Bạn đang xem bài viết Học Từ Vựng Tiếng Anh Sao Cho Hiệu Quả? (Phần 2) được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
5. PHƯƠNG PHÁP HỌC MỘT TỪ MỚI: Theo tiến trình tự nhiên con người ta từ biết nghe, rồi nói, kế đến đọc và sau cùng viết. Để học một từ mới bạn cũng nên theo tiến trình này. Đầu tiên chúng ta sẽ tập nghe giọng bản ngữ phát âm nó như thế nào. Rồi sau đó tập phát âm lại.
Tiếp theo xem nghĩa của từ và ví dụ cách dùng rồi tập viết câu dùng từ đó.
Khi thấy một từ mới bạn không nhất thiết phải biết nghĩa tiếng Việt của nó. Mỗi từ có nghĩa trong ngữ cảnh nhất định. Hãy ghi lại cả câu có dùng từ đó. Dần dần với vốn từ ngày càng tăng bạn sẽ hiểu nghĩa của cả câu từ đó suy ra nghĩa của từ.
Nếu nhất thiết phải tra nghĩa hãy dùng các từ điển Anh – Anh như Concise Oxford English Dictionary: 11th Edition Revised 2008, Oxford Advanced Learner’s Dictionar… hoặc có thể tra từ điển trực tuyến.
6. NGUỒN TỪ MỚI:
Để có từ mới rèn luyện hàng ngày bắt buộc bạn phải đọc sách, báo, xem tivi (bản tin thế giới), xem phim nước ngoài hay tìm thấy ở bất kỳ đâu…. Ngoài ra bạn có thể đăng ký nhận email hoặc xem trên các website.
Ngoài ra có khá nhiều bài giảng bằng video về từ vựng của một số giáo viên trên mạng, ví dụ của cô Jennifer chẳng hạn.
7. GHI SỔ TAY:
Bạn nên có 2 quyển sổ tay để ghi lại những từ mình đã học. Một quyển để ở nhà ghi đầy đủ từ loại, nghĩa, cách dùng, ví dụ, từ trái nghĩa, biến thể…. Quyển còn lại nhỏ hơn có thể mang theo bên người để xem khi rảnh rỗi chỉ ghi mỗi từ mới.
Để tiện cho quá trình ôn lại cả hai quyển sổ tay này nên ghi theo cấu trúc ví dụ sau: 20101007: 01.schedule 02.label 03.interpret ….
Ngoài ra để việc học ít trở nên nhàm chán bạn hãy tìm các tệp tin âm thanh của những từ mình đã học và tổ chức thành cây thư mục theo năm, tháng lưu vào máy vi tính được đặt tên như sau:
20101007.01.schedule.mp3 20101007.02.label.mp3 20101007.03.interpret.mp3 Dãy 8 chữ số 20101007 được hiểu năm 2010, tháng 10 và ngày 07. Trong trường hợp ngày tháng nhỏ hơn 10, ví dụ ngày 1/2/2011 thì ghi thêm số 0 như sau: 20110201. Các chữ số 01, 02, 03,… là số thứ tự từ mà bạn nghiên cứu trong ngày. Nếu bạn cảm thấy việc ghi dãy 8 chữ hơi dài hãy giảm 2 chữ số đầu. Chúng ta còn lại 101007 được hiểu là năm 2010, tháng 10, ngày 07.
Việc quy ước cách đặt tên như trên dễ dàng cho việc xem lại sổ tay theo ngày tháng và sắp xếp các tệp tin âm thanh theo trật tự chữ cái khi lưu trên máy tính hay các thiết bị media khác (máy nghe nhạc, điện thoại di động,…).
Ngoài ra bạn có thể bỏ luôn phần ghi chính tả từ của các tệp tin âm thanh này chỉ giữ lại phần ghi thời gian và số thứ tự sẽ tránh được việc chỉ xem chính tả mà không tập trung lắng nghe và hình dung ra từ mình đang nghe một khi ôn lại.
Bằng cách lưu giữ phát âm từ công việc ôn lại sẽ thú vị hơn. Trong lúc lắng nghe bạn nên dùng bút ghi lại chính tả và so sánh với sổ tay nếu cần.
