Xu Hướng 5/2023 # Giới Thiệu Bộ Thủ Tiếng Trung # Top 13 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giới Thiệu Bộ Thủ Tiếng Trung # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Bộ Thủ Tiếng Trung được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ai học tiếng Trung cùng đều biết hoặc nghe nói đến 214 bộ thủ trong tiếng Trung. Chúng ta thường được thầy cô giáo những người học trước nói về tầm quan trọng của 214 bộ thủ trong việc ghi nhớ mặt chữ như thế nào. Bộ thủ gần như là bảng chữ cái ta cần phải học đầu tiên mỗi khi học tiếng Trung, nhưng giờ đây việc học bộ thủ có còn quan trọng nữa khồng? Có thực sự cần thiết học 214 bộ thủ trong tiếng Hán không? Phương pháp học 214 bộ thủ như thế nào cho hiệu quả nhất!

1. Bộ thủ trong tiếng Trung là gì?

Bộ thủ tiếng Trung là một phần cơ bản của chữ Hán và cả chữ Nôm dùng để sắp xếp những loại chữ vuông này. Từ xưa đến nay trong từ điển chữ Hán, các chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ.

Từ đời Hán, bộ thủ trong tiếng Trung được Hứa Thận 許慎 phân loại thành 540 nhóm hay còn gọi là 540 bộ. Đến đời Minh, Mai Ưng Tộ 梅膺祚 sắp xếp gọn lại chỉ còn 214 bộ thủ.

Trong các từ điển chữ Hán ngày nay, cách sắp xếp các bộ thủ thường theo cách xếp của Từ điển Khang Hi (康煕辞典) từ điển xuất hiện lần đầu tiên đời nhà Thanh.

Hiểu một cách đơn giản thì bộ thủ chính là chữ có ý nghĩa xuất hiện thường xuyên. Bộ thủ có thể sẽ được đơn giản hóa khi đưa vào trong các chữ khác.

Ví dụ như bộ 心 (tâm) thường xuyên được sử dụng, nó có trong chữ 志 (chí) và trong chữ 情 (tình). Ở trong chữ Chí chúng ta thấy chữ tâm vẫn để “nguyên hình”, nhưng đến chữ tình thì bộ tâm thay đổi thành hình như phía trước như hình bên dưới.

2. Vị trí và hình dạng

Hình dạng của bộ thủ căn cứ vào số nét, đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có ít nhất 1 nét và phức tạp nhất là bộ thủ 17 nét. Tổng số bộ thủ di dịch theo thời gian. Sách vở ngày nay thường công nhận 214 bộ thủ thông dụng rút từ Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải(1936). Vị trí của bộ thủ không cố định mà tủy vào mỗi chữ có thể ở trên, dưới, bên trái hay bên phải của chữ.

Bên trái: 略 âm Hán Việt là lược gồm bộ thủ 田 (điền) và 各 (các).

Bên phải: 期 âm Hán Việt là kỳ gồm bộ thủ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).

Trên: 苑 âm Hán Việt là uyển gồm bộ thủ 艸 (thảo) và 夗 (uyển). 男 âm Hán Việt là nam gồm bộ thủ 田 (điền) và 力 (lực).

Dưới: 志 âm Hán Việt là chí gồm bộ thủ 心 (tâm) và 士 (sĩ).

Trên và dưới: 亘 âm Hán Việt là tuyên gồm bộ thủ 二 (nhị) và 日 (nhật).

Giữa: 昼 âm Hán Việt là trú gồm bộ thủ 日 (nhật) cùng 尺 (xích) ở trên và 一 (nhất) ở dưới.

Góc trên bên trái: 房 âm Hán Việt là phòng gồm bộ thủ 戸 (hộ) và 方 (phương).

Góc trên bên phải: 式 âm Hán Việt là thức gồm bộ thủ 弋 (dặc) và 工 (công).

Góc dưới bên trái: 起 âm Hán Việt là khởi gồm bộ thủ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).

Đóng khung: 国 âm Hán Việt là quốc gồm bộ thủ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).

Khung mở bên dưới: 間 âm Hán Việt là gian gồm bộ thủ 門 (môn) và 日 (nhật).

Khung mở bên trên: 凷 âm Hán Việt là khối gồm bộ thủ 凵 (khảm) và 土 (thổ).

Khung mở bên phải: 医 âm Hán Việt là y gồm bộ thủ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).

Trái và phải: 街 âm Hán Việt là nhai gồm bộ thủ 行 (hành) và 圭 (khuê).

3. Chức năng của bộ thủ

Chức năng dễ nhận diện nhất của bộ thủ tiếng Trung chính là cách phân chia các loại chữ Hán, từ đó giúp cho việc soạn từ điển cũng có quy củ hơn. Bộ thủ ngoài ra còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng người đọc có thể suy ra nghĩa gốc.

Ví dụ như:

Cách dùng bộ thủ để gợi nghĩa được khai thác nhiều trong chữ Nôm tiếng Việt của người Việt.

4. Ý nghĩa của việc học bộ thủ tiếng Trung

Có một thực tế rất hay xảy ra với các bạn học tiếng Trung đó là các bạn có thể đọc được chữ Hán nhưng lại không viết được, đó chính là khả năng nhận biết mặt chữ. Do đó việc học bộ thủ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, để tra từ điển bạn không thể nào học thuộc tất cả các phiên âm, bởi vậy việc tra từ điển sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn học thuộc 214 bộ thủ.

214 bộ thủ tiếng Trung đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học tiêng Trung, do đó người học nên đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức để học bộ thủ. Học được bộ thủ tiếng Trung chắc chắn quá trình học tiếng Trung của bạn sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều, bạn không chỉ học viết, học nhớ mà học học phát âm cơ bản nhất.

Tự Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Trung

Trong tiếng Trung giao tiếp thì tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung là bài học cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Trung nào cũng phải nắm vững.

Trước tiên, ta nói Xin chào 你 好 (Nǐ hǎo) hoặc Chào mọi người! 大家好!(Dàjiā hǎo!)

Bây giờ, xin để tôi giới thiệu bản thân một chút 现在让我来介绍一下我自己 (Xiànzài ràng wǒ lái jièshào yīxià wǒ zìjǐ)

Tôi xin phép giới thiệu bản thân một chút 请允许我介绍一下自己 (Qǐng yǔnxǔ wǒ jièshào yīxià zìjǐ)

Chào buổi sáng/ chào buổi chiều/ chào buổi tối! 上午好/ 下午好/ 晚上好! (shàngwǔ hǎo/ xiàwǔ hǎo/ wǎnshàng hǎo!):

Hôm nay có cơ hội được giới thiệu bản thân, tôi thấy rất vinh dự 今天有机会进行自我介绍深感荣幸 (Jīntiān yǒu jīhuì jìnxíng zìwǒ jièshào shēn gǎn róngxìng):

Tôi rất vui khi được giới thiệu bản thân ở đây 我很高兴能在这儿做自我介绍 (Wǒ hěn gāoxìng néng zài zhèr zuò zìwǒ jièshào):

Tiếp theo Ta cần phải giới thiệu họ tên của mình. Nếu chưa biết tra họ tên của mình ở đâu, thì bạn tra ở đây:

Khi đã biết tên họ của mình bằng tiếng Trung. Ta sẽ dùng mẫu sau để giới thiệu họ tên của mình.

