Bạn đang xem bài viết Dạy Tiếng Dao Cho Cán Bộ, Công Chức được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Ba Chẽ, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo và Ban Dân tộc tỉnh vừa khai giảng lớp đào tạo tiếng Dao Thanh Phán khoá I-2009 cho gần 40 đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của 3 huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà. Đây là lớp học tiếng dân tộc Dao đầu tiên trên địa bàn tỉnh có sự phối hợp từ các ngành chức năng của tỉnh. Tại lớp học này, các học viên được tiếp cận và nghiên cứu sâu về tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng Dao Thanh Phán nói riêng, phục vụ cho công tác chuyên môn và việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận động quần chúng ở các vùng đồng bào dân tộc.
Chủ trương đẩy mạnh và tăng cường phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bởi vậy nhiều năm qua, cơ sở vật chất, mức sống của người dân ở các vùng này đã được cải thiện, nâng lên đáng kể. Người dân phấn khởi, tin tưởng vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn so với các vùng thuận lợi. Nhiều nơi cơ sở hạ tầng còn thiếu, chất lượng chưa cao, thiếu đồng bộ; tốc độ phát triển kinh tế – xã hội còn chậm; các hủ tục lạc hậu chưa được loại bỏ triệt để. Đặc biệt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở những nơi này còn gặp những khó khăn trở ngại mà một trong những rào cản chủ yếu là do bất đồng về ngôn ngữ. Đặc điểm chung ở các vùng dân tộc thiểu số là trình độ người dân còn hạn chế, thậm chí có nhiều người chưa biết tiếng phổ thông nên việc tiếp cận của cán bộ, đảng viên gặp nhiều trở ngại. ý thức được tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng, trong đó cán bộ vận động phải am hiểu tiếng nói và các phong tục tập quán của người dân nên trong những năm gần đây việc dạy và trang bị tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các địa bàn dân tộc đã được quan tâm, nhất là trong các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân ở các địa bàn biên giới. Qua đó hiệu quả công tác vận động quần chúng đã được tăng lên rõ rệt. Mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ và người dân đã khăng khít hơn. Vì vậy việc mở các lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết, cần được nhân rộng…
Dạy Tiếng, Chữ Viết Dân Tộc Thiểu Số Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Vùng Dân Tộc Miền Núi
Đối với đa số cán bộ, công chức (CBCC) đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) từ đó dẫn đến việc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào. Những hạn chế trên đã một phần ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước thực trạng trên, ngày 9-11-2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC công tác tại các vùng dân tộc, miền núi. Thực hiện chỉ thị, các huyện miền núi trong tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt công tác này. Tại huyện Quan Hóa, trong nhiều năm qua huyện thường xuyên ban hành kế hoạch, tổ chức mở các lớp học tiếng, chữ viết tiếng dân tộc cho CBCC. Theo đó, huyện đã giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) tổ chức được hàng chục lớp. Riêng năm 2019 đã đào tạo cho 60 học viên học tiếng và chữ viết của đồng bào dân tộc Thái. Trong thời gian 3 tháng, các học viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái. Thông qua lớp học, đã giúp cho đội ngũ cán bộ hiểu được phong tục tập quán và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao tiếp, làm việc và gần gũi với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tại huyện Lang Chánh, năm 2019 cũng đã tổ chức một lớp học tiếng, chữ viết dân tộc Thái cho 50 học viên là CBCC trong huyện. Kết thúc khóa học với thời gian 50 ngày, các học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ, bảo đảm sau khóa học, các học viên có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng dân tộc Thái.
Ông Ngô Xuân Sao, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) cho biết: Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng và chữ viết DTTS cho CBCC trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2013 – 2019 đã tổ chức được gần 20 lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào cho CBCC từ huyện đến xã. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giảng dạy tiếng dân tộc cho hàng trăm giáo viên các cấp hiện đang công tác tại vùng đồng bào DTTS. Việc mở lớp, không chỉ để CBCC hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa đồng bào dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, phát huy và làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu, quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.
