Bạn đang xem bài viết Học Tiếng Nhật Có Khó Không? Sau Này Dễ Tìm Việc Hay Không được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mình đã học tiếng Nhật trong trường Đại Học 4 năm, ra trường ăn dầm nằm dề với nó cũng 3 năm tròn trịa. Bằng gì mình cũng có, chỉ N1 là mình chưa có. Nhớ lại những ngày đầu tiên đẹp đẽ tiếp xúc với nó thấy sao mình thật hay ho.
Năm đầu vô ngành tiếng Nhật, lớp đông ngồi không đủ chỗ. Năm hai, sinh viên rơi rụng, bỏ ngành dần. Tới khi tốt nghiệp, đếm ngược đếm xuôi đủ chuẩn ra trường lèo tèo vài chục đứa. Học tiếng Nhật với nhiều bạn là cả hành trình gian truân, nhưng mình thì thấy cũng ” thường thường”. Vì ngay từ đầu mình đã xác định mục tiêu học tập, và luôn tìm kiếm phương pháp học tiếng Nhật sao cho phù hợp nhất.
Tiếng nhật cho người mới bắt đầu: Cần nghiêm túc
Học cái gì cũng vậy không chỉ riêng tiếng Nhật, đòi hỏi sự nghiêm túc đầu tư: thời gian, tiền bạc, sự cố gắng. Dạo này không khó để bắt gặp ai đó thổ lộ tâm tư muốn học tiếng Nhật hay mới bắt đầu học tiếng Nhật. Mình xin chia làm 2 bộ phận: bộ phận nghiêm túc và bộ phận theo phong trào.
Bộ phận theo phong trào:
Nếu bạn đang ở bộ phận này, tức là bạn không có mục tiêu học tập xác định vững vàng. Tỉ lệ bạn tháo chạy khỏi tiếng Nhật là 90%. Học theo phong trào thì có nhiều lý do lắm, đại khái như mấy em sinh viên tre trẻ, thích học ngôn ngữ 2 là tiếng Nhật để cho biết tiếng Nhật, nghe nhạc, coi anime, đọc manga, thích văn hóa Nhật Bản… Nhưng thật sự mình thấy, học tới N2 coi hoạt hình Nhật hiểu chừng 50% là được coi như loại siêu phàm. Nhiều nhân viên văn phòng cũng kéo nhau ghi danh học hành tấp nập vì công ty mở lớp. Nhưng học được 1-2 khóa là lớp bắt đầu thưa dần đều.
Nhiều bạn nghe đồn tiếng Nhật hot lắm, kéo nhau đăng kí vào trung tâm tiếng Nhật khi chưa tìm hiểu kĩ mô tê. Ban đầu lớp học được 200 gương mặt khả ái, một năm sau giảm còn phân nửa.
Mình không ý định chê bai ai cả, chỉ là nhiều bạn học tiếng Nhật nhưng không biết con đường này chông gai hơn họ tưởng. Để học được tiếng Nhật cần một sự quyết tâm cao và sự đầu tư không mệt mỏi. Các bạn không nên theo phòng trào vì mất tiền, mất thời gian, mất cả niềm tin vào bản thân và tương lai của mình nữa. Học sai ngành giống như yêu sai người, sẽ mất một thời gian của tuổi trẻ để đau khổ.
Bộ phận nghiêm túc:
Mình học tiếng Nhật chăm chỉ suốt 4 năm đại học. Nhiều người bỏ ngành, nhiều người than khó. Mình thì rất quyết tâm. Mình vừa học ở trường, vừa tìm người Nhật để giao tiếp, gặp kiến thức khó mình trực tiếp trao đổi với giáo viên. Nhiều bạn còn thuê gia sư về học. Học gia sư dạy tiếng Nhật thì tuy tốn kém nhưng hiệu quả cao vì phương pháp dạy 1 kèm 1, gia sư chỉ cặn kĩ mọi vấn đề. Đây là cách học hữu hiệu dành cho bạn nào ngại học 1 mình, cần có người truyền cảm hứng và động lực học tập.
