Xu Hướng 3/2023 # Hệ Thống Nhật Ngữ Kohi: Những Dấu Hỏi Về Giấy Phép Và Nghĩa Vụ Thuế Với Nhà Nước # Top 7 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hệ Thống Nhật Ngữ Kohi: Những Dấu Hỏi Về Giấy Phép Và Nghĩa Vụ Thuế Với Nhà Nước # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Nhật Ngữ Kohi: Những Dấu Hỏi Về Giấy Phép Và Nghĩa Vụ Thuế Với Nhà Nước được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hệ thống Nhật ngữ Kohi: Những dấu hỏi về giấy phép và nghĩa vụ thuế với Nhà nước

2/3 cơ sở Nhật ngữ Kohi chưa có giấy phép và có dấu hiệu trốn thuế?

Hệ thống Nhật ngữ Kohi được thành lập và vận hành bởi Công ty TNHH Giáo dục Kohi Việt Nam. Hiện hệ thống này đang tiến hành tổ chức giảng dạy tiếng Nhật và cấp chứng chỉ cho học viên tại 03 cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội: Cơ sở 1: Số 58, ngõ 191 Minh Khai, Hai Bà Trưng; Cơ sở 2: Số 29, ngõ 121 Thái Hà, Đống Đa; Cơ sở 3: 383 Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng. Ngoài ra, hệ thống này còn có một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trao đổi với PV Thương Trường tại buổi làm việc trước đó ngày 30/3, ông Trương Văn Cường – Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Giáo dục Kohi Việt Nam cho biết, đối với học phí của học viên công ty thu theo khóa học, ai có nhu cầu thì công ty mới xuất hóa đơn.

Mức học phí tại Hệ thống Nhật ngữ Kohi đối với khóa lẻ là từ 2.200.000 – 5.000.000 đồng (từ 24 đến 60 buổi). Còn khóa Combo sau khi được giảm giá là từ 9.500.000 – 14.500.000 đồng (từ 118 đến 178 buổi học).

Trong năm 2019 Kohi đã tổ chức giảng dạy và đào tạo tổng cộng 1.200 học viên (tính riêng 3 cở sở tại Hà Nội), vận hành song song các lớp học trực tuyến qua ứng dụng Kohi. Chi phí vận hành khoảng 1,2 tỷ đồng/tháng.

Có hay không việc Công ty TNHH Giáo dục Kohi Việt Nam đang chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước? 

Cơ sở tại số 383 Trần Đại Nghĩa thuộc Hệ thống Nhật ngữ Kohi chưa có giấy phép hoạt độngÔng Cường cũng thừa nhận, đến thời điểm hiện tại có 2/3 cơ sở của trung tâm chưa được cấp giấy phép nhưng vẫn diễn ra hoạt động giảng dạy và cấp chứng chỉ cho học viên.

Ông Cường cũng thừa nhận, đến thời điểm hiện tại có 2/3 cơ sở của trung tâm chưa được cấp giấy phép nhưng vẫn diễn ra hoạt động giảng dạy và cấp chứng chỉ cho học viên.

Theo hồ sơ ông Cường cung cấp, trong 03 cơ sở nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Hệ thống Nhật ngữ Kohi đang hoạt động chỉ có duy nhất một cơ sở có phép  là  cơ sở nằm tại số 58 ngõ 191 Minh Khai ông Cường có cung cấp Giấy chứng nhận số 3425 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp ngày 14/08/2018.

Còn cơ sở bên Thái Hà giấy phép đã hết hạn. Cơ sở nằm tại số 383 Trần Đại Nghĩa mới chuyển địa điểm từ Trường Chinh sang nên chưa xin cấp phép.

Ai “đứng sau” vận hành Hệ thống Nhật ngữ Kohi?

Ông Trương Văn Cường giữ chức danh Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Giáo dục Kohi Việt Nam là một trong hai cổ đông của công ty. Cổ đông còn lại là ông Lê Đăng Khoa hay còn được biết đến là Shark Khoa – Giám đốc Công ty TNHH phân bón Ba Lá Xanh. Ông Khoa đã rót vốn 5 tỷ đồng vào trung tâm dạy tiếng Nhật (Kohi) khi làm giám khảo khách mời cho cuộc thi “Bánh xe khởi nghiệp”.

Đại diện pháp luật: Nhờ đứng tên do điều kiện nhân khẩu bắt buộc

Tại Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 3425/GCN-SGD&ĐT do ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ký và cấp lần đầu cho Trung tâm ngoại ngữ Kohi ngày 14 tháng 8 năm 2018 thể hiện rõ thời hạn hoạt động là 02 năm kể từ ngày được cấp.

Theo giấy chứng nhận hoạt động, người đại diện pháp luật là ông Hà Mạnh Hiếu (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội). Trong một nội dung trao đổi, ông Trương Văn Cường cho biết, có tình trạng trên là do: “người đứng tên đăng ký giấy chứng nhận phải có hộ khẩu Hà Nội và thường trú 3 năm trở nên”.

Được biết, quy định bắt buộc đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ đòi hỏi cần có năng lực và tiêu chuẩn nhất định được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, tại Hệ thống Nhật ngữ Kohi đang phải nhờ ông Hà Mạnh Hiếu đứng tên là giám đốc trung tâm chỉ bởi người ngày có đủ điều kiện về nhân khẩu.

Giấy chứng nhận do Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ký và cấp cho ông Hà Mạnh Hiếu đứng tên trung tâm ngoại ngữ KohiCùng với đó, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm ngoại ngữ Kohi có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chấp hành các quy định của UBND Thành phố Hà Nội; chịu sự quản lý, giám sát, thanh kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Cùng với đó, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm ngoại ngữ Kohi có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chấp hành các quy định của UBND Thành phố Hà Nội; chịu sự quản lý, giám sát, thanh kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Như vậy, trước những thông tin do ông Trương Văn Cường – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giáo dục Kohi Việt Nam cung cấp và trả lời trong buổi làm việc với PV Thương Trường cho thấy có đến 2/3 cơ sở tại Hà Nội của hệ thống này chưa được cấp phép nhưng vẫn diễn ra hoạt động giảng dạy, giám đốc trung tâm ngoại ngữ được nhờ đứng tên.

