Bạn đang xem bài viết Hải Sản Sài Gòn – Thiên Đường Đồ Tươi – Chất Lượng Tuyệt Vời được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nhắc đến hải sản Sài Gòn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là những loại hải sản không được tươi ngon vì ở Sài Gòn tương đối xa với biển nên việc vận chuyển xa xôi sẽ làm cho hải sản giảm đi độ tươi ngon của nó. Nhưng các bạn có biết ngày nay trên thị trường Sài Gòn thì hải sản tươi ngon đang là một trong những sản phẩm được tiêu thụ hàng đầu thị trường. Và để tìm hiểu xem nơi nào có thể cung cấp được nguồn hải sản tươi ngon chất lượng như vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Hải sản Sài Gòn – những loại hải sản phổ biến:
Sài Gòn được nhiều người biết đến bởi đây là một trong hai thành phố lớn nhất khắp cả nước ta. Với những cảnh đẹp, những nơi vui chơi giải trí hiện đại cùng với những thú vui chốn phồn hoa đã góp phần tạo dựng nên một thành phố hùng mạnh và tuyệt vời đến như thế.
Thế nhưng không phải vì những vẻ đẹp của nó quá cao mà làm lu mờ đi những món ngon nơi đây, chẳng hạn như hải sản Sài Gòn. Nhắc đến hải sản ở Sài Gòn thì dưới đây là một trong những loại hải sản phổ biến ở Sài Gòn được nhiều người lựa chọn đó là:
Sò lông: đây là một trong những loại mà bạn có thể tìm thấy chúng ở bất cứ đâu bán hải sản. Nếu bạn có dịp tham khảo ý kiến của du khách đến với Sài Gòn du lịch thì sẽ không thể không nghe qua việc họ sẽ giới thiệu món ăn sò lông được nấu ở những quán nhậu, quán ăn thật sự vô cùng rất ngon. Về độ chất lượng thì sò lông là một trong những loại hải sản có chất lượng hàng đầu của họ nhà sò. Ngon nhất vẫn là những con sò lông được bắt và chế biến ngay sau đó, ăn vào rất ngọt và giữ được hương vị ngon của nó đến cùng.
Hàu sữa: hải sản này cũng là một trong những loại hải sản được bà con ưa chuộng. Hàu sữa có một hương vị đặc trưng đó là ăn rất béo nhưng không gây ngán. Hàu béo nấu cháo là một trong những món ăn đúng bài nhất đối với tất cả các món ăn liên quan đến hàu.
Muốn ăn hải sản Sài Gòn thì làm gì?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi có thể cung cấp cho bạn những nguồn hải sản tươi sống ngon và đặc biệt là ở Sài Gòn này. Nhưng cũng chính vì thế mà có rất nhiều người lợi dụng lòng tin của khách hàng mà kinh doanh những mặt hàng hải sản kém chất lượng đến người tiêu dùng. Vậy nơi nào ở Sài Gòn có thể cung cấp hải sản Sài Gòn ngon và chất lượng? Đó chính là công ty Ông Giàu.
Những lý do bạn nên chọn Ông Giàu là nơi cung cấp hải sản ngon:
Là một trong những công ty hàng đầu về chất lượng hải sản trên thị trường hiện nay.
Luôn tuyển chọn những nguồn hải sản tươi ngon chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.
Giao hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp không để hải sản bị kém chất lượng.
Giá thành luôn phải chăng so với thị trường cạnh tranh chung.
Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay liên hệ cho công ty Ông Giàu để bạn có thể có những món ăn ngon từ hải sản Sài Gòn này chứ.
Chuyện Cái Giọng Sài Gòn
Giọng Sài Gòn cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định… Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa; không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt; giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu: “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười: “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói: “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên: “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con?” – “Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc?” – “Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “hổm nay”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó đẹp ghê” nghĩa là khen cô bé đó lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… “Nhỏ đó đẹp lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thúy, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thúy, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó: “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ: “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như: “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu: “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi: “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong: “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “Cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này: “Lấy cái tay ra coi!”; “Ngon làm thử coi!”; “Cho miếng coi!”; “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi: “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói: “Sao kỳ dzậy ta?”; “Sao rồi ta?”; “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Trích từ bài viết “Cái giọng Sài Gòn” của tác giả Hải Phan
Theo Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua Độc giả quan tâm có thể ghé thăm Fanpage để tìm hiểu về Sài Gòn xưa.