Mời các bạn xem tiếp phần 2: Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả
Học Tiếng Anh Có Khó Không? Học Tiếng Anh Khó Hay Dễ?
Khó, không khó sao nhiều người 10 năm đèn sách mà vẫn chưa giao tiếp được trôi chảy, không khó sao học suốt 12 năm trời không phát ra nổi 1-2 câu tiếng Anh đúng chuẩn?
Học tiếng Anh khó hay dễ
“Khi tôi còn ở nước ngoài, tôi có quen một cô bạn người Việt vừa mới sang du học. Cô bạn làm tôi choáng váng khi phát âm tiếng Anh, nói nghe khá trôi chảy nhưng tôi không hiểu gì cả. Nhờ ngôn ngữ cơ thể mà tôi dần dần đoán ra. Sau một thời gian ngắn, cô gái khá thân thiện và hay bắt chuyện với mọi người nên phát âm cải thiện dần, tôi nghĩ vậy, hoặc là vì tôi đã quen với giọng nói và phát âm của cô gái.
Rồi một ngày mẹ tôi gặp cô gái. Mẹ tôi và cô gái trò chuyện mà bà ấy cứ ngớ người ra vì không hiểu được cô gái đang nói gì. Tôi phải luôn dịch lại cho bà ấy hiểu. Tôi nhận ra, sau thời gian tiếp xúc với cô gái tôi đã quen với tiếng Anh kiểu Việt.
Tôi thật sự thích tiếng Việt, nó có ngữ điệu rất hay, có dấu và khác biệt với 6500 ngôn ngữ khác trên thế giới. Điều đó làm tiếng Việt cũng trở nên rất khó học và nếu như bạn đang loay hoay chán nản trong việc học tiếng Anh thì bạn hãy nhớ rằng, tiếng Anh dễ hơn tiếng Việt nhiều lắm!!! Nhưng cũng chính sự độc đáo và khác biệt đó làm người bản địa nói tiếng Anh rất khó nhằn tiếng Việt và người nói tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh.
Là người nói được tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt nói tiếng Anh khó khăn hơn các dân tộc khác nhiều, đơn giản vì họ phải sử dụng cơ lưỡi, cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác”.
Khó khăn trong việc học tiếng Anh?
Không chỉ vấn đề nằm ở sử dụng cơ miệng mà còn ở cách giáo dục hiện nay ở Việt Nam. Học sinh học tiếng Anh từ năm lớp 1, 12 năm trôi qua vẫn không nói được câu tiếng Anh nào “chuẩn”. Bởi vì sao: Cách dạy ngoại ngữ chú trọng học để thi, tập trung dạy ngữ pháp và từ vựng trong khi để học được một ngôn ngữ tốt phải phát âm tốt. Phát âm tốt dẫn đến nghe hiểu được và từ đó mới có thể sử dụng ngôn ngữ đó.
Học ngữ pháp cũng quan trọng nhưng ngoại trừ khi bạn muốn trở thành nhà văn chuyên viết tiếng Anh thì mới cần phải nghiên cứu nhiều năm như thế. Tóm lại, học ngoại ngữ phải học lấy phát âm làm gốc, phát âm tốt mới tính tới học từ vựng và ngữ pháp. Chương trình học của Việt Nam đang đi ngược.
Nhiều bạn biết tiếng Anh nhưng phát âm không tốt, nói tiếng Anh kiểu Việt, không bao giờ sử dụng âm gió hoặc quên phát âm phụ âm cuối. Sách dạy tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là sách dịch từ sách nước ngoài hoặc sách được viết dành cho các dân tộc nói ngôn ngữ khác tiếng Việt. Nên nó không phù hợp với người Việt lắm!