Liệu học viên đăng ký học tại trung tâm đào tạo tiếng Nhật này có được đảm bảo đầy đủ quyền lợi, cấp chứng chỉ khi hoàn thành khóa học?

Đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng, UBND quận Đống Đa sớm vào cuộc, thanh kiểm tra đối với tình trạng nêu trên./.

Nhóm PV

Đánh Giá Hệ Thống Anh Ngữ Quốc Tế Ocean Edu, Có Nên Làm Việc Tại Hệ Thống Anh Ngữ Quốc Tế Ocean Edu?

1. Sự hình thành và phát triển của Ocean Edu

OCEAN EDU là thương hiệu bản quyền của Công ty Cổ phần Giáo dục Đại Dương tại Việt Nam. OCEAN EDU tự hào là một tổ chức giáo dục lớn với 100% giáo viên nước ngoài có vốn đầu tư của trường Lincoln School of Management Singapore thuộc tập đoàn giáo dục nguồn nhân lực Human Capital Education Group.

Trải qua hơn chín năm hoạt động tại Việt Nam, hiện nay OCEAN EDU đã có trên 30 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Với hơn 300 cán bộ giáo viên và nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, đội ngũ OCEAN EDU đã tổ chức các chương trình đào tạo tại hơn 22 tỉnh thành khác nhau trên toàn quốc. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và nguồn nhân lực hùng mạnh tại Hà Nội, Hải Dương, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Hưng Yên, Từ Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh,Yên Bái, Lào Cai… là cơ sở để OCEAN EDU tự hào về kết quả làm việc của mình – hơn 90% khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ đào tạo

2. Mục tiêu và triết lý giáo dục

Tầm nhìn: Kết hợp sức mạnh vươn lên của con người Việt Nam với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới, OCEAN EDU đã, đang và sẽ luôn phấn đấu trở thành một hệ thống giáo dục Việt Nam mang tầm đẳng cấp quốc tế.

Sứ mệnh: Nâng cao giá trị tri thức cho cộng đồng và xã hội, OCEAN EDU luôn tận tụy phục vụ và cống hiến với sứ mệnh cao cả và mục đích to lớn cho sự nghiệp mười năm trồng cây, sự nghiệp trăm năm trồng người. Thông qua các khoá học, chính sách đãi ngộ và chương trình đào tạo chuyên nghiệp, nhằm đem lại kiến thức về ngoại ngữ cho học viên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp cho đến các khách hàng cá nhân.

Triết lý giáo dục: OCEAN EDU tin tưởng sâu sắc vào mỗi học viên, mỗi cá nhân và tập thể. Cùng nhau đoàn kết gắn bó, phát huy tối đa năng lực bản thân dưới sự giáo dục toàn diện về mọi mặt như thái độ, kỹ năng, ngôn ngữ và hành động dựa trên kiến thức ngoại ngữ, hướng tới thành công và làm chủ tương lai của mình.

3. Logo và Slogan của OCEAN EDU

Logo: Với thiết kế Logo đơn giản, ấn tượng nhưng mang ý nghĩa giáo dục cao. Hình ảnh “Ngọn hải đăng” luôn soi đường, dẫn lối cho những con tàu vượt muôn trùng đại dương được cập bến thành công. Kết hợp với hình ảnh “Vòng Nguyệt quế” là biểu tượng vinh quang của sự chiến thắng. Tất cả hòa quện cùng màu xanh dương của trời và biển đã tạo nên một hình ảnh logo vô cùng hài hòa, vững trãi mà bình yên, mang ý nghĩa trung thành, tin tưởng một cách rất sâu sắc.

Slogan “Turn on your potential – thắp sáng tiềm năng của bạn”: Mục đích của OCEAN là luôn khơi dậy và thắp sáng tiềm năng của chính bạn

Với ý nghĩa đó, OCEAN EDU muốn truyền tải thông điệp về những giá trị thực, giúp học viên của mình đạt đến đỉnh cao của tri thức nhân loại. Đó cũng là tâm nguyện và mục tiêu của OCEAN EDU muốn đóng góp cho cộng đồng, để từ đó trở thành một thương hiệu giáo dục uy tín, được nhiều người tin yêu và lựa chọn.

4. Sản phẩm và dịch vụ của OCEAN EDU

Sản phẩm của OCEAN EDU chính là sản phẩm “Giáo dục” với giá trị tri thức. Năm nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm “Giáo dục” của OCEAN EDU đạt chất lượng và uy tín, thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng là khóa học, giáo viên, cơ sở vật chất, nhân viên và học viên.

Chương trình học (Khóa học): là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm của OCEAN EDU. Chương trình học được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế kết hợp với các phần mềm chuyên biệt giúp cho chất lượng của các khóa học thực sự khác biệt

Cung cấp các khóa học Tiếng Anh thiếu nhi 6 – 11 tuổi, Tiếng Anh Thiếu niên 11 – 16 tuổi, Tiếng Anh Giao Tiếp tổng quát. Các khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Kinh Doanh, Tiếng Anh Doanh nghiệp, Tiếng Anh chuyên ngành. Luyện thi các chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEIC, TOEFL, khung tham chiếu Châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2). Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn du học tại các nước đối tác tại Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Canada, Nhật…Tư vấn về các trường học và dịch vụ về thủ tục visa.

Giáo viên giảng dạy

100% Giáo viên nước ngoài, là nhân tố đóng vai trò quyết định thành công cho sản phẩm của OCEAN EDU. Hiện nay giáo viên của OCEAN EDU bao gồm các giáo viên bản ngữ (đến từ Anh, Mỹ, Newzeland, Úc) và các giáo viên Châu Á ( đến từ Singapore, Philipine). Tất cả các giáo viên đều có trình độ học vấn từ Đại học trở lên được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ sư phạm chuyên sâu, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và đã nhận được các chứng chỉ TESOL, CELTA là những chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng Tiếng Anh như một ngoại ngữ.