Tôi họ Nguyễn, tên là Quỳnh Chi 我姓阮, 叫琼枝 (wǒ xìng ruǎn, jiào qióng zhī):

Tôi họ Hoàng. 我姓黄 (wǒ xìng huáng)

Tôi tên là Hải Vân 我叫海云 (wǒ jiào hǎi yún):

Tên của tôi là Minh Anh 我的名字是明英 (wǒ de míngzì shì míng yīng):

Để tiện xưng hô thì bạn cần giới thiệu cả tuổi của mình. Như vậy sẽ dễ phân biệt vai vế với những người trước mặt. Bạn có thể dùng mẫu sau:

Năm nay tôi 20 tuổi 我今年二十岁 (wǒ jīnnián èrshí suì)

Năm nay tôi hơn 20 tuổi 我今年二十多岁 (wǒ jīnnián èrshí duō suì)

Tôi gần 30 tuổi rồi 我差不多三十岁了 (wǒ chàbùduō sānshí suìle)

Tuổi tôi bằng tuổi bạn 我年龄和你一样大 (wǒ niánlíng hé nǐ yīyàng dà)

Ghi chú: Trong trường hợp giới thiệu bản thân để phỏng vấn thì bạn nên dùng mẫu đầu tiên. Có nghĩa là trả lời đúng tuổi của bạn.

4. Giới thiệu về nơi sinh sống, quê quán, quốc tịch

Nếu bạn là một người sang du học, làm việc thì việc giới thiệu quốc tịch là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng xem một số mẫu sau

Tôi là người Việt Nam 我是越南人 (wǒ shì yuènán rén):

Quê hương của tôi ở Hải Phòng 我的家乡是海防 (wǒ de jiāxiāng shì hǎifáng):

Tôi đến từ Bắc Ninh 我来自北宁 (wǒ láizì běiníng):

Tôi sinh ra ở Hà Nội 我出生于河内 (wǒ chūshēng yú hénèi):

Hiện nay tôi sống ở Quảng Tây Trung Quốc 现在我住在中国广西 (xiànzài wǒ zhù zài zhōngguó guǎngxi):

Tôi từng sống ở Quảng Ninh 3 năm 我在广宁住过三年 (wǒ zài guǎng níng zhùguò sān nián):

Năm 2019 tôi chuyển tới sống tại Hà Nội 2019年我搬到河内生活 (2019 nián wǒ bān dào hénèi shēnghuó):

Ghi chú: Nếu bạn phỏng vấn bên nước ngoài thì đôi khi chỉ cần giới thiệu về Quốc Tịch là đủ.

5. Giới thiệu học vấn hay nghề nghiệp

Đây là mức độ cao hơn của giới thiệu bản thân. Bạn phải có đủ vốn từ vựng Nghề nghiệp để có thể giới thiệu trôi chảy phần này. Ngoài ra, bạn có thể xem những mẫu giới thiệu có sẵn sau đây:

Tôi là học sinh cấp 2 我是中学生 (wǒ shì zhōngxuéshēng):

Tôi là sinh viên 我是大学生 (wǒ shì dàxuéshēng):

Tôi là sinh viên năm thứ 3 đại học Quốc Gia Hà Nội 我是河内国家大学大三的学生 (wǒ shì hénèi guójiā dàxué dà sān de xuéshēng):

Tôi là học sinh lớp 12 我是高中三年级生 (wǒ shì gāo zhòng sān niánjí shēng):

Tôi đang học lớp 11 我在读高二 (wǒ zàidú gāo’èr):

Tôi đang học tại trường đại học Thương Mại 我在商业大学学习 (wǒ zài shāngyè dàxué xuéxí):

Chuyên ngành của tôi là nhân viên kế toán 我的专业是会计员 (wǒ de zhuānyè shì kuàijì yuán):

Nghề của tôi là kĩ sư 我的工作是工程师 (wǒ de gōngzuò shì gōngchéngshī):

Tôi là giáo viên 我当老师 (wǒ dāng lǎoshī):

Tôi đang tìm việc 我正在找工作 (wǒ zhèngzài zhǎo gōngzuò):

Tôi thấy mình là người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm và có năng lực 我觉得自己是个工作勤奋、负责、能干 (wǒ juéde zìjǐ shìgè gōngzuò qínfèn, fùzé, nénggàn): Cũng khá khá rồi, giờ chúng ta sang phần giới thiệu về gia đình

Nhà tôi có 4 người 我家有四口人 (Wǒjiā yǒu sì kǒu rén):

Tôi có một chị gái và hai anh trai 我有一个姐姐和两个哥哥 (wǒ yǒu yīgè jiejie hé liǎng gè gēgē):

Bố tôi đã mất rồi 我爸爸已经去世了 (wǒ bàba yǐjīng qùshìle):

Tôi là con trai một/ con gái một 我是独生儿子/ 女儿 (wǒ shì dú shēng érzi/ nǚ’ér):

Tôi không có anh chị em 我没有兄弟姐妹 (wǒ méiyǒu xiōngdì jiěmèi):

Tôi thích nghe nhạc 我喜欢听音乐 (wǒ xǐhuan tīng yīnyuè):

Sở thích của tôi là du lịch 我的爱好是旅游 (wǒ de àihào shì lǚyóu):

Tôi rất có hứng thú với vẽ tranh 我对画画儿感兴趣 (wǒ duì huà huà er gǎn xìngqù):

Tôi đam mê bóng đá 我迷上了足球 (wǒ mí shàngle zúqiú):

Thời gian rảnh rỗi tôi thường đọc sách 业余时间我常看书 (yèyú shíjiān wǒ cháng kànshū):

Tôi có rất nhiều sở thích như: hát, khiêu vũ, vẽ tranh v..v.. 我有很多兴趣爱好,如: 唱歌、跳舞、画画等。(wǒ yǒu hěnduō xìngqù àihào, rú chànggē, tiàowǔ, huà huà děng.):

Tôi thích môn toán nhất 我最喜欢数学 (Wǒ zuì xǐhuan shùxué):

Tôi cũng rất thích thể thao, như chạy bộ, bóng chuyền… 我也很喜欢运动, 像跑步、排球等等 (wǒ yě hěn xǐhuan yùndòng, xiàng pǎobù, páiqiú děng děng):

8. Giới thiệu tình trạng hôn nhân

Phần này chỉ là bổ sung thêm về giới thiệu bản thân. Bạn nên tìm hiểu để có thêm để sử dụng sau này.