Phương pháp học nghiên cứu tập trung hoàn toàn về phát âm có thể vận dụng cho tất cả mọi người, bạn biết đấy, chỉ cần phát âm chuẩn bạn sẽ dễ dàng hệ thống được những gì đã học. Bạn sẽ tự tin giao tiếp tốt, hiểu được những gì người khác nói và nói ai cũng hiểu. Nền tảng của việc học một ngôn ngữ chính là phát âm chứ không phải ngữ pháp hay từ vựng.
Làm cách nào để nói tiếng anh lưu loát
Cách học đúng đắn mà các giáo viên tiếng Anh khuyên hiện nay là :
1. Bắt đầu học luyện phát âm.
Hãy vứt hết sách dạy ngữ pháp, bật youtube lên nghe các chương trình dạy phát âm tiếng Anh và các chương trình dạy nghe tiếng Anh. Thời gian đầu bạn không nên học ngữ pháp. Một số trang dạy tiếng Anh phát âm khá xịn như VOA Special English, chúng tôi hay các video clips của các giáo viên dạy phát âm như:
2. Hãy tập trung nâng cao từ vựng căn bản và phrase verb thông dụng. Bạn không thể mở miệng ra là chỉ có thể phun ra những từ ” I think”, “I think” mà còn phải dùng được những từ khác xin xịn kiểu như I suppose ( tôi cho rằng) hay responbility, to be responsible = answer for ( chịu trách nhiệm về). Không thể mãi chỉ nói “I go” mà còn phải nâng cấp lên thành “arrive in/at” …. Nói chung, nắm được từ vựng cơ bản, phrase verb và phát âm chuẩn thì đảm bảo nghe hiểu ngon lành.
3. Siêng năng và kiên trì luyện tập. “Bạn có thể dẫn con trâu tới chỗ có nước chứ không thể bắt nó uống nước được” Học tiếng Anh thật ra tự học là chính. Bạn có đầu tư trăm triệu đến đâu học chăng nữa thì chủ yếu vẫn là bạn có tự học hay không. Giáo viên trung tâm chỉ hướng dẫn, cho lời khuyên, và sữa lỗi cho bạn. Đặc biệt là lỗi phát âm và cách dùng từ, chứ không phải ngữ pháp.
Học tiếng Anh chủ yếu là phát âm, mỗi ngày bạn nên dành ra vài tiếng để tự luyện phát âm. Luyện chay chán bạn có thể luyện qua phim, qua nhạc, qua các TV show của nước ngoài như các chương trình Got Talent hay Little Big Shots.
Gia sư dạy tiếng Anh chia sẻ với các bạn rằng, bạn nào nghĩ học thuộc 1000 từ là giỏi thì mình xin, học vẹt sẽ quên ngay thôi. Bạn cần phải học có phương pháp, học từ trong ngữ cảnh, học nguyên cụm hoặc cả câu chứ không chỉ từng từ. Bạn nên có một quyển sổ nhỏ luôn mang theo bên mình và ghi chép lại những từ và các ví dụ bạn học được. Riêng tôi trước đây đã ghi chép đầy 3 quyển sổ trong 3 tháng học đấy.
5. Nhấc mông lên, năng động và đi tìm người luyện tập với mình.
Hy vọng rằng với bài viết trên mọi người đã có câu trả lời rồi chứ. Học tiếng Anh không khó chỉ là chúng ta đã học đúng cách hay chưa. Thật ra, tiếng Anh là chuyện nhỏ!!
Nghề Phiên Dịch Tiếng Trung Có Dễ Tìm Việc Không?
Nghề phiên dịch tiếng Trung là gì?
Người làm nghề phiên dịch tiếng Trung sẽ được gọi là phiên dịch viên tiếng Trung. Công việc là một phiên dịch viên phải làm là chuyển ngữ các văn bản thành các bài viết hoặc dịch trực tiếp bằng tiếng nói. Nghề phiên dịch tiếng Trung hay bất cứ ngôn ngữ nào khác cũng cần độ chính xác 100%. Bởi vì như vậy, thông tin giữa hai bên truyền tải, đối thoại mới chuẩn xác hoàn toàn.
