Bạn đang xem bài viết Điều Bất Ngờ Từ Tiết Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuông điện thoại reo hồi dài, tôi nhấc máy. A lô, với giọng khào khào không rõ lời ” Em nhọc quá, xin cho em nghỉ dạy”. Tôi nhất trí, nhanh chóng ăn sáng để lên lớp dạy thay cho lớp 1A.
Tôi lên lớp, học sinh đã chuẩn bị sách tiếng Việt ở bàn ngay ngắn, với lời chào ” Chúng em chào thầy ạ! “. Nhưng các em nhìn nhau thì thầm. Tôi biết các em đang nghỉ thầy vào để kiểm tra, đang lo đây. Tôi chào lớp và giới thiệu bài học tiếng Việt ” Luật chính tả về nguyên âm đôi”.
Đang dạy theo qui trình 4 việc của Công nghệ Giáo dục. Biết rằng, đây là bài khó dạy, học sinh khó nhận biết. Nhưng điều bất ngờ đầu tiên của tôi đó là phân biệt. Lớp có 22 em thì không một em nào phân biệt sai nguyên âm đôi với âm đệm như tôi nghỉ. Điều bất ngờ thứ hai là 22 em đều đọc không sai, rất nhanh. Tôi cứ nghĩ thế đã là đủ, nhưng không.
Chuẩn bị sang bước 4 của việc 1 tôi nêu câu hỏi mở ” Các em tim trong bài cho thầy tiếng có đầy đủ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối?” 1 cánh tay giơ lên:
– Thưa thầy ” nguyên” tôi im lặng;cánh tay thứ 2:
– Thưa thầy ” nguyên“; rồi cánh tay thứ 3:
– Thưa thầy ‘ nguyên” tôi vẫn im lặng. Học sinh biết tôi chưa đồng ý với câu trả lời. Nhanh như cắt, một học sinh cầm bài đang học quay quyển sách 180 độ về phía tôi chỉ vào mục bài:
– Thưa thầy ” nguyên” đây ạ! Em chỉ vào tiếng ” nguyên” tên bài học. Tôi chút nữa phịt cười, nhưng trấn tính, ân cần với lớp học: ” Các em rất giỏi, phân biệt và tìm rất tốt, nhưng tiếng không có trong bài chiến thắng Bạch Đằng.” Rồi tiếng thì thầm to nhỏ, tôi biết em thì thầm gì rồi.
Bài viết chính tả của học sinh lớp 1 học chương trình Công nghệ Giáo dục
Dạy hết việc 1, việc 2, việc 3 trống đã báo. Trong tâm tưởng tôi các em sao mà nhanh, thông minh, tự tin đến thế, sao mà đáng yêu đến thế. Tôi đang nhớ mới vào đầu năm hoc một phụ huynh đến báo học sinh sợ học. Có em còn báo ” Học mấy chữ lớp 1 thôi, không học lớp 2 nữa, khó quá!” thì giờ các em hồ hởi, đón nhận những bài tập đọc dài, đúng âm, đúng dấu, đúng chính tả và những phát hiện thật sự bất ngờ của sự thông minh, độc lập, tự tin, tạo dấu ấn tuyệt vời cho mỗi đứa trẻ và người lớn sau này.
Phải chăng đó là những điều đang mong đợi cho một thế hệ mới, những mốc xích quan trọng, tạo tính thông minh cho một xã hội ngày mai và bao nhiêu điều bất ngờ nữa đang đến với chương trình Công nghệ Giáo dục.
Hiệu Quả Từ Dạy Học Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục
Được tham gia vào một tiết học Tiếng Việt của cô và trò lớp 1A2, trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên, chúng tôi bắt gặp không khí hào hứng của cô và trò nơi đây. Học sinh được thực hành theo các cử chỉ của giáo viên. Mỗi khi giáo viên đưa tay trái ra là các em đọc âm và tay phải là vần. Khi xòe hai bàn tay ra là phân tích, gập hai bàn tay lại là tổng hợp. Cứ như thế, việc học theo phương pháp cô làm mẫu rồi trò làm theo đã kích thích sự chủ động trong tư duy, hành động của học sinh. Phương pháp dạy học mới theo CNGD khơi gợi tính sáng tạo, tự giác tiếp thu bài dễ dàng. Nếu như chương trình học cũ đối với học sinh lớp 1 môn Tiếng Việt đánh vần là chủ yếu thì nay các em được tiếp cận bằng việc phân tích âm, vần qua cử chỉ của 2 tay. Thao tác phụ trợ này tạo sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức và tiếp thu bài dễ dàng hơn.