Tôi mới kết hôn vào tháng 3 三月份我刚结婚 (sān yuèfèn wǒ gāng jiéhūn):

Tôi đã kết hôn rồi 我已经结婚了 (wǒ yǐjīng jiéhūnle):

Tôi vẫn chưa kết hôn 我还没结婚 (wǒ hái méi jiéhūn):

Tôi có bạn trai rồi 我有男朋友了 (wǒ yǒu nán péngyǒule):

Tôi độc thân 我是单身族贵 (wǒ shì dānshēn zú guì):

9. Bày tỏ cảm xúc sau buổi giới thiệu

Quen cô tôi rất vui! 认识你我很高兴 (rènshi nǐ wǒ hěn gāoxìng):

Tôi rất vui khi có thể được quen bạn! 我很高兴能认识你 (wǒ hěn gāoxìng néng rènshi nǐ):

Tôi rất vui khi được nói chuyện cùng bạn 我很高兴能同你谈话 (wǒ hěn gāoxìng néng tóng nǐ tánhuà):

Anh rất muốn được gặp lại em 我很想再见到你 (wǒ hěn xiǎng zàijiàn dào nǐ):

Nếu bạn cần giúp đỡ cứ tới tìm tôi 如果你需要帮助,就来找我 (rúguǒ nǐ xūyào bāngzhù, jiù lái zhǎo wǒ):

Tôi hi vọng chúng ta có thể trở thành bạn tốt 我希望我们能成为好朋友 (wǒ xīwàng wǒmen néng chéngwéi hǎo péngyǒu):

Cô có thể cho tôi số điện thoại được không? 你可以给我电话号码吗? (nǐ kěyǐ gěi wǒ diànhuà hàomǎ ma?):

Email của anh là gì? Tôi muốn duy trì liên lạc với anh 你的伊妹儿是什么?我想跟你保持联系 (Nǐ de yī mèi er shì shénme? Wǒ xiǎng gēn nǐ bǎochí liánxì):

Anh có dùng facebook không? 你使用脸书吗? (nǐ shǐyòng liǎn shū ma?):

Mẫu câu giới thiệu bản thân khác

Tôi giới thiệu trước một chút 我先介绍一下 (Wǒ xiān jièshào yīxià):

Tôi giới thiệu một chút 我来介绍一下 (Wǒ lái jièshào yí xià):

Tôi đã đi làm rồi. 我已经工作了 (wǒ yǐjīng gōngzuòle):

Tôi vẫn đang học cấp 2/ cấp 3/ đại học 我还在读 中学/ 高中/ 大学 (wǒ hái zàidú zhōngxué/ gāozhōng/ dàxué):

Tôi đã có bạn gái/ bạn trai rồi 我有女朋友/ 男朋友了(Wǒ yǒu nǚ péngyǒu/ nán péngyǒule):

Tôi vẫn chưa có bạn gái/ Bạn trai. 我还没有女朋友/ 男朋友 (Wǒ hái méiyǒu nǚ péngyǒu/ nán péngyǒu):

Tôi đã kết hôn rồi 我已经结婚了(wǒ yǐjīng jiéhūnle):

Hiện tại tôi có một con gái/ con trai. 现在我有一个女儿/ 儿子 (Xiànzài wǒ yǒu yígè nǚ’ér/ érzi):

Tôi rất vui khi quen biết bạn! 我很高兴认识你! (Wǒ hěn gāoxìng rènshí nǐ!):

Đoạn văn mẫu giới thiệu bản thân tiếng Trung

Xin chào các bạn, tôi tên là Vũ Huyền Trang. Năm nay tôi 23 tuổi. Tôi là người Việt Nam. Tôi đến từ Hà Nội. Gia đình tôi có 4 người là bố tôi, mẹ tôi, em trai tôi và tôi. Tôi có sở thích là đọc sách, xem phim và tập gym. Tôi học tại Đại học Thượng Hải, chuyên ngành markerting truyền thông. Rất vui khi được làm quen với mọi người.

它插好, 我叫无需安装. 我今年 23 岁. 我是越南人. 我家乡在河内. 我家有四口人爸爸, 妈妈, 弟弟和我. 我的爱好是 看书, 看电影, 健身… 我在上海大学, 专业 影视记者. 很高兴见到你

Tā chā hǎo, wǒ jiào wúxū ānzhuāng. Wǒ jīnnián 23 suì. Wǒ shì yuènán rén. Wǒjiāxiāng zài hénèi. Wǒ jiā yǒu sì kǒu rén bàba, māmā, dìdì hé wǒ. Wǒ de àihào shì kànshū, kàn diànyǐng, jiànshēn… Wǒ zài shànghǎi dàxué, zhuānyè yǐngshì jìzhě. Hěn gāoxìng jiàn dào nǐ

Tôi tên là xxx ,đang học nghiên cứu sinh chuyên ngành xxx tại trường xxx, hệ chính qui, tốt nghiệp vào năm xxxx.

我叫xxx,xxx大学xxx专业研究生在读,本科毕业于xxxx。

Wǒ jiào xxx,xxx dàxué xxx zhuānyè yánjiūshēng zàidú, běnkē bìyè yú xxxx

Hiện tại tôi đang đảm nhận chức vụ xxx tại cơ quan xxx, kiêm nhiệm chức vụ xxx ở công ty xxx

前我在xxx组织担任xxx职位,在xxx公司兼任xxx职位

Mùqián wǒ zài xxx zǔzhī dānrèn xx zhíwèi, zài xxx gōngsī jiānrèn xxx zhíwèi

Ngoài việc chủ động hoàn thành công việc được bố trí, tôi còn hỗ trợ/giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành 3 dự án/báo cáo đó là xxx, xxx và xxx.

在主动完成分配的工作之余,我还在实习的两个月内先后帮助同事完成了xx,xx和xx三个项目/报告.

Zài zhǔdòng wánchéng fèn pèi de gōngzuò zhī yú, wǒ hái zài shíxí de liǎng gè yuè nèi xiānhòu bāngzhù tóngshì wánchéngle xx,xx hé xx sān gè xiàngmù/bàogào.

Mùa hè năm ngoái tôi thực tập tại phòng/bộ phận xxx của công ty xxx. Trong thời gian thực tập, tôi phụ trách xxx, xxx, xxx..(Giới thiệu 1 cách đơn giản mình đã làm những gì)

我去年夏天在xxxx xxx部实习。实习期间我负责xxx,xxx,xxxx……(简单介绍做过什么)

Wǒ qùnián xiàtiān zài xxxx xxx bù shíxí. Shíxí qíjiān wǒ fùzé xxx,xxx,xxxx……(jiǎndān jièshào zuòguò shèn me)

Xin chào các vị, trước tiên vô cùng cảm ơn các vị đã cho tôi cơ hội phỏng vấn này., Tôi tên là…, đến từ…, chuyên ngành……Hôm nay tôi xin ứng tuyển vào vị trí…Để khái quát bản thân mình tôi dùng 3 từ đó là A, B, C( Sau đó dùng một số câu đơn giản , liệt kê một số câu chuyện để chứng minh 3 đặc điểm A, B, C). Tôi nghĩ đối với vị trí… mà tôi đang ứng tuyển, 3 đặc điểm A, B, C rất quan trọng, vì vậy tôi mới có đủ dũng khí( tự tin) đến tham dự buổi phỏng vấn ngày hôm nay, tôi tin rằng thực lực của tôi có thể đảm nhận tốt vị trí(岗位) này, XIn cám ơn các vị đã chú ý lắng nghe, xin cảm ơn.”

