Bạn đang xem bài viết Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay
Khi nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay có nghĩa là nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chương trình ngữ pháp tiếng Việt và sách giáo khoa có ghi: “Ngữ pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội “(2). Và dạy ngữ pháp là “ giúp học sinh có hiểu biết về qui tắc cấu tạo từ, nắm qui tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp”. Tuy nhiên, việc thực hiện sự hiểu biết nầy lại là vấn đề khác.Theo sách giáo khoa và vở bài tập cho thấy các bài tập ngữ pháp chưa đáp ứng nguyên tắc giao tiếp. Ở Úc, từ năm 1991 đã có chương trình mới dành cho việc dạy ngôn ngữ khác tiếng Anh
(Languages Other Than English – LOTE), một chương trình dành cho các lớp từ mẫu giáo đến lớp 10 (Curriculum and Standards Framework – CSF) và một chương trình dành cho lớp 11 và 12 (Study Design). Cả hai chương trình đã có chương trình soạn riêng cho tiếng Việt.Trong các chương trình nầy đều có ghi: ” Mục đích học tiếng Việt: Học sinh học để giao tiếp bằng tiếng Việt với nhiều mục tiêu và tình huống khác nhau” (Goals of learning Vietnamese (LOTE): Students learn to communicate in Vietnamese for many purposes and in many contexts) and “ Students develop an understanding of the way language works. . .” (3- trong CSF). Còn ở trong Study Design thì “ Mục tiêu là dùng tiếng Việt để giao tiếp với người khác và hiểu tiếng Việt như một hệ thống” (Aims: “Use Vietnamese to communicate with others” and “ understand language as a system(4). Như vậy, ở Úc đang áp dụng tiến trình giao tiếp nghĩa là dạy cho học sinh học tiếng Việt để dùng trong giao tiếp và vẫn dạy cho học sinh hiểu cấu trúc tiếng Việt (ngữ pháp) để dùng tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có một bộ sách ngữ pháp tiếng Việt thích hợp với phương pháp mới. Còn ở các nước khác như ở Mỹ, Gia Nã Ðại, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Hòa Lan cũng có những lớp dạy tiếng Việt nhưng thật khó mà thẩm định vì không có chương trình chính thức, có khi họ theo Úc, có khi họ theo Việt Nam và cũng có khi họ vẫn giữ theo truyền thống cũng bởi họ không có chương trình huấn luyện giáo viên tiếng Việt.
2. Quan niệm ngữ pháp trong tiến trình giao tiếp
Trong tác phẩm của Widdowson (5), cho rằng “ mục đích của việc giảng dạy ngôn ngữ là phát triển khả năng giao tiếp”. Quan điểm chung về ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp như sau: a. Ngôn ngữ là một hệ thống để diễn tả ý nghĩa. b. Chức năng căn bản của ngôn ngữ là dùng để giao tiếp. c. Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh trong chức năng và cách dùng giao tiếp. d. Ðơn vị cơ bản của ngôn ngữ không phải chỉ là những yếu tố cấu trúc và ngữ pháp, mà còn là các loại ý nghĩa và chức năng được diễn đạt trong các thể loại dùng ngôn ngữ ( ngữ thể/ văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms). Vì quan niệm như thế cho nên mọi qui luật cấu trúc hoạt động ngữ pháp chỉ được rút ra từ căn bản lời nói sinh động, ngữ thể giao tiếp. Trong một tác phẩm khác, Wilkins nói về quan điểm ngữ pháp như sau: ” An analysis of the communicative meanings that a language learner needs to understand and express, rather than describe the core of language through traditional concepts of grammar and vocabulary”(6). Có nghĩa là người học cần hiểu và diễn đạt hơn là mô tả điểm chính của ngôn ngữ bằng quan niệm truyền thống từ pháp và cú pháp.
3. Ngữ pháp tiếng Việt trong một bài học và chương trình tiếng Việt
Khi đã minh định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, để trao đổi tư tưởng , tình cảm thì việc học trước hết phải được học để sử dụng một phương tiện giao tiếp, tức là hiểu tiếng Việt trong thế vận hành giao tiếp để học sinh có thể sử dụng tiếng Việt để nghe, nói, đọc và viết. Việc dạy lý thuyết và phân tích ngữ pháp tự thân không phải là mục đích học tiếng Việt, có chăng chỉ là phương tiện để nhận diện các đơn vị ngữ pháp để hiểu chức năng của chúng, từ đó, sử dụng chúng trong lời nói, trong giao tiếp. Ngữ pháp tiếng Việt bao gồm tất cả các qui tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành ngữ (phrase/ cụm từ), thành câu và các qui tắc liên kết câu để thành đoạn văn và ngữ thể (văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms) ( Phụ Bản A). Ví dụ như cách cấu tạo từ đơn tiếng Việt cần đơn giản hóa và tổng hợp (Phụ Bản B). Trong hai chương trình hiện hành, CSF và Study Design đều có đưa ra những điểm ngữ pháp để học sinh học thực hành: “ The student is expected to recognise and use the following grammatical items:. . .” (7) Như vậy, những qui tắc ngữ pháp nhằm giúp học sinh vận dụng từ hiểu sang dùng tiếng Việt hơn là ngừng lại ở sự hiểu biết mà thôi. dấu câu, viết hoa, qui tắc về ngữ điệu khi nói, đọc: khi nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi; Ðọc, nói phải đúng giọng điệu phù hợp với với các kiểu câu theo mục đích. Ngày nay, các nhà giáo dục cũng như ngôn ngữ đều cho rằng “đơn vị giao tiếp nhỏ nhất là lời nói, có nghĩa là câu” (Phụ Bản C). Do đó, khi dạy ngữ pháp, dù là từ pháp cũng phải rút ra từ căn bản câu: cấu trúc và phát triển câu. Cũng bởi lý do khi một từ đứng riêng lẻ (ngay cả thực từ), khó mà xác định ý nghĩa của nó. Ví dụ như các từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người : chân, tay, mặt. . .Trong khi dùng, chúng ta còn có : Bà Nam có chân trong ban chấp hành. . .Ông Bắc là một tay quần vợt. . .Ý nghĩa của những từ nầy khác xa với ý nghĩa chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
4. Giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt như thế nào?
Khi dạy gữn pháp, thông thường gồm có hai phần: Dạy kiến thức ngữ pháp và dạy thực hành ngữ pháp. Việc dạy ngữ pháp, dù là dạy kiến thức ngữ pháp, cũng phải được thực hiện bằng hệ thống bài tập thích hợp. Quan điểm dạy tiếng Việt là tạo hoạt động dùng tiếng Việt để giao tiếp, do đó hệ thống bài tập đi từ (a) nhận diện, phân tích đến (b) tổng hợp ứng dụng vào tình huống giao tiếp. Các bài tập phải theo nguyên tắc giao tiếp thực dụng và trực quan. Ví dụ: Ðề tài học là “Gia đình”. Cho học sinh nghe đàm thoại sau: Mary: – Mai ơi! Tôi nghe nói gia đình Việt Nam có đông người lắm, phải không? Mai : – Có gia đình đông người và cũng có gia đình ít người. Không phải gia đình nào cũng đông cả. Mary: – Như gia đình Mai gồm có những ai? Mai : -Gia đình mình gồm có ông bà, ba mẹ, anh chị và mình. Giáo viên đã có dự kiến trước là qua bài đàm thoại nầy, lấy những điểm ngữ pháp nào để dạy học sinh để có thể soạn bài tập thích hợp. Mấy điểm cần lưu ý khi chọn điểm ngữ pháp để dạy: thông dụng, dễ và ít phức tạp. Từ ví dụ trên, giáo viên có thể chọn điểm ngữ pháp “từ ghép hợp nghĩa” có nghĩa là một từ ghép bởi hai từ đơn đều có nghĩa. Như từ ba/ mẹ, ông/ bà, anh/ chị v.v . .và phát triển thêm những từ khác Bài tập nhận diện, phân tích -Hãy viết lại 3 từ ghép hợp nghĩa trong bài đàm thoại vừa nghe. -Nối hai từ lại với nhau trong các từ sau đây để thành từ ghép hợp nghĩa. -Hãy tìm phần vị ngữ trong các câu sau đây. -Hãy thêm dấu hỏi hoặc ngã vào các từ trong các câu sau đây. -Hãy viết lại các tiếng tính từ trong đoạn văn sau đây. Sau khi cho học sinh làm một vài bài tập về nhận diện, phân tích, tiếp theo giáo viên cho học sinh làm bài tập (hay là hoạt động dùng tiếng Việt) trong tình huống giao tiếp thực và có tính sáng tạo.
Bài tập tổng hợp thực dụng và sáng tạo: Mục đích dạy câu là dạy cho học sinh diễn đạt ý nghĩ trọn vẹn trong tình huống giao tiếp. Bài tập đặt câu thực dụng rất quan trọng trong phát triển lời nói theo tiến trình tự nhiên: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ thể nhằm thỏa mản nhu cầu giao tiếp có thật chứ không phải chỉ có tình huống học tập trong lớp. -Ðặt câu với từ “ba mẹ”. a.) . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ. (Em đối với ba mẹ như thế nào?) b.) Ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .(Ba mẹ đã làm gì cho em?) c.) . . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ vì ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . .) -Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về gia đình của em. -Xem hình và trả lời các câu hỏi. -Hãy thêm vào chủ ngữ hoặc vị ngữ để hoàn thành các câu sau đây. Tóm lại, các bài tập ngữ pháp nhằm luyện cho học sinh kĩ năng nhận biết một số đơn vị ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp, ngay cả cấu trúc ngữ âm, nhằm giúp học sinh nói viết theo đúng qui tắc ngữ pháp, chính tả đồng thời nhận biết cái hay và những tinh hoa của tiếng Việt.
Bài Giảng Các Nguyên Tắc Và Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt
Bài giảng Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt Biên tập bởi: Trịnh Thị Lan
Bài giảng Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt Biên tập bởi: Trịnh Thị Lan Các tác giả: Trịnh Thị Lan
Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/47b18be5
MỤC LỤC 1. Các nguyên tắc giáo dục vận dụng vào dạy học tiếng Việt 2. Các nguyên tắc đặc thù trong dạy học tiếng Việt 3. Các phương pháp dạy học tiếng Việt 3.1. Khái niệm về phương pháp dạy học 3.2. Phương pháp thông báo – giải thích 3.3. Một số thủ pháp thường được sử dụng trong dạy học tiếng Việt 3.4. Một số hình thức thể hiện của phương pháp 4. Vận dụng tri thức lí thuyết vào thực hành Tham gia đóng góp
1/39
tính chính xác, tính khoa học, có khả năng góp phần rèn luyện tư duy cho các em ở mức có thể tối đa. Cùng với việc giáo dục thế giới quan khoa học, để đảm bảo tính tư tưởng, dạy tiếng còn phải góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Đây là một vấn đề phức tạp và tế nhị đòi hỏi không thể đồng nhất giáo dục với giáo huấn. Cần phải chuyển hoá các nội dung giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức vào mọi khâu của hoạt động dạy tiếng. Trước hết là phải làm cho các em thích học tiếng. Để cho học sinh thích học tiếng thì nội dung phải thiết thực, hình thức phải linh hoạt, phương pháp phải sinh động sao cho các em không chỉ thấy mình có khả năng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt mà còn thấy mình có khả năng sáng tạo ra cái hay cái đẹp bằng tiếng Việt. Những vấn đề thuộc nội dung tình cảm, đạo đức hợp chuẩn xã hội phải được lồng ghép một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn trong các văn bản ngữ liệu.
3/39
Nên sử dụng quy trình 2 trong dạy học tiếng Việt vì nó thể hiện được sự trực quan (học sinh theo dõi rất dễ), lại tái hiện được kiến thức gọn, hiệu quả, đảm bảo được tính khoa học và phát triển; phù hợp với nguyên tắc dạy học bộ môn. Vậy dạy học tiếng Việt phải đảm bảo nguyên tắc trực quan, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính hệ thống và phát triển. Viết bảng vẫn là một hình thức thể hiện tính trực quan phổ biến nhất trong dạy học hiện nay! Trực quan trong dạy – học tiếng chủ yếu là ” Trực quan ngôn ngữ ” cho nên tài liệu trực quan trong giờ dạy tiếng Việt chính là tiếng Việt. Để đảm bảo nguyên tắc này, ngoài việc đưa mẫu lời nói chuẩn giáo viên còn phải chú ý tới ngôn ngữ của chính mình và ngôn ngữ của học sinh( cả âm thanh và chữ viết). Trước đây, trong chương trình cải cách, mẫu lời nói chủ yếu là các ngữ liệu được dùng làm thí dụ. Vì vậy, khi đưa các thí dụ, sách giáo khoa và giáo viên cần phải xác định rõ tính chuẩn của ngữ liệu ( chuẩn về tính điển hình, chuẩn về nội dung…). Trong chương trình tích hợp hiện hành, ngữ liệu dạy tiếng không tách rời các văn bản văn học, vì thế, bên cạnh các ngữ liệu chọn làm thí dụ, các văn bản văn học được tuyển đưa vào chương trình cũng được coi là ” Mẫu lời nói ” và cũng phải đảm bảo tính chuẩn ( chuẩn về phong cách, chuẩn về hàm chứa những sự kiện ngôn ngữ điển hình cho hiện tượng tiếng Việt được đưa ra dạy học…). Trong giờ dạy – học tiếng Việt, ngôn ngữ của giáo viên và học sinh cũng là những phương diện trực quan rất quan trọng. Giáo viên không được quyền nói viết ngọng, nói viết sai từ, sai ngữ pháp, thậm chí không được quyền viết tắt, viết hoa, viết in, viết thường tuỳ tiện, không đúng với những quy định chính tả hiện hành. Khi học sinh tham gia đàm thoại xây dựng bài, giáo viên phải quan tâm đúng mức tới ngôn ngữ diễn đạt của các em, phải uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm, chính tả, dùng từ, đặt câu… Phải cho học sinh ý thức
4/39
được rằng trong giờ học tiếng Việt, việc sử dụng tiếng Việt của các em cũng là một nội dung học tập, rèn luyện kĩ năng.