Với phương pháp giảng dạy lấy học viên là trung tâm, giáo viên ở OCEAN EDU đã giúp cho học viên phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập để nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Với sự tận tâm, nhiệt huyết và năng động, Giáo viên của OCEAN EDU luôn nắm bắt được tâm lý của học sinh Việt Nam, áp dụng và tìm kiếm những phương pháp giảng dạy hay, mới lạ và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ, đem đến thành tích học tập cao nhất cho họ.

Cơ sở vật chất: Sự khang trang của cơ sở vật chất – tiện nghi, hiện đại và linh hoạt luôn tạo không gian thoải mái cho học viên khi tham gia học tập tại OCEAN EDU, giúp cho học viên tự tin hơn, thỏa sức sáng tạo và thể hiện năng lực bản thân, đồng thời tạo môi trường thân thiện cho các em được rèn luyện, phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn và xã hội. Đó cũng là mục tiêu mà OCEAN EDU luôn xuyên xuốt trong từng khóa học.

Nhân viên: Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo đã góp phần tạo nên một OCEAN EDU thành công và vững mạnh. Sự quan tâm, chăm sóc nhiệt tình của nhân viên cùng với tính cách trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp và trình độ học vấn cao của các bạn đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của OCEAN. Dù bất cứ khách hàng nào tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, nhân viên OCEAN EDU luôn hướng dẫn, chăm sóc và cung cấp đầy đủ cho khách hàng những thông tin hữu ích với sự nhiệt tình và thân thiện nhất. Với phương châm “Mỗi khách hàng là một người bạn”, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo năng lực, đội ngũ nhân viên OCEAN luôn xây dựng nội bộ đoàn kết – vui vẻ – vững mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Học viên: Học viên đến học tập tại OCEAN EDU sẽ được rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc. Cùng nhau thực hiện một nếp sống – học tập văn minh, góp phần phát triển năng lực bản. Đến với OCEAN EDU – không chỉ là nơi cho các bạn học viên học tập ngôn ngữ, mà còn là nơi phát triển được sự tự tin, khả năng tư duy sáng tạo và hơn hết là nắm bắt được vô số các kiến thức hữu ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với năm nhân tố chính trên, OCEAN thực sự là một trong những đơn vị giáo dục hàng đầu ở Việt Nam về ngoại ngữ. Với sự chú trọng và quan tâm về chất lượng đào tạo, quy chuẩn quy trình từ con người đến cơ sở vật chất cùng với sự hợp tác của mỗi học viên và phụ huynh, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho các bạn những sản phẩm, dịch vụ giáo dục chất lượng lượng cao nhất.

Hệ Thống Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 8 (Phần 1)

Cùng tham khảo một số cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong tiếng Anh lứa tuổi trung học cơ sở.

A. Các dạng câu thường gặp:

I. Câu bị động đặc biệt:

1.Câu bị động với think/believe/say…: a, +CĐ: S (People, They,…..) + say/think/believe…+ that +……… -BĐ: S + is/am/are + said/thought/believed…+ to V………… It + is/am/are + said/thought/believed… that +………… b, +CĐ: S (People,They,…..) + said/thought/believed…+ that…. -BĐ: S + was/were + said/thought/believed…+ to have + V(pII) It + was/were+ said/thought/believed… that +………… Eg: – People believe that 13 is an unlucky number. – They thought that Mai had gone away. 2. Câu bị động với “have”: +CĐ: S + have/has/had + sb + V + st+ ……. -BĐ: S + have/has/had + st + V(pII) + (by sb)… Eg: I had him repair my bicycle yesterday. 3. Câu bị động với “get”: +CĐ: S + get/gets/got + sb + to V + st +……. -BĐ: S + get/gets/got + st + V(pII) + (by sb)… Eg: I got him to repair my car last week. 4. Câu bị động với “make”: +CĐ: S + make/made + sb + V + st +…… -BĐ: S (sb) + is/are//was/were made + to V+ st +…… Eg: The step mother made Littele Pea do the chores all day. 5. Need: +CĐ: S + need + to V+ st +…….. -BĐ: S (st)+ need + to be V(pII). S (st)+ need+ V-ing. Eg: You need to cut your hair.