各位面试官早上好,首先非常感谢各位能给予我这次面试机会,我是……,来自……,专业是……。我今天应聘的职务是……。简单用三个词来概括一下我这个人,分别是A B C,(随后用几句话简单列举两三件小事来证明以上ABC三点)。我认为这三个特点对于…….来说至关重要,所以,我才有勇气来参加今天的面试,我相信我的实力可以胜任这个岗位。感谢各位的耐心倾听,谢谢。

Gèwèi miànshì guān zǎoshang hǎo, shǒuxiān fēicháng gǎnxiè gèwèi néng jǐyǔ wǒ zhè cì miànshì jīhuì, wǒ shì……, láizì……, zhuānyè shì……. Wǒ jīntiān yìngpìn de zhíwù shì……. Jiǎndān yòng sān gè cí lái gàikuò yīxià wǒ zhège rén, fēnbié shì A B C,(suíhòu yòng jǐ jù huà jiǎndān lièjǔ liǎng sān jiàn xiǎoshì lái zhèngmíng yǐshàng ABC sān diǎn). Wǒ rènwéi zhè sān gè tèdiǎn duìyú……. Lái shuō zhì guān zhòngyào, suǒyǐ, wǒ cái yǒu yǒngqì lái cānjiā jīntiān de miànshì, wǒ xiāngxìn wǒ de shílì kěyǐ shèngrèn zhège gǎngwèi. Gǎnxiè gèwèi de nàixīn qīngtīng, xièxiè.”

面试官好,我是XXX,是XXX大学的学生,专业是XXX。我对XXX领域非常感兴趣,在学校学习了XXX等相关课程。同时之前在XXX公司的XXX岗位上实习过,负责XXX方面的工作内容。

Miànshì guān hǎo, wǒ shì XXX, shì XXX dàxué de xuéshēng, zhuānyè shì XXX. Wǒ duì XXX lǐngyù fēicháng gǎn xìngqù, zài xuéxiào xuéxíle XXX děng xiāngguān kèchéng. Tóngshí zhīqián zài XXX gōngsī de XXX gǎngwèi shàng shíxíguò, fùzé XXX fāngmiàn de gōngzuò nèiróng

Xin chào các vị, Tôi tên là…, tốt nghiệp trường đại học……, học chuyên ngành…Tôi đã từng làm việc tại một số công ty như là xxx, xxx, xxx. Gần đây nhất tôi làm việc ở công ty xxx, đảm nhận chức vụ xxx. Tôi đã từng phụ trách/tham dự các dự án như là xxx, xxx, xxx, đồng thời đã đạt được các thành tích xxx, xxx,xxx. Trong thời gian làm việc tại công ty tôi đã đạt được các giải thưởng như là xxx, xxx. Hiện tại tôi ứng tuyển vào vị trí xxx của quí công ty, hi vọng có thể đạt được cơ hội quí giá này. Xin vô cùng cảm ơn!

面试官好,我是XXX,毕业于XXX大学,主修XXX专业。曾先后任职于XXX、XXX、XXX这几家公司,在最后的XXX中担任XXX的岗位,曾负责/参与过XXX、XXX、XXX等XXX级别的项目,并取得了XXX、XXX、XXX、等成绩。在公司中曾获得过XXX、XXX等荣誉/奖项。现在应聘贵公司XXX岗位,希望能得到这个宝贵的机会,非常感谢!

Miànshì guān hǎo, wǒ shì XXX, bìyè yú XXX dàxué, zhǔ xiū XXX zhuānyè. Céng xiānhòu rènzhí yú XXX,XXX,XXX zhè jǐ jiā gōngsī, zài zuìhòu de XXX zhōng dānrèn XXX de gǎngwèi, céng fùzé/cānyùguò XXX,XXX,XXX děng XXX jíbié de xiàngmù, bìng qǔdéle XXX,XXX,XXX, děng chéngjī. Zài gōngsī zhōng céng huòdéguò XXX,XXX děng róngyù/jiǎngxiàng. Xiànzài yìngpìn guì gōngsī XXX gǎngwèi, xīwàng néng dédào zhège bǎoguì de jīhuì, fēicháng gǎnxiè!

loading…

Tags: giới thiệu bản thân bằng tiếng Hoagiới thiệu bản thân bằng tiếng Trung

Giới Thiệu Bộ Môn Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Ả Rập

BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA Ả RẬP

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập (Department of Arabic Language and Culture) có vai trò to lớn trong chiến lược phát triển chung của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở giáo dục duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Ả Rập hệ phiên dịch.

1.Giới thiệu chung

Năm 1996, Bộ môn NN&VH Ả Rập giảng dạy khóa cử nhân tiếng Ả Rập đầu tiên với sự tham gia của 02 chuyên gia người Ai Cập. Qua thời gian, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà trường; sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao, Đại sứ quán, doanh nghiệp các nước, đội ngũ cán bộ và sinh viên của Bộ môn ngày một đông hơn.

Tính đến năm 2020, Bộ môn NN&VH Ả Rập đã và đang đào tạo được 10 khóa sinh viên. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện đang làm việc tại các cơ quan như các Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Công an, TTXVN, phiên dịch cho các công ty Xuất khẩu lao động và Xuất nhập khẩu cũng như hướng dẫn viên trong các công ty du lịch…

Tập thể giảng viên Bộ môn NN&VH Ả Rập

Giảng viên và sinh viên Bộ môn trong Lễ Khai giảng năm học 2018-2019

Năm 2016, Nhà trường đã long trọng tổ chức kỷ niệm 20 năm giảng dạy tiếng Ả Rập với sự tham dự của rất đông quan chức chính phủ, lãnh đạo, đại diện các cơ quan ngoại giao. Đây cũng là sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực của các cán bộ, giảng viên, sinh viên Bộ môn trong suốt nhiều năm qua.

Theo kế hoạch, Nhà trường bắt đầu tuyển sinh ngành tiếng Ả rập hàng năm từ năm học 2017 – 2018 thay vì hai năm một khóa như trước.

2.Lời ngỏ từ Trưởng Bộ môn

3. Ngành đào tạo

Hiện tại, Bộ môn NN&VH Ả Rập chỉ đào tạo duy nhất ngành tiếng Ả Rập định hướng biên phiên dịch.

4.Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các học viên có cơ hội trở thành:

Cán bộ trong các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự…

Nhân viên trong các Đại sứ quán của các nước trong khối Ả Rập

Giảng viên trong các trường Đại học, các trung tâm cơ sở đào tạo tiếng Ả Rập trong và ngoài nước.

Hướng dẫn viên cho các công ty du lịch.

Phiên dịch viên trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

5.“Tâm thư”

Thạc sĩ Đặng Thị Diệu Thúy – Giảng viên đầu tiên, Trưởng Bộ môn NN&VH Ả Rập từ năm 1996 đến năm 2016

Tiến sĩ Mostafa Helil – Giảng viên

Nguyễn Thanh Huyền – Cựu sinh viên K37 (Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao)

6.Các hình ảnh hoạt động

Khai trương thư viện Zayed – Thư viện tiếng Ả rập đầu tiên tại Việt Nam 2019

Sinh viên Bộ môn hát Quốc ca UAE trong Quốc khánh UAE 2019

Sinh viên nhận học bổng của Đại sứ quán Nhà nước Qatar 2019

Cựu sinh viên Nguyễn Thị Kim Cúc (K44) tham dự cuộc thi “Many Languages, One World Essay Contest” bằng tiếng Ả rập do ELS Educational Service, INC và the United Nations Academic Impact (UNAI) tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc năm 2015

Sinh viên Bộ môn tham gia cuộc thi QATAR DEBATE 2017

Sinh viên Bộ môn NN&VH Ả Rập du học tại Ai Cập

Sinh viên Bộ môn NN&VH Ả rập du học tại Qatar

Sinh viên Bộ môn NN&VH Ả Rập du học tại Oman

 Bộ môn tiếp đón Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ả rập Ai Cập tại Việt Nam – ngài Youssef K.Hanna.