Mời xem video:
Phiên Dịch Tiếng Anh Tại Sài Gòn
Công ty Dịch thuật Tiền Giang xin giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ phiên dịch để mọi người biết. Phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với trang web diễn ra trong một khung thời gian nhất định. là quá trình, hoặc là đồng thời hoặc là liên hoàn, thiết lập sự truyền thông vấn đáp hoặc qua điệu bộ giữa hai hoặc nhiều diễn giả, những người không có khả năng để dùng cùng một bộ các ký tự. … Quá trình chuyển từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác một cách trực tiếp từ người thứ 3 gọi là phiên dịch viên. Tiếng Anh là ngôn ngữ của nước Anh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và công việc hàng ngày. Sài Gòn được hiểu là một địa danh gắn liền với tỉnh TP. Hồ Chí Minh. Gọi chung là cụm từ khóa: Phiên dịch tiếng Anh tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ Phiên dịch tiếng anh tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh uy tín.
Tiếng anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong quá trình trao đổi, hợp tác, giao dịch… tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh. Chính từ lý do này mà đã có nhiều văn phòng, công ty… phiên dịch, dịch thuật mở ra nhằm cung cấp phiên dịch viên, dịch thuật viên tới các doanh nghiệp, tổ chức… có nhu cầu. Phiên dịch viên làm nhiệm vụ dịch chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, giúp 2 hay nhiều bên có thể hiểu được ý định của nhau thông qua phiên dịch viên. Để có thể phiên dịch, dịch thuật, phiên dịch viên cần phải thông thạo ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ chuyên ngành, ngoài ra phiên dịch viên cần phải có kỹ năng xử lý tình huống, đàm phán, kỹ năng giao tiếp… đây là những yếu tố quyết định đến thanh công hay thất bại trong quá trình trao đổi, hợp tác… giữa các doanh nghiệp, tổ chức…
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Kinh tế/Thương mại tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Nông nghiệp/Thuỷ sản tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Kiến trúc/Xây dựng tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Năng lượng/Dầu khí tại Sài gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Ngân hàng/Tài chính/ Kế toán tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Giáo dục/Dịch thuật sách tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Điện/ Kỹ thuật điện/Điện gia dụng tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Y/Dược/Y khoa tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Dịch thuật Pháp lý/Luật/Tư pháp tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Công nghệ thông tin tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Kỹ thuật/Cơ khí tại Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Báo chí tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Công nghệ thực phẩm/Sinh học tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Môi trường/Bất động sản tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Phiên dịch Tiếng Anh ngành Thể thao/Du lịch/Giải trí tại Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Điểm lợi khi khách hàng sử dụng dịch vụ phiên dịch, dịch thuật tại A2Z Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Thành công có được của Công ty Dịch thuật công chứng Nha Trang không phải tự nhiên đến mà nó là cả một quá trình tầm nhìn, định hướng và có những chính sách hợp lý. Phiên dịch A2Z là địa chỉ mỗi khi khách hàng sử dụng dịch vụ đều lưu lại để dành cho những lần sau. Điểm tạo nên thương hiệu cũng như chiếm được lòng tin và sự yêu mến từ phía khách hàng:
Đội ngũ nhân viên + CTV phiên dịch trình độ cao (Bằng cử nhân ngoại ngữ đa chuyên ngành)
Phiên dịch và dịch thuật đa ngôn ngữ, ngành nghề
Địa chỉ văn phòng cung cấp dịch vụ phiên dịch, dịch thuật rộng khắp cả nước, rất thuận tiện khi khách hàng sử dụng dịch vụ
Giá rẻ nhất trên thị trường
Hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong ngày
Hoàn 100% phí khi sản phẩm phiên dịch bị lỗi…
Phiên dịch A2Z địa chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam, với việc đã khẳng định được thương hiệu. Với chữ “Tín” đặt lên hàng đầu, Phiên dịch A2Z luôn không ngừng thay đổi để đem đến khách hàng những dịch vụ và sản phẩm phiên dịch, dịch thuật tốt nhất. Hãy đến Phiên dịch A2Z để cảm nhận sự khác biệt từ dịch vụ cũng như giá thành.
Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn
TTO – Đôi lúc, sinh viên cảm thấy ngại ngùng hoặc tự tạo ra rào cản khi giao tiếp với giảng viên của họ. Những mẹo vặt sau đây sẽ giúp bạn tự tin và thân thiện với giảng viên hơn.
1. Nhớ rằng giảng viên không phải “đấng tối cao” xa cách
Nếu đã bước chân vào giảng đường đại học, bạn còn nghĩ rằng mãi mãi mình không thể nào tiếp cận được với giảng viên, rằng họ là những “đấng tối cao” xa cách thì môi trường đại học của bạn sẽ rất nhàm chán và khó có thể tiến xa trong học tập và nghiên cứu.