Do đó mà phiên dịch viên hay phiên dịch tiếng Trung, Anh… đều rất được xem trọng. Những người làm nghề phiên dịch được đánh giá rất cao trong xã hội. Ngành nghề này vô cùng cần thiết ở các tổ chức lớn có tầm hoạt động xuyên quốc gia, công ty kinh doanh tất cả các mặt hàng…
Một số người nghĩ phiên dịch viên chỉ đơn giản là chuyển ngữ, nhưng thực tế, những người này lại là người trực tiếp trao đổi với đối phương. Có nghĩa là, ngoài dịch thuật, họ phải có kỹ năng giao tiếp làm sao để thu hút đối phương.
Nghề phiên dịch tiếng Trung gồm những loại nào?
Phiên dịch viên có rất nhiều nhóm các khác, điển hình là phiên dịch nói và viết. Nghề phiên dịch tiếng Trung nói yêu cầu nhiều kỹ năng hơn những người chỉ dịch thuật văn bản.
Trong nhóm dịch nói lại chia ra khá nhiều hình thức như dịch đuổi, dịch trực tiếp, dịch lồng tiếng… Tuy nhiên, gộp chung lại, những người phiên dịch tiếng Trung nói phải có sự nhạy bén tuyệt đối và khả năng nghe hiểu, nói tiếng Trung tương đương với người bản xứ. Điều này đòi hỏi vốn ngôn ngữ thuộc hàng siêu đẳng.
Đối với những người dịch văn bản, họ có thời gian nhiều hơn để tìm ra từ có chuyển nghĩa Việt sang Trung chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, dù là phiên dịch viên tiếng Trung ở hình thức nào thì khả năng tiếng Trung cũng phải được công nhận ở trình độ xuất sắc.
Cơ hội nghề nghiệp dành cho nghề phiên dịch viên tiếng Trung tại Việt Nam có tốt không?
Hầu hết chúng ta đều biết, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có đường biên giới tiếp giáp với nhau. Do đó, hoạt động giao thương và hợp tác kinh tế, du lịch, chính trị vô cùng đặc sắc. Mỗi năm có rất nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng thị trường vào Việt Nam. Đây là một trong những nơi thường xuyên tuyển dụng những người làm phiên dịch tiếng Trung.
Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng nghề phiên dịch tiếng Trung rất lớn khi ngành giải trí, đặc biệt là phim ảnh Cbiz đang thịnh hành ở Việt Nam. Các trang web, công ty giải trí, kênh phát hành phim cần rất nhiều phiên dịch viên để làm phụ đề hay dịch để lồng tiếng cho phim.
Đặc biệt, nếu năng lực vượt trội, bạn có thể thi tuyển vào các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin & Truyền thông ở các vị trí phiên dịch tiếng Trung.
Nhìn chung, cơ hội việc làm cho nghề phiên dịch viên tiếng Trung rất hấp dẫn tại Việt Nam. Trên thực tế, học tiếng Trung đang là một ngành cực hot tại nước ta.
Nghề phiên dịch tiếng Trung cần bằng cấp gì?
Tại Việt Nam, rất nhiều trường đang có ngành ngôn ngữ Trung để bạn theo học. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự đăng ký học tập tại một số lớp, trung tâm dạy tiếng Trung bên ngoài. Không quan trọng là bạn sở hữu tấm bằng gì, điều bạn cần vượt qua chính là các cuộc thi lấy chứng chỉ khảo sát trình độ tiếng Trung.
Chứng chỉ này có tên gọi là . Mức độ cần thiết để trở thành một người làm nghề phiên dịch viên tiếng Trung là đạt HSK 5 – 6. Mức độ này tương đương với yêu cầu ngôn ngữ của một ứng viên thạc sĩ du học tại Trung Quốc.