7.Thông tin liên hệ

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập Địa chỉ: P503 nhà A2, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 02462537731/ 0964826022 Email: vpkarap.ulis@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/arabiclanguage.ulis/

⃰    ⃰    ⃰⃰    ⃰    ⃰   ⃰   ⃰

Giới Thiệu Về Bảng Chữ Cái Tiếng Trung

Hướng dẫn chi tiết để học “Bảng chữ cái tiếng Trung”

Được rồi, đầu tiên, chúng ta phải đối diện với thực tế.

Trong tiếng Anh, bảng chữ cái có 26 ký tự, tiếng Việt có 29 chữ cái và tiếng Nga có 33 ký tự Cyrill (Kirin). Tuy nhiên…

Khái niệm Bảng chữ cái trong tiếng Trung vốn không tồn tại.

Học tiếng Trung là phải học viết chữ và cấu trúc của chữ Hán khác với cấu trúc của chữ Latinh. Trong tiếng Trung, mỗi chữ Hán bản thân nó đã có nghĩa.

Mỗi chữ Hán là một âm tiết. Và mỗi chữ Hán bản thân nó đã có thể là một từ, nhưng cũng có nhiều từ được tạo thành bởi hai, ba hoặc thậm chí nhiều chữ gộp lại với nhau.

Bảng chữ cái tiếng Trung không tồn tại – mà chỉ có hàng ngàn những chữ Hán khác nhau. Nhiều chữ Hán nhìn cũng cực kỳ tương tự nhau nữa! Ví dụ như sau:

Trước khi bắt đầu những phần hay ho hơn, chúng ta cũng cần lùi lại và tìm hiểu một chút về lịch sử của tiếng Trung. Suy cho cùng, đất nước Trung Hoa có bề dày văn hoá và lịch sử đáng ngưỡng một và chữ Hán cũng như Hán ngữ là một phần rất lớn trong đó.

Chương 1 – Lịch sử của chữ Hán/Bảng chữ cái tiếng Trung

Hán ngữ là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới.

Không như những ngôn ngữ khác, tiếng Trung không có bảng chữ cái và cũng không được viết bằng một chuỗi các ký tự, mà bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm.

– Các sử gia đã tìm được những bản chữ viết tiếng Trung cổ với niên đại lên đến hơn 3000 năm trước, tuy vậy, chữ viết hiện đại như chúng ta có thể thấy ngày nay, cũng đã hơn 2000 năm tuổi và được phát triển trong triều đại nhà Hán.

Tất nhiên, cũng như mọi ngôn ngữ khác, “Bảng chữ cái tiếng Trung” đã tiến hoá nhiều từ những “ghi chép” đầu tiên của 2000 năm trước. Những chữ viết này đã tiến hoá thành chữ viết của rất nhiều ngôn ngữ hiện đại khác nhau như tiếng Quảng Đông (ngôn ngữ mẹ đẻ ở Hồng Kông và vùng Quảng Đông, Trung Quốc), Kanji/Hán tự (chữ Hán để biểu âm và biểu nghĩa trong tiếng Nhật) và Hán Nôm (ký tự phát triển từ chữ Hán được sử dụng ở Việt Nam trước khi chúng ta chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ).

Ở Trung Quốc đại lục, những chữ Hán này vẫn tiếp tục phát triển đến năm 1950 khi chữ Hán giản thể được giới thiệu để giảm tỉ lệ mù chữ. Ở Trung Quốc ngày nay, chữ Hán giản thể được sử dụng phổ biến nhất, mặc dùng chữ Hán phồn thể vẫn được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông.

Chương 2 – Vậy nếu không có Bảng chữ cái tiếng Trung, làm sao chúng ta có thể học Hán ngữ?

Đó là một câu hỏi hay, và câu trả lời cũng khá đơn giản (trên lý thuyết)… chúng ta sẽ học từ đầu tất cả các chữ Hán.

Một khi bạn bắt đầu học được khoảng 10 đến 20 chữ Hán đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng những chữ Hán này xuất hiện trong rất nhiều từ, và một vài chữ Hán còn có âm đọc y hệt nhau nữa.

Ví dụ với chữ Hán cơ bản nhất này: 一 (Yī – Nhất/Một).

Tuyệt vời, vậy là chúng ta đã học được chữ Hán đầu tiên! Vậy nghĩa là mỗi khi tôi thấy chữ 一 có nghĩa là sẽ có một đơn vị gì đó đúng không? Sai rồi!

Đây là chữ Hán có nghĩa cùng, chung hoặc cộng: 共 Gòng.

Vậy là chúng ta đã học được hai chữ Hán, nhưng chúng ta chuẩn bị được học chữ thứ ba, và chỉ đơn giản là ghép hai chữ Hán bên trên lại để tạo thành…

Hãy thử đoán xem từ 一共 có nghĩa là gì nào? Nó có nghĩa là tất cả.

Cũng khá hợp lý phải không nào? Đây là trường hợp điển hình cho mọi bài học tiếng Trung của bạn, chỉ cần ghép các chữ Hán lại với nhau là bạn đã học được cách tạo nên một từ mới rồi.

Vậy là chúng ta có hai chữ Hán có nghĩa riêng, “thời gian” và “khu vực”.

Vậy nếu chúng ta ghép hai chữ này lại với nhau thì sao?

Từ 时区 này nghĩa là gì?

“Thời gian” và “khu vực” ghép lại với nhau sẽ có nghĩa là “múi giờ” trong tiếng Trung. Vậy thì, kể cả khi không có một bảng chữ cái tự nhiên, việc học tiếng Trung lại cần một sự nhất quán trong suy nghĩ.

Chương 3 – Lô-gíc của tiếng Trung

Bạn có thể dễ dàng nhìn vào một bài báo, một tờ báo hay thậm chí chỉ cần một câu tiếng Trung thôi, và nghĩ rằng ” Không, mình không học nổi tiếng này đâu “, nhưng hãy nghe chúng tôi.

Mặc dù có số lượng từ vựng nhiều khủng khiếp, có rất nhiều ví dụ để cho bạn thấy chữ Hán thông minh đến mức nào…

Ví dụ chữ Hán của Điện là 电 diàn

Và ba chữ sau:

Vậy là chúng ta đã có bốn từ mới. Bây giờ nếu ghép từ “Điện” vào trước mỗi từ này, bạn sẽ có được từ mới mà nghĩa hoàn toàn có thể đoán được như sau:

Điện + Nhìn = TV 电视/diànshì/điện thị

Điện + Não = Máy tính 电脑/diànnǎo/điện não

Điện + Bóng = Rạp chiếu phim 电影/diànyǐng/điện ảnh

Quá hợp lý phải không nào! Vậy nên mặc dù Hán ngữ không có bảng chữ cái để ghép các ký tự thành một từ, bạn có thể làm tương tự với chính các chữ Hán đã có.

