giảng dạy cũng như phương pháp dạy học của chúng ta ngày nay vẫn còn rất nhiều điểm bất cập và tiêu cực. Do cách giáo dục của chúng ta là bắt ép học sinh học thuộc lòng một cách máy móc giống trong sách vở thì mới có thể đạt được điểm cao. Nên các em học sinh phải cố gắng học thuộc lòng những kiến thức trong sách vở. Mặc dù có những phần các em không hiểu nhưng với quan điểm là phải học thuộc lòng thì các em ấy vẫn sẽ chấp nhận học thuộc một cách máy móc không sót từ nào.

Ngoài ra chính là việc giáo dục chạy đua với thành tích dẫn dẫn đến việc học sinh phải cố gắng học thuộc cho hết kiến thức càng nhiều càng tốt. Ngay từ bộ máy quản lý giáo dục, cho tới tâm lý phụ huynh, giáo viên nhà trường đều có mong muốn là thành tích càng nhiều càng tốt.

Các thầy cô còn quá nặng nề vào những lý thuyết và giáo điều trong sách vở nên thường có xu hướng cũng bắt ép học sinh phải học thuộc lòng kiến thức để lấy điểm kiểm tra miệng hay những bài kiểm tra khác.

3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình

Bố mẹ nào cũng hy vọng con sẽ đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Nhưng bố mẹ lại không cần biết con có yêu thích môn học đó hay không? Con có dành nhiều thời gian cho môn học hay không? Mà bố mẹ chỉ cần biết kết quả học tập của con có tốt hay không?

3.3. Do bản thân người học

Có rất nhiều bạn học sinh không có được sự tư duy tốt trong học tập nên khi thầy cô giải thích một vấn đề nào đó các bạn ấy vẫn chưa thể hiểu được ngay lập tức. Đó chính là sự tư duy kém trong học tập. Đương nhiên là chúng ta không ai muốn điều đó cả. Các bạn học sinh không còn cách nào cả ngoài việc phải học thuộc kiến thức mặc dù biết mình chẳng hiểu gì cả.

3.4. Do không có phương pháp học tập đúng đắn

Phương pháp học tập chính là công cụ giúp các bạn học sinh đạt được kết quả học tập tốt hay không? Vì vậy nếu như các bạn học sinh không xác định được phương pháp học tập đúng đắn thì sẽ rất dễ rơi vào sai lầm. Và các bạn học sinh thường hay chọn cách học dễ dàng và đơn giản là học thuộc lòng chứ không tìm ra những phương pháp học hiệu quả.

Học sinh Việt Nam vẫn còn rất thụ động trong việc học tập, chỉ cần biết học theo những lời thầy cô dặn. Và chỉ biết học theo khuôn mẫu làm bài từ cách giảng của thầy cô mà không cần phải tư duy và tìm hiểu những kiến thức bên ngoài.

Các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi cách học vẹt này từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Vậy nên chúng ta là những bậc phụ huynh nên là những người định hướng cũng như hướng dẫn con cách học sao cho hiệu quả chứ đừng là những con vẹt học thuộc kiến thức mà chẳng hiểu gì cả.

4. Hậu quả của việc học vẹt

4.1. Học vẹt khiến cho học sinh trở thành những người không có kỹ năng mềm

Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng đọc hiểu văn bản hay đọc hiểu một vấn đề mà các bạn học sinh không nắm rõ được thì làm sao có thể thực hiện tốt công việc trong tương lai. Những nhà tuyển dụng chỉ ưa thích những nhân sự có kỹ năng mềm như giỏi giao tiếp, có kỹ năng quan sát để giải quyết vấn đề và thực hiện vấn đề sao cho tốt nhất. Mà các em học sinh học vẹt quá nhiều thì không thể biết được đâu là nguyên nhân của vấn đề, giải quyết vấn đề như thế nào? Những kỹ năng này thì học sinh sinh viên Việt Nam thực sự còn thiếu sót rất nhiều.

4.2. Không thể phát triển được tư duy

Khi chúng ta bị giới hạn tư duy vấn đề vì nghĩ rằng vấn đề này chỉ cần học thuộc là xong. Học sinh không cần hiểu rằng bản chất vấn đề và vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Vì vậy cứ tư duy theo lối mòn là chỉ cần học thuộc. Các bạn học sinh thường có suy nghĩ rằng bài học đó có phần lý thuyết về khái niệm, hay nội dung thì chỉ cần học thuộc là xong nên các bạn không có ý chí hay động lực để tìm hiểu và phân tích vấn đề sâu hơn.