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Anh (chị) tự kiểm tra tri thức cũ bằng cách chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi sau đây: Việc dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường được coi là việc dạy học:
Kiến thức này thuộc chương 1 của giáo trình, phần Đặc trưng của môn tiếng Việt trong nhà trường Liên hệ thực tiễn: Hiện nay, trong tổ chức, xây dựng chương trình và triển khai việc dạy học môn tiếng Việt còn một số khâu chưa thực sự đảm bảo tính khoa học. Anh (chị) thử đưa ra một vài ví dụ. Từ đó, nêu cách hiểu của mình về nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong dạy học tiếng Việt. Đây là nguyên tắc chung không phải chỉ riêng cho dạy – học tiếng song trong dạy – học tiếng, nguyên tắc này đòi hỏi các khái niệm, các quy tắc được đưa vào chương trình phải đảm bảo tính chính xác về nội dung khoa học, tính thống nhất về quan điểm và nguyên tắc. Tuyệt đối tránh tình trạng đưa những nội dung, những khái niệm tiếp thu vội vã của nước ngoài, áp đặt vào tiếng Việt, chưa qua kiểm nghiệm thực tế hoặc cùng một hiện tượng ngôn ngữ nhưng ở chỗ này thì trình bầy theo quan điểm này, gọi bằng thuật ngữ này những ở chỗ khác lại trình bầy theo quan điểm khác, gọi bằng thuật ngữ khác (chẳng hạn: cùng một đối tượng, lúc thì sử dụng thuật ngữ “kết từ”, lúc thì “liên từ”, lúc thì “hư từ”, lúc lại “quan hệ từ”,… lúc thì câu phức bao hàm cả câu ghép lúc lại câu phức đẳng lập với câu ghép,… lúc thì câu lúc lại phát ngôn, lúc phát ngôn lúc lại diễn ngôn, lại văn bản… ). Tính khoa học còn đòi hỏi các đơn vị kiến thức phải được phân bổ và trình bầy trong các bài học một cách hợp lí, nhất quán. Tính hợp lí của các đơn vị kiến thức không phải chỉ thể hiện ở việc xác định vị trí trước sau, trọng tâm hay không trọng tâm mà còn thể hiện cả ở phương diện định dung, định tính phù hợp với bản chất của hiện tượng ngôn ngữ và phù hợp quỹ thời gian. Tính nhất quán trong trình bầy đòi hỏi không được tuỳ tiện vi phạm nguyên tắc. Chẳng hạn đã khẳng định phải đặt các hiện tượng ngôn ngữ vào môi trường hành chức của nó để xem xét (từ trong câu, câu trong đoạn…) thì khi dạy – học về từ ngữ không được lấy thí dụ, đưa ngữ liệu chỉ là một từ tách rời khỏi ngữ 5/39
cảnh, khi chữa câu không được tách rời câu chữa ra khỏi vị trí chức năng của nó trong văn cảnh…
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển Đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của giáo dục học cần được vận dụng linh hoạt vào dạy – học tiếng Việt ở phổ thông dù với tư cách một môn học độc lập hay chỉ với tư cách một bộ phận cấu thành của môn chung tích hợp “Ngữ văn”. Như đã trình bầy ở mục nguyên tắc xây dựng chương trình, bất cứ chương trình nào cũng phải có tính hệ thống và tính phát triển. Yêu cầu này được thể hiện trước hết ở chỗ các đơn vị kiến thức được lựa chọn đưa vào chương trình luôn phải được tổ chức, sắp xếp theo một trình tự hợp lí (phân cấp, phân lớp, phân bài, thứ tự trước sau trong bài…), vừa phản ánh được mối quan hệ bản chất giữa các đơn vị kiến thức lại vừa thể hiện được tính thống nhất về quan điểm và mục đích của việc xây dựng chương trình. Với mỗi cấp học, chương trình luôn là sự kế thừa, tiếp nối có mở rộng nâng cao các tri thức đã được đưa vào dạy – học ở bậc học dưới và luôn là sự chuẩn bị những kiến thức cơ sở cho chương trình ở bậc học cao hơn. Đối với chương trình cải cách biên soạn theo quan điểm ” Tiếng Việt là một môn học độc lập “, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển được thể hiện ở cấu trúc ” đồng tâm “, các tri thức đã dạy – học ở bậc tiểu học sẽ được tổ chức dạy – học lại ở bậc THCS nhưng có mở rộng, nâng cao và các tri thức đã được dạy – học ở THCS sẽ lại được tổ chức dạy – học lại ở PTTH và được mở rộng nâng cao thêm một bước nữa. Với chương trình biên soạn theo quan điểm Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành của môn chung tích hợp “Ngữ văn”, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển được thể hiện có phần khác với sự thể hiện trong chương trình cải cách. Các tri thức đã dạy – học ở THCS sẽ không được tổ chức dạy – học lại ở PTTH mà được chuyển thành các bài tập thực hành trong hoạt động đọc – hiểu văn bản và làm văn. Đồng thời, các đơn vị kiến thức cũng sẽ được phân chia thành ba cụm, được biên soạn sắp xếp vào chương trình trên cơ sở của hai trục tích hợp đọc – hiểu và làm văn như đã trình bầy ở chương I. Kế thừa và phát triển còn đòi hỏi một mặt phải biết kế thừa có chọn lọc các nội dung của chương trình tiếng Việt đã có trước đó để đưa vào chương trình mới, mạnh dạn cắt bỏ những nội dung không cần thiết, những nội dung đã lạc hậu lỗi thời, mặt khác cũng phải biết tiếp thu, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo cách xác lập nội dung chương trình của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để hoàn thiện hiện đại hoá cho nội dung chương trình tiếng Việt.