Một vài từ được cấu thành bởi chỉ một chữ, những từ khác có thể được tạo thành từ hai, ba (hoặc thậm chí bốn hay năm chữ khác trong một số trường hợp hiếm gặp).

Chương 4 – “Bảng chữ cái tiếng Trung có bao nhiêu ký tự?”

Để giao tiếp thoải mái hàng ngày bằng tiếng Trung, bạn sẽ cần biết khoảng 500-750 chữ Hán.

2,000 chữ Hán – là số lượng chữ bạn cần biết để đọc được một bài báo

2,633 chữ Hán – là số lượng chữ bạn cần biết để đậu kỳ thi HSK bậc 6.

8,000 chữ Hán – là số lượng chữ một người Trung Quốc được học hành tử tế sẽ biết

20,000 chữ Hán – là số lượng chữ có trong một quyển từ điển Hán ngữ hiện đại

Từ từ, vẫn chưa hết đâu!

Từ điển Trung Hoa Tự Hải (中华字海/Zhōnghuá zì hǎi) thậm chí còn nâng mọi thứ lên một tầm cao mới nữa. Quyển từ điển khá “ngắn gọn” này có đủ định nghĩa của chỉ 106,230 chữ Hán mà thôi!

Vậy nên nếu có ai đó hỏi bạn bảng chữ cái tiếng Trung có bao nhiêu ký tự, bạn không những có thể chỉ ra sự không chính xác của câu hỏi này, mà còn có thể khiến họ ngưỡng mộ với những con số khổng lồ này nữa!

Ồ, tiện thể khi nhắc đến các con số, các bạn hãy xem qua video này để xem học các con số LỚN trong tiếng Trung dễ như thế nào!

Quay trở lại với bảng chữ cái…

Về việc học tiếng Trung, các con số thực sự không quá đáng sợ. Cụ thể như sau…

Như bạn có thể thấy bên trên – trong việc học tiếng Trung, một khi bạn đã biết được vài trăm chữ Hán, bạn sẽ có thể vận hành cuộc sống hàng ngày một cách ổn thoả và số lượng từ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng từ đó.

Những chữ Hán giống nhau mà bạn phải biết.

Chương 5 – Bộ thủ: Có những bộ thủ nào trong tiếng Trung?

Định nghĩa sau được lấy từ trang Wikipedia về bộ thủ trong tiếng Trung …

Một bộ thủ trong tiếng Trung (Tiếng Trung: 部首, bính âm: bùshǒu) là thành tố đồ họa của chữ Hán trong truyền thống để sắp xếp các chữ trong từ điển tiếng Trung. Thành tố này thường dùng để chỉ nghĩa của chữ, mặc dù trong một vài trường hợp, mối liên kết với nghĩa gốc của chữ cũng mất dần khi nghĩa thay đổi theo thời gian.

Điều này tuyệt vời ở chỗ là kể cả khi bạn không nhận biết được mặt chữ, càng học nhiều bạn sẽ càng biết nhiều hơn những từ có bộ Thuỷ để giới hạn những nghĩa có thể của chữ lạ đó.

Vậy giờ bạn sẽ muốn biết có bao nhiêu bộ thủ trong tiếng Trung phải không?

Một số bộ thủ nằm bên trái của chữ, một số nằm trên đầu, bên dưới hoặc bên phải, và một số bộ thủ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn những bộ khác.

Một số bộ thủ không dễ nhận biết như bộ Thuỷ, nhưng có lại có những hàm ý khác.

Bộ thủ của Người là 亻(rén/nhân)

Một ứng dụng của bộ Nhân là chữ 你 (nǐ/nễ) dành cho ngôi nhân xưng thứ 2 số ít như bạn, anh, chị, ông, bà, con, v.v.

Bộ thủ của Băng là 冫(bīng/băng)

Một ứng dụng của bộ Băng là chữ 你 (dòng/đông) nghĩa là đóng băng.

Bộ thủ của Cánh cửa là 门 (mén/môn)

Một ứng dụng của bộ này là chữ 间 (jiān/gian) nghĩa là căn phòng.

HÃY XEM LẠI NHÉ – Bạn có thấy bộ thủ thứ ba门 bọc bên ngoài chữ để tạo nên chữ间 thay vì nằm bên trái của chữ không? Các bộ thủ có muôn vàn hình dáng và kích thước, nhưng thường đưa ra những gợi ý về nghĩa của chữ ngay khi bạn vừa nhìn vào chữ đó.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bộ thủ trong tiếng Trung, chúng tôi đã chuẩn bị Bộ hướng dẫn cho người mới bắt đầu này cho bạn:

Chương 6 – Thứ gần nhất với Bảng chữ cái Tiếng Trung – Xin giới thiệu: Bính âm (Pinyin)

Mặc dù Bảng chữ cái tiếng Trung không tồn tại, sự xuất hiện của Bính âm (Pinyin) đã trở thành cứu cánh cho rất nhiều người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Trung.

Vậy Bính âm là cái gì? Theo định nghĩa của người bạn thân thiết Wikipedia của chúng ta:

Bính âm Hán ngữ (Trong Hán ngữ Giản thể: thường được gọi tắt là Bính âm, là hệ thống ký âm bằng chữ la-tinh chính thức của tiếng Quan Thoại ở Trung Quốc đại lục và một phần của Đài Loan. Bính âm thường được dùng để dạy và học tiếng Quan Thoại viết bằng chữ Hán. Hệ thống Bính âm được phát triển vào những năm 1950s.

Bạn có thể đã để ý thấy những từ diễn tả cách phát âm nằm bên cạnh mỗi chữ Hán mới được giới thiệu. Đó chính là Bính âm.

Ví dụ:

Mỗi chữ Hán sẽ được tạo thành bởi một phụ âm và một nguyên âm (với thanh điệu nằm phía trên phần cuối).

Bính âm là một cách rất tuyệt để giúp học sinh tiếng Trung bắt đầu học tiếng Quan Thoại dễ dàng hơn. Bước đầu tiên là học các thanh âm và cách phát âm các nguyên âm và phụ âm. Chẳng mấy chốc mà bạn sẽ có thể đọc được bính âm, rồi bạn sẽ dần biết cách liên kết các chữ Hán với bính âm của nó. Đơn giản vậy thôi !

Bạn cũng nên lưu ý là một số nguyên âm và phụ âm có cách phát âm tương tự như trong tiếng Anh, một số thì không. Một vài âm cũng nghe cực kỳ giống nhau. Luyện tập và thời gian sẽ giúp bạn phân biệt được chúng.

Một số ví dụ có thể là :

shàng (như trong Shanghai – Thượng Hải) – cách phát âm sẽ giống như cách phát âm chữ “s” trong tiếng Việt.

fēn – tương tự như ví dụ trên, cách phát âm giống chữ ” ph ” trong tiếng Việt.

C – đây là một âm cần phải lưu ý. Ký tự “C” luôn được phát âm là “ts”, giống như cách phát âm phần đuôi của chữ “bits” trong tiếng Anh hoặc chữ “x” ở một số vùng miền trong tiếng Việt.

Q – đây cũng là một âm cần để ý. “Q” được phát âm giống chữ “chee” trong tiếng Anh hoặc chữ “sờ chờ” trong tiếng Việt.