II. Câu trực tiếp, gián tiếp:

A,  Các dạng câu chuyển gián tiếp: 1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu: – Câu mệnh lệnh, yêu cầu có các dạng: “(Don’t) + V +…..+ (please)” “Will/Would/Can/Could + S + (not) +……+ (please)?” “Would you mind + (not) + V-ing +…..?” + (not) toV… Eg: “Listen carefully” The teacher said to us. “Don’t make noise, Jim” The perfect said. “Would you mind putting out your cigarette?”- said a woman. *Câu yêu cầu với động từ tường thuật “asked” có dạng: “I’d like+……..” “Can/Could I have+……..” Khi chuyển gián tiếp ta áp dụng công thức: S+asked(+O)+for+st+….. Eg: In the café,the man said: “I’d like a cup of tea”. 2. Lời khuyên: – Lời khuyên có các dạng: “S+should(not)/ought (not) to/had better(not)+V+……..” “Why don’t you+V+…….” “If I were you, I would+V+…….” Eg: “You should run faster” The teacher said. “Why don’t you take off your coat?” She said. “If I were you,I would stop smoking” He said. “Go on,apply for the job”Mrs.Smith said. 3. Câu trần thuật: Câu trần thuật có dạng: “S+V(s/es/ed/pI/pII)+…….” Eg: “I will have an important contest tomorrow.”She said. 4. Câu hỏi: a, Yes/No questions: Yes/No question có dạng: “Trợ động từ+S+V+…..?” Eg: “Do you like SNSD?” Seohyun said to Kyuhyun. b, Wh questions: Wh questions có dạng: “Wh+trợ động từ+S+V+…..?” Eg: “Where will you go tomorrow?” She said. 5. Lời mời, gợi ý: a, Lời mời: Lời mời có dạng: “Would you like+Noun/toV+……?” Eg: “Would you like to come to my birthday party”Su said to Seohyun. b, Lời gợi ý: Lời gợi ý có dạng: “Let’s+V+…..!”= “Shall we+V+…..?” “What/How about + V-ing/N +……?” “Why don’t we/you+ V+….?” * Nếu chủ ngữ tham gia vào hành động.( “Let’s + V +…..!” ; “Shall we + V +…..?” ; “What/How about + V-ing/N +……?” “Why don’t we +V+….?”): * Nếu chủ ngữ không tham gia vào hành động mà chỉ gợi ý cho người khác.( “Why don’t you+V+….?”) Eg: “Let’s go to the movies” The boy said. “Why don’t you go out for a drink?” Trung said to Nga. c, Những câu có dạng: “I’ll+V+…..+if you like.” “Shall/Can/Could I+V+….?” “Would you like me+toV+…..?” Khi chuyển gián tiếp ta sử dụng động từ tường thuật “offered” công thức: S+ offered + toV +…….+ if you like. Eg: “Would you like me to finish the work tonight? “I’ll do your housework for you if you like” She said. 6. Câu cảm thán: – Câu cảm thán có dạng: “What + (a/an) + adj + Noun!” “How + adj + S + V!” Eg: “What a lovely teddy bear!” The girl said. = “How lovely the teddy bear is! The girl said. 7. Lời nhắc nhở: “Remember…” Khi chuyển sang gián tiếp ta áp dụng cấu trúc sau: “Don’t forget…” S + reminded+ sb+ toV+…. Eg: She said to me; “Don’t forget to ring me up tomorrow evening” 8. Sự đồng ý về quan điểm như: all right, yes, of course (áp dụng cấu trúc sau): S + agreed + to V… Eg: “All right, I’ll wait for you” He said. 9. Câu trực tiếp diễn tả điều mong muốn như: would like, wish. Khi chuyển gián tiếp áp dụng cấu trúc: S + wanted + O + to V+… Eg: “I’d like Trung to be a famous person.”Trung’s English teacher. 10. Từ chối: S + refused + to V +… Eg: ‘No, I won’t lend you my car” 11. Lời hứa: S + promised to V+….. Eg: ‘I’ll send you a card on your birthday” 12. Cảm ơn, xin lỗi: a, Cảm ơn: S + thanked (+O) (for+V-ing/st) +….. Eg: “It was nice of you to help me. Thank you very much,” Tom said to you. b, Xin lỗi: S+ apologized (+to O) + for (+not) + (V-ing/st) +……. Eg: “I’m sorry I’m late,” Peter said. 13. Chúc mừng: S + congratulated + O + on + V-ing/st+…… Eg: John said, “I heard you received the scholarship. Congratulations!” 14. Mơ ước: S + dreamed + of + V-ing/st+..… Eg: “I want to pass the exam with flying colours,” John said. “I’ve always wante to be rich, ” Bob said . 15. Một số câu cần nhớ: 16. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp: (mixed forms in reported speech) Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán: Eg: 1. He said, “Can you play the guitar?” and I said “No” He asked me if I could play the guitar and I said that I couldn’t. 2. “I don’t know the way. Do you? He asked. He said that he didn’t know the way and asked her if she knew it. 3. “I’m going to shopping. Can I get you something? She said She said that she was going to shopping and asked if she could get me anything. 4. “Hello Seohyun!Where are you going now?” Su said. Su greeted and asked Seohyun Where she was going then.

Y Đức Và Nghĩa Vụ Nghề Nghiệp Của Người Điều Dưỡng

Y ĐỨC VÀ NGHĨA VỤ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

Khái niệm về y đức

Theo tiếng Hy Lạp Y đức học là một học thuyết về trách nhiệm. Theo cách giải thích hiện đại của y học Liên Xô cũ thì Y đức học là học thuyết về các nguyên tắc ứng xử của nhân viên y tế nhằm đạt được ích lợi tối đa cho người bệnh.

Chức năng của đạo đức là để chỉ đạo hành vi, thái độ của con người. Nó đưa ra các yêu cầu về thái độ của con người và nó đánh giá hành động của con người theo quan điểm lợi ích xã hội mà họ phải đảm nhiệm.

Nguyên lý chính yếu của Y đức học là chủ nghĩa nhân đạo, mà biểu hiện của nó trong thực tế hàng ngày là nhân phẩm của người cán bộ y tế và sự thực hiện nghĩa vụ của họ đối với con người, là điều kiện thiết yếu để điều trị thành công cho người bệnh.

Định nghĩa

Y đức là đạo đức của người cán bộ y tế. Đạo đức là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Đạo đức bắt nguồn từ những yêu cầu của sự tồn tại và phát triển xã hội, từ một tất yếu khách quan của đời sống xã hội, là điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ xã hội để kết hợp hài hoà ích lợi cá nhân với ích lợi tập thể.

QUY ĐịNH 12 ĐIỀU VỀ Y ĐỨC

(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần làm trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các Quy chế chuyên môn không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

Tôn trọng quyền được khám, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội, không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị phổ biến cho học về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh, động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chống hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời, không được đùn đẩy người bệnh.

Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

Khi người bệnh ra viện, phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình học làm các thủ tục cần thiết.

Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về minh, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Để thực hiện tốt 12 tiêu chuẩn Y đức này, các đơn vị phải nghiêm túc khẩn trương tổ chức cho toàn thể CBCNV trong bệnh viện học tập để anh chị em hiểu, nhớ và thực hiện. Bài học đầu tiên của một người bước vào nghề phải là Y đức là nghĩa vụ, tình thương, trách nhiệm với bệnh nhân. Bệnh viện phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Y đức, nêu gương người tốt việc tốt, khen thưởng kịp thời và cũng phải nghiêm khắc với những hiện tượng hành vi sai trái với đạo đức y tế.

Mỗi CBNV Y tế thực hiện tốt 12 tiêu chuẩn này chắc chắn người bệnh và thân nhân họ sẽ hài lòng. Đảng và Nhà nước sẽ yên tâm khi giao trọng trách chăm sóc sức khỏe nhân dân cho ngành Y tế.

Yêu cầu các phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng

Các phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng bao gồm:

Đạo đức.

Mỹ học.

Trí tuệ.

Phẩm chất về đạo đức

Các phẩm chất về đạo đức của người điều dưỡng bao gồm:

Trách nhiệm cao.

