Bạn đang xem bài viết Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mới Bắt Đầu Làm Quen Với Ngôn Ngữ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dạy tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu là câu chuyện “nan giải” của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Biết tìm đâu địa chỉ dạy tiếng Anh uy tín? Nên cho con học với giáo viên bản ngữ hay với giáo viên Việt Nam? Làm sao để tạo được hứng thú trong các giờ học của bé? Có nhiều vấn đề khiến cha mẹ băn khoăn, lo lắng, biết làm sao để giải quyết?Thực ra, việc cha mẹ giỏi tiếng Anh hay không không quan trọng, chủ yếu là bạn phải tâm huyết và tạo cho bé niềm vui, đam mê với việc học tiếng Anh. Đừng quá nóng vội, hãy cho bé một thời gian để tiếp cận với ngôn ngữ bằng cách đưa tiếng Anh đến với con tự nhiên nhất.
Với các bé đang “bập bẹ” tiếp cận với ngôn ngữ mới thì phương pháp học đánh vần Phonics hoàn toàn phù hợp. Với phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em này, bé sẽ được học đánh vần từng chữ cái, sau khi thành thạo bé sẽ được học ghép thành câu, từ các câu cơ bản đến phức tạp. Ngoài việc học chữ thì vấn đề ngữ pháp cũng chú trọng được quan tâm. Hiện nay phương pháp học Phonics dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu đang được các trung tâm tiếng Anh áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của bậc phụ huynh nhờ hiệu quả mang lại.
Cha mẹ có thể tạo thêm môi trường tiếng Anh cho con bằng cách kể cho bé nghe các câu chuyện thiếu nhi bằng tiếng Anh, cho bé nghe các bài nhạc thiếu nhi sôi động. Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp xem phim cùng bé, giải thích cho bé hiểu để tăng khả năng ghi nhớ của trí não.
tiếng Anh cho trẻ em trong giao tiếp hàng ngày, cha mẹ có thể “mớm” từ vựng cho con bằng những cụm từ thân quen vô cùng. Ví du thay vì để bé gọi là ba, mẹ thì phụ huynh có thể dạy con phát âm “dad”, “mom” hoặc “daddy” hoặc “mommy”. Đây cũng là cách hay giúp bé dần quen với việc