Zh – đây là một âm không phổ biến. Chữ “Zh” đọc nghe giống chữ “J” trong tiếng Anh hoặc chữ “tr” trong tiếng Việt. Ví dụ chữ Zhang đọc nghe giống chữ “Jang” trong tiếng Anh hoặc chữ “Trang” trong tiếng Việt.

Như bạn thấy đấy, mặc dù một vài nguyên âm và phụ âm có cách phát âm tương tự như trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, một số khác được phát âm khác hoàn toàn. Lời khuyên tốt nhất cho bạn ở đây là hãy tiếp cận tiếng Trung bằng chính cách phát âm của nó, thay vì cố gắng “dịch” cách phát âm này sang những âm tương tự trong tiếng Việt. Chắc chắn nghe thì có vẻ dễ lắm, nhưng đừng cố gắng đọc những từ tiếng Hán bằng âm tiếng Việt, vì trong nhiều trường hợp, người Trung Quốc bản địa sẽ không hiểu bạn đang nói gì đâu!

Wade-Giles

Chương 7 – Các ví dụ khác của Bảng chữ cái tiếng Trung

Trước khi hệ thống Bính âm trở nên phổ biến ở Trung Quốc đại lục, đã có nhiều hệ thống khác được dùng để ký âm tiếng Quan Thoại. Một trong những hệ thống ký âm bằng chữ la-tinh chính được dùng là hệ thống Wade-Giles.

Hệ thống ký âm này ban đầu được phát triển bởi một Đại sứ người Anh ở Trung Quốc – Thomas Francis Wade. Ông đã trở thành Giáo sư tiếng Quan Thoại đầu tiên ở đại học Cambridge và đã xuất bản quyển sách dạy tiếng Quan Thoại đầu tiên của mình vào năm 1867.

Theo lô-gíc, hệ thống này được gọi là hệ thống Wade-Giles.

Ông đã tạo nên hệ thống ký âm của riêng mình để phát âm các chữ Hán. Hệ thống này sau đó được hoàn thiện bởi Herbert Allen Giles và con trai của mình là Lion Giles, một nhà ngoại giao người Anh ở Trung Quốc và sau này là một người sưu tầm của bảo tàng Anh Quốc.

Hệ thống này có một vài điểm chung với hệ thống Bính âm nhưng có những biến thể riêng biệt trong cách phát âm các nguyên âm và phụ âm. Ngày nay hệ thống này đã hoàn toàn bị hệ thống Bính âm thay thế ở Trung Quốc đại lục. Mặc dù vậy, ở Đài Loan hệ thống Wade-Giles vẫn được sử dụng trong một vài trường hợp như tên địa danh. Ví dụ cách viết của Đài Bắc trong Bính âm là Taipei thay vì Táiběi (台北) và Cao Hùng là Gāoxióng (高雄) thay vì Kaohsuiung trong Bính âm.

Chú âm phù hiệu (Zhuyin Fuhao/Bopofomo)

Chú âm phù hiệu (Zhuyin Fuhao/注音符號) hay còn được gọi là Bopofomo hoặc Chú âm, là một cách chú âm khác chủ yếu được dùng để ký âm tiếng Quan Thoại ở Đài Loan. Nó có 37 ký tự và 4 thanh âm để ký hiệu tất cả các âm trong tiếng Quan Thoại.

Bốn ký tự đầu tiên của bộ ký âm này là “bo” “po” “fo” và “mo” (ㄅㄆㄇㄈ) và cũng là nguồn gốc tên gọi của hệ thống ký âm này.

Không như Bính âm và Wade-Giles, Chú âm là một hệ thống ký âm riêng biệt, không sử dụng bảng chữ cái La Mã. Trong một số trường hợp, đây là một lợi thế vì các ký tự không dễ bị lẫn với cách phát âm của các ngôn ngữ khác.

Những ký hiệu này vốn dựa trên chữ tốc ký của Triết học gia và Nhà văn Chương Bỉnh Lân (Zhang Binglin).

Hệ thống này được phát triển vào đầu những năm 1900 trong thời kỳ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Một hội đồng do học giả, nhà ngôn ngữ nổi tiếng – Ngô Trĩ Huy (吳稚暉) – lãnh đạo đã thống nhất cách phát âm Hán ngữ.

Chú âm phù hiệu vẫn được sử dụng rộng rãi ở Đài Loan, đặc biệt là ở bậc Tiểu học và Trung học để dạy trẻ em cách phát âm. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy cách ký âm này bên cạnh chữ Hán trong sách giáo khoa hoặc từ điển.

Học cách viết chữ Hán chủ yếu xoay quanh vận dụng kiến thức chữ Hán, nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nhận ra những chữ Hán phổ biến nhất được sử dụng nhiều như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn thấy đấy, có rất nhiều cách sử dụng khác nhau cho 一, đó là lý do vì sao đây là từ thông dụng thứ hai trong tiếng Trung.

Ví dụ, khi nói “Tôi là người Việt Nam” bạn sẽ sử dụng chữ 是 để nối từ “Tôi” và “người Việt Nam”. Để nói “Tôi đang vui”, bạn bỏ chữ 是 và nói 我很开心. Cách dùng 我是开心 là sai.

Như bạn có thể thấy, chữ 人 như được thổi thêm sức sống qua thẻ chữ minh hoạ của Chineasy. Chúng tôi cũng đã viết một bài đánh giá cho ứng dụng Tinycards cách đây không lâu. Tinycards dùng một cách khá tương đồng với Chineasy (thẻ từ vựng) để dạy tiếng Trung và nếu bạn thích học Hán ngữ theo cách này thì bài đánh giá sẽ rất đáng đọc.

我很好Wǒ hěn hǎo

Một chữ tưởng như sẽ nằm ở vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng, 我 có nghĩa là “tôi”, “của tôi” hoặc các danh xưng ngôi thứ I khác, và có thể được dùng để chỉ số nhiều. Ví dụ, “chúng tôi” trong tiếng Trung là 我们 (Wǒmen) với chữ “men” mang nghĩa số nhiều.

Wǒmen shì yìdàlì rén

Tôi rất khoẻ.

Wǒ 34 suì

Chúng tôi là người Ý.

Wǒ xǐhuān chī bǐsà

Tôi 34 tuổi.

Tôi thích ăn Pizza.

在 là một động từ để xác nhận địa điểm hoặc sự tồn tại của một thứ gì đó. Nó có nghĩa là “ở” hoặc “tại”.

我在上海。Wǒ zài Shànghǎi.

Với ví dụ bên trên, một lỗi thường gặp với những người học tiếng Trung là dùng chữ 是 cùng với chữ 在. Đây là cách dùng sai. Ví dụ, dùng 我是在上海 là sai về mặt ngữ pháp. Thay vào đó, chúng ta hãy xem cách sử dụng đúng trong các ví dụ sau:

Tāmen zài Yīngguó.

Tôi đang ở Thượng Hải.

Shéi zài lóushàng?

Họ đang ở nước Anh.

nǐ zhù zài nǎ lǐ

Ai đang ở trên lầu?

Bạn sống ở đâu?