Để đạt được chứng chỉ HSK 5 – 6, mỗi người mất nhanh nhất là 3 năm, chậm nhất là 4 năm. Tuy nhiên, việc lấy chứng chỉ HSK chỉ là một điều kiện cần, điều kiện đủ chính là khả năng thực sự của bạn. Hiện nay, ở các vị trí tuyển dụng nghề phiên dịch viên tiếng Trung, những nhà lãnh đạo đều đưa ra các bài kiểm tra thực tế. Bởi vì vậy mà bạn phải có năng lực thực sự mới có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Thu nhập của nghề phiên dịch viên tiếng Trung như thế nào?
Chắc chắn sẽ có khá nhiều bạn thắc mắc liệu thu nhập của phiên dịch viên tiếng Trung có cao hay không. Đương nhiên so với mức thu nhập trung bình tại Việt Nam, lương của nghề phiên dịch viên tiếng Trung cao hơn rất nhiều.
Tùy thuộc vào hình thức làm việc chính thức hay thời vụ, mỗi phiên dịch viên sẽ được trả mức lương khác nhau. Ngoài ra còn có những dự án làm tại nhà nên nghề phiên dịch tiếng Trung có mức thu nhập từ rất nhiều nguồn.
Tuy nhiên, nhìn chung, nghề này sẽ được chia thành 3 nhóm thu nhập mỗi ngày như sau:
Mức thu nhập của nghề phiên dịch tiếng Trung sẽ phụ thuộc vào loại hình dịch thuật, nơi làm việc và trình độ của mỗi người. Do đó, hãy cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng, có như vậy, bạn mới đạt được con số mong muốn.
Học Và Làm Marketing Có Khó Không? Nghề Marketing Dễ Hay Khó?
Nhiều bạn trẻ yêu thích Marketing nhưng không biết học và làm ngành này có khó không? Trước khi tìm hiểu học và làm marketing dễ hay khó? Bạn phải hiểu rõ ngành marketing là gì, ra trường làm gì và marketing phù hợp với những ai và những kiến thức và kỹ năng căn bản cần trang bị cho bản thân? Trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi tham gia vào ngành marketing. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.
1. Nên hiểu kiến thức căn bản về ngành Marketing
Muốn biết học marketing có khó không, trước tiên điều bạn nên làm là tìm hiểu khái quát về ngành marketing. Thực chất, đây là một trong những hình thức kinh doanh không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Ngành này bao gồm rất nhiều hoạt động hướng đến khách hàng và phục vụ mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là cầu nối duy nhất và bền vững nhất để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu của mình.
Cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về ngành Marketing trước khi quyết định dấn thân
Để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bắt buộc bạn phải trang bị được cho mình những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn chuyên nghiệp. Trong những kỹ năng cần có đó, kỹ năng phân tích thị trường, khách hàng là kỹ năng đầu tiên và cũng quan trọng nhất quá trình làm chiến lược marketing.
Để làm việc trong ngành, bạn phải là người năng động, sáng tạo. Marketing không phù hợp cho những người chỉ muốn ngồi một chỗ bởi đặc trưng của ngành này yêu câu bạn phải khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu người dùng để tiêu thụ sản phẩm.
2. Học marketing có khó không?
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing thì nghề này còn khá mới, xuất hiện ở nước ta khoảng chục năm. Điều này khiến các marketer chuyên nghiệp cho rằng, làm marketing ở Việt Nam không hề đơn giản và đầy rẫy chông gai, thử thách.
Hiện nay, giáo trình ngành này chưa hoàn thiện, được cập nhật hàng ngày nhưng vẫn nặng về lý thuyết. Để theo học ngành này, mỗi cá nhân phải có sự tư duy và biết chọn lọc thông tin. Cũng bởi vậy, người làm Marketing thường gặp áp lực từ nhiều phía.
Học marketing khó hay dễ tuỳ thuộc vào sở tích, và năng lực mỗi người
Học marketing khó hay dễ tùy thuộc vào sự đam mê, quyết tâm và năng lực của mỗi người. Nếu yêu thích nó, bạn đừng ngại ngần thử sức trong lĩnh vực thú vị này. Niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong học tập và công việc. Tuy khó khăn, nhưng đây cũng là nghề thú vị và đáng để cho bạn thử.