Nguyên tắc phù hợp trình độ Hoạt động tự nhận thức
6/39
Nguyên tắc tích hợp Kiến thức cần huy động – Anh (chị) hiểu “tích hợp” là gì? – “Tính tích cực” thể hiện trong dạy học như thế nào? – Vì sao việc dạy học cần phải đảm bảo tính tích hợp, tích cực? – Trong dạy học, có thể có những cách tích hợp nào? Đọc tham khảo phần kiến thức sau: Vừa là công cụ của giao tiếp lại vừa là công cụ của tư duy, đó là bản chất xã hội của ngôn ngữ. Bởi vậy, người ta không thể dạy-học tiếng tách rời khỏi giao tiếp, tách rời
7/39
khỏi tư duy. Nội dung của giao tiếp, của tư duy luôn là kết quả tổng hoà của hoạt động nhận thức thuộc rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và tự nhiên. Cho nên, ở một mức độ nhất định, tự thân việc dạy-học tiếng nói chung, dạy-học tiếng Việt nói riêng cũng đã mang tính tích hợp rồi. Chẳng hạn khi lấy một thí dụ từ một văn bản văn chương hay một văn bản nhật dụng làm ngữ liệu để dạy-học một khái niệm, một quy tắc nào đấy về tiếng thì thực ra ít nhiều cũng đã vận dụng tích hợp giữa văn và tiếng. Có điều, sự vận dụng này còn mang tính chất vô thức, không được đặt ra như một lí thuyết, một nguyên tắc và cũng vì vậy, một mặt, chương trình tiếng Việt cải cách cho dù có được biên soạn theo tinh thần là một môn học độc lập thì ít nhiều vẫn chứa đựng những nội dung tích hợp và quá trình thi công chương trình này dù muốn hay không muốn cũng ít nhiều đã buộc phải vận dụng tích hợp. Mặt khác, tích hợp chỉ thực sự trở thành một nguyên tắc của việc dạy – học tiếng nói chung, tiếng Việt nói riêng khi chương trình được biên soạn theo tinh thần tích hợp, hợp nhất văn học, làm văn và tiếng Việt vào một môn chung là ” Ngữ văn “. · Với cách hiểu này, như ở chương I đã trình bầy, về nội dung nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải phối hợp được các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau, có thể phối hợp, hỗ trợ tác động lẫn nhau để cùng tạo nên một kết quả tổng hợp, nhanh chóng và vững chắc. Các tri thức tiếng Việt tuy vẫn có tính độc lập tương đối song phải được tích hợp cùng với các nội dung văn học và làm văn thành một thể thống nhất: dạy học đọc – nghe – nói – viết . · Về phương pháp dạy – học, nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải lấy khâu đọc – hiểu và thực hành làm văn làm hai trục tích hợp chủ yếu, phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cung cấp tri thức lí thuyết với rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng năng lực tiếng Việt cho học sinh, không dạy – học quá nhiều các tri thức hàn lâm nhưng cũng không dạy – học theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa. Phải trên cơ sở ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt và khả năng vận dụng tiếng Việt vào hoạt động đọc – hiểu của học sinh để tổ chức cho học sinh tìm hiểu vai trò biểu đạt, hiệu quả thẩm mĩ của các yếu tố tiếng Việt (âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ, câu, đoạn, các biện pháp tu từ, các yếu tố về phong cách, về kết cấu, về ngữ cảnh…) trong mối quan hệ với văn bản văn chương hoặc văn bản nhật dụng đang được tìm hiểu, từ đó tổng hợp, khái quát hoá thành các tri thức về khái niệm và quy tắc lí thuyết, tạo tiền đề và phương hướng cho học sinh có thể tiếp tục tự học. · Về hệ thống câu hỏi trong dạy – học tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải gắn với hoạt động đọc – hiểu và làm văn của học sinh. Không nên chỉ hướng vào việc tìm hiểu và định nghĩa các khái niệm, các quy tắc. Cần phải tập trung vào những câu hỏi có tính chất định hướng các thao tác hoạt động, tìm hiểu vai trò biểu đạt và hiệu quả biểu đạt của các yếu tố tiếng Việt trong mối quan hệ vơí văn bản đọc – hiểu sao cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo, sáng tạo của việc sử dụng, có ý thức, có nhu cầu vận dụng và biết vận dụng sáng tạo các tri thức tiếng Việt vào hoạt động làm văn của mình.
8/39
· Hệ thống bài tập trong dạy – học tiếng Việt theo nguyên tắc tích hợp cũng phải gắn bó hữu cơ với hoạt động đọc – hiểu và làm văn của học sinh. Các bài tập có tính chất củng cố các tri thức lí thuyết về cấu trúc không nên quá nhiều. Phải coi trọng các bài tập rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và kĩ năng sử dụng các yếu tố tiếng Việt: giải thích, phân tích hiệu quả sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, điều kiện sử dụng ( các yếu tố ngữ âm, từ, thành ngữ, điển tích điển cố, các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp…), điền từ, điền câu, sửa chữa lỗi từ, lỗi câu, lỗi đoạn, lập ý, lập luận…. · Theo giáo dục học hiện đại, nhân cách là bộ mặt tâm lí đặc trưng của mỗi cá nhân, là kết quả của hàng loạt những tác động tự nhiên và xã hội, chủ quan và khách quan, là tổ hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị đã được xã hội thừa nhận như là những chuẩn mực của xã hội. Con người chỉ là một nhân cách khi nó thực sự là chủ thể của hoạt động bởi hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường hình thành, phát triển nhân cách. Con người hoạt động như thế nào thì nhân cách cũng được hình thành và phát triển như thế ấy. Nội dung, phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của mỗi cá nhân trong hoạt động sẽ tạo nên những nét tính cách riêng của từng người. Mỗi con người đều là sản phẩm của chính mình. Dạy-học là một hình thức hoạt động, một con đường quan trọng nhất của giáo dục. Dạy-học ” tích cực ” là phải đảm bảo cho người học thực sự là chủ thể của hoạt động, là sản phẩm của chính mình. Về bản chất, dạy-học là một hoạt động xã hội có chủ đích, có kế hoạch và vì thế nó có tính quá trình, tính hệ thống, bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ hữu cơ, tương tác biện chứng. Kiến thức cần huy động – Anh (chị) hiểu “tích hợp” là gì? – “Tính tích cực” thể hiện trong dạy học như thế nào? – Vì sao việc dạy học cần phải đảm bảo tính tích hợp, tích cực? – Trong dạy học, có thể có những cách tích hợp nào? Đọc tham khảo phần kiến thức sau: Vừa là công cụ của giao tiếp lại vừa là công cụ của tư duy, đó là bản chất xã hội của ngôn ngữ. Bởi vậy, người ta không thể dạy-học tiếng tách rời khỏi giao tiếp, tách rời khỏi tư duy. Nội dung của giao tiếp, của tư duy luôn là kết quả tổng hoà của hoạt động nhận thức thuộc rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và tự nhiên. Cho nên, ở một mức độ nhất định, tự thân việc dạy-học tiếng nói chung, dạy-học tiếng Việt nói riêng cũng đã mang tính tích hợp rồi. Chẳng hạn khi lấy một thí dụ từ một văn bản văn chương hay một văn bản nhật dụng làm ngữ liệu để dạy-học một khái niệm, một quy tắc nào đấy về tiếng thì thực ra ít nhiều cũng đã vận dụng tích hợp giữa văn và tiếng. Có điều, sự vận 9/39
dụng này còn mang tính chất vô thức, không được đặt ra như một lí thuyết, một nguyên tắc và cũng vì vậy, một mặt, chương trình tiếng Việt cải cách cho dù có được biên soạn theo tinh thần là một môn học độc lập thì ít nhiều vẫn chứa đựng những nội dung tích hợp và quá trình thi công chương trình này dù muốn hay không muốn cũng ít nhiều đã buộc phải vận dụng tích hợp. Mặt khác, tích hợp chỉ thực sự trở thành một nguyên tắc của việc dạy – học tiếng nói chung, tiếng Việt nói riêng khi chương trình được biên soạn theo tinh thần tích hợp, hợp nhất văn học, làm văn và tiếng Việt vào một môn chung là ” Ngữ văn “. · Với cách hiểu này, như ở chương I đã trình bầy, về nội dung nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải phối hợp được các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau, có thể phối hợp, hỗ trợ tác động lẫn nhau để cùng tạo nên một kết quả tổng hợp, nhanh chóng và vững chắc. Các tri thức tiếng Việt tuy vẫn có tính độc lập tương đối song phải được tích hợp cùng với các nội dung văn học và làm văn thành một thể thống nhất: dạy học đọc – nghe – nói – viết . · Về phương pháp dạy – học, nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải lấy khâu đọc – hiểu và thực hành làm văn làm hai trục tích hợp chủ yếu, phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cung cấp tri thức lí thuyết với rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng năng lực tiếng Việt cho học sinh, không dạy – học quá nhiều các tri thức hàn lâm nhưng cũng không dạy – học theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa. Phải trên cơ sở ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt và khả năng vận dụng tiếng Việt vào hoạt động đọc – hiểu của học sinh để tổ chức cho học sinh tìm hiểu vai trò biểu đạt, hiệu quả thẩm mĩ của các yếu tố tiếng Việt (âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ, câu, đoạn, các biện pháp tu từ, các yếu tố về phong cách, về kết cấu, về ngữ cảnh…) trong mối quan hệ với văn bản văn chương hoặc văn bản nhật dụng đang được tìm hiểu, từ đó tổng hợp, khái quát hoá thành các tri thức về khái niệm và quy tắc lí thuyết, tạo tiền đề và phương hướng cho học sinh có thể tiếp tục tự học. · Về hệ thống câu hỏi trong dạy – học tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp đòi hỏi phải gắn với hoạt động đọc – hiểu và làm văn của học sinh. Không nên chỉ hướng vào việc tìm hiểu và định nghĩa các khái niệm, các quy tắc. Cần phải tập trung vào những câu hỏi có tính chất định hướng các thao tác hoạt động, tìm hiểu vai trò biểu đạt và hiệu quả biểu đạt của các yếu tố tiếng Việt trong mối quan hệ vơí văn bản đọc – hiểu sao cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo, sáng tạo của việc sử dụng, có ý thức, có nhu cầu vận dụng và biết vận dụng sáng tạo các tri thức tiếng Việt vào hoạt động làm văn của mình. · Hệ thống bài tập trong dạy – học tiếng Việt theo nguyên tắc tích hợp cũng phải gắn bó hữu cơ với hoạt động đọc – hiểu và làm văn của học sinh. Các bài tập có tính chất củng cố các tri thức lí thuyết về cấu trúc không nên quá nhiều. Phải coi trọng các bài tập rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và kĩ năng sử dụng các yếu tố tiếng Việt: giải thích, phân tích hiệu quả sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, điều kiện sử dụng ( các yếu tố ngữ âm, từ, thành
10/39
ngữ, điển tích điển cố, các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp…), điền từ, điền câu, sửa chữa lỗi từ, lỗi câu, lỗi đoạn, lập ý, lập luận…. · Theo giáo dục học hiện đại, nhân cách là bộ mặt tâm lí đặc trưng của mỗi cá nhân, là kết quả của hàng loạt những tác động tự nhiên và xã hội, chủ quan và khách quan, là tổ hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị đã được xã hội thừa nhận như là những chuẩn mực của xã hội. Con người chỉ là một nhân cách khi nó thực sự là chủ thể của hoạt động bởi hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường hình thành, phát triển nhân cách. Con người hoạt động như thế nào thì nhân cách cũng được hình thành và phát triển như thế ấy. Nội dung, phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của mỗi cá nhân trong hoạt động sẽ tạo nên những nét tính cách riêng của từng người. Mỗi con người đều là sản phẩm của chính mình. Dạy-học là một hình thức hoạt động, một con đường quan trọng nhất của giáo dục. Dạy-học ” tích cực ” là phải đảm bảo cho người học thực sự là chủ thể của hoạt động, là sản phẩm của chính mình. Về bản chất, dạy-học là một hoạt động xã hội có chủ đích, có kế hoạch và vì thế nó có tính quá trình, tính hệ thống, bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ hữu cơ, tương tác biện chứng.