Bài và ảnh: Gia Bảo
Cán Bộ Huyện An Lão Ham Học Tiếng Hre
Cán bộ huyện An Lão ham học tiếng Hre
Ông Thân Hữu Sơn, Trưởng Phòng Nội vụ huyện An Lão, cho biết, sau khi khai giảng lớp học tiếng Hre dành cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan của huyện và các đơn vị trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn huyện vào ngày 19.6 vừa qua, Phòng đã tham mưu với huyện làm tờ trình gởi UBND tỉnh xin chủ trương mở thêm một lớp nữa trong năm nay. Lý do rất đơn giản: có quá nhiều cán bộ đề xuất nguyện vọng được học tiếng Hre, nhằm phục vụ tốt cho công việc của mình! Học để phục vụ đồng bào tốt hơn
Chiều 30.6, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện An Lão, lớp học tiếng Hre sôi nổi hẳn lên khi cô giáo Đinh Thị Xinh ôn lại bài chào hỏi đã dạy vào chiều hôm trước. Học viên không chỉ hào hứng tham gia phát biểu mà còn quay sang thực hành với người kế bên. “Các anh, chị tiến bộ rất nhiều!”, cô giáo người Hre tỏ ra hài lòng.
50 học viên của lớp đều là công chức, viên chức – mỗi người một nghề, ai cũng bận nhiều việc nhưng đều thu xếp để đến lớp với cùng một mong muốn: học để có thể nghe được, hiểu được và giao tiếp với đồng bào Hre bằng tiếng nói của chính họ.
+ Đa số cán bộ, giáo viên các trường mẫu giáo, mầm non ở huyện An Lão là người Kinh.Nhờ biết tiếng Hre họ sẽ nghe, hiểu và trao đổi nhiều hơn với trẻ và phụ huynh người Hre.
– Trong ảnh: Cô và trẻ Trường Mẫu giáo xã An Hòa.
“Trong công việc, nhiều cán bộ phải giao tiếp hàng ngày với bà con, nhưng hiệu quả rất hạn chế. Đồng bào thì không diễn đạt trọn vẹn điều họ muốn trình bày bằng tiếng Kinh, còn cán bộ thì gần như không biết tiếng Hre. Muốn chất lượng công việc đạt hiệu quả cao hơn, mình phải chủ động nắm bắt và thông hiểu bà con. Đó là chưa kể đến một thực tế, đồng bào nói chuyện với cán bộ bằng tiếng Kinh, nhưng giữa họ với nhau thì lại bằng tiếng Hre. Cán bộ không nắm được hết tâm tư, nguyện vọng của họ nên muốn tư vấn, hướng dẫn đến chi tiết cũng khó!”, ông Nguyễn Trực, Phó Trưởng Phòng Nội vụ huyện An Lão, trao đổi.
Là một học viên nghiêm túc, bà Nguyễn Thị Bích Lộc, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện An Lão, xác định, khóa học sẽ giúp bà giao tiếp dễ dàng với phụ huynh, học sinh người Hre, đặc biệt trong việc giải thích cho bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mà ngành đang triển khai thực hiện.
Cũng như bà Lộc, bác sĩ Trịnh Ngọc Lợi, Trưởng khoa Ngoại – Sản, Trung tâm Y tế huyện An Lão, hàng ngày khám, chữa bệnh cho hàng chục bệnh nhân người Hre. Và đây là lý do ông tích cực tham gia lớp: “Đa số người già Hre nói tiếng Kinh rất khó khăn. Bác sĩ muốn trao đổi chi tiết buộc phải thông qua con cháu của họ. Thậm chí đôi khi một vài người không có con cháu đi theo, mình lại phải tìm người thạo tiếng để hướng dẫn cặn kẽ. Bệnh nhân mà không hiểu được tường tận hướng dẫn của thầy thuốc thì làm sao dám nghĩ đến hiệu quả điều trị. Tôi muốn thành thạo tiếng Hre để việc thăm khám bệnh, hướng dẫn điều trị cho đồng bào tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn”.
Lớp học tiếng Hre do Sở Nội vụ tổ chức khai giảng vào ngày 19.6 vừa qua tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện An Lão là lớp thứ 4. Ba lớp trước lần lượt được mở vào các năm 2011, 2013 và 2015 với tổng cộng 150 học viên. Thăm dò sơ bộ cho thấy, tất cả các học viên đều cải thiện tích cực công việc của họ với nhiều mức độ khác nhau nhờ giao tiếp được với đồng bào Hre.