3. Làm sao để học marketing dễ dàng?
Bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn và lợi thế riêng, Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Để học được ngành marketing dễ dàng hơn, bạn hãy tham gia học tập tại các trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Bởi tại đó, bạn mới có thể được giúp đỡ trong quá trình tiếp cận kiến thức, thực hành với sản phẩm của mình, như vậy, bạn sẽ cảm thấy việc học và theo nghề marketing nhẹ nhàng hơn.
4. Làm sao để làm tốt trong ngành marketing?
Trên con đường theo đuổi ngành marketing, nếu trong tay chỉ những kiến thức lý thuyết cơ bản học được từ trươn cộng với một ít trải nghiệm làm nghề thì chưa bao giờ là đủ. Dịch chuyển liên tục theo sự biến động của thị trường và sự phát triển của công nghệ, kiến thức ngành marketing cũng luôn liên tục được làm mới và bổ sung. Việc học marketing là một chặng đường dài không có điểm dừng. Nếu bạn dừng việc học lại đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị tụt hậu.Trước hết đừng đứng yên tại chỗ! Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.
Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.
Đừng lặp đi lặp lại các công việc mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thử thách mới cho công việc hằng ngày của mình.
Đừng đơn thuần chỉ là làm marketing, hãy tìm hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp, từ sản xuất đến phân phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, R&D…, hiểu cách mà doanh nghiệp làm ra lợi nhuận. Đừng đơn thuần chỉ là tìm hiểu khách hàng qua số liệu, hãy khám phá để am hiểu đối tượng mà mình đang hướng tới, hiểu họ là ai, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, sự thay đổi thói quen mua sắm của họ,… để kịp thời phát hiện và cập nhật những insight mới cho hoạt động marketing.
Tập hợp những cuốn sách gối đầu giường của dân Marketing, chỉ cần google cụm từ đó và chọn lọc, bạn sẽ tìm thấy cho mình những đầu sách phù hợp. Hầu hết các cuốn sách đó đều được dịch từ nước ngoài. Nếu được, hãy cố gắng tìm đọc phiên bản gốc bằng tiếng Anh. Đó là cách tốt nhất để bạn có thể làm giàu nền tảng kiến thức của mình.
Làm nghề marketing cũng như làm bất cứ nghề nào khác, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu có một người hướng dẫn, chỉ dạy. Có trình độ cao hơn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, họ là người có thể giải thích cho bạn những điều bạn chưa hiểu, uốn nắn những cái sai lệch, đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại..
Họ có thể chính là sếp, là cấp trên của bạn.
Ho cũng có thể là những đàn anh, đàn chị trong nghề mà bạn “follow” trên các mạng xã hội. Nếu bạn “follow” đúng người, những giá trị bạn nhận được sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn tiến xa trong ngành.
5. Tạm kết
Xin được nhắc lại rằng, học nghề marketing hay bất cứ ngành nghề nào, bạn cần có một kiến thức nền tảng chuyên môn nhất định, được đào tạo qua trường lớp mới đủ kiến thức căn bản để bắt đầu con đường nghề nghiệp. Với Marketing, để học và bước chân vào ngành không khó, thậm chí phần lớn thông tin tuyển dụng hiện nay còn không yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Nhưng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực và trụ được trong ngành Marketing luôn thay đổi và dịch chuyển không ngừng này, muốn bật lên, cách duy nhất chính là đừng đứng yên tại chỗ. Liên tục làm mới bản thân, cả về kiến thức, kĩ năng lẫn tư duy và cảm nhận. Một khi giữ cho mình được thói quen chuyển động không ngừng, bạn sẽ đi lên chứ không chỉ còn đi ngang!
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Tiếng Nhật Có Khó Không? Sau Này Dễ Tìm Việc Hay Không trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!