Bạn đang xem bài viết Đừng Bắt Giáo Viên Vùng Cao Phải Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh Rồi Bỏ Xó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong khi chứng chỉ ngoại ngữ học xong, thi xong rồi “bỏ xó” thì giáo viên vùng cao lại cần chứng chỉ tiếng H’Mông hơn cho công việc giảng dạy.
Đều đều các buổi tối thứ 2, 4, 6 trong tuần, giáo viên trường Tiểu học Nậm Lư ( Mường Khương ) lại cùng nhau xuống thị trấn tham gia các lớp học tiếng H’Mông phục vụ công tác giảng dạy.
Thầy Phạm Văn Toàn, người tự nhận có 2 “ngoại ngữ” (tiếng H’Mông và tiếng Anh) hóm hỉnh:
“Giáo viên chúng tôi hay đùa nhau ai cũng có 2 – 3 ngoại ngữ.
Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… giáo viên ở đây đều biết tiếng H’Mông, tiếng người Nùng, người Dao…
Việc học ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy.
Bởi học sinh xuống đây hầu hết đều nói tiếng dân tộc của các em.
Sau khi mình biết ngôn ngữ của các em thì việc uốn nắn và bảo ban các em mới hiệu quả hơn”.
Khi được hỏi, thầy dùng tiếng Anh nhiều hơn hay tiếng H’Mông nhiều hơn?, thầy Toàn cười:
“Tất nhiên ở đây giáo viên dùng tiếng H’Mông nhiều hơn. Sử dụng tiếng Anh thì biết nói với ai?
Các em học sinh ở trường để dạy các em nói được tiếng phổ thông, học được chữ quốc ngữ là khó lắm rồi. Việc giao tiếp hay nói chuyện bằng tiếng Anh gần như là không thể.
Giáo viên ở đây không có môi trường để nói ngoại ngữ như ở dưới miền xuôi”.
Vùng cao thiếu môi trường để giao tiếp và rèn luyện tiếng Anh cho nên chứng chỉ ngoại ngữ liệu có cần thiết (Ảnh:V.N)
Chính vì lý do như vậy, thầy Toàn đánh giá: Chứng chỉ tiếng H’Mông quan trọng hơn nhiều so với chứng chỉ tiếng Anh. Chứng chỉ tiếng Anh chúng tôi học và thi cho đủ hồ sơ, sau lại “bỏ xó”.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, cũng vừa hoàn thành xong lớp học tiếng H’Mông và nhận chứng chỉ tiếng H’Mông.
Học sinh hoặc đồng nghiệp chỉ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông hoặc tiếng dân tộc chứ mấy khi nói chuyện hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Nên tôi nói chuyện bằng tiếng Anh một mình có khi người ta lại bảo dở hơi”.
Ở vùng cao việc biết tiếng H’Mông còn quan trọng hơn tiếng Anh trong việc giảng dạy (Ảnh:Đức Minh)
Câu chuyện về quy định chứng chỉ tiếng Anh, tin học không phải là một câu chuyện mới.
Tuy nhiên những người hiểu rõ nhất tính hình thức của quy định trên chính là những giáo viên vùng cao .
Làm công tác hiệu trưởng đã hơn 20 năm, cô N.T.H vẫn đánh giá: “Việc yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh, tin học giáo viên vẫn nặng tính hình thức.
Đối với các cháu người dân tộc thiểu số hầu hết các em chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc mình.
Những giáo viên của trường phải mất cả năm trời mới giúp các em có thể đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.
Cho nên để học sinh nói được tiếng phổ thông, học được chữ Quốc ngữ là vượt quá mong đợi của chúng tôi rồi.
Thêm nữa có nhiều môn học không sử dụng tiếng Anh nhưng vẫn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ chẳng hạn như môn ngữ văn, môn lịch sử…
Trong các giờ học ngữ văn, giáo viên thường lồng ghép những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc cho học sinh nghe và hiểu chứ ai đi nói tiếng Anh làm gì”.
Cũng theo cô H. quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học “làm khổ” giáo viên vùng cao :
“Chúng tôi muốn học và thi chứng chỉ là phải về tận thành phố Lào Cai cách đây 70 km. Học xong rồi thi và lấy chứng chỉ.
Thứ nhất là mất thời gian vì thời gian học cũng khá lâu lại xa nơi mình dạy học, nơi mình ở, giáo viên phải đi đi về về.