“Được trang bị nền tảng cơ bản về tiếng nói, chữ viết, nhiều cán bộ đã có cơ sở để tiếp tục phát triển vốn ngôn ngữ của mình bằng việc học hỏi, cập nhật kiến thức từ giao tiếp với bà con!”, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Thân Hữu Sơn hào hứng cho biết.
Nhu cầu tăng cao và tăng nhanh
Không chỉ có tiếng Hre, tiếng Chăm, tiếng Bana cũng là đối tượng được quan tâm. Hàng năm, tỉnh ta đều phân bổ chỉ tiêu, bố trí kinh phí để mở những lớp học này. Theo quy định, mỗi lớp có tối đa 50 học viên; thế nhưng, số lượng đăng ký thường nhiều hơn. Như lớp học tiếng Hre này tại An lão, vừa có thông báo đã có hơn 100 người đăng ký nên huyện phải xét chọn kỹ với tiêu chí ưu tiên cho những người thường đi cơ sở, công việc tiếp xúc trực tiếp với đồng bào.
Các lớp học thường kéo dài trong 6 tháng, sau khi hoàn thành, các học viên sẽ nghe được, nói được, hiểu được tiếng Hre; được cấp chứng chỉ. Giáo viên của lớp học năm nay gồm 4 người, tài liệu giảng dạy được biên soạn dựa chủ yếu vào cuốn sách Bộ chữ Hre Bình Định, do UBND tỉnh, Sở KH&CN, Ban Dân tộc tỉnh và Viện Ngôn ngữ học phối hợp biên soạn. Trong quá trình học, học viên còn được tham gia các đợt đi giao lưu, thực tế với đồng bào tại thôn, làng.
“Học viên sẽ học từ những điều cơ bản nhất, giống như học sinh lớp 1 học chữ cái vậy, sau đó lên lớp 2, 3, 4… đến lớp 12, đặc biệt chú trọng đến những quy tắc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những đặc điểm văn hóa, giá trị truyền thống cơ bản của đồng bào”, ông Đinh Văn Thành, giáo viên của lớp cho biết.
Để tạo thuận lợi cho các huyện, Sở Nội vụ luân phiên mở mỗi năm một lớp – năm ngoái mở lớp học tiếng Bana thì năm nay mở lớp dạy tiếng Hre. “Thế nhưng, nhu cầu học tiếng Hre của đội ngũ cán bộ hiện rất lớn. Huyện đang xin tỉnh mở thêm 1 lớp nữa trong năm nay, huyện sẽ cố gắng cân đối kinh phí tổ chức lớp học. Hy vọng mọi việc sẽ thông suốt! Thấy có nhiều cán bộ ham học, chính mình cũng rất phấn khởi!”, ông Thân Hữu Sơn chia sẻ.
NGỌC TÚ
Mở Lớp Dạy Tiếng Dân Tộc Mường Cho Cán Bộ Huyện Miền Núi Thanh Sơn
Cập nhật lúc 16:43, Thứ tư, 29/06/2016
Tỉnh Phú Thọ vừa mở 3 lớp dạy tiếng dân tộc Mường cho 263 cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện miền núi Thanh Sơn. Đây là những cán bộ đầu tiên của huyện được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành công việc, đồng thời giúp việc tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo đồng bào được hiệu quả hơn.
Cùng với mở các lớp dạy tiếng dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn cũng tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ tiếng Mường; khuyến khích đồng bào nói tiếng Mường trong các nghi lễ; duy trì tiếng Mường qua các bài hát dân ca. Bên cạnh đó, huyện Thanh Sơn chỉ đạo ngành chuyên môn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Mường.
Huyện Thanh Sơn có trên 50% dân số là đồng bào dân tộc Mường, tập trung tại các xã vùng cao như Thượng Cửu, Khả Cửu, Yên Sơn, Yên Lương…Khi có việc giao tiếp với người Kinh, người dân tộc Mường mới dùng tiếng Việt, còn trong sinh hoạt gia đình họ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Nhiều cán bộ, công chức làm công tác dân vận, phong trào không biết tiếng dân tộc nên khi tiếp xúc với bà con rất khó khăn. Sau khi tham gia lớp học tiếng Mường, các cán bộ công chức người Kinh hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Qua lớp học, các cán bộ, công chức còn hiểu biết hơn về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường từ đó góp phần phục vụ tích cực công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mường đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Tiếng Dao Cho Cán Bộ, Công Chức trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!