11/39
Các nguyên tắc đặc thù trong dạy học tiếng Việt Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy Đề xuất ý kiến cá nhân Anh (chị) hãy nghĩ về một quy trình dạy học một đơn vị tri thức trong chương trình Sách giáo khoa THCS hoặc THPT. Anh (chị) dự kiến: làm thế nào để học sinh nắm bắt được đơn vị tri thức ấy một cách hiệu quả? gắn việc trang bị tri thức tiếng Việt với việc hướng dẫn cho học sinh tư duy về tri thức ấy
Ngôn ngữ vừa là công cụ lại vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Quá trình người học nhận thức các khái niệm và quy tắc của ngôn ngữ, vận dụng nó vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình người học tiến hành các thao tác tư duy theo một sự định hướng về phương pháp và loại hình tư duy nào đó, hình thành nên không chỉ các kĩ năng ngôn ngữ mà còn cả các kĩ năng và phẩm chất tư duy. Bản chất xã hội này của ngôn ngữ và mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai quá trình hoạt động tư duy và hoạt động ngôn ngữ một mặt buộc chúng ta dù muốn hay không muốn cũng luôn phải gắn việc rèn luyện ngôn ngữ với rèn luyện tư duy song mặt khác cũng lại buộc chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào để quá trình kết hợp này được thực hiện một cách có ý thức, được diễn ra theo một kế hoạch có tính toán dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc, đảm bảo cho hoạt động dạy – học tiếng đạt được hiệu quả cao nhất. Năng lực tư duy của con người được thể hiện ở nhiều phương diện. Tư duy nhanh, chậm, chính xác, không chính xác, bền bỉ, kém bền bỉ, mạch lạc chặt chẽ, kém mạch lạc 12/39
chặt chẽ,… đó là phẩm chất của tư duy. Thiên về tư duy hình tượng hay thiên về tư duy logique, đó là khuynh hướng của tư duy. Phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch,… đó là thao tác của tư duy. Biện chứng, khách quan hay chủ quan, máy móc, đó là phương pháp tư duy. Chính vì thế, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy đòi hỏi phải cụ thể hoá thành các yêu cầu sau đây: Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện phương pháp tư duy. Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy. Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy. Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng cả hai loại tư duy, tư duy hình tượng và tư duy logique. Để thực hiện tốt được 4 yêu cầu trên, chương trình dạy-học tiếng Việt phải tuyển chọn được một hệ thống văn bản ngữ liệu có khả năng đáp ứng cao các yêu cầu rèn luyện, đồng thời cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống các câu hỏi tìm hiểu bao gồm đầy đủ các loại: câu hỏi định hướng, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh đối chiếu, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khái quát hoá… chuẩn bị tốt hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng và bài tập rèn luyện lời nói liên kết. Chính trên cơ sở này chúng ta mới có điều kiện giúp cho học sinh không chỉ thấy được giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt, thông hiểu được ý nghĩa của chúng, gắn chúng với nội dung hiện thực được phản ánh mà còn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa các đơn vị này vào hoạt động trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể một cách hữu hiệu.
Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp Hoạt động định hướng Tại sao trong dạy học tiếng Việt nói riêng, dạy học ngôn ngữ nói chung lại cần phải hướng vào họat động giao tiếp? Theo anh (chị), cơ sở đề xuất quan điểm này là gì? – Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, bởi vậy, chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mới bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình. – Học ngôn ngữ là để giao tiếp tốt hơn, cho nên không thể không đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập, để rèn luyện.
13/39
– Gắn với hoạt động giao tiếp, việc dạy tiếng trong nhà trường mới trở nên sinh động, hấp dẫn,mới giúp học sinh vượt qua được những lực cản tâm lí khi các em học tiếng mẹ đẻ. Cơ sở đề xuất quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt: – Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Con người có thể sử dụng nhiều phuơng tiện giao tiếp khác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. – Xuất phát từ mục đích của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Dạy tiếng Việt trong nhà trường có hai mục đích cơ bản: + Truyền thụ những kiến thức khoa học về tiếng Việt, cụ thể là những khái niệm, công thức, quy tắc, cùng những hiểu biết khác nữa về một bộ môn khoa học, đó là Việt ngữ học. + Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lí thuyết tiếp thu được trong bộ môn Việt ngữ học vào thực tế hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng, tách khỏi hoạt động chức năng nó sẽ không còn sức sống. Môi trường hành chức của ngôn ngữ, của tiếng Việt chính là giao tiếp. Cho nên, mọi quy luật cấu trúc và mọi quy tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh động. Muốn hình thành kĩ năng kĩ xảo ngôn ngữ, kĩ năng kĩ xảo tiếng Việt cho học sinh thì trước hết, phải tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh trực tiếp tham gia lĩnh hội hoặc sáng tạo lời nói. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối toàn bộ quy trình tổ chức dạy – học tiếng Việt, từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo khoa đến khâu thiết kế thi công bài học của giáo viên. Một chương trình và giáo khoa được xác lập, được biên soạn theo nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp trước hết phải quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức. Tinh thần này sẽ được cụ thể hoá trong một số phương diện như sau: Tất cả các khái niệm, các quy tắc và các kĩ năng ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng được xác lập trong chương trình phải được định hướng giao tiếp rõ ràng: không nhằm mục đích cung cấp những tri thức hàn lâm về ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng mà nhằm vào mục đích rèn luyện các kĩ năng sản sinh, lĩnh hội lời nói, phục vụ giao tiếp ( chẳng hạn rèn luyện các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết với 5 kiểu loại
14/39
văn bản ở THCS, cáckĩ năng đọc- hiểu và làm văn cũng với 5 kiểu loại văn bản ở PTTH ). Các văn bản ngữ liệu, hệ thống câu hỏi tìm hiểu, các bài tập thực hành cũng phải được định hướng giao tiếp rõ ràng: định hướng về nội dung, định hướng về thao tác, định hướng về kĩ năng. Nhìn chung, nội dung các ngữ liệu phải đảm bảo tính sinh động, tính thực tế của giao tiếp, các câu hỏi tìm hiểu, các bài tập thực hành phải gợi mở được thao tác thực hiện, gắn liền với các kĩ năng lĩnh hội, sản sinh lời nói cần được rèn luyện. Về mặt phương pháp và thủ pháp dạy – học, phương hướng chung là phải đặt các đơn vị ngôn ngữ được đưa ra giảng dạy học tập trong hệ thống hành chức của nó ( Thí dụ: đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn, đoạn trong văn bản, xác định rõ các nhân tố chi phối… – giải thích rõ tại sao phải như vậy). Muốn vậy phải tạo ra được những tình huống giao tiếp khác nhau và tổ chức cho học sinh đưa các đơn vị, các khái niệm, các quy tắc ngôn ngữ vào thực hành lĩnh hội hoặc sản sinh lời nói. Hết sức hạn chế diễn giảng, thuyết minh giải thích. Cần coi phát vấn đàm thoại và thực hành vận dụng là hình thức chủ đạo trong dạy – học tiếng. Hoạt động vận dụng Từ những tri thức lí luận về nguyên tắc dạy học tiếng hướng vào hoạt động giao tiếp ở trên, anh (chị) hãy trình bày một hướng dạy học tiếng Việt đảm bảo nguyên tắc này.
Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh Suy nghĩ và trình bày ý kiến Anh (chị) hiểu thế nào là nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh? Tại sao phải chú ý đến nguyên tắc này khi dạy học tiếng mẹ đẻ? Không nên quan niệm giản đơn về trình độ tiếng Việt của học sinh bởi không phải chỉ những kiến thức được học trong nhà trường mới làm nên vốn tiếng Việt của các em. Vốn tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp của các em. Cũng chính vì vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng học sinh lại vừa phức tạp ngay trong tự thân, không chỉ có những yếu tố tích cực mà còn có cả những yếu tố tiêu cực, không chỉ có những yếu tố được hình thành, được sử dụng một cách có ý thức mà còn có cả những yếu tố được hình thành, được sử dụng một cách vô thức… Chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh chính là phải điều tra, phân loại, nắm vững được đặc điểm vốn tiếng Việt của các em để trên cơ sở đó đề ra được những biện
15/39
pháp thích hợp nhằm ý thức hóa, tích cực hóa, bổ sung, hoàn thiện vốn kinh nghiệm tiếng Việt đó. Để ý thức hóa, tích cực hóa, bổ sung, hoàn thiện cần phải: + Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ liệu, quan sát, phân tích, khái quát tổng hợp rút ra các định nghĩa về khái niệm và quy tắc. + Nắm vững khả năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh ở từng độ tuổi, cấp học, từng loại đối tượng để có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp cho thích hợp. + Hệ thống hóa vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, hạn chế và loại bó dần những kinh nghiệm tiêu cực thông qua những uốn nắn kịp thời.
Nguyên tắc so sánh và hướng tới cả hai dạng nói, viết Hoạt động tự kiểm tra Điền vào chỗ bỏ trống các từ thích hợp: Nghe, nói, đọc, viết là những dạng hoạt động khác nhau của ngôn ngữ và đều có tính phổ biến và quan trọng như nhau. Trong 4 loại hoạt động này, xét về đặc tính vật chất của phương tiện giao tiếp thì: nghe, nói là những hoạt động bằng … (1), đọc, viết là những hoạt động bằng … (2); còn xét về mục đích của giao tiếp thì: nói, viết là những hoạt động … (3) lời nói, nghe, đọc là những họat động … (4) lời nói. Bởi vậy, khi dạy học cần chú ý tới cả 4 dạng hoạt động này. (1) âm thanh, (2) chữ viết, (3) tạo lập hoặc sản sinh, (4) tiếp nhận hoặc sản sinh Dạng nói và dạng viết là hai dạng tồn tại khác nhau của lời nói, mang những đặc điểm khác nhau. Muốn học sinh nắm được cả hai dạng lời nói này, cần phải so sánh, đối chiếu và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng với nhau, lưu ý học sinh không nên “nói như viết” hoặc “viết như nói “. Đối với học sinh bậc tiểu học thì dạng viết là giai đoạn thứ hai của việc chiếm lĩnh ngôn ngữ và sẽ không thể chiếm lĩnh nếu các em không nắm được dạng nói. Đây chính là cơ sở để vạch ra quy trình dạy tập làm văn ở bậc tiểu học: Tìm hiểu bài-Tập làm văn miệng-Tập làm văn viết. Lên các lớp thuộc cấp trên, không nhất thiết dạng nói phải đi trước dạng viết nhưng nhất thiết không được bỏ qua dạng nói và phải luôn luôn nhận thức đúng về mối quan hệ hữu cơ của việc rèn luyện cả hai dạng lời nói này.
16/39
Các phương pháp dạy học tiếng Việt Khái niệm về phương pháp dạy học Đọc, so sánh và rút ra kiến thức cần thiết Khái niệm “phương pháp dạy-học “: Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực. Khái niệm thủ pháp dạy học: Thủ pháp dạy học là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ phận của một phương pháp. Đọc khái niệm “phương pháp” và “thủ pháp” trên. Theo anh (chị), ranh giới giữa hai khái niệm này có tuyệt đối không? Ranh giới giữa hai khái niệm “phương pháp” và “thủ pháp” chỉ mang tính tương đối. So với khái niệm “phương pháp”, khái niệm “thủ pháp” hẹp hơn. Mối quan hệ giữa phương pháp và thủ pháp có thể tạm so sánh với cách hiểu về chiến lược và chiến thuật trong khoa học quân sự. Nếu phương pháp chú ý tới cả quá trình thì thủ pháp là việc chú ý chủ yếu tới một thời điểm nhất định nào đấy trong quá trình đó. Mở rộng kiến thức về khái niệm phương pháp dạy học Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Có quan niệm cho rằng “Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực”. Cũng có quan niệm cho rằng ” Phương pháp dạy-học là những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt một mục đích nào đó “. Nhìn chung, cách hiểu thứ nhất được nhiều người tán thành nhưng cách hiểu về hai chữ “cách thức” lại rất khác nhau nên kết quả cũng có nhiều hệ thống phương pháp khác nhau. Để không hiểu sai khái niệm phương pháp dạy-học cần chú ý phân biệt với các khái niệm: phương pháp luận, môn học phương pháp, thủ pháp dạy học, hình thức dạy học . a)Khái niệm phương pháp luận được hiểu ở hai phương diện cơ bản: · Phương diện thứ nhất, phương pháp luận được hiểu là học thuyết về phương pháp khoa học nói chung và với ý nghĩa này, phương pháp luận chính là triết học Mác-Lê nin.
17/39
18/39
Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:
Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu kèm theo); bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có); bản sao giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) ; bản sao thẻ sinh viên (nếu có); 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.
Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc nộp bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra.
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 27, B7 bis Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)
Thời gian học: 1,5 tháng, vào tối thứ 4, chiều thứ 7 và chiều chủ nhật hàng tuần
Nhập học (dự kiến): 14h, ngày 23/04/2016 tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội).
Học phí:
– 4.000.000 đ/khóa học ( bốn triệu đồng)
– Ưu tiên các đối tượng sau:
+ Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 2.500.000 đ/khóa học ( Hai triệu năm trăm ngàn đồng).
+ Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 3.000.000 đ/ khóa học (Ba triệu đồng)
– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (04). 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn
– Thường trực tuyển sinh: Th.S. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc Th.S. Nguyễn Thị Minh Hạnh: 0904.361.011
Làm Thế Nào Giáo Viên Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh Cho Học Sinh?
Phá vỡ sự tiêu cực
Nếu bạn là một giáo viên tiếng Anh và nhận thấy lớp học của mình có một lượng lớn học sinh rất ghét việc học ngữ pháp. Thay vì cứ cố thúc ép những người học trẻ tuổi này, bạn hãy dành thời gian giúp họ hiểu vì sao ngữ pháp tiếng Anh lại đóng vai trò quan trọng, nếu không có ngữ pháp người học sẽ khó mà phát triển kỹ năng nói hay luyện viết tiếng Anh, thậm chí là không thể đọc hiểu các văn bản đơn giản hoặc chỉ là nghe một đoạn hội thoại ngắn của người bản xứ.