Thứ hai, học xong chỉ để đấy cho đẹp hồ sơ cũng không áp dụng gì được ở đây.
Thứ ba, tốn kém tiền bạc cho giáo viên trong khi mức lương của giáo viên vùng cao vốn đã thấp lại phải bỏ một số tiền đi học chứng chỉ xong về để đấy”.
Nhiều quy định đang xa rời thực tế, có tính chất cào bằng (Ảnh:V.N)
Do vậy cô H. mong muốn: “Chúng tôi mong có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện từng vùng. Bởi giữa vùng đồng bằng và vùng cao điều kiện kinh tế, xã hội là khác nhau.
Tiếng lòng của một số giáo viên vùng cao đã chỉ ra được một bất cập trong các quy định, tiêu chuẩn trước đây.
Bất cập đó đến từ sự cào bằng mà không căn cứ theo điều kiện của từng vùng, từng miền.
Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: “Cũng giống như việc triển khai thi trên máy tính, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cần phải căn cứ điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Không thể lấy vùng A để áp đặt cho vùng B bởi bản chất 2 vùng là khác nhau. Đối với giáo viên và học sinh vùng cao cần có những chính sách khác biệt và phù hợp chứ không thể căn cứ những quy định chung chung được”.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT. Theo đó, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chương 3 Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008).
Tuy nhiên giáo viên vùng cao vẫn mong muốn có những chính sách thực tế hơn căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội từng vùng vì hiện nay chứng chỉ tiếng H’Mông còn quan trọng hơn chứng chỉ ngoại ngữ.
Vũ Ninh
Theo chúng tôi
Bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ: ‘Việc nên làm từ lâu’Chuyên gia giáo dục và giáo viên đều cho rằng lẽ ra quy định bãi bỏ việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C nên thực hiện từ lâu.
26 năm tồn tại nhiều bất hợp lý
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2023-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên, tại Quyết định số 30/2008/QĐ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (trình độ A, B, C) từ ngày 15/1/2023. Còn các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.
Được biết, chứng chỉ ngoại ngữ ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/1/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C) dùng đánh giá trình độ Anh ngữ tại Việt Nam. Sau này, dù ban hành các quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người Việt tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn tồn tại.
Cô giáo Nông Thị Lùng, trường Tiểu học Nậm Pắc B (Điện Biên) vui mừng, khi biết được thông tin bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ. Không chỉ cô mà nhiều giáo viên vùng cao thở phào nhẹ nhõm, như tháo được một gánh nặng về bằng cấp trên vai.
“Thú thật, đa phần giáo viên vùng cao như chúng tôi không sử dụng tiếng Anh, nó không cần thiết kể cả trong giảng dạy lẫn ngoài đời sống. Nhưng ‘cực chẳng đã’ vì quy định, vì yêu cầu xét nâng hạng, vào biên chế… nên phải đi thi.
“Những tấm chứng chỉ này là ‘giấy thông hành’ để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó gần như không dùng đến, thậm chí một nét bẻ đôi cũng không biết “, cô Lùng chia sẻ
Thầy Nguyễn Văn Tuấn, trường Tiểu học Kim Bài (Hà Nội) cho rằng, lẽ ra phải bỏ thi chứng chỉ này từ lâu rồi. Bởi chúng ta chứng kiến quá nhiều bất cập, thực sự làm khổ giáo viên vì nó không xuất phát từ nhu cầu của bản thân mỗi người giáo viên, nó chỉ làm đẹp hồ sơ.
“Muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy… đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc” , thầy Tuấn cho hay.
Bắt nguồn từ nhu cầu của giáo viên
Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, việc bỏ gánh nặng thi các chứng chỉ sáo rỗng nên nên làm từ 5- 7 năm trước.
“Cứ cho việc học, việc thi thực chất; các chuẩn đều đạt và người học được cấp chứng chỉ công nhận trình độ ngoại ngữ, nhưng thử hỏi nếu không có điều kiện sử dụng, liệu các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) có bị mai một, thui chột không? Như vậy việc học, việc đào tạo trở nên vô cùng lãng phí vì học xong rồi để đó”, giáo sư Dong đặt câu hỏi.
Tồn tại song song cùng chứng chỉ này còn có đề án ngoại ngữ quốc gia, việc học và sử dụng cần xuất phát từ chính bản thân các giáo viên. Dù có bỏ chứng chỉ nhưng chính các thầy cô giáo cũng nên tự trau dồi, tự đánh giá về năng lực ngoại ngữ của bản thân, không nên để học sinh giỏi tiếng Anh trong khi người dạy không biết gì.