4.3. Không có khả năng đạt điểm cao trong học tập

Những cuộc thi bây giờ đòi hỏi học sinh phải biết đọc và hiểu vấn đề rất nhiều. Đấy là lý do tại sao mà các đề thi hiện nay đều có phần mở rộng và phân tích liên hệ vấn đề. Nếu như những bạn học sinh chỉ học thuộc khái niệm hay nội dung bài học thôi thì chỉ đạt được 40% số điểm của bài thi còn phần liên hệ thực tế và đưa ra ví dụ thì chiếm đến 60% bài thi. Vậy nên nếu như học vẹt thì các bạn ấy chắc chắn sẽ không thể đạt điểm cao được. Có những bạn chỉ cần học hiểu được bản chất vấn đề và nêu được đầy đủ nội dung cũng như lấy được ví dụ liên hệ thì đạt được điểm rất cao.

4.4. Trở thành những người có kiến thức “ếch ngồi đáy giếng’’

Những người học vẹt thì chỉ biết học thuộc từng từ, từng chữ một trong văn bản mà không hiểu được vấn đề của nó thì sẽ không có nhiều cơ hội phát triển được nghề nghiệp bản thân. Những người này sẽ sớm trở thành những người “ếch ngồi đáy giếng’’ không biết tự thu nạp kiến thức hữu ích và thú vị cho bản thân mà chỉ biết học trong khuôn khổ và học một cách sáo rộng nhàm chán.

5. Biện pháp khắc phục tình trạng học vẹt cho học sinh

5.1. Học có phương pháp hiệu quả

Khi học tập bạn phải là người có phương pháp học tập đúng đắn thì mới có thể đạt được kết quả cao trong học tập chứ không thể nào học máy móc, dập khuôn y nguyên giống trong sách giáo khoa là được.

Vậy có những phương pháp học nào hiệu quả để các bạn học sinh có thể khắc phục được tình trạng học của mình? chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những phương pháp học hiệu quả để giúp bạn khắc phục được tình trạng học vẹt.

+ Phương pháp học hiểu: Khi bạn nghe giảng của thầy cô trên lớp thì không cần phải quá đề cao việc phải ghi chép đầy đủ  làm gì. Bạn có thể nghe giảng thông qua lời nói của giáo viên và nắm bắt kiến thức là được. Đương nhiên bạn phải ghi nhớ được những kiến thức mà thầy cô giảng giải bằng cách ghi ngắn gọn tóm lược vào một quyển sách riêng. Sau đó khi về nhà bạn có thể mở lại để xem những ý chính trong đó mình viết ra để học lại. Những chỗ nào bạn chưa hiểu thì phải hỏi thầy cô ngay trên lớp hoặc các bạn để họ có thể giải thích được cho bạn những vấn đề bạn còn đang thắc mắc.

+ Học phải đi đôi với hành:

Khi bạn học kiến thức lý thuyết xong bạn có thể xem những kiến thức này có thể áp dụng được vào lý thuyết hay không? Ví dụ như môn vật lý có công thức tính tiền điện chẳng hạn bạn có thể tính toán một chiếc bóng đèn nhà mình hết khoảng bao nhiêu tiền điện trong một tháng là bao nhiêu. Bạn hãy tính bằng cách tính thời gian sử dụng bóng đèn, công suất nó đạt được là bao nhiêu rồi làm theo công thức trong sách hướng dẫn rồi so sánh với kết quả thực tế xem có đúng không? Chúng ta hoàn toàn có thể làm được mà? Tại sao chúng ta không thử thực hiện?

Hoặc đối với những môn học xã hội như Văn học hay Địa lý chúng ta cần hiểu vấn đề cũng như liên hệ được nó qua cuộc sống thực tế của chúng ta. Chúng ta nên chăm chỉ xem tivi, những chương trình thời sự, đọc báo, nghe đài để có được những kiến thức thực tế trong cuộc sống. Ví dụ như khi học Văn, chúng ta được học về vấn đề bạo lực học đường nhưng lại chỉ học vẹt thì rất khó hiểu, các bạn có thể xem chương trình thời sự, đọc báo, những chương trình này đều cung cấp cho các bạn những kiến thức về bạo lực học đường một cách thực tế khiến bạn dễ hiểu vấn đề hơn nhiều đấy.

+ Học theo sơ đồ tư duy:

Chúng ta không cần học thuộc lòng tất tần tật những kiến thức trong sách vở từng câu từng chữ một. Mà chúng ta có thể diễn đạt bài giảng sao cho dễ hiểu theo cách của mình. Miễn làm sao có thể hiểu vấn đề là được. Sau đó chúng ta khái quát lại tất cả kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy sao cho tóm gọn lại nội dung đầy đủ và dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể dùng những bút màu để tô những ý chính, ý quan trọng trên sơ đồ tư duy sao cho dễ nhìn và dễ nhớ nhất.