8. LẤY TỆP TIN ÂM THANH KHI XEM TỪ ĐIỂN ONLINE:
Có nhiều cách để lấy được tệp tin âm thanh (thường là tệp tin .mp3) khi tra từ trên các từ điển trực tuyến.
Bạn đang ở cửa sổ trình duyệt Internet Explorer, nhấp Tools — Internet Options — Settings (thẻ General của hộp thoại Internet Options) — View Files — Nhấn Ctrl + A để chọn hết và nhấn phím Del để xóa hết những tệp tin lưu lại trong những lần duyệt web trước đó. Giữ nguyên cửa sổ thư mục Temporay Internet Files.
Bây giờ gõ địa chỉ từ điển vào trình duyệt, chúng tôi chẳng hạn, rồi gõ từ cần tra và nhấn Enter. Trang giải nghĩa của từ hiện ra đầy đủ, bạn nhấp biểu tượng play để nghe.
Quay lại cửa sổ thư mục Temporary Internet Files, nhấn F5 bạn sẽ thấy các tệp tin âm thanh có đuôi (extension) .mp3. Nếu như có quá nhiều tệp tin hiện lên cửa sổ này, hãy dùng chức năng sắp xếp theo định dạng (Type) để tìm. Chép tệp tin này vào một thư mục tên máy tính và sửa lại tên như gợi ý ban đầu.
9. KẾT LUẬN:
Học tiếng Anh là một công việc gian nan nhưng không kém phần thú vị. Hãy kết hợp nhiều phương tiện học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Việc học từ vựng cũng không ngoại lệ.
Học Từ Vựng Tiếng Anh Sao Cho Hiệu Quả!?
Lẽ thường tình khi làm một việc gì đó người ta đều muốn thành công. Nhưng thật sự có như mong muốn hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phương pháp. Việc học tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Để có được vốn từ vựng kha khá nhất định người học phải thật kiên trì trừ khi bạn là thần đồng xem đâu nhớ đó!
Khỏi phải nói việc biết nhiều từ tiếng Anh sẽ giúp ích thế nào. Trong khuôn khổ bài viết này gợi ý một cách tự học tiếng Anh nói chung và học từ vựng nói riêng sao cho hiệu quả với tinh thần “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Một khi giỏi tiếng Anh người lao động dễ dàng được cân nhắc lên vị trí cao hơn và nhận được mức lương xứng đáng. Những người khác có thể giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài một cách thoải mái. Vượt qua các bài kiểm tra tiếng Anh với điểm số làm bạn bè ngưỡng mộ! Hay như đơn giản để xem phim Mỹ mà không cần phụ đề!
Trong quá trình học chắc chắn không tránh khỏi sự chán nản, hãy xem lại ngay động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Từng bước vượt qua sự chán nản sẽ giúp bạn có thêm nghị lực phấn đấu cho việc học cũng như cho cuộc sống của bản thân.
Khi đã có động cơ học tập chúng ta tiến đến khơi gợi niềm đam mê bản thân.
2. Khơi gợi niềm đam mê
Có động cơ học tập thôi chưa đủ, bạn còn phải biết đam mê. Nếu không có niềm đam mê chắc chắn bạn sẽ chán nản và bỏ dở giữa chừng. Học tiếng Anh lại là một việc khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và kiên trì nên cần sự đam mê hơn bao giờ hết.
Khi việc học trở nên thú vị, bài học sẽ mau chóng nằm lòng, ít mất thời gian và công sức hơn.
Vậy làm sao tạo được hứng khởi cho việc học tiếng Anh? Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày ở một bài viết khác. Còn bây giờ chúng ta hãy lập kế hoạch cho việc học từ vựng tiếng Anh.
3. Lập kế hoạch
Bạn dự định học bao nhiêu từ mới trong một năm, một tháng, một tuần hay một ngày? Hãy lập kế hoạch với thời gian càng chi tiết càng tốt.
Trước khi việc học trở thành thói quen, đừng cố gắng học quá nhiều từ một ngày trừ khi bạn chỉ tập trung làm mỗi việc học tiếng Anh mà thôi! 30 phút mỗi ngày là đủ để bạn xoay sở cho việc này.