“Chúng ta không nên coi việc học tiếng Anh là gánh nặng, mà phải biến nó thành nhu cầu và điều hiển nhiên cần có cho mình và cho học sinh” , GS Dong nói.
TS Nguyễn Thị Dinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một em nhỏ bán hàng rong nhưng lại nói tiếng Anh ‘như gió’ vì em có nhiều cơ hội tiếp xúc với du khách nước ngoài. Động lực và mục đích giao tiếp ở đây là bán được hàng nên các em tự học, tự tìm hiểu mặc dù không qua trường lớp nào mà chỉ thông qua thực tế.
Vậy việc học ngoại ngữ cho giáo viên thì phải tạo mọi điều kiện giao lưu, học hỏi với giáo viên, học sinh nước ngoài; là những dịp tham quan, học tập ở nước ngoài… hoặc đơn giản chỉ là nhưng hội thi cấp trường về giáo viên nói tiếng Anh.
“Bỏ chứng chỉ là điều rất đáng mừng, nhưng cũng nên có cách đánh giá mới về năng lực và trình độ ngoại ngữ của giáo viên. Không thể bỏ khoảng trống này được, vì bản thân giáo viên là người gương mẫu đi đầu, trình độ kém hơn học sinh là điều không nên.
Đặc biệt cách đánh giá mới phải xuất phát từ chính nhu cầu của mỗi giáo viên, phải linh hoạt không nên đặt ra một quy định cứng nhắc, không để tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa “, TS Dinh chia sẻ thêm.
Theo VTC
Vì sao nhiều giáo viên không vui trước thông tin khai tử chứng chỉ ngoại ngữ? Khi nhu cầu về chứng chỉ của giáo viên quá lớn, buộc các trung tâm ngoại ngữ phải tìm cách để “lách” và kịch bản học cấp tốc lấy chứng chỉ ngay sẽ được lặp lại Khi nghe tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định…
Bỏ Thi Chứng Chỉ Ngoại Ngữ: Đừng Bắt Giáo Viên Vùng Cao Phải Thi Chứng Chỉ Tiếng H’Mông Rồi Bỏ Xó
Thầy Phạm Văn Toàn, người tự nhận có 2 “ngoại ngữ” (tiếng H’Mông và tiếng Anh) hóm hỉnh:
Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung…giáo viên ở đây đều biết tiếng H’Mông, tiếng người Nùng, người Dao…”Giáo viên chúng tôi hay đùa nhau ai cũng có 2 – 3 ngoại ngữ.
Việc học ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy.
Bởi học sinh xuống đây hầu hết đều nói tiếng dân tộc của các em.
Sau khi mình biết ngôn ngữ của các em thì việc uốn nắn và bảo ban các em mới hiệu quả hơn”.
Khi được hỏi, thầy dùng tiếng Anh nhiều hơn hay tiếng H’Mông nhiều hơn?, thầy Toàn cười:
“Tất nhiên ở đây giáo viên dùng tiếng H’Mông nhiều hơn. Sử dụng tiếng Anh thì biết nói với ai?
Các em học sinh ở trường để dạy các em nói được tiếng phổ thông, học được chữ quốc ngữ là khó lắm rồi. Việc giao tiếp hay nói chuyện bằng tiếng Anh gần như là không thể.
Giáo viên ở đây không có môi trường để nói ngoại ngữ như ở dưới miền xuôi”.
Chính vì lý do như vậy, thầy Toàn đánh giá: Chứng chỉ tiếng H’Mông quan trọng hơn nhiều so với chứng chỉ tiếng Anh. Chứng chỉ tiếng Anh chúng tôi học và thi cho đủ hồ sơ, sau lại “bỏ xó”.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, cũng vừa hoàn thành xong lớp học tiếng H’Mông và nhận chứng chỉ tiếng H’Mông.
Học sinh hoặc đồng nghiệp chỉ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông hoặc tiếng dân tộc chứ mấy khi nói chuyện hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Nên tôi nói chuyện bằng tiếng Anh một mình có khi người ta lại bảo dở hơi”.
Câu chuyện về quy định chứng chỉ tiếng Anh, tin học không phải là một câu chuyện mới.
Tuy nhiên những người hiểu rõ nhất tính hình thức của quy định trên chính là những giáo viên vùng cao.