+ Phân tích mổ xẻ vấn đề sâu hơn: Khi các bạn đã đọc và hiểu được vấn đề rồi các bạn hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề sâu hơn nữa để có thể ghi nhớ được kiến thức ngay. Ví dụ khi bạn phân tích vấn đề bạo lực học đường thì bạn có thể phân tích nguyên nhân do đâu, và biện pháp khắc phục nào cho bạo lực học đường thì bạn có thể hiểu được bản chất cũng như khắc phục được vấn đề bạo lực học đường.

5.2. Nhà trường và thầy cô nên có cách giáo dục hợp lý cho học sinh

Học sinh Việt Nam có xu hướng học vẹt là chính một phần do cách giáo dục của thầy cô trên lớp. Thầy cô bắt học sinh phải học thuộc lòng những kiến thức một cách máy móc và bắt các em phải giải bài tập theo một khuôn mẫu đã được cho. Vì vậy học sinh Việt Nam sẽ bị thụ động và chỉ biết học theo những gì thầy cô yêu cầu. Thầy cô và Nhà trường nên xây dựng những chương trình học tập cũng như giáo dục cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp. Chứ không nên bắt ép học sinh học thuộc lòng dập khuôn những kiến thức trong sách.

Nhà trường và thầy cô cũng đừng chạy theo mục tiêu vì thành tích điểm số mà khiến cho học sinh cũng phải làm theo những điều thầy cô yêu cầu. Kết quả đạt được của việc học tập có tốt hay không chính là học sinh có lĩnh hội, tiếp thu và hiểu rõ vấn đề hay không chứ không phải là những con số điểm cao chót vót nhưng học sinh chẳng hiểu một chút gì.

5.3. Bố mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề điểm số cho con

Bố mẹ vì mong muốn con trở thành người tài giỏi mới bắt ép con phải học thật nhiều để có được thành tích tốt trong học tập. Bố mẹ hãy nhìn nhận ở khía cạnh con đã học hiểu vấn đề và là người có kiến thức hay chưa chứ đừng chỉ nhìn ngay điểm số thấp của con mà đánh giá con học chưa tốt. Bố mẹ hãy để con tự do học tập theo sở thích của mình. Vì có như vậy con mới có đam mê học tập và dành nhiều thời gian để nghiên cứu chứ không phải học vẹt một cách sáo rỗng và vô ích.

Vì Sao Nên Chọn Học Tiếng Pháp?

Trên khắp năm châu, có tới hơn 530 triệu người sử dụng tiếng Pháp. Tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, tiếng Pháp là ngôn ngữ hay là một trong những ngôn ngữ chính thức. Đó cũng là tiếng ngước ngoài được học rộng rãi nhất sau tiếng Anh. Pháp là nước có mạng lưới các trung tâm văn hóa dày đặc nhất nhất ở nước ngoài tại đó hơn 750 000 người theo học các khóa tiếng Pháp mỗi năm.

Tiếng Pháp vừa là ngôn ngữ làm việc vừa là ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, UNESCO, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Tổ chức Ô-lym-pích quốc tế và Hội chữ Thập đỏ quốc tế.

Ngôn ngữ của văn hóa

Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc tế của sân khấu, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật múa, kiến trúc, ẩm thực, thời trang… Biết tiếng Pháp là có thể tiếp cận với nguyên bản các tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp và các quốc gia Pháp ngữ cũng như các tác phẩm điện ảnh và âm nhạc.

Một ngôn ngữ để học ngôn ngữ khác

Học tiếng Pháp có thể tạo thuận lợi cho việc học các ngôn ngữ la-tinh khác như tiếng Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha hay Ru-Ma-Ni.

1. Lớp tiếng Pháp phổ thông

Chương trình học

Các lớp tiếng Pháp phổ thông dành cho tất cả mọi học viên trên 15 tuổi nhằm mục đích trang bị cho học viên những kiến thức giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp. Học viên sẽ được luyện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các phòng học đều được trang bị tivi, máy CD và vidéo để giúp học viên có điều kiện luyện nghe – nói.

Giáo trình

Bắt đầu từ khóa học tháng 1 năm 2010, học viên sẽ được học với giáo trình Le Nouveau Taxi. Mô hình lớp học Mỗi khóa học kéo dài 8 tuần và có các lớp sau : – Từ lớp 1 đến lớp 5 : trình độ Giao tiếp ban đầu sơ cấp (A1) – Từ lớp 6 đến lớp 10 : trình độ Giao tiếp sơ trung cấp (A2) – Từ lớp 11 đến lớp 18 : trình độ Giao tiếp ngưỡng (B1) – Từ lớp 18 trở lên : trình độ Giao tiếp độc lập và nâng cao ( B2, C1, C2 )

Thi xếp lớp

– Học viên đăng ký lớp 1 không cần thi xếp lớp – Học viên chưa từng học hoặc đã tạm ngưng trên một khóa cần thi xếp lớp để kiểm tra trình độ