Đến tuần sau đó, 10 từ thứ Hai đã trở nên quen thuộc hãy thôi xem lại. Rồi hôm sau đó nữa dừng xem lại 10 từ của thứ Ba. Cứ như vậy quá trình nghiên cứu từ mới diễn ra song song với quá trình ngừng ôn lại những từ cũ.
Sau một tuần kể từ khi ngừng xem lại 10 từ của thứ Hai, bạn dành thêm 10 phút đầu buổi học để xem lại tất cả những từ ngừng xem lại trước đó.
Tương tự như vậy cuối mỗi tháng hãy xem lại tất cả những từ đã thôi xem lại trong tháng đó. Một năm và có thể lâu hơn nữa cũng thế!
Nhược điểm của cách học học này chính là ở chỗ kéo dài liên tục ngày này qua ngày. Nếu người học không có sự kiên trì sẽ bỏ dở giữa chừng. Nhưng bù lại việc vừa ôn cũ vừa học mới sẽ giúp người học nhớ lâu.
Nếu bạn vận dụng cách học này kết hợp với kiến thức về tiếp đầu ngữ (prefix, tiền tố) và tiếp vĩ ngữ (suffix, hậu tố) trong tiếng Anh chắc chắn bạn sẽ có vốn từng vựng khá. chúng tôi sẽ có bài viết về tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ trong thời gian tới.
5. Phương pháp học một từ mới
Theo tiến trình tự nhiên con người ta từ biết nghe, rồi nói, kế đến đọc và sau cùng viết. Để học một từ mới bạn cũng nên theo tiến trình này.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập nghe giọng bản ngữ phát âm nó như thế nào. Rồi sau đó tập phát âm lại. Tiếp theo xem nghĩa của từ, ví dụ cách dùng, rồi tập viết câu dùng từ đó.
Khi thấy một từ mới bạn không nhất thiết phải biết nghĩa tiếng Việt của nó. Mỗi từ có nghĩa trong ngữ cảnh nhất định. Hãy ghi lại cả câu có dùng từ đó. Dần dần với vốn từ ngày càng tăng bạn sẽ hiểu nghĩa của cả câu từ đó suy ra nghĩa của từ.
Nếu nhất thiết phải tra nghĩa hãy dùng các từ điển Anh – Anh như Concise Oxford English Dictionary: 11th Edition Revised 2008, Oxford Advanced Learner’s Dictionary,… hoặc có thể tra từ điển trực tuyến.
6. Nguồn từ mới
Để có từ mới rèn luyện hàng ngày bắt buộc bạn phải đọc sách, báo, xem tivi (bản tin thế giới), xem phim nước ngoài hay tìm thấy ở bất kỳ đâu,… Ngoài ra bạn có thể đăng ký nhận email hoặc xem trên các website này.
Ngoài ra có khá nhiều bài giảng bằng video về từ vựng của một số giáo viên trên mạng, ví dụ của cô Jennifer chẳng hạn.
7. Ghi sổ tay
Bạn nên có 2 quyển sổ tay để ghi lại những từ mình đã học. Một quyển để ở nhà ghi đầy đủ từ, nghĩa, cách dùng, ví dụ, từ trái nghĩa, biến thể,… Quyển còn lại nhỏ hơn có thể mang theo bên người để xem khi rảnh rỗi, chỉ ghi mỗi từ mới.
Để tiện cho quá trình ôn lại cả hai quyển sổ tay này nên ghi theo cấu trúc ví dụ sau:
20111005.01.Schedule 20111005.02.Label 20111005.03.Interpret …
Ngoài ra để việc học ít trở nên nhàm chán bạn hãy tìm các files âm thanh của những từ mình đã học và tổ chức thành cây thư mục theo năm, tháng lưu vào máy vi tính được đặt tên như sau:
20111005.01.Schedule.mp3 20111005.02.Label.mp3 20111005.03.Interpret.mp3
Dãy 8 chữ số 20111005 được hiểu năm 2011, tháng 10 và ngày 05. Trong trường hợp ngày tháng nhỏ hơn 10, ví dụ ngày 1/2/2011 thì ghi thêm số 0 như sau: 20110201. Các chữ số 01, 02, 03,… là số thứ tự từ mà bạn nghiên cứu trong ngày.
Việc quy ước cách đặt tên như trên dễ dàng cho việc xem lại sổ tay theo ngày tháng và sắp xếp các files âm thanh theo trật tự chữ cái khi lưu trên máy tính hay các thiết bị media khác (máy nghe nhạc, điện thoại di động,…).