Lòng trung thực vô hạn.

Sự ân cần và cảm thông sâu sắc.

Tính mềm mỏng và có nguyên tắc.

Tính khẩn trương và tự tin.

Lòng say mê nghề nghiệp.

ý thức trách nhiệm cao: trong xã hội ta, sức khỏe được coi là vốn qúy nhất. Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là người bệnh. Sự phục vụ của người điều dưỡng có quan hệ mật thiết tới cuộc sống và hạnh phúc của con người. Vì vậy trách nhiệm cao là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của người điều dưỡng. Nghề điều dưỡng được phản ánh rất rõ trong câu nói “hàng trăm lần làm việc tốt cũng chưa đủ, chỉ một lần làm việc xấu cũng quá thừa”.

Lòng trung thực vô hạn: cần nhớ rằng không ai có thể kiểm tra toàn bộ các hoạt động của người điều dưỡng. Vì vậy trung thực tuyết đối phải là một trong những nét cơ bản của tính cách người điều dưỡng. Nó được gây dựng trên cơ sở lòng tin trong mối quan hệ giữa người điều dưỡng với người bệnh và  đồng nghiệp.

Sự ân cần và cảm thông sâu sắc: sự ân cần bao hàm sự đồng cảm và khả năng cảm thụ nỗi đau của người bệnh. Nhưng sự ân cần và lòng tốt không được biến thành chủ nghĩa tình cảm làm trở ngại đến công việc của người  điều dưỡng. 

Tính mềm mỏng và có nguyên tắc: người điều dưỡng phải là nhà tâm lý học, biết xem xét và đánh giá đặc điểm cá nhân của người bệnh trong mỗi giai đoạn. Người điều dưỡng cần có tính cách dễ gần, chan hòa nhưng đồng thời biết yêu cầu cao và có nguyên tắc. Sự khô khan quá độ, sự thiếu cởi mở, tính cau có hoặc sự đùa cợt không đúng chỗ, hay tiếp xúc xuồng xã sẽ làm cho người điều dưỡng dễ bị mất uy tín trước người bệnh.

Tính khẩn trương và tự tin: điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự sống của con người, nhiều khi khoảng cách giữa cái sống và cái chết của người bệnh rất gần. Vì vậy, trong nhiều trường hợp sự chậm trễ có thể đưa mất cơ hội cứu sống bệnh nhân. Vì vậy tính khẩn trương là một yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người điều dưỡng. Tuy nhiên sự khẩn trương được tỏ ra vội vàng, hấp tấp mà phải tự tin và bình tĩnh.

Lòng say mê nghề nghiệp: say mê là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Là yếu tố thúc đẩy người điều dưỡng dễ dàng vượt qua được những khó khăn đễ làm tốt trách nhiệm của mình. Say mê nghề nghiệp là phẩm chất rất cần thiết của người điều dưỡng.

Phẩm chất mỹ học

Biểu hiện bên ngoài của người cán bộ y tế có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí đạo đức trong cơ quan, người điều dưỡng có tác phong nghiêm chỉnh chững chạc trong chiếc áo trắng, mái tóc gọn gàng dưới chiếc mũ đẹp sẽ gây được lòng tin cho người bệnh. Ngược lại y phục xộc xệch, áo choàng nhầu nát và bẩn thỉu, tay bẩn, tóc rối bù, trang điểm sặc sỡ, móng tay boi sơn và để dài, đồ trang sức quá thừa sẽ gây tổn hại uy tín và gây cho người bệnh tâm lý thiếu tin tưởng. Quần áo sang trọng thái quá, cuộc trưng diện mỹ phẩm và đồ trang sức trước những người đang phải chịu những đau đớn sẽ gây ra ở họ cảm giác về sự thiệt thòi.

Người điều dưỡng không được để các mùi khó chịu kích thích người bệnh (mùi thuốc lá, mồ hôi, quần áo cũ, nước hoa quá hắc). Môi trường bệnh viện và các nhân viên phục vụ không được gây cho người bệnh cảm giác buồn chán hoặc kích thích, trái lại tất cả phải giúp đỡ cho sự ổn định tinh thần của họ và sự phục hồi.

Phẩm chất về trí tuệ

Có khả năng quan sát và đánh giá người bệnh.

Có kỹ năng thanh thạo.

Có khả năng nghiên cứu và cải tiến.

Khôn ngoan trong công tác.

Thời kỳ người điều dưỡng chỉ biết thực hiện máy móc các y lệnh của bác sĩ đã qua rồi. Trình độ đào tạo điều dưỡng đã được nâng cao. Việc họ làm quen với nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh và các phương pháp điều trị đã cho phép người điều dưỡng tiếp cận với quá trình điều trị và theo dõi bệnh nhân một cách có kiến thức. Vì vậy nếu có gì chưa rõ trong y lệnh, người điều dưỡng phải nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện. Điều này làm giảm bớt sự sai sót và làm cho công tác của người điều dưỡng trở nên thông minh, tốt đẹp.

Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng

Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản. Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh và tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm

Điều dưỡng với người bệnh 

Người điều dưỡng có trách nhiệm cơ bản đối với những người cần tới sự chăm sóc. Trong quá trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một môi trường trong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng để được tôn trọng.

Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị.

Người điều dưỡng giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác.

Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Không bao giờ được từ chối giúp đỡ bệnh nhân.

Cố gắng giúp đở bệnh nhân loại trừ đau đớn về thể chất.

Không bao giờ được bỏ mặc bệnh nhân.

Tôn trọng nhân cách và quyền của con người.

Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.

Không bao giờ được từ chối giúp đỡ bệnh nhân: ý thức trách nhiệm trước cuộc sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và một sự sẵn sàng quên mình để giúp đỡ bệnh nhân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng người bệnh đang gặp tai họa và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế. Sự từ chối giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình, phải chịu sự lên án về mặt đạo đức và khi cần phải xử phạt về  hành chính.

Giúp đỡ bệnh nhân loại trừ các đau đớn về thể chất: trước người bệnh đang bị đau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quan tâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính mình để mọi cách cứu giúp. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị nhẹ nhàng để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho bệnh nhân.