Để chứng minh điều này, bạn hãy cho học viên của mình nghe một đoạn ghi âm hoặc một video về một người đang sử dụng tiếng Anh với những từ vựng rất chuẩn xác nhưng các điểm ngữ pháp lại rất khó hiểu và hỏi học sinh vấn đề gì đang diễn ra. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho học sinh những mẫu tin nhắn văn bản mà không có bất kỳ cấu trúc ngữ pháp nào và yêu cầu các em hiểu nghĩa. Bằng cách này, học viên của bạn sẽ hiểu được vấn đề một cách nhanh chóng.
Đôi khi, sự chán nản các tiết học ngữ pháp của học sinh còn xuất từ việc: có quá nhiều thì động từ trong tiếng Anh. Và để tránh điều này, bạn hãy tập trung vào các động từ. Ví dụ: thay vì hôm đó phải giảng dạy thì tiếng Anh cho các em, bạn có thể chuyển qua dạy các dạng động từ thêm -ing như: “Today we’re going to look at language for telling stories”. Hãy khéo léo lồng ghép các thì tiếng Anh khi giảng về động từ cho học sinh.
Sử dụng văn bản
Đưa ra quy tắc đúng đắn
Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, không khó để các học viên tham khảo trước các bài học tiếng Anh trên các trang mạng, nhưng đâu đó các học viên này vẫn cần sự hướng dẫn của một người thầy – đó chính là bạn. Vì thế, việc tham khảo nhiều quyển giáo trình chuyên sâu khác nhau không có nghĩa là trình độ tiếng Anh của bạn có vấn đề, chỉ là đôi khi bạn cần học hỏi nhiều hơn để có cái nhìn rộng và biết cách khái quát các quy tắc ngữ pháp rõ ràng hơn, tránh trường hợp bỏ lỡ những cấu trúc hữu dụng mà có khi học sinh của bạn đang trông chờ được học.
Thu hút học sinh
Hãy ghi nhớ điều này: nếu bạn muốn học một cái gì đó, hãy dạy nó cho người khác!
Xây dựng văn bản
Hãy đọc một đoạn văn bằng tiếng Anh ở tốc độ tự nhiên, sau đó lặp lại và cho phép học sinh ghi chép. Yêu cầu học sinh thử xây dựng lại văn bản này dựa trên khả năng của mỗi bạn. Sau đó, hướng dẫn học sinh so sánh những gì đã viết với văn bản gốc. Khi so sánh, các em sẽ nhận thấy các yếu tố ngữ pháp mà các em đã dùng đúng hoặc sai. Bằng cách học này, học sinh sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ với ý nghĩa và hình thức chính xác của chúng.
Luyện tập ngữ pháp
Hãy tìm những cách hấp dẫn để giúp học sinh của bạn thực hành ngữ pháp tiếng Anh như: chơi trò chơi hay xem các video trực tuyến. Bạn cũng có thể khuyến khích các em tự luyện tập ở nhà bằng cách truy cập vào website LearnEnglish Teens của Hội đồng Anh với các bài ngữ pháp được trình bày trong một video hoạt hình và được giải thích trong một văn bản kiểu hội thoại khá thú vị.
Những trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ các điểm ngữ pháp khác nhau tốt hơn. Ví dụ: một viên xúc xắc và những ô vuông có điểm bắt đầu – kết thúc cũng đủ để bạn tạo nên trò chơi True/False. Cụ thể, khi đến lượt học sinh nào đó, em ấy sẽ nhặt một thẻ có chứa một câu tiếng Anh và phải nói xem nó đúng hay không đúng ngữ pháp (và sửa các câu không chính xác), nếu không học sinh đó phải quay trở lại nơi bắt đầu trước khi được lắc xí ngầu. Những người khác trong nhóm quyết định xem học sinh đó có trả lời đúng hay không và họ có thể kiểm tra đáp án từ giáo viên nếu cần.
Khi chọn trò chơi cho lớp học, bạn nên căn cứ vào trình độ hiện tại của lớp để tránh chọn trò chơi có mức độ thử thách không phù hợp. Những nhiệm vụ quá dễ dàng hoặc khó khăn sẽ khiến các em nhanh chán hoặc bỏ cuộc sớm. Đi kèm với những trò chơi, giáo viên cũng nên chuẩn bị những phần thưởng xứng đáng. Bạn cũng cần xem xét mức độ từ vựng trong các hoạt động luyện tập này, tốt nhất là nên chọn những điểm ngữ pháp mà các em đã được học.
Lưu ý: Hãy cẩn thận với cách bạn xử lý các lỗi trong khi chơi các trò chơi ngữ pháp hoặc thực hiện các hoạt động luyện tập. Cách duy nhất chúng ta có thể học một ngôn ngữ là chơi cùng nó và chấp nhận rủi ro với nó, và vì vậy, việc làm sai là không thể tránh khỏi. Những học viên không bao giờ mắc lỗi là những người sợ rủi ro và thường sẽ là những người học chậm hơn. Rõ ràng mục đích cuối cùng là sự chính xác, nhưng lỗi sai là một phần của việc đạt được mục tiêu đó.
Giáo trình học
Các khóa học thường được liên kết chặt chẽ với một giáo trình, tuy nhiên nếu bạn nghe thấy các học viên đang cố gắng sử dụng một cấu trúc câu nhất định nhưng lại gặp phải thất bại nhiều lần, bạn nên bắt đầu xem lại giáo trình mà mình đang sử dụng để cân nhắc việc thay đổi một giáo trình khác phù hợp hơn. Giáo trình không cân sức với trình độ, cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến những người học tiếng Anh nhanh chóng bỏ cuộc.
Tích hợp âm vị học
Lắng nghe nhu cầu của học viên
Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một cuộc khảo sát để biết các học sinh của mình thích học theo cách nào. Lắng nghe và thay đổi cách giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập của các em sẽ giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên trò chuyện với học sinh của mình thường xuyên để khuyến khích các bạn có trách nhiệm với việc học của chính mình, hướng các em đến việc suy ngẫm về những gì đã được học và tự kiểm tra. Giải thích rằng sự phát triển ngôn ngữ không phải lúc nào cũng theo một lộ trình học tập đi lên vì sẽ có lúc người học cảm thấy họ không tiến bộ, nhưng điều quan trọng phải chú ý là bức tranh lớn hơn: trải nghiệm cảm giác tiến bộ dần dần theo thời gian.
Giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh với các bạn học sinh bao giờ cũng là một thách thức với các giáo viên, nhưng nếu biết cách chuẩn bị, sẽ tạo ra những trải nghiệm bổ ích và thú vị cho cả người dạy lẫn người học.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!