Giờ học Tiếng Việt của cô và trò lớp 1A2, trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên.
Cô Hoàng Thị Hương – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A2 tâm sự: “Đối với giáo viên việc tiếp cận chương trình này không hề đơn giản, tôi phải nghiên cứu kỹ tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trau dồi thêm chuyên môn. Trước mỗi giờ lên lớp tôi đều chuẩn bị dụng cụ phụ trợ cho công tác dạy học đồng thời định hướng mục tiêu là phát huy tính chủ động, tự học, phát triển năng lực học sinh. Cùng với đó đưa ra những nhận xét, động viên, góp ý vừa khích lệ nhưng cũng phải khắt khe để nâng tính tự giác của các em trong quá trình học”.
Có thể thấy, phương pháp học môn Tiếng Việt lớp 1 theo CNGD giúp học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức ngữ âm, chính tả mà còn tạo hứng thú cho các em đến trường. Sau gần 5 năm áp dụng ở trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên: chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 đã được nâng lên nhiều so với trước, số lượng học sinh xếp loại khá, giỏi môn Tiếng Việt tăng hơn. Năm học 2013-2014, Trường có 108 học sinh theo học lớp 1, trong đó học lực giỏi đạt 70%, khá 27%, trung bình 3%; hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 99,8%.
Tìm hiểu được biết, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo CNGD dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, bao gồm 4 nội dung: Học vần, viết, đọc và viết chính tả. Học sinh sẽ được học kiến thức từ âm đến chữ, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, xác định vị trí âm trong một tiếng gồm âm đầu, âm chính và âm cuối. Để làm tốt điều này, Ban Giám hiệu trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức. Đồng thời tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm để giáo viên có cơ hội trao đổi, rút kinh nghiệm và góp ý cho nhau. Về phía lãnh đạo nhà trường cũng tăng cường dự giờ, góp ý, tư vấn để kịp thời giải đáp vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình. Ngoài ra, trường cũng chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Yếu tố tay nghề giỏi cũng là khía cạnh để Nhà trường đưa vào hình thức thi đua khen thưởng vào cuối năm học.
Thầy giáo Lê Sĩ Chiến – Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên cho biết: “Với mục tiêu giúp học sinh lớp 1 có thể đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nhà trường luôn quan tâm để giáo viên có thời gian ứng dụng tốt chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo CNGD vào giảng dạy. Trước đây học sinh lớp 1 hoàn thành chương trình vẫn còn một số em chưa đọc thành thạo, chữ viết chưa chuẩn thì chương trình này học sinh nắm chắc luật chính tả cũng như hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt”
Thành công bước đầu của phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo CNGD ở trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên là nền tảng để nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh ta nói chung.
Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Theo Sách Công Nghệ Giáo Dục, Giáo Viên Nói Gì?
Mạng xã hội xôn xao, lan truyền clip giáo viên tiểu học hướng dẫn phụ huynh có con học lớp Một về chương trình dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục. Theo đó, chữ ‘k’, ‘qu’, ‘c’ đều đọc là ‘cờ’ và thay đổi cách đánh vần của các từ ‘iên’, ‘uôn’…. Cách đánh vần này hoàn toàn khác lạ so với các học vần truyền thống, khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Giáo viên dạy lớp Một theo sách Công nghệ giáo dục nói gì về vấn đề này?