Làm công tác hiệu trưởng đã hơn 20 năm, cô N.T.H vẫn đánh giá: “Việc yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh, tin học giáo viên vẫn nặng tính hình thức.
Những giáo viên của trường phải mất cả năm trời mới giúp các em có thể đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.Đối với các cháu người dân tộc thiểu số hầu hết các em chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc mình.
Cho nên để học sinh nói được tiếng phổ thông, học được chữ Quốc ngữ là vượt quá mong đợi của chúng tôi rồi.
Thêm nữa có nhiều môn học không sử dụng tiếng Anh nhưng vẫn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ chẳng hạn như môn ngữ văn, môn lịch sử…
Trong các giờ học ngữ văn, giáo viên thường lồng ghép những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc cho học sinh nghe và hiểu chứ ai đi nói tiếng Anh làm gì”.
Cũng theo cô H. quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học “làm khổ” giáo viên vùng cao:
“Chúng tôi muốn học và thi chứng chỉ là phải về tận thành phố Lào Cai cách đây 70 km. Học xong rồi thi và lấy chứng chỉ.
Thứ nhất là mất thời gian vì thời gian học cũng khá lâu lại xa nơi mình dạy học, nơi mình ở, giáo viên phải đi đi về về.
Thứ hai, học xong chỉ để đấy cho đẹp hồ sơ cũng không áp dụng gì được ở đây.
Thứ ba, tốn kém tiền bạc cho giáo viên trong khi mức lương của giáo viên vùng cao vốn đã thấp lại phải bỏ một số tiền đi học chứng chỉ xong về để đấy”.
Do vậy cô H. mong muốn: “Chúng tôi mong có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện từng vùng. Bởi giữa vùng đồng bằng và vùng cao điều kiện kinh tế, xã hội là khác nhau.
Tiếng lòng của một số giáo viên vùng cao đã chỉ ra được một bất cập trong các quy định, tiêu chuẩn trước đây.
Bất cập đó đến từ sự cào bằng mà không căn cứ theo điều kiện của từng vùng, từng miền.
Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: “Cũng giống như việc triển khai thi trên máy tính, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cần phải căn cứ điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Không thể lấy vùng A để áp đặt cho vùng B bởi bản chất 2 vùng là khác nhau. Đối với giáo viên và học sinh vùng cao cần có những chính sách khác biệt và phù hợp chứ không thể căn cứ những quy định chung chung được”.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT.
Theo đó, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chương 3 Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008).
Tuy nhiên giáo viên vùng cao vẫn mong muốn có những chính sách thực tế hơn căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội từng vùng vì hiện nay chứng chỉ tiếng H’Mông còn quan trọng hơn chứng chỉ ngoại ngữ.
Giáo Viên Vắt Chân Lên Cổ Học Và Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh A2
Quy định tréo ngoe, giáo viên “vắt chân lên cổ” học chứng chỉ Tiếng Anh A2.
Văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có quy định giáo viên muốn nâng bậc lương buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (Chứng Chỉ Tiếng Anh A2).
>> Đăng ký dự thi Tiếng Anh A2 ngay ( Hỗ trợ đầu ra đạt tỷ lệ 100%).
Theo Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên có quy định, giáo viên muốn nâng lương theo bậc học thì cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh A2 (tương đương bậc 2 (A1, A2, B1, B2, C1, C2) theo khung trình độ chung châu Âu CEFR).
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên tiểu học:
Nhưng đối với giáo viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng sư phạm, đã liên thông lên cao đẳng, đại học nhưng vẫn đang nhận mức lương theo hệ trung cấp, cao đẳng, khi muốn nâng lương lên, họ phải có chứng chỉ Tiếng Anh A2 để hoàn thiện hồ sơ”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với cô K. – giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại tỉnh Hưng Yên, cô cho biết: “Hiện tại, tỉnh Hưng Yên đã triển khai văn bản quy định giáo viên phải có chứng chỉ Tiếng Anh A2.