Ngoài ra bạn có thể bỏ luôn phần ghi chính tả từ của các files âm thanh này chỉ giữ lại phần ghi thời gian và số thứ tự sẽ tránh được việc chỉ xem chính tả mà không tập trung lắng nghe và hình dung ra từ mình đang nghe một khi ôn lại.
Bằng cách lưu giữ phát âm từ công việc ôn lại sẽ thú vị hơn. Trong lúc lắng nghe bạn nên dùng bút ghi lại chính tả và so sánh với sổ tay nếu cần.
8. Kết luận
Học tiếng Anh là một công việc gian nan nhưng không kém phần thú vị. Hãy kết hợp nhiều phương tiện học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Việc học từ vựng cũng không ngoại lệ.
Sự thành công của việc học tiếng Anh phụ thuộc rất lớn vào ý chí quyêt tâm, sự cố gắng và tinh thần tự học của bản thân mỗi người.
tienganh.com.vn
Từ Vựng Tiếng Nhật Học Sao Cho Hiệu Quả
Đang thực hiện
Học tiếng Nhật nếu cứ chăm chỉ cần cù, một cách mù quáng liệu có mang lại hiệu quả cao.
Từ vựng bước đầu tiên để học ngữ pháp tiếng Nhật .
Làm thế nào để nhớ từ vựng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng vừa học xong đã quên? Chắc bạn nào mới học tiếng Nhật đều rất bối rồi với những câu hỏi đó.
Bí quyết học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả.
Hiểu được tầm quan trong của từ vựng trong giao tiếp tiếng Nhật,chúng tôi luôn thấu hiểu các khó khăn khi các bạn gặp phải.Với các phương pháp chúng tôi đưa ra,hi vọng bạn sẽ chịnh phục kho từ vựng tiếng Nhật nhanh nhất và nhớ lâu nhất.
Đọc và phát âm thật chuẩn.
Cách phát âm chuẩn giúp bạn ghi nhớ chính xác ý nghĩa và cách viết từ vựng một cách hiệu quả
Việc đọc và phát âm từ phải chuẩn ngay từ bước đầu tiên. nếu các bạn phát âm sai, đọc sai thì đều đó sẽ rất khó khăn để sửa chữa. Cũng như việc bạn vẽ một nét bút lên trang giấy trắng dù có sửa chữa cũng để lại vết,vì vậy hãy đọc và phát âm thật chuẩn ngay từ bước đầu. Các bạn có thể vừa đọc và nge theo cách phân âm trong kim từ điển hoặc đoạn hội thoại của người bản xứ.
Hãy mở âm lượng ở mức to nhất, nghe đi nghe lại nhiều lần kết hợp với đọc to rõ ràng các phát âm từng từ vựng. Đồng thời có thể liên tưởng đến các hình ảnh thật trong cuộc sống, sự kết hợp của nhiều cơ quan ghi nhớ như tai, mắt, miệng kích thích não bộ tạo ấn tượng sâu sắc vời từ đó. Đảm bảo việc học từ vựng sẽ đạt hiệu quả rất cao đấy.
Phân lọai từ vựng tiếng Nhật.
Phân loại các nhóm từ vựng giúp bạn dễ nhớ hơn
Vừa học vừa áp dụng.
Bước Đầu Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả (Phần 1)
Như thế nào là một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả?
Theo tôi, phương pháp đó phải có 3 tiêu chí: Không tốn nhiều tiền, không mất nhiều thời giờ và giúp sử dụng tốt tiếng Anh.
Hãy tiếp tục đọc bài viết này nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp như thế,
Đã bao lần bạn được khuyên trước tiên phải học từ vựng khi học một ngoại ngữ. Nào là từ vựng quan trọng hơn cả ngữ pháp, từ vựng là nền móng của ngôn ngữ. Nhưng câu hỏi đặt ra là “Nên bắt đầu học từ đâu? Học như thế nào để mau thuộc mà lại lâu quên?”
Ở loạt bài viết này, tôi sẽ giúp bạn biết cách học từ vựng hiệu quả.