Không bao giờ được bỏ mặc bệnh nhân: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự sống của người bệnh đến cùng, luôn giành sự quan tâm tối đa cho người bệnh với tinh thần “còn nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí để bệnh nhân một mình đối phó với bệnh tật.

Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tinh thần của bệnh nhân chịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh thực tế khác với tình trạng của người khỏe. Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải gây được lòng tin của người bệnh vào hiệu quả điều trị. Đối với các bệnh nhân nặng ở giai đoạn cuối, thường diễn ra sự đánh giá về quá khứ, hiện tại và tương lai các giá trị, vật chất và tinh thần. Vì vậy, người điều dưỡng phải tỏ ra thông cảm và quan tâm đặc biệt tới họ.

Biểu tượng của nghề điều dưỡng là cây đèn đang cháy. Người điều dưỡng phải là ngọn lửa soi sáng và sưởi ấm những người đang bị bệnh tật hành hạ.

Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong câu phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh. Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một môi trường trong đó mọi giá trị, mọi phong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Khi tiếp xúc với người bệnh không được cáu gắt, quát mắng người bệnh.

Người điều dưỡng với nghề nghiệp

Người điều dưỡng luôn gắn liền trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân đối với việc thực hành và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua học tập liên tục.

Người điều dưỡng luôn rèn luyện sức khoẻ của mình để có khả năng làm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Người điều dưỡng cần phải xem xét khả năng của cá nhân trong việc chấp nhận hoặc giao trách nhiệm.

Người điều dưỡng phải thường xuyên duy trì chuẩn mực về đạo đức cá nhân phù hợp với nghề nghiệp để củng cố niềm tin của cộng đồng.

Người điều dưỡng, trong khi sử dụng các kỹ thuật và khoa học hiện đại vào việc chăm sóc cần đảm bảo sự an toàn, nhân phẩm và quyền của con người.

Người điều dưỡng hành nghề theo đúng quy định của pháp luật.

Người điều dưỡng với phát triển nghề nghiệp

Người điều dưỡng phải đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong việc xác định và thực hiện những chuẩn mực về thực hành chăm sóc lâm sàng, quản lý, nghiên cứu và đào tạo.

Nghề nghiệp dựa trên những căn cứ khoa học.

Người điều dưỡng thông qua các tổ chức nghề nghiệp để hoạt động nhằm tạo ra hoặc duy trì sự công bằng xã hội và điều dưỡng.

Điều dưỡng với đồng nghiệp

Cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau: lao động y tế có đặc điểm là sự phát triển của chủ nghĩa tập thể, sự cộng tác thân ái và giúp đỡ lẫn nhau, điều này đặc biệt quan trọng, bởi vì nó tạo điều kiện để thiết lập bầu không khí hòa thuận trong một tập thể cùng giành giật sự sống cho người bệnh.

Sự tôn trọng lẫn nhau: sự tôn trọng, sự tế nhị có ý nghĩa quyết định trong việc thiết lập các mối quan hệ công tác trong tập thể. Người điều dưỡng không được phép cãi nhau hoặc xúc phạm lẫn nhau trước mặt bệnh nhân.

Sự phê bình có thiện chí: nguồn gốc của các mối quan hệ phức tạp trong tập thể là sự hiềm khích lẫn nhau. Do đó sự phê bình thiện chí là điều kiện để củng cố tập thể và giữ gìn đoàn kết.

Truyền thụ kinh nghiệm: cần phải giáo dục cho điều dưỡng không thấy hổ thẹn khi cần sự giúp đỡ chỉ bảo của người khác để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân khi mà tính mạng họ bị đe dọa bởi bất kỳ thành viên nào trong nhóm.

Kết luận

Thực hiện những phẩm chất đạo đức y học là nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng. Một khi chúng ta chấp nhận vai trò của người điều dưỡng thì đồng thời phải có bổn phận chấp hành và thực hiện các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của nghề nghiệp.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

Huớng đi mới của điều dưỡng Quốc tế

Hiện nay nhu cầu điều dưỡng ở các nước phát triển đang có chiều hướng thiếu hụt để đáp ứng những nhu cầu phức tạp của người bệnh tại các cơ sở y tế và gia đình. Những yếu tố gây ra sự thiếu hụt là: 

Có sự thay đổi về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh.

Điều kiện kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến chăm sóc y tế gây biến động nghề nghiệp.

Có sự thay đổi về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh

Người bệnh bị bệnh cấp tính cần nằm viện, nhưng đòi hỏi nằm ngắn ngày trong bệnh viện tạo ra những nhu cầu mới cho dịch vụ chăm sóc do vậy đã tạo cơ hội mới cho ngành điều dưỡng phát triển để đáp ứng nhu cầu này. Đó là:

Giáo dục sức khoẻ cho ngươi bệnh biết cách làm thế nào để tự chăm sóc cho họ sau khi xuất viện. Công việc giáo dục bắt đầu vào viện và trong lúc nằm viện.

Coi trọng việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh và gia đình tại các cơ sở y tế và gia đình là vấn đề không thể thiếu được. Điều quan trọng là việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc cần liên tục, việc chăm sóc này đòi hỏi người điều dưỡng cần có đủ kiến thức và kỹ năng thành thạo, ngoài ra họ cần có sự ân cần chu đáo khi chăm sóc người bệnh.

Sự thay đổi khác đó là việc gia tăng dân số người cao tuổi trong cộng đồng họ cần được chăm sóc kể cả việc duy trì và nâng cao sức khoẻ.

Đối tượng khác cần được quan tâm đó là những người có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải cũng cần được chăm sóc đặc biệt.