Dù theo chỉ đạo từ Hiệu trưởng thì đây là quy định không ép buộc mà ai có nhu cầu thì đi học. Cô cho biết thêm, tổng số giáo viên của trường là hơn 30 người thì hiện đã có 10 giáo viên đi học. Cô chia sẻ: “Nếu là kiểm tra chuyên môn thì không nói nhưng đằng này lại thi trình độ tiếng Anh nên nếu học thật và thi thực chất thì chỉ đỗ được 1%”. Do đó, để được nâng bậc lương thì giáo viên tại trường của cô K. đã đăng ký thủ tục đi học trong thời gian 1 tuần. Theo lịch, thời gian học các ngày trong tuần từ 18 giờ đến 20 giờ. Còn thứ 7, chủ nhật thì học cả ngày. Hiện tại chưa kết thúc đợt học nên các học viên mới chỉ đóng học phí nếu học ở huyện là 4 triệu đồng, còn học ở tỉnh là 2,8 triệu đồng.
Dù chưa đến ngày thi nhưng các giáo viên chưa đi học đã được “mớm” thông tin từ những giáo viên đang đi học rằng: “Có chỗ “mua” chứng chỉ với giá 2,3 triệu đồng mà không phải học cũng chẳng phải thi nên tội gì mà đăng ký đi học”.
Còn đối với những giáo viên nằm trong “vùng an toàn” cầm trong tay tấm bằng Đại học thì họ vẫn ung dung chưa sốt sắng đi học vì họ đang hưởng lương theo hệ Đại học.
Mặc dù vậy thì họ vẫn nghe ngóng khi các đồng nghiệp đi học, đi thi, có được chứng chỉ rồi thì cơ chế sẽ ra sao.
Đợi có kết quả, “vùng an toàn” sẽ tính đến việc có nên phải đi học hay “mua” cho nhanh vì e rằng cứ tuân theo sự thay đổi của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ thì dù là bằng Đại học thì sẽ đến lúc cần tới chứng chỉ này.
Liên hệ với một giáo viên tại tỉnh Vĩnh Phúc, cô giáo L. than thở: “Hiện tại, cán bộ quản lý của trường đang đi tham dự buổi phổ biến việc thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định mới.
Nhưng nếu giả sử bắt buộc chúng tôi phải có chứng chỉ thì tìm chỗ nào mà mua cho nhanh chứ giờ thì học làm sao được. Mà thi tiếng Anh là gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết làm sao giáo viên chúng tôi thi nổi”.
Câu hỏi đặt ra rằng, việc Bộ GD&ĐT đòi hỏi một tờ chứng chỉ là cơ sở để tăng lương giáo viên. Điều này có nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của các nhà giáo hay lại tạo điều kiện cho cơ chế mua – bán bằng cấp, chứng chỉ hoành hành?
Theo Thông tư liên tịch số 21/2023/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập quy định:Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học hạng II là có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có trình độ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.
Giáo viên tiểu học hạng III có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có trình độ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III.
Và Thông tư liên tịch số 22/2023/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập yêu cầu: Giáo viên THCS hạng II có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm trở lên hoặc Đại học các chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có trình độ ngoại ngữ bậc chứng chỉ Tiếng Anh A2, có trình độ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe Ôtô
Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe ÔTô tại Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn. Tổ chức thi hàng tuần vào ngày thứ 7 và ngày chủ nhật. Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe ÔTô là điều kiện cho giáo viên dạy lý thuyết và thực hành tại các trung tâm lái xe.
Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, có quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy lái xe ô tô được quy định như sau:
– Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
– Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
– Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
+ Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
** Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
– Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ SÀI GÒN
Địa chỉ: 409/5 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
CS Q12: 28 Đường An Phú Đông 9, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
CS Bình Dương: 409/154/18 Nguyễn Tri Phương, P. An Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương
Tel: (028) 22.40.88.44 – Phản ánh dịch vụ: 19009245 Di động: 0938428844 – 0916408844 – 0943408844 – 0837408844 Email: quoctesaigon[email protected] Face: https://www.facebook.com/quoctesaigon.vn/
Đăng Ký Tại Đây: http://quoctesaigon.ttdv.vn/dang-ky/
Chứng Chỉ Tiếng Anh Tin Học Thi Công Chức, Viên Chức 2023
Bạn đang có ý định dự thi công chức năm 2023, ngoài những điều kiện bắt buộc về trình độ chuyên môn cũng như bằng cấp cho phù hợp với vị trí việc dự tuyển, chắc chắn hồ sơ của các bạn luôn luôn phải có chứng chỉ tiếng anh & chứng chỉ tin học theo thông tư 03 nếu không muốn bị loại bỏ gần từ đầu. Vậy với đối tượng người dự tuyển, Bộ Nội Vụ yêu cầu cần có chứng chỉ tiếng anh nào? Cùng tìm hiểu chứng chỉ tin học và chứng chỉ tiếng anh thi công chức chuẩn qua bài viết sau đây
1. Sở Nội vụ ban hành Công văn về điều kiện văn bằng, chứng chỉ tiếng anh thi công chức, viên chức.Các Bộ, ngành ban hành Thông tư chuẩn mực yêu cầu những ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, viên chức; các quy định về công chức viên chức phải có chứng chỉ tiếng anh tin học theo tiêu chuẩn mới (tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sử dụng cho Việt Nam; Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng dùng công nghệ thông tin; Thông tư liên tịch số 17/2023/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin).