Phản ứng của dư luận, đặc biệt là các phụ huynh với cách dạy đánh vần mới này là hoàn toàn dễ hiểu. Khi con mới vào học tiểu học, việc kèm cặp, hướng dẫn con học tập ở nhà là hết sức quan trọng. Phụ huynh là gia sư ở nhà của con. Tuy nhiên, cách đánh vần mới này có rất nhiều thay đổi so với cách đánh vần mà phụ huynh đã biết. Không nắm được cách đánh vần mới thì làm sao dạy con học ở nhà? Vậy nên, sự hoang mang, lo lắng của cha mẹ học sinh là đương nhiên.
“Cách dạy trẻ đánh vần đã nhiều lần thay đổi. Thế hệ các cụ ông, cụ bà cắp sách đi học những năm 1940-1950 vẫn đánh vần theo cách ghép dần dần từng chữ để tạo thành vần rồi thành tiếng. Thí dụ đánh vần chữ “Chân”: C-h-â-n-nờ = chân. (Xê-hát-ớ-chớ-en-nờ-chân = chân; Chờ-ớ-chớ-en-nờ-chân = chân).
Đánh vần theo kiểu hiện hành: đánh vần phần vần, sau đó ghép âm đầu với vần và thanh để tạo nên một tiếng, ví dụ: Ớ-nờ-ân-chờ-ân = chân.
Cách đánh vần theo sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục: học sinh đánh vần theo mô hình âm đầu-vần, ví dụ “chờ-ân-chân”.
Khi học vần, lại tách vần thành âm đệm/âm chính/âm cuối để học sinh biết cách phân biệt. Học sinh được học kỹ các quy tắc chính tả, ví dụ cùng đọc là âm “cờ” nhưng học sinh biết cách phân biệt khi nào viết “k”, khi nào viết “c”, khi nào viết “q”. Học sinh biết phân biệt cách viết âm đệm: khi nào viết u, khi nào viết o…
Trước đây học sinh bỏ dấu thanh tùy tiện, nhưng học chương trình này các em biết bỏ đúng dấu thanh vào âm chính”.
Cô Thanh, giáo viên đã dạy ba năm chương trình Công nghệ giáo dục ở thành phố Vĩnh Yên nhận định:
“Mục tiêu cơ bản là học sinh biết đọc và nắm chắc các quy luật chính tả để có thể viết đúng chính tả ngay từ lớp Một, thì chương trình đã đạt được.
Cách dạy cũ, chương trình cũ có thể dẫn đến học vẹt, chẳng hạn học sinh quen đọc kiểu chữ trong sách giáo khoa, nhưng khi khảo sát, cũng nội dung ấy, sử dụng mẫu chữ khác, in vào tờ giấy A4 học sinh lại không đọc được.
Học sinh đã đươc học bốn mẫu chữ chữ thường, chữ hoa, in thường, in hoa, do vậy, có thể nhận diện chữ dù viết bằng kiểu nào”.
Cô Nguyên, giáo viên tiểu học tại thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, một giáo viên đã tham gia dạy lớp Một theo chương trình Công nghệ giáo dục ba năm cho rằng:
Ở lớp các em đã biết phân tích tiếng bằng tay, được thực hành nhuần nhuyễn, được luyện đọc theo dãy, theo nhóm, theo bàn, theo cặp, đọc cá nhân hàng chục lần tại lớp. Như vậy về nhà các em sẽ không cần đánh vần nữa, mà đọc luôn.
Công nghệ này hướng dẫn các bước dạy học rất kỹ, rất bài bản, để học sinh luyện đọc theo một cách thức chuẩn.
Học sinh, kể cả học sinh dân tộc và học sinh ở vùng sâu vùng xa đều nắm rất chắc về cách đọc, cách viết chính tả. Học sinh đã đọc được là không bao giờ quên, không bao giờ tái mù và rất ít khi viết sai lỗi chính tả”.
Cách dạy Tiếng Việt Công nghệ giáo dục đòi hỏi giáo viên phải đầu tư kiến thức, phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học. Sự thay đổi ấy là điều kiện để đảm bảo những thành công cho chương trình. Như vậy, học sinh sẽ được hưởng lợi từ sự đổi mới của giáo viên.
Tuy nhiên, các giáo viên cũng đánh giá rằng, việc chỉ dạy chương trình này ở lớp Một, lên lớp Hai học sinh lại học theo chương trình cũ là một điều đáng tiếc. Cần có một chương trình trọn vẹn để nối tiếp thành quả mà các em được học từ lớp Một.