Bước đầu tiên: Xác định phong cách học của mình
Nhóm thứ nhất: Dễ ghi nhớ nếu liên tưởng đến hình ảnh hay âm thanh
Nếu gặp từ money, ngay lập tức trong đầu bạn xuất hiện hình ảnh một cọc Đôla thì bạn nằm trong nhóm người thứ nhất. Hãy học từ vựng bằng hai cách: Viết từ mới ra nhiều lần và dùng hình ảnh.
Rất nhiều người không tài nào nhớ nổi một từ nếu không thấy được “mặt chữ”. Tôi cũng vậy. Tôi chỉ có thể nhớ từ mới nếu viết chúng ra nhiều lần (khoảng 8-10 lần) thay vì phát âm từ đó.
Bộ não của chúng ta hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng vì vậy “Hãy liên kết từ mới và một hình ảnh thú vị hoặc quen thuộc với bạn”, như money ở trên.
Một số bạn thắc mắc, với những từ khó tìm ra hình ảnh thì làm sao.
Đừng lo.
Ngay cả khi bạn không tìm được hình ảnh nào tương thích thì chính trong quá trình tìm tòi hình ảnh, vô hình chung từ mới đã được não bộ ghi nhận; với điều kiện bạn viết từ đó nhiều lần.
Với cách này bạn chẳng những nhớ các từ vựng thông thường mà cả thành ngữ cũng không thành vấn đề. Chẳng hạn, It’s no use crying over the spilt milk- khóc lóc chuyện đã rồi thật vô ích.
Tôi muốn giới thiệu cho bạn cuốn sách “English idioms in use” (Thành ngữ trong tiếng Anh, Michael McCarthy& Felicity o’Dell, NXB Tổng hợp TP. HCM).
Nhóm người thứ hai: “Tôi giỏi về âm thanh”.
Hãy nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần cách phát âm của từ.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng tiếng mẹ đẻ. Liên tưởng đến những từ phát âm gần giống với từ mới.
Lấy ví dụ, hồi năm lớp 3- lần đầu tiên tôi được học tiếng Anh. Tôi không thể nào nhớ nổi từ tomorrow – ngày mai.
Trong lớp tôi lúc bấy giờ có một cậu bạn tên Tú, thuộc loại nhiều chuyện. Thế là tôi phát âm từ tomorrow thành “Tú mỏ rẩu” (ở nơi tôi sống “mỏ rẩu” chỉ người lắm chuyện). Và tôi nhớ tomorrow.
Bạn thấy đấy, chúng ta luôn dễ nhớ những gì gần gũi và thú vị quanh mình.
Một từ khác, “camping” là cắm trại. Camp và cắm, khi đọc hai từ này bạn sẽ thấy được sự tương đồng trong cách phát âm.
Tương tự như quá trình tưởng tượng ra hình ảnh để liên kết với từ mới, cho dù không tìm được âm thanh “gần giống” trong tiếng mẹ đẻ thì não bộ cũng đã ghi nhận từ đó.
Thực tế, một số bạn chỉ học tốt nếu gắn việc học với sự vận động. Lấy ví dụ, từ vựng đó phải vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh và đang chuyển động thì bạn mới nhớ được.
Vậy câu hỏi đặt ra là “Nếu phong cách học của tôi không thuộc dạng hình ảnh lẫn âm thanh thì sao?”.
Chẳng sao cả.
Hãy thử nhiều cách. Bạn thấy cách nào giúp mình dễ nhớ từ vựng hơn thì áp dụng.
Bước 2: Tạo môi trường tiếng Anh.
Thế nào là một môi trường tiếng Anh? Nghĩa là tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng trong không gian bao quanh bạn. Những thứ bạn nghe, đọc, viết, nói thậm chí chơi cũng đều bằng tiếng Anh.
Một người bạn của tôi dán rất nhiều mẩu giấy ghi từ mới khắp phòng, dán tên tiếng Anh lên những đồ vật trong nhà.
Cô ấy thấy cách đó rất hiệu quả vì cô học một cách vô thức. Ngày nào cũng nhìn thấy chúng và ghi nhớ chứ không phải “sống chết để thuộc”.
Khi nấu ăn, vừa nhìn vừa lẩm nhẩm cách phát âm. Khi đánh răng cũng học. Khi tắm cũng học.