Mở rộng kỹ thuật cao 

Việc nâng cao kỹ thuật và gia tăng tính độc lập cũng ảnh hưởng đến thực hành điều dưỡng. Các cơ sở y tế hiện đại đều có các trang thiết bị với kỹ thuật cao. Từ quy trình khám bệnh, quy trình điều trị nội, ngoại trú, các đơn vị chăm sóc tích cực tất cả đều đòi hỏi người điều dưỡng có kiến thức tốt và trình độ kỹ thuật cao để đáp ứng với nhu cầu sử dụng này vào việc chăm sóc người bệnh như máy giúp thở, máy chạy thận nhân tạo, các kỹ thuật đưa dịch vào lòng mạch và nhiều loại máy móc khác hiện đại tân tiến hơn đòi hỏi người điều dưỡng cần đựơc huấn luyện để đáp ứng một cách thành thạo và an toàn. Người điều dưỡng cần phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng này để có thể xử dụng các kỹ thuật cao vào trong công việc chăm sóc một cách hiệu quả. Thêm vào đó việc ứng dụng tin học đã trở thành phổ biến trong công việc của điều dưỡng giúp vào việc theo dõi, ghi chép, lượng giá người bệnh được chính  xác hơn.

Tăng cường tính tự chủ

Trong chăm sóc những chẩn đoán điều dưỡng, để người điều dưỡng có hướng can thiệp và hành động điều dưỡng nói lên tính độc lập tự chủ của điều dưỡng đó là nét đặc biệt của điều dưỡng, họ cần phải ý thức rằng trách nhiệm mình về những việc làm này. Ngay cả việc thực hiện y lệnh của thầy thuốc họ cũng phải cân nhắc suy nghĩ dựa vào kiến thức hiểu biết của mình để chắc chắn rằng việc làm đó có sự an toàn cho người bệnh. 

Quan điểm chung của điều dưỡng các nứớc khu vực về dịch vụ điều dưỡng

Điều dưỡng là lực lượng tạo sự thay đổi tích cực trong hệ thống y tế, các nước trong khu vực đã lựa chọn điều dưỡng là công cụ chiến lược thực hiện các chính sách công bằng y tế và tăng cường sự tiếp cận người nghèo đối với dịch vụ y tế.

Dịch vụ chăm sóc điều dưỡng vừa mang tính phổ biến vừa mang tính thiết yếu. Các dịch vụ điều dưỡng diễn ra liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh 24 giờ/ngày tác động đến hiệu quả việc điều trị và phòng bệnh cho người dân.

Trong các hoạt động chuyên môn, công tác điều dưỡng thường diễn ra trong suốt quá trình điều trị. Do đó sự phát triển điều dưỡng cần song song sự phát triển của y học.

Những đặc điểm hiện tại của điều dưỡng Việt nam

Những thuận lợi

Chính sách chăm sóc sức khoẻ

Đảng và Nhà nước đang có chính sách đầu tư cho sức khoẻ bằng cách nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho người dân.

Sự đóng góp của điều dưỡng vào những thành tựu y tế

50% nguồn nhân lực y tế chăm sóc sức khoẻ cho dân là điều dưỡng.

Người điều dưỡng có mặt khắp mọi nơi về dịch vụ y tế từ bệnh viện đến cộng đồng.

Tại bệnh viện, người điều dưỡng luôn bên cạnh bệnh nhân 24/24 giờ.

Dịch vụ y tế trong cộng đồng, đặc biệt là chăm sóc bệnh nhân tại gia cũng đều cần có điều dưỡng.

Giới tính

Nghề điều dưỡng đa phần là nữ giới, do đó bản tính chịu thương, chịu khó, chịu cực khổ cũng rất thích hợp với nghề.

Điều dưỡng bắt đầu hòa nhập với quốc tế:

Một số tổ chức quốc tế đã bắt đầu giao lưu với điều dưỡng trong nước: tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới), HVO (Thầy thuốc Tình nguyện) của Mỹ,

Friendship của úc, Canada, Nhật và đã có sự giao lưu với nhau qua các hội nghị điều dưỡng quốc tế.

Những khó khăn

Nguồn nhân lực còn thiếu.

Vị thế xã hội của điều dỡng còn thấp, chưa được đánh giá đúng mức.

Các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách về y tế ở các cấp tuy có chú ý về điều dưỡng nhưng chưa dành đủ sự ưu tiên về nguồn lực, nhân lực và tài chính để nhằm nâng cao và phát triển dịch vụ chăm sóc.

Những thành tựu

Hệ thống tổ chức quản lý điều dưỡng đã được thành lập ở 3 cấp:

Trung ương: Bộ Y tế.

Tỉnh: Sở Y tế, điều dưỡng trưởng sở.

Địa phương:  

Bệnh viện: có phòng điều dưỡng trưởng.

Trung tâm y tế: điều dưỡng trưởng.

Dịch vụ chăm sóc được phát triển vững về số lượng cũng như chất lượng.

Sự phân công điều dưỡng toàn năng, điều dưỡng làm việc theo nhóm được thay thế cho phân công theo công việc để tiện việc chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện.

Chăm sóc toàn diện được thực hiện ở hầu hết các khoa phòng ở các bệnh viện.

Vai trò chủ động của điều dưỡng ngày càng được khẳng định.

Điều dưỡng được nhân rộng ở một số chuyên khoa: tim mạch can thiệp, thận nhân tạo, hậu môn nhân tạo.

Hội Điều dưỡng đã được thành lập.

Chức năng của điều dưỡng đã được mở rộng, dần dần đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong xã hội, phát triển được ngành nghề.

Hội Điều dưỡng Việt Nam càng ngày càng phát triển chỉ sau Hội Y dược học.

Chất lượng điều dưỡng được nâng cao dần.

Các trường điều dưỡng được đầu tư nâng cấp: một số Trường Trung cấp Y tế đã chuyển thành Trường Cao đẳng Y tế, từ Cao đẳng Y tế đã được chuyển lên Đại học Y tế.

Bậc học của điều dưỡng cũng được nâng cao dần: sơ cấp – trung cấp – cao đẳng – đại học, và  đã bắt đầu đào tạo thạc sĩ.

Chính sách về điều dưỡng có một số thay đổi dù rất nhỏ: có giấy phép hành nghề điều dưỡng tư nhân. 