HƯNG LỢI
Được biết, năm 1986, bộ sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại được đưa vào các trường tiểu học. Đến nay, gần 50 tỉnh, thành phố sử dụng. Có nơi triển khai 100% các trường dạy theo sách Tiếng việt lớp 1 của thầy Hồ Ngọc Đại.
Chuyên Đề Khối 1 Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục ( Tập 1)
PHÒNG GD-ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG TH ĐA KAO CHUYÊN ĐỀ KHỐI 1 TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ( TẬP 1) I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Chương trình tiểu học giúp các em có những hiểu biết ban đầu để các em ham thích các môn học. Các môn học ở tiểu học giúp HS : đọc thông, viết thạo, nói rõ ý, viết đúng câu, hiểu rõ quan hệ của bản thân với môi trường TN-XH. Với đặc điểm HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số của huyện Đam Rông nói chung và trường Tiểu học ĐaKao nói riêng thì việc dạy các môn học đạt theo Chuẩn KT-KN là một vấn đề rất khó, đặc biệt ở môn Tiếng Việt. Chương trình tiếng việt mới càng khó khăn hơn đối với các em . 1 chương trình hoàn toàn mới . Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học tôi đã nghiên cứu và đưa ra 1 số khó khăn mà khi chúng tôi dạy thực tế ở lớp và đề ra 1 số giải pháp giúp các em tiếp cận với môn Tiếng việt công nghệ giáo dục 1 (Tập 1)như sau: II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp Đảng uỷ đã tạo điều kiện tốt cho công tác giáo dục của trường học. Chi bộ và BGH nhà trường luôn chỉ đạo sát sao tới công tác dạy và học. - Cơ sở vật chất nhà trường có đủ phòng học 2buổi/ ngày. - Khối 1 có 3 giáo viên đề là những người nhiệt tình trong công việc, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do phòng đề ra. - Sách vở hs được cấp đầy đủ. 2. Khó khăn: -Khối 1có 46 em đều là học sinh dân tộc thiểu số. Chưa nói thông thạo tiếng Việt. Bố mẹ chưa quan tâm đến việc học của các em, còn khoán trắng cho giáo viên và nhà trường. -Còn nhiều hs khuyết tật, 1 số em nhà xa hay vắng học. -1 số em lười học , học chậm, không biết đọc , biết viết , chuyển sang học chương trình tiếng việt mới học rất chậm. - Các em không có các đồ dùng cơ bản phục vụ cho việc học tập . - Trình độ dân trí trong địa bàn trường quản lí và các vùng phụ cận chưa cao dẫn tới việc quan tâm cho con em học tập còn hạn chế. - Một số em do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; một số em do bố mẹ đi làm xa dẫn tới không có ai lo cho việc học hành của các em. Chính những điều đó đã làm cho việc học của các em ngày càng giảm sút. -Trong quá trình viết các em chưa tự viết được bài, độ cao con chữ chưa chuẩn. III. MÔT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HS HỌC TỐT TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 1. Giáo viên gương mẫu trong cách phát âm và viết: Khi đọc bài gv cần hướng dẫn cụ thể và phát âm chuẩn, cho hs đọc lại nhiều lần Khi viết mẫu cần cụ thể từng nét, hướng dẫn đúng độ cao con chữ. 2. Kiểm tra thường xuyên để uốn nắn cho học sinh: Tôi thường xuyên kiểm tra, gần gũi các em học sinh hay mắc lỗi để động viên, khuyến khích các em, không để các em chán nản và phối hợp cùng với gia đình tìm biện pháp rèn riêng cho từng em. 3. Rèn kĩ năng đọc đúng Cho hs đọc thật chuẩn và chính xác bài đọc . Cho cả lớp đọc, đọc cá nhân để phát hiện lỗi sai chỉnh sửa kịp thời 4.Rèn kĩ năng viết chính tả: - Muốn viết chính tả tốt trước