Nhiều giảng viên trẻ ở các trường đại học sẵn sàng trở thành bạn cùng học với sinh viên – Ảnh: WikiHow
Hãy cứ coi họ bình thường như bao người khác và một phần công việc của họlà thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ bạn trong việc học tập. Ngoài ra, thông thường, giảng viên rất đam mê chuyên ngành nên họ sẽ rất hoan nghênh những câu hỏi, thắc mắc thuộc lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Một lý do khác, giảng viên luôn muốn học viên hiểu và thành công trong tương lai dưới sự hướng dẫn của mình.
Ngoài ra, môi trường đại học có khá nhiều giảng viên với tuổi còn rất trẻ, phong cách năng động, nhiệt tình, họ sẵn sàng trở thành những người bạn học cùng với sinh viên.
2. Tập ghi nhớ những gì muốn nói
Nếu lo lắng, bạn hãy luyện tập những gì muốn nói trước gương, vạch ra những điểm cơ bản bạn cần nói khi gặp giáo viên. Điều này sẽ giúp bạn đỡ bị lắp bắp hoặc nói chuyện dông dài, không đúng trọng tâm.
Bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để trình bày với giảng viên trong tư cách là những người sinh viên có ý chí, muốn cầu thị và chân thành muốn được mở rộng hiểu biết.
Giảng viên đại học thường từ chối những trường hợp xin dời hạn nộp bài với lý do không hợp lý của sinh viên – Ảnh: WikiHow
Tuy nhiên, như nếu xin gia hạn thời gian nộp bài hoặc thư giới thiệu, giảng viên của bạn có thể sẽ từ chối với lý do đảm bảo công bằng cho số đông. Trong trường hợp giảng viên thật sự có lý do nào đó mà từ chối những thắc mắc hoặc yêu cầu từ sinh viên, khi này, có lẽ bạn bè, thư viện hoặc gia sư sẽ là lựa chọn tốt hơn cả.
3. Gặp giảng viên sau giờ học
Cách này sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn sau khi đã dành thời gian tiếp cận và làm quen với thầy, cô ở trên lớp. Trong trường hợp có quá nhiều học viên tìm gặp giảng viên như bạn, hãy kiểm tra lại lịch dạy và học rồi xin lịch hẹn, gặp họ tại văn phòng. Đây cũng là một cách tốt để xây dựng một mối quan hệ tích cực với giảng viên.
Tốt nhất, để cả bạn và giảng viên của bạn chủ động, bạn nên đặt một lịch hẹn trước qua trang web nhà trường, qua thư điện tử hoặc nói trực tiếp với giảng viên để họ sắp xếp thời gian và chuẩn bị những kiến thức và tài liệu mà bạn cần. Xuất hiện một cách đường đột và gấp rút không phải là một cách hay. Và một vấn đề đương nhiên khác là bạn phải có mặt đúng giờ hoặc sớm hơn giảng viên nếu cả 2 bên đã có lịch hẹn.
4. Các cách giao tiếp gián tiếp
Nếu quá lo lắng và ngại ngần khi gặp trực tiếp, bạn hãy thử cân nhắc các cách liên lạc khác như thông qua thư điện tử hoặc điện thoại, tin nhắn. Cách này vừa giúp bạn đỡ lo và có thể còn tiết kiệm được thời gian khi giáo viên của bạn quá bận.
Nên có một lịch hẹn trước với giảng viên thay vì gặp đột ngột – Ảnh: WikiHow
Lưu ý, cách này thường thích hợp nếu giảng viên của bạn là những người trẻ, năng động và đồng ý giao tiếp với sinh viên qua các thiết bị công nghệ. Đối với các giảng viên lớn tuổi, họ thường yêu cầu bạn gặp trực tiếp, đặc biệt là khi cần hỏi những vấn đề phức tạp hoặc có tính chuyên môn cao.
5. Đừng để nước đến chân mới nhảy
Giảng viên đại học thực sự không đánh giá cao những sinh viên khi gần sát đến hạn nộp bài mới tìm gặp giảng viên để giải đáp thắc mắc, đặc biệt là những thắc mắc về cách trình bày luận văn, bài thuyết trình, đồ án hoặc những kiến thức cơ bản. Thậm chí, họ có thể không trả lời những sinh viên đợi sát đến ngày nộp bài mới gấp rút tìm họ.
Giảng viên thường không đánh giá cao với những sinh viên thường đến sát ngày nộp bài mới xin gặp để giải đáp thắc mắc – Ảnh: WikiHow
TUẤN LINH – Tuổi trẻ Online (Theo WikiHow)
Cập nhật thông tin chi tiết về Hải Sản Sài Gòn – Thiên Đường Đồ Tươi – Chất Lượng Tuyệt Vời trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!