Từ tā thực ra là một ví dụ tuyệt vời cho việc vì sao học Hán ngữ lại không khó đến vậy. Nếu như trong tiếng Việt, chúng ta có từ riêng cho anh ấy, của anh ấy, cô ấy, của cô ấy, và nó, người Trung Quốc chỉ dùng 1 bính âm để chỉ ngôi thứ ba số ít (mặc dù cách viết chữ Hán của nam và nữ khác nhau). Đây là một lý do thường thấy cho trường hợp người Trung Quốc khi học tiếng Anh hoặc tiếng Việt lại dễ bị nhầm lẫn giữa cách dùng “he/anh ấy” và “she/cô ấy” khi nói.

Nếu bạn muốn biết thêm 100 chữ Hán phổ biến nhất, bạn đã gặp may rồi…

Chương 9 – Các chuyên gia nói gì?

Vậy là chúng ta đã điểm qua nhiều khía cạnh của tiếng Trung từ Bảng chữ cái cho đến Ký tự, nhưng còn

Simon từ Omniglot

Người đầu tiên là AGER SIMON, người sáng lập của website chúng tôi Simon có bằng Cử nhân Hán ngữ Hiện đại và Nghiên cứu Nhật ngữ từ trường Đại học Leeds, đã học tiếng Nhật ở Đại học Ngoại ngữ Kansai ở Osaka, và Văn học Hán ngữ hiện đại và truyền thống ở Đại học Sư Phạm Quốc Gia Đài Loan ở Đài Bắc. Anh hiện đang điều hành chúng tôi một bách khoa toàn thư về các hệ thống chữ viết và ngôn ngữ. Anh ấy có thể nói trôi chảy tiếng Phổ thông, khá tốt tiếng Nhật và có hiểu biết cơ bản về tiếng Qunảg Đông và Đài Loan. Anh cũng biết nói vài ngôn ngữ khác nữa.

Tôi đã học Hán ngữ và Nhật ngữ ở các trường Đại học ở nước Anh, Đài Loan và Nhật Bản, nên có một ít kinh nghiệm về việc học các chữ Hán. Tôi đã học cả chữ Hán phồn thể và giản thể, cũng như Hán tự trong tiếng Nhật. Việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức, nhưng cũng khá thú vị và xứng đáng, và đã giúp tôi kiếm được việc ở Đài Loan và nước Anh. Tôi đã phát hiện ra rằng học cách viết các nét theo đúng thứ tự và viết tay các chữ nhiều lần giúp tôi ghi nhớ được chúng. Tôi cũng dùng thẻ từ vựng, và liên kết hình dạng của chữ với ý nghĩa và cách phát âm của từng chữ bằng cách mường tượng ra những hình ảnh sinh động trong đầu. Càng học được nhiều chữ thì việc học các chữ sau sẽ càng dễ hơn, vì tôi có thể thấy được sự liên kết giữa các chữ và nhận ra được cấu trúc của chúng.

Bạn có thể theo dõi blog Omniglot của Simon, tài khoản YouTube, trang Instagram và các kênh Mạng Xã hội khác, rất đáng để theo dõi.

Lindsay từ trang Lindsay học Ngôn ngữ

Tiếp theo, chúng ta có chuyên viên ngôn ngữ Lindsay Williams, người điều hành website chúng tôi Thật thú vị là trong website cô ấy có nói rằng mình chưa đầu tư học ngôn ngữ một cách nghiêm túc cho tới khi cô phải học một khoá GCSE Tiếng Tây Ban Nha để có thể dịch các bài hát của Shakira! Đó cũng là một cách thông minh để bắt đầu học một ngôn ngữ mới!

Lindsay học Ngôn ngữ bắt đầu như một sở thích và đã dần phát triển thành một mô hình kinh doanh khi Lindsay bắt đầu dạy trực tuyến song song với các nhóm trường và nhóm tập đoàn. Lindsay thật tuyệt vời!

Lindsay đã rất tốt bụng khi dành chút thời gian trong lịch trình bận rộn của mình để liên lạc với chúng tôi và gửi đến các bạn lời khuyên sau…

“Khi tôi học tiếng Trung trong quá khứ, các chữ Hán luôn tạo thành một lớp nghĩa mới cho ngôn ngữ mà bạn sẽ không có được khi học một ngôn ngữ dùng bảng chữ cái mà bạn đã biết. Điều này có vẻ đáng sợ lúc ban đầu nhưng khi bạn thay đổi cách suy nghĩ của mình, hãy coi như đây là một cách nhìn mới, và tìm cách của riêng mình để học và nhớ chữ, nó có thể sẽ trở thành một trong những thứ bạn thích nhất khi học tiếng Trung!”

Olly từ trang Tôi Sẽ Dạy Bạn Một Ngôn Ngữ

Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn, Tôi Sẽ Dạy Bạn Một Ngôn Ngữ. Trang website này là một nguồn trực tuyến tuyệt vời để học ngôn ngữ do Richards Olly quản lý. Chúng tôi rất vui vì Olly đã gửi đến các bạn, người đọc đáng quý của chúng tôi, một vài thông tin hữu ích khi học tiếng Trung.

“Học cách đọc Hán ngữ là một việc khó, và rất dễ bị để dành làm sau! Thực ra, chính tôi cũng đã mắc phải lỗi này khi học tiếng Nhật và tiếng Trung, và chọn chỉ tập trung vào kỹ năng nói. Đừng đi vào vết xe đổ của tôi! Nếu bạn thực sự muốn sử dụng ngôn ngữ này một cách trôi chảy vào một ngày nào đó, bạn phải biết đọc hiểu ngôn ngữ đó. Tất cả bắt đầu từ việc học đọc! Việt biết đọc sẽ giúp bạn mở ra lượng nội dung vô giới hạn, và những nội dung đó sẽ trở thành giáo viên tốt nhất của bạn!”

Học Hán ngữ qua điện thoại – Ngày nay có hàng trăm ứng dụng học tiếng Trung nhưng đâu là những cái tốt nhất?

Hẹn hò ở Trung Quốc – Như có nói ở trên, văn hoá Trung Hoa rất giàu đẹp, nhưng nó không chỉ gói gọn trong việc học tập! Văn hoá hẹn hò ở Trung Quốc khác biệt như thế nào? Chắc chắn sẽ không giống như những gì bạn vẫn biết rồi!

Tục ngữ Trung Quốc – Vừa tìm hiểu thêm về sự thông thái của văn hoá Trung Hoa truyền thống vừa học được thêm những từ và cụm từ mới.

BẠN CÓ BIẾT KHÔNG – Số đếm trong tiếng Trung cũng có những chữ Hán cho riêng mình đấy.

Chúng tôi đã dành riêng một bài blog khác cho Số đếm trong tiếng Trung, nhưng chúng tôi cũng đã dành một chút thời gian để làm những video hữu ích cho bạn để có một hướng dẫn ngắn gọn về cách học số đếm trong tiếng Trung!

Muốn tìm hiểu thêm về LTL?

Dịch từ bản tiếng Anh của Max Hobbs từ trang của Trường Hán Ngữ LTL.

Trường Hán Ngữ LTL tin rằng việc học tiếng Trung không nên bị giới hạn trong khuôn khổ của lớp học. Khi học ở Trung Quốc, bạn sẽ có thể hoàn toàn đắm mình trong văn hóa Trung Hoa để có sự thấu hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Bộ Thủ Tiếng Trung trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!