hết HS phải được luyện đọc nhiều và đọc đúng . - Xác định rõ từng em học sinh hay viết sai chính tả và các lỗi sai hay mắc phải , xếp những em này ngồi ở những vị trí bàn đầu để dễ quan sát và kiểm tra trong khi các em viết bài. - Sắp xếp những em hay viết sai chính tả ngồi gần những em HS đọc chuẩn, viết đúng chính tả để có thể giúp đỡ cho bạn. - Trong các buổi phụ đạo học sinh viết yếu chỉ chú trọng phần luyện viết và đọc . Gv chấm bài và sửa lại các lỗi sai cho hs Hs yếu chưa biết viết gv phải cầm tay cho hs viết. 5.Cụ thể trong bài dạy gv cần làm thêm : - Ở việc1 đọc tiếng mới, phân tích vẽ mô hình kết hợp ôn lại âm đã học. Phân tích nguyên âm hay phụ âm. - Ở việc 2 GV cho HS viết bảng con 1 số từ trong vở Em tập viết trước khi cho HS viết lại bài trong vở "Em tập viết" - Ở việc 4 GV hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp HS nhìn bảng lớp viết vào vở Chính tả. IV. QUY TRÌNH DẠY MÔN TIẾNG VIỆT * Luật chính tả e,ê có trong bài g,h,i,gi. * Tiếng gồm có các bài:- Tách rời ra từng tiếng. - Tiếng giống nhau, khác nhau. - Tách tiếng có thanh ngang ra 2 phần. - Tiếng có 1 phần khác nhau. * Âm gồm có 37 âm: a,b,c,ch,d,đ,e,ê,k,g,gh,h,i,gi,kh,l,m,n,ng,ngh,nh,o,ô,ơ,p,ph,r,s,t,th,tr,ch,u,ư,v,x,y. * 1 buổi có 2 tiết gồm 4 việc: - Tiết1: Việc 1-2. - Tiết 2: Việc 3-4. QUY TRÌNH DẠY ÂM -Vẽ mô hình tiếng bài cũ -Viết bảng con Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới .Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng. 1a: Giới thiệu âm mới. 1b : Phân tích tiếng. 1c: Vẽ mô hình. Việc 2: Viết chữ ghi phụ âm. 2a: Giới thiệu chữ in thường. 2b: Giới thiệu chữ viết thường. 2c: Viết tiếng có âm mới. 2d: Hướng dẫn viết vở " Em tập viết". Việc 3: Đọc 3a: Đọc chữ trên bảng. 3b: Đọc sách Tiếng việt CNGD lớp1-tập 1. Việc 4: Viết chính tả. 4a: Viết bảng con. 4b: Viết vở chính tả(từ, câu ứng dụng). VII KẾT LUẬN Với phân môn Tiếng việt, để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên phải vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách linh họat và sáng tạo. Để thực hiện tốt việc viết đúng, viết đẹp phải thấy được sự gắn kết, hỗ trợ và tác động lẫn nhau giữa các khâu đọc, nghe, nói, viết. Bởi vì giáo viên phải đọc, học sinh nghe rồi mới viết vào vở do đó giáo viên phải là người chuẩn mực trong tất cả các khâu trên. Ngoài ra giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì học sinh, có ý thức tìm tòi sáng tạo, phát hiện những cái mới, cái hay, cái tiến bộ để vận dụng hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Đối với gia đình học sinh: Cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của trẻ. Tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em cả về vật chất lẫn thời gian. - Đồng thời cần tăng cường khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong mọi tình huống. Vì có giao tiếp bằng tiếng việt các em mới hiểu được hết nghĩa của tiếng Việt. - Trong các môn học khác GV luôn hướng học sinh nói thành câu đủ ý khi trả lời bài Cho học sinh nói đúng , phát âm chuẩn ,viết đúng giúp đỡ học sinh yếu cùng tiến bộ . Chuyên đề này chỉ áp dụng trong 9 tuần đầu cuả năm học *Với thời gian dạy chưa nhiều rất mong được sự góp ý của BGH, của các bạn đồng nghiệp để chúng tôi dạy tốt hơn. Đạ Tông, ngày 1/10/2013 Người viết Ninh Thị Hà
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Bất Ngờ Từ Tiết Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!