Mỗi ngày 10 từ, không nhiều hơn. Khi đã thuộc thì gỡ xuống và dán từ khác lên.
Cũng là học từ vựng bằng những mẩu giấy nhỏ, nhưng thay vì dán chúng khắp nhà, bạn hãy để trong túi áo, sách vở, trong ví..vv.
Tranh thủ xem qua từ vựng trong lúc đợi xe bus, đợi thang máy hay xếp hàng mua vé xem phim.
Bạn có thể thực hiện việc này dễ dàng với những bộ flashcard – thẻ học từ vựng có bán sẵn.
Giữ bên mình một cuốn sổ tay.
Nên tập hợp những từ cần học vào cuốn sổ này chứ không phải gặp bất kì từ mới nào cũng ghi. Vì bạn không thể nào nhớ hết chúng.
Thế nào là những từ cần học? Nên bắt đầu với 3.000 ngàn từ thông dụng theo từ điển Oxford.
Tôi khuyến khích bạn học nhiều nghĩa của một từ, những từ nó thường đi kèm – gọi là collocation (Tôi đã đề cập trong một bài viết trước đó).
Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa cũng có thể gây rắc rối cho bạn khi nghe hoặc nói nếu bạn không lưu ý.
Vừa giải trí vừa kiểm tra vốn từ của mình. 5 phút chơi crossword giúp bạn nhớ được nhiều từ hơn năm phút ép bản thân học từ.
Bản thân tôi thường chơi một game hồi tiểu học là viết nối từ.
Cách thức như sau: một người viết từ flower, kết thúc bằng chữ “r” người khác ngay lập tức viết nối tiếp từ đó với điều kiện từ mới phải bắt đầu bằng chữ “r”, ví dụ road. Cứ như vậy chúng ta có được một chuỗi từ: Flower_road_daughter_risk_knife_elephant…..
Càng chơi thường xuyên, phản xạ từ của bạn càng nhanh.
Nghe bài hát tiếng Anh yêu thích.
Nhưng hãy chép lời và ngân nga theo ca sĩ. Đừng chỉ nghe không.
Hãy biến tiếng Anh thành người bạn luôn bên cạnh mỗi ngày, ngay cả trong giấc mơ.
Bạn sẽ làm được mọi điều nếu bạn thấy thích điều đó.
Bạn sắp tới đích rồi, chỉ một bước nữa thôi
Bước 3: Viết thành câu
Với bất kì từ mới nào cũng vậy, nên viết thành câu hoàn chỉnh chứa từ đó.
Bạn học thuộc câu này. Sau đó sử dụng trong lời nói của mình. Vì ta học thuộc từ trong ngữ cảnh nên có thể nhớ lâu và chính xác nghĩa của từ.
Đây là một dạng “học đi đôi với hành”.
Chẳng hạn, bạn phải nhớ từ “giraffe”- hươu cao cổ. Hãy viết thành câu: I drink giraffe milk (sữa Alpha Grow) và hình dung một ngày mình sẽ cao “chót vót” như chúng.
Nếu bạn ngại viết thì hãy sử dụng thẻ học từ vựng: vừa giúp bạn nhớ từ, nhớ hình ảnh, lại có sẵn câu ví dụ minh họa.
Tôi xin kết thúc bài viết bằng một đoạn trong bài diễn thuyết “Tomorrow you will be shining- Ngày mai bạn sẽ tỏa sáng” của diễn giả Phạm Quang Hưng- tác giả của loạt video “5 bước để nói một ngoại ngữ”.
“Nếu như trước đây tôi từng ao ước rằng mình sinh ra trên một đất nước nói tiếng Anh để không phải mất bao thời gian cho việc học nói thì giờ đây tôi thấy tiếc cho những người Anh, người Mỹ, người Canada. Những người đó không có cơ hội đối mặt và vượt qua những thách thức mà bạn đang đối mặt và sẽ vượt qua. Những người đó sẽ chẳng bao giờ trải nghiệm được chiến thắng mà bạn sẽ trải nghiệm trên hành trình chinh phục tiếng Anh”.
Bạn là một trong số những người đang theo đuổi hành trình này.
Tuyết Trinh
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Từ Vựng Tiếng Anh Sao Cho Hiệu Quả? (Phần 2) trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!