Những tồn tại và thách thức

Nhân lực: 

Thiếu số lượng và yếu về chất lượng. Theo thống kê 2005:

Sơ học:                                         

23,93%

Trung học- Cao đẳng:                

74,04%

Đại học:                                        

2,02%                                  

Điều dưỡng bệnh viện:             

52,37%

Cộng đồng:                                  

47,62% 

Hệ thống đào tạo điều dưỡng chưa được chuẩn hóa 

Cơ sở đào tạo đại học điều dưỡng còn ít, đội ngũ giáo viên dạy điều dưỡng  chủ yếu là bác sĩ, giáo viên điều dưỡng chưa có trình độ cao, chủ yếu là đa khoa, chưa có chuyên khoa sâu.

Chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh  

Các kỹ thuật thực hành chăm sóc chưa được chuẩn hóa, chăm sóc toàn diện mới áp dụng bước đầu còn ở mức thấp, năng lực điều hành của hệ thống điều dưỡng trưởng còn nhiều hạn chế.

Chưa có hệ thống quy định về pháp lý của điều dưỡng

Danh hiệu thi đua: thầy thuốc Nhân dân. Chưa có hệ thống đăng ký hành nghề.

Chính sách tiền lương: đào tạo trình độ cao đẳng nhưng chưa có mức lương cho bậc cao đẳng.

Sáu bất cập đối với tương lai điều dưỡng 

Thiếu đội ngũ giáo viên chuyên ngành (bác sĩ đào tạo điều dưỡng)

Nhiều cấp điều dưỡng, dẫn đến sử dụng kém hiệu quả

Mất cân đối nghiêm trọng về số lượng và cơ cấu nhân lực

Chất lượng điều dưỡng còn hạn chế

Hệ thống chính sách điều dưỡng thiếu đồng bộ và thiếu yếu tố kích thích nghề nghiệp

Thiếu điều kiện hội nhập điều dưỡng khu vực và điều dưỡng  thế giới

Mục tiêu phát triển điều dưỡng đến năm 2010

Tăng cường sự tham gia của điều dưỡng trong việc xây dựng những chính sách về y tế.

Phát huy cơ chế dân chủ và cơ sở.

Tăng cường số lượng và phạm vi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của điều dưỡng.

Chuẩn hóa hệ thống đào tạo điều dưỡng về khung chính trị, giáo trình giảng dạy cho đội ngũ giáo viên,học sinh,sinh viên và cơ sở thực hành.

Các giải pháp

Thành lập hội đồng điều dưỡng quốc gia để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn hành nghề điều dưỡng

Bộ Y tế nên cần có Vụ Điều dưỡng.

Bệnh viện có phòng điều dưỡng, trưởng phòng phải có trình độ đại học hoặc sau đại học, có phó giám đốc bệnh viện là kiêm trưởng phòng điều dưỡng.

Các Trung tâm y tế có phòng điều dưỡng trưởng của trung tâm, Phó Giám đốc trung tâm y tế phải là điều dưỡng.

Trạm y tế có 1 điều dưỡng quản lý về hành chính là phó trưởng trạm y tế.

Phát huy hệ thống thông tin đại chúng.

Các trường trung học, cao đẳng, đại học trưởng bộ môn điều dưỡng phải là điều dưỡng.

Nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc

Xây dựng các mô hình, các dự án tiêu biểu để làm chuẩn.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng như kỹ thuật chăm sóc theo chuẩn mực của các nước khu vực.

Xây dựng hệ thống dữ liệu, thống kê điều dưỡng.

Đầu tư các cơ sở vật chất y dụng cụ và điều kiện làm việc của điều dưỡng.

Tăng cường chất lượng công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện: rút ngắn ngày điều trị.

Hội Điều dưỡng vận động nâng cao Y đức và đạo đức nghề nghiệp để hướng đến hoàn thiện kỹ năng điều dưỡng.

Tăng cường nghiên cứu trong các lĩnh vực quản lý, đào tạo cho ngành điều dưỡng và hộ sinh.

Tăng cường chất lượng đào tạo, đảm bảo học đi đôi với hành ư Thành lập Trường Đại học điều dưỡng, chuẩn hóa cơ sở thực hành.

Mở các lớp tập huấn cho giáo viên và người quản lý.

Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo các bậc học có nội dung ngang bằng với các nước.

Soạn thảo các chương trình chuyển đổi thích hợp với các bậc học.

Phát triển nguồn nhân lực

Điều tra xác định nhu cầu về nhân lực trong các bệnh viện, cơ sở y tế, cộng đồng.

Chính sách tuyển dụng, ưu đãi, sử dụng nghề nghiệp, danh hiệu thi đua.

Đề xuất và triển khai thí điểm, mô hình sử dụng nhân lực tại bệnh viện và cộng đồng.

Phân công nhiệm vụ theo văn bằng và chính sách tuyển dụng chuyên khoa, qui định về chức danh nghề nghiệp và chức danh viên chức tương ứng với văn bằng đào tạo.

Kết luận

Với những thay đổi của xã hội trong thế kỷ XXI về dân số, về môi trường, những yếu tố nguy cơ về lối sống, kinh tế và chăm sóc sức khoẻ, luật pháp quy định về chăm sóc sức khoẻ v.v.

Những thay đổi của xã hội sẽ thay đổi việc thực hành điều dưỡng và giáo dục điều dưỡng.

Vai trò của người điều dưỡng sẽ khác, việc thực hành của điều dưỡng sẽ định hướng căn bản về cộng đồng.

Người điều dưỡng có thể làm sáng tỏ cho việc chăm sóc tốt hơn người bệnh và họ luôn tiếp tục sưởi ấm, nhân bản hóa việc chăm sóc trong môi trường của tiến bộ khoa học và kỹ thuật.

Thách thức lớn nhất của việc đào tạo điều dưỡng là đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bằng những chương trình đào tạo thích hợp, cung cấp một đội ngũ điều dưỡng có tay nghề vững vàng trong hoàn cảnh thiếu giáo viên giàu kinh nghiệm lớn tuổi, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, thiếu nhân lực và nguồn tài chính cho việc đào tạo cao hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Nhật Ngữ Kohi: Những Dấu Hỏi Về Giấy Phép Và Nghĩa Vụ Thuế Với Nhà Nước trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!