Sở Nội vụ đề nghị nhiều cơ quan, bộ phận thông tin truyền thông đưa tin tức để mọi người biết và chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng công chức, viên chức.
Theo đó, về giáo viên mẫu giáo, phân hạng giáo viên Tiểu học, THCS, THPT không chuyên ngữ mới nhất, thí sinh muốn thi viên chức bắt buộc phải có chứng chỉ Tiếng anh bậc 2 và chứng chỉ Tin học theo thông tư 03 của Bộ. Bởi thế thi lấy chứng chỉ ở đâu, của trường nào nhằm hợp với quy định mới của Bộ đang là điều mà nhiều bạn quan tâm.
Lưu ý: Chứng chỉ tiếng anh quốc tế như TOEFL, IELTS, TOEIC … có thể dùng cho thi công chức viên chức. Các cơ quan tổ chức sẽ có thông báo chấp nhận cụ thể.
2. Các trường được cấp chứng chỉ Tiếng Anh 6 bậc theo chuẩn Bộ Giáo DụcTheo thông tin của Bộ GD&ĐT về sự việc công nhận năng lực khảo thí trình độ chuyên môn Ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc sử dụng tại Việt Nam (A1, A2, B1, B2, C1, C2) tương đương khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR), tính đến 2023 chỉ có 8 trường được cấp chứng chỉ tiếng anh thi công chức chuẩn 6 bậc:
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Cần Thơ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*Đối Tượng Đăng Ký
Viên chức đang làm việc ở những bộ phận sự nghiệp trong nhà nước;
Viên chức đang công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong những cơ quan nhà nước;
Cán bộ, công chức cấp xã;
Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam & Công an nhân dân Việt Nam.
Cô Giáo Vùng Cao Dạy Tiếng Anh Bằng 3 Thứ Tiếng
Dạy học cho học sinh vùng dân tộc đã khó, nhưng để dạy được tiếng Anh còn khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, cô giáo Phạm Thị Hương Thảo đã có phương pháp dạy học riêng, giúp các tiết học tiếng Anh trở nên sinh, hấp dẫn và hiệu quả đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Tích cóp “Vốn liếng”
Sinh năm 1988, hiện cô Phạm Thị Hương Thảo đang là giáo viên dạy bậc THCS của Trường tiểu học &THCS Thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái).
Được biết, cô Thảo từng tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Yên Bái – chuyên ngành tiếng Anh Thương Mại và Du lịch.
Trước khi trở thành giáo viên tiếng Anh, cô Thảo từng làm lễ tân cho Khách sạn Châu Long ở huyện Sapa (Lào Cai).
Vì thế cô Phạm Thị Hương Thảo có điều kiện được tiếp xúc với nhiều khách nước ngoài, nên khả năng giao tiếp của cô khá ổn. Cũng nhờ công việc này, mà cô cũng hiểu được phần nào về văn hóa của các nước phương tây có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Tất cả những điều đó đã được cô tích cóp thành “vốn liếng” để sử dụng vào công việc dạy học của mình.
Cô Phạm Thị Hương Thảo luôn hướng dẫn tận tình học sinh.Cô Phạm Thị Hương Thảo cho biết: Ước mơ của cô là được làm giáo viên, được đứng trên bục giảng. Vì vậy khi biết được huyện Mù Cang Chải có chỉ tiêu tuyển dụng viên chức giáo viên tiếng Anh, cô đã làm hồ sơ dự tuyển.
Tháng 7/2014, cô trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức này và được phân công về làm giáo viên của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lao Chải. Sau đó đến tháng 9/2023 cô được luân chuyển về Trường tiểu học & THCS Thị trấn Mù Cang Chải.