Giấy chứng nhận

Cuối mỗi cấp lớp, học viên nếu đạt yêu cầu qua kỳ thi sẽ được cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Pháp do Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Viện Pháp tại Việt nam – Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Tp.Hồ Chí Minh đồng ký

2. Lớp tiếng Pháp cấp tốc

Chương trình học

Các lớp tiếng Pháp cấp tốc dành cho các học viên cần học gấp tiếng Pháp hoặc những người đang chuẩn bị đi du học tại Pháp hoặc tại một nước có sử dụng tiếng Pháp (Canada, Bỉ…). Cũng giống như lớp tiếng Pháp phổ thông, học viên sẽ được luyện bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết, nhưng với một chương trình học được soạn thảo đặc biệt giúp học viên có thể sử dụng tương đối thành thạo tiếng Pháp trong một khoảng thời gian ngắn.

Giáo trình

Bắt đầu từ khóa học tháng 1 năm 2010, học viên sẽ được học với giáo trình Le Nouveau Taxi.

Mô hình lớp học

Một khóa học kéo dài 8 tuần sẽ bao gồm các lớp học sau: Cấp tốc 1: Học chương trình lớp 1 và lớp 2 phổ thông (hoàn thành lớp cấp tốc 1 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 2 phổ thông) Lớp cấp tốc 2: Học chương trình lớp 3 và lớp 4 phổ thông (hoàn thành lớp cấp tốc 2 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 4 phổ thông) Lớp cấp tốc 3: Học chương trình lớp 5 (hoàn thành lớp cấp tốc 3 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 5 phổ thông)

Thi xếp lớp

Học viên đăng ký lớp cấp tốc 1 không cần thi xếp lớp Học viên chưa từng học hoặc đã tạm ngưng trên một khóa cần thi xếp lớp để kiểm tra trình độ

Vì Sao Học Tiếng Pháp Không Thấy Đường Ra?

Cũng có những bạn coi tiếng Pháp như một chọn lựa bất đắc dĩ: “Em đang học Nhân Văn, hồi đó em thi tiếng Anh/ hồi đó em thi tiếng Hàn… mà không đủ điểm nên phải chuyển sang học tiếng Pháp.” – Vậy hỏi giờ thích tiếng Pháp chưa? – “Dạ cũng đỡ đỡ hơn hồi xưa rồi, hồi xưa nản lắm luôn!”

Vậy thì, liệu tiếng Pháp có phải là một tấn bi kịch nhuộm màu u ám như tác phẩm để đời của Balzac không? Trong bài viết này, mình sẽ cho các bạn thấy cả hai mặt của vấn đề : Có những người – ngược lại với thái độ bi quan của một số bạn, hoàn toàn vui vẻ và hào hứng với tiếng Pháp (1). Tiếp theo, nếu bạn cảm thấy bí ở đâu đó, có lẽ, bạn chưa nhận ra con đường mình đi nó đang lòng vòng như thế nào thôi. Nếu bạn chịu đi, thì đều có đường cả (2).

Mình có dịp được nói chuyện hoặc tư vấn cho rất nhiều bạn. Điều mình ngạc nhiên nhất ở một số bạn, nếu tự so sánh với chính bản thân mình, đó là: Các bạn theo đúng tinh thần Pháp lắm “LA VIE EN ROSE”. Rất nhiều bạn chỉ mới bắt đầu học nhưng đã chuẩn bị làm hồ sơ đi Pháp, nhiều bạn chưa có B2 thậm chí B1 hay A2 vẫn chưa vẫn tự tin đi Pháp. Nhiều bạn, tuy không vững cả 4 kỹ năng tiếng, than thở rằng trên trường thầy cô dạy như đi đấu giải Công thức 1 vẫn đinh ninh ước mơ đi Pháp học Thạc sĩ, Tiến sĩ…

Mình kể để các bạn thấy một điều: “Nếu bạn cho rằng trước mình có con đường đi thì chắc chắn sẽ luôn luôn có.” Quan trọng là bạn có tìm ra được con đường đó không, vì có thể đó không phải là con đường mà bố mẹ bạn đã đi, bạn bè bạn đang đi, hay người quen bạn chỉ cho bạn đi, bạn buộc lòng phải tìm ra, có thể là qua một người lạ ven đường nào đó chỉ cho bạn.

Học tiếng Pháp thực ra vẫn đầy tiềm năng và hứa hẹn cho bạn một tương lai tốt. Bạn có thể dùng tiếng Pháp để lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân bằng rất nhiều công việc. Bạn có thể dùng kiến thức học bằng tiếng Pháp để làm việc trong một môi trường nước ngoài khác hoặc trở về Việt Nam. Bạn có thể kết nối được với một người Pháp nào đó, người chỉ cho bạn con đường sẽ đi trong tương lai, mà trước đây, nói chuyện với rất nhiều người bạn Việt Nam, bạn chưa có cơ may tìm ra.