Theo cô Phạm Thị Hương Thảo, khó khăn lớn nhất mà giáo viên vùng cao gặp phải đó là cơ sở vật, trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. “Đặc biệt với môn tiếng Anh, nếu cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy – học của thầy và trò.
Ngoài ra sĩ số học sinh trong một lớp khá đông, trình độ lại không đồng đều, thậm chí còn chênh lệch nhau rất nhiều đã trở thành rào cản và áp lực cho thầy, trò chúng tôi” – cô Phạm Thị Hương Thảo chia sẻ.
Cô Phạm Thị Hương Thảo luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học.Sử dụng 3 ngôn ngữ trong một tiết học
Trước những khó khăn trên, cô Phạm Thị Hương Thảo luôn trăn trở, làm thế nào để trong tiết học tiếng Anh, cách tiếp cận bài vừa mới, vừa dễ và phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Không còn cách nào khác là phải tự thân nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học.
“Trước khi lên lớp, tôi nghiên cứu kỹ bài học, phân tích các nhóm đối tượng học sinh theo trình độ, năng lực để có phương pháp giảng bài phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy, tôi tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh ở các mức độ khác nhau để không học sinh nào chủ quan trong quá trình học tập” – cô Phạm Thị Hương Thảo trao đổi.
“Hiện nay, du lịch của huyện Mù Cang Chải đang ngày càng phát triển, khác Tây đến ngày một đông. Vì thế tôi rất chú trọng đến kỹ năng nói của các em. Tôi có thể truyền đạt cho các em những kinh nghiệm đã tích cóp được trong thời gian làm du lịch ở Sapa, để các em có thể giao tiếp thông thường với khách du lịch.” – Cô Phạm Thị Hương Thảo
Cũng theo cô Phạm Thị Hương Thảo, để phát triển được các kĩ năng của học sinh, trước hết giáo viên vừa phải hướng dẫn, vừa phải giúp đỡ, động viên các em tự học, tự tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho mình
Cô Phạm Thị Hương Thảo cũng đã biết cách tạo động lực để học sinh dân tộc yêu thích môn tiếng Anh. Chẳng hạn như: Động viên các em học tiếng Anh để đạt được thành tích cao trong học tập, hoặc học tiếng Anh để thay đổi cuộc sống của các em, và có thể giúp các em kiếm thêm tiền bằng các công việc sử dụng tiếng Anh vì du lịch ở huyện Mù Cang Chải cũng đang trên đà phát triển với nhiều khách Tây đến tham quan.
Theo kinh nghiệm của cô Phạm Thị Hương Thảo, dạy học sinh dân tộc, giáo viên nên biết tiếng của người bản địa để bổ trợ cho bài giảng của mình.
Sở dĩ như vậy là vì các em chưa hiểu hết nghĩa của tiếng Việt, nên nếu giáo viên biết tiếng dân tộc sẽ giảng giải giúp các em hiểu được bản chất của từ vựng trong tiếng Anh; Từ đó sử dụng giao tiếp theo đúng hoàn cảnh.
“Chẳng hạn như: Nếu muốn giúp học sinh đầu cấp có thể nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học, tôi đã kết hợp sử dụng cả 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Mông và Tiếng Anh khi cùng hướng đến một nội dung.
Khi học sinh đã quen dần với việc nghe – nói và phương pháp học tiếng Anh thì giáo viên sẽ dần giảm bớt việc giải thích bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt cho các em”- cô Phạm Thị Hương Thảo bật mí.
Mặt khác, theo cô Phạm Thị Hương Thảo, rất nhiều các em phát âm từ không đúng do đặc trưng về khẩu hình ngôn ngữ, vì thế giáo viên cần kiên trì hướng dẫn.
Giáo viên cũng có thể hình thành các nhóm, các cặp đôi để học sinh giúp đỡ và sữa chữa cho nhau, sau đó kiểm tra lại, nhận xét cho các em. Khi kiểm tra từ vựng, giáo viên kiểm tra theo các tiêu chí: Cách viết, nghĩa của từ và cách đọc của các em.
“Ngoài ra, để các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tôi tổ chức các trò chơi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mỗi bài học, đáp ứng yêu cầu học mà chơi – chơi mà học của học sinh” – cô Phạm Thị Hương Thảo trao đổi.
Theo Minh Phong
Giáo dục & Thời đại
Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Bắt Giáo Viên Vùng Cao Phải Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh Rồi Bỏ Xó trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!