Không nói chuyện về các cơ hội ở Pháp vì có quá nhiều và các bạn có thể tìm thấy thông tin ở bất kì phòng tư vấn du học, hội thảo du học nào, trên mạng, trên brochure, tờ rơi. Chúng ta nói tới một thực tế mà ít người mong muốn hơn. Đó là học ở Pháp, sau đó trở về Việt Nam. Thực tế, nếu học ở Pháp về Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội. Các bạn có thể làm đúng ngành hoặc trái ngành, có thể cần dùng tiếng Pháp nhiều hoặc dùng kiến thức chuyên ngành mà bạn học được ở Pháp nhiều hơn. Về điều này thì các bạn cần có nhận định rõ, để khi trở về, hai chân chạm đất, các bạn sớm định hướng được sự nghiệp cho bản thân.

Nhưng có một điều đáng buồn, các bạn hiện nay hầu như đang tự đánh mất cơ hội của mình. Vì nhiều lí do. Trọng nghề này, chê bai nghề khác. Thích việc nhẹ lương cao. Về Việt Nam nhưng đeo cánh chứ không chịu đi bằng hai chân. Không hiểu rõ về môi trường làm việc. Thiếu kỹ năng chuyên môn thực tế, đầu chỉ có kiến thức.

Các bạn cần nhận định rõ một vài điều sau: Nhà tuyển dụng cần tìm kiếm một người thạo việc để giảm bớt chi phí đào tạo và rủi ro do một nhân viên chưa thạo việc mang lại (mất hợp đồng với đối tác do nhân viên học việc thảo sai một khoản trong hợp đồng, mất khách hàng vì bị đánh giá là làm việc thiếu chuyên nghiệp sau khi trao đổi đơn hàng/ dịch vụ với một nhân viên mới không hiểu rõ nghiệp vụ và chỉ toàn đưa những giải pháp ngớ ngẩn…).

Một nhân viên thạo việc có thể làm xong phần việc trong 2 giờ đồng hồ thì nhân viên học việc phải tới 2 ngày. Nếu làm được trong vòng 2 giờ thì khả năng cao là người giám sát, người hướng dẫn, người chịu trách nhiệm (mentor/ leader) phải ngồi tự sửa lại 2 ngày sau đó.

Hiện nay, các bạn học tiếng Pháp ra trường đi làm sẽ đối mặt với hai khó khăn lớn, mà quá trình làm việc và tuyển dụng nhân sự mình đã đúc kết được: khả năng ngoại ngữ chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng; kể cả có đủ bằng cấp, bạn không thể khiến nhà tuyển dụng – qua buổi phỏng vấn yên tâm được rằng bạn có KHẢ NĂNG làm tốt được công việc (tức là, ở tình huống xấu nhất: đào tạo mấy tháng, mấy năm cũng không thể làm tốt).

Thứ hai, các bạn đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn. Các bạn học trong nước thì chịu cạnh tranh từ du học sinh trở về. Thậm chí, sự cạnh tranh lớn nhất phải kể đến đó là làn sóng thực tập nước ngoài của chính các bạn sinh viên Pháp: tiếng tốt hơn (chắc chắn 300%), nhanh nhẹn và tự tin hơn (có thể các bạn Việt Nam giỏi hơn, nhưng hiếm khi các bạn thể hiện được sự tự tin đó trước mặt nhà tuyển dụng, một số thì tự tin quá, chọn không đúng điểm rơi).

Đừng mặc định làm 35h là Tây con nào cũng lười!

Các bạn Pháp hiểu người Pháp hơn, có thể nói là nắm bắt thị trường quốc tế tốt hơn giới trẻ ở Việt Nam chúng ta. Xin nhắc lại, có thể những điều mình vừa nêu ra ở trên hoàn toàn là định kiến, nhưng gần như 80% trường hợp định kiến này đúng và quay đi trở lại, nhà tuyển dụng vẫn thích thực tập 6 tháng của sinh viên Pháp hơn một bạn Việt Nam vào làm việc 6 tháng nhưng hiệu quả công việc không cao.

Gần như luôn có một kỳ phỏng vấn nghiêm túc với các bạn thực tập sinh Pháp, vì thái độ thiện chí luôn được đánh giá cao, cái này mình không phân bì trình độ của các bạn thực tập sinh Việt Nam nhưng sự thật thì cứ nhìn cách trả lời mail và sở thích chọn việc như shopping của các bạn qua điện thoại thì nhà tuyển dụng thực sự phải chào thua.

Các bạn Tây luôn chuẩn bị tốt cho các bài phỏng vấn này!

Hầu như các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp chịu liên lạc với một công ty ở Việt Nam bằng tiếng Pháp thì hầu hết họ đều tới từ các nước cũng nói tiếng Pháp như Algerie, Maroc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Luxembourg, Bỉ, Canada. Hầu hết các nước này đều có tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ phổ thông đứng thứ hai, khả năng tiếng Pháp của họ nhìn chung là tốt hơn mặt bằng chung của Việt Nam hiện tại. Còn nếu không, họ sẽ nói tiếng Anh!

Vậy thì “La vie en rose” còn đâu?

Khoảng tháng 1 năm nay, mình có gặp một nhóm bạn trẻ, được truyền cảm hứng tốt và được định hướng tốt nên hầu như bạn nào cũng thích tiếng Pháp và nhìn ra được cơ hội cho mình để cố gắng. Thật đáng hoan nghênh!

Còn một số con đường khác, như mình đã nói ngay từ ban đầu, bạn có thể chọn dùng tiếng Pháp để làm việc hoặc chỉ dùng kiến thức học được ở Pháp để phát triển sự nghiệp. Mình lấy một số ví dụ: đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, đạo diễn của bộ phim Mùa len trâu nổi tiếng là một tiến sĩ Vật lý. Ông tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật Hàng không tại trường Đại học Poitiers ở Pháp, năm 1998, ông hoàn tất ngành Nghệ thuật Điện ảnh (cinematography) tại Đại học California.

Nếu bạn yêu nghệ thuật và tìm hiểu nhiều về các nghệ sĩ, nghệ nhân, giám đốc nghệ thuật, hoặc các nhân vật trong giới, các bạn sẽ biết có rất nhiều người tu nghiệp từ Pháp trở về. Quá trình sống, trải nghiệm tại Pháp, một đất nước mà hầu như bảo tàng nào cũng free cho sinh viên, công viên, công trình công cộng tầm cỡ đến mấy cũng có một mức giá vào tham quan cực kì hạt dẻ, thiên nhiên đẹp và đa dạng, được bảo tồn cẩn thận và con người thì phơi phới cảm quan của các nghệ sĩ, sẽ giúp bạn, nếu tinh tế, tích luỹ và thay đổi được cảm quan của mình để trở thành một nghệ sĩ hoạt động tích cực hơn.

Cũng có một số, chọn con đường tu nghiệp bằng tiếng Anh tại Pháp. Chất lượng sẽ tuỳ thuộc vào chương trình bạn chọn tham gia, mức học phí và khả năng thích ứng với tiếng Anh của người người Pháp bản địa của chính bạn. Tuy nhiên, nếu học tiếng Anh tại Pháp thì cũng giống như người nước ngoài sang Việt Nam du lịch mà không biết tiếng, khả năng giao tiếp để hoà nhập vào đời sống bản địa sẽ bị hạn chế hơn nhiều.

Có công mài sắt có ngày nên kim. Thái độ làm việc ít hơn nhưng thông minh hơn (như tiếng Anh hay nói là Don’t work hard, word smart) hầu như đều đang bị các bạn sinh viên hiểu sai. Ít nhất, là trong phạm vi những bạn sinh viên cùng ngành hoặc sinh viên tìm thực tập tiếng Pháp tại Việt Nam mà mình đã có dịp tiếp xúc.

Chuyện ngược: 10 lí do khiến bạn muốn học tiếng Pháp ngay và luôn!

Mình rất khen ngợi tinh thần dám làm khác, mạnh dạn tìm cơ hội khác và tự tin của các bạn. Nhưng đồng thời, những gì mà mình đã được kiểm chứng qua thì chưa có gì để đánh giá cao lắm. Mình vẫn khen những bạn không học được, phải bỏ học chạy Grab, chạy Go Viet hoặc ra đường bán bánh mì, bán nước hơn.

Vậy thì, nếu bạn chọn tiếng Pháp, hãy nghiêm túc hơn. Nếu nói chưa tốt, hãy luyện. Nếu viết chưa tốt, hãy rèn. Đừng tự ghìm mình lại một chỗ. “Việc học như thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi!”

Có Nên Học Tiếng Trung Không? Lý Do Vì Sao Không Nên Học Tiếng Trung Quốc

Có thể hiểu nôm na tiếng Trung Quốc hay tiếng Trung: 中文, tiếng Hán (giản thể: 汉语; phồn thể: 漢語; Hán-Việt: Hán ngữ; bính âm: Hànyǔ) hoặc tiếng Hoa (giản thể: 华语; phồn thể: 華語; Hán-Việt: Hoa ngữ; bính âm: Huáyǔ) là một nhóm các ngôn ngữ và phương ngữ thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng.

2. Có nên học tiếng Trung không?

2.1. Nguồn gốc tiếng Anh và tiếng Trung

Tiếng Anh

Tiếng Anh là một ngôn ngữ trong hệ Ấn-Âu, thuộc ngữ hệ này còn có một số thức tiếng khác như tiếng Pháp, Italia, Đức, Na Uy và Hy Lạp. Ngữ hệ Ấn-Âu có rất nhiều chi nhánh, và tiếng Anh là một thành viên trong chi nhánh “ngôn ngữ phía Tây”.

Vào khoảng giữa thế kỉ V, những kẻ xâm nhập đã vượt qua biển Bắc, chinh phục thổ dân người Goth, cùng lúc định cư trong đảo Great Britain mà ngày nay là một phần của nước Anh. Trên thực tế, tiếng Anh bắt nguồn từ đây và luôn phát triển không ngừng, vốn từ vựng cũng ngày càng thay đổi và tăng lên.

Tiếng Trung

Không như tiếng Anh, nguồn gốc hình thành của tiếng Trung vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa có kết luận đầy đủ về xuất xứ của nó. Có lẽ bởi chữ Hán là một trong các ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới, vì thế việc chưa có kết luận này cũng là điều dễ hiểu.

Theo phỏng đoán của một số nhà khảo cổ thì chữ viết tại Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên. Cũng giống như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là các hình biểu ý, tức là vẽ phác vật mình muốn chỉ.

2.2. Cấu tạo tiếng Anh và tiếng Trung

Tiếng Anh

Tên gọi của một số chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latin (và tiếng Etrusca) thông qua trung gian là tiếng Pháp.

Bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại gồm 26 chữ cái Latin. Tiếng Việt cũng tiếp thu một số chữ cái này và biến nó thành những âm tiết để từ đó tạo nên từ.

Tiếng Trung

Lịch sử chữ Hán trải qua các hình dạng chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải và chữ Thư hiện nay. Khi xã hội càng phát triển, các nét vẽ trong hình dạng chữ trên càng đơn giản. Họ dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó.

Tiếng Trung có khá nhiều nhánh, phổ biến nhất là Trung Quan Thoại và Quảng Đông, nhưng bên cạnh đó còn có tiếng Trung theo vùng miền, giống như tiếng các địa phương ở Việt Nam.

2.5. Độ phổ biến của tiếng Trung và tiếng Anh

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, không quá bất ngờ khi tiếng Trung là Trung Quốc hiện là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới theo bình quân đầu người. Tuy nhiên tiếng Anh mới là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ chung của toàn cầu. Khi muốn giao tiếp với môi trường quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản nhất cần phải nắm vững.

2.6. So sánh độ khó tiếng Anh và tiếng Trung

Tiếng Anh

Tại sao người Việt lại dễ học tiếng Anh hơn một số nước khác?

Cả hai ngôn ngữ đều cần sử dụng bảng chữ cái Latin. Trong khi một số đất nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình học. Bởi đất nước họ dùng chữ cái tượng hình, khi học tiếng Anh họ phải làm quen với một bảng chữ cái hoàn toàn mới và việc một học sinh không thể viết được trọn vẹn bảng chữ cái trong tiếng Anh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Phát âm trong tiếng Anh cũng đơn giản hơn nhiều nếu bạn chú ý kỹ hơn với những âm tiết trong tiếng Anh. Tuy nhiên, bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, văn nói có phần khác và nhiều biến tấu hơn với viết. Với tiếng Anh, khi nói một số người bản xứ cũng có thói quen bỏ chữ hoặc sử dụng một số từ nối hoặc từ lóng, bạn cần chú ý để nắm rõ hơn.

So với tiếng Việt, tiếng Anh không có nhiều danh xưng mà chỉ có I và You, do vậy bạn sẽ không bị loạn về danh xưng. Nhưng cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh lại ngược lại so với tiếng Việt, do vậy chúng ta cần hết sức lưu ý khi đặt câu hay dịch nghĩa.

Đối với tiếng Việt, thanh dấu và từ vựng có vẻ rất khó khăn. Rất nhiều người Việt ngay cả từ thường được sử dụng phổ biến vẫn có thể sai chính tả hoặc không hiểu nghĩa. Về phần này, tiếng Anh có độ dễ dàng hơn so với tiếng Việt.

Tiếng Trung

Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn loại thổ ngữ khác nhau và rất nhiều loại ngôn ngữ dân tộc. Do vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Ngay cả người Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ của dân tộc mình. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có tới 400 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số nước này, không nói được tiếng Trung. Và trong số 70% dân nói được tiếng Trung, nhiều người chỉ nói được ở mức độ cơ bản.

Như đã đề cập, tiếng Trung có 2 bộ chữ Giản Thể và Phồn Thể, tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm (không phải đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp. Vậy nên, nếu phải tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể thì chắc chắn các bạn khó có thể tiếp thu được.

Như vậy, khi vừa mới tiếp cận, bạn chắc chắn sẽ bị ngộp bởi sự quá nhiều loại ngôn ngữ và bộ chữ trong tiếng Trung Quốc.

3. Nên học tiếng Trung hay tiếng Anh?

Việc chọn một ngoại ngữ thứ 2 để học phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và mục đích học tập, làm việc của mỗi người. Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá được thứ tiếng nào là tối ưu hơn. Vì vậy, chúng tôi chỉ tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm của tiếng Anh và tiếng Trung, giúp các bạn tự đánh giá mình nên lựa chọn ngôn ngữ nào.

Tiếng Trung

Học viện Dịch vụ Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xếp tiếng Trung vào nhóm ngôn ngữ khó học nhất thế giới

Chữ tượng hình và có hơn 80.000 ký tự và không có nguyên tắc phát âm đằng sau ký tự Trung Quốc. Thay vào đó, phiên âm Pinyin – cách thức sử dụng chữ cái alphabet để thể hiện cách phát âm chữ Hán.

Không có nhiều trung tâm đào tạo tiếng Trung

Không tiện khi sử dụng Internet. Người Trung Quốc ai cũng phải biết bảng chữ cái alphabet, vì như vậy mới có thể chuyển ký tự tiếng Trung sang hệ thống phiên âm Pinyin, rồi gõ bằng bàn phím qwerty, sau đó chọn chữ cái cần dùng.

Chữ viết đẹp nhưng khó nắm quy tắc

Có rất nhiều loại từ điển, chữ giản thể và phồn thể được sử dụng song song nên rất khó tra cứu

Tiếng Anh mới là ngôn ngữ đàm phán trên thế giới, được sử dụng rộng rãi nhất

Tiếng Anh giúp bạn tiếp cận các trường đại học tốt nhất thế giới, tiếp cận các đối tác từ các quốc gia trên thế giới bởi họ đều sử dụng loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh.

Có một bảng chữ cái đơn giản và nhiều điểm giống với tiếng Việt.

Nhiều trung tâm đào tạo lâu năm uy tín, chất lượng tại Việt Nam.

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều có từ địa phương, thành ngữ,…tiếng Anh cũng vậy. Khi học tiếng Anh bạn phải lưu ý những điểm đó để có thể sử dụng chính xác.

Như vậy, học tiếng nào cũng có những khó khăn riêng, nếu bạn là một người thích sự an toàn, hay có quỹ thời gian hạn hẹp thì vẫn nên ưu tiên học tiếng Anh hơn hết. Vì hiện nay để tìm kiếm một trung tâm dạy IELTS tốt, uy tín là không hề khó, việc học tập, giảng dạy tiếng Anh phục vụ cho nhu cầu việc làm cũng được chính phủ ưu tiên hơn.

4. Nên học tiếng anh IELTS ở đâu

Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm tiếng Anh IELTS uy tín và chất lượng thi IELTS Vietop chính là lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn đang học tập và làm việc tại TP. HCM.

Sứ mệnh của IELTS Vietop là giúp các bạn học viên học IELTS có được định hướng học tập rõ ràng, môi trường học tập đủ tốt để giúp các bạn tối đa hóa điểm số IELTS cũng như nâng cao khả năng anh ngữ học thuật phục vụ công việc và cuộc sống. Đặc biệt các bạn mới bắt đầu học IELTS từ con số 0 hay thậm chí ôn thi tiếng Anh IELTS từ cơ bản đến nâng cao đều có lộ trình học riêng giúp đạt hiệu quả cao nhất.

Tại sao Vietop lại là trung tâm mang lại hiệu quả cao?

Thời gian học IELTS rút gọn và linh động

Các lớp học đa dạng với 3 buổi/1 tuần hoặc 5 buổi/1 tuần. Thời gian học và thực hành liên tục mỗi ngày trên đề thi thật.

Lớp học tối đa 6-8 học viên cùng trình độ

Mỗi học viên đều được quan tâm như nhau và nhận được sự góp ý của giáo viên. Tất cả các lỗi sai đều được sửa kĩ và cẩn thận ngay tại lớp học.

Đối tác chính thức của các tổ chức học thuật lớn quốc tế (BC-IDP)

Chương trình luyện thi IELTS trọng tâm mang lại hiệu quả cao

Phương pháp giảng dạy IELTS khoa học, lấy chất lượng làm trọng tâm với chương trình học được biên soạn riêng để tối đa hoá điểm số.

Cam kết điểm số IELTS đầu ra bằng hợp đồng.

Điểm IELTS trung bình của học viên Vietop là 6.5. Được đào tạo lại miễn phí cho tới khi đạt điểm đã cam kết.

Đội ngũ giảng viên với chuyên môn cao được đào tạo bài bản

Bên cạnh việc sở hữu chứng chỉ IELTS với điểm số gần như tối đa 8.0, giáo viên tại Vietop đều có khả năng sư phạm được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS.

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Vẹt Là Gì? Vì Sao Ta Không Nên Học Theo Phương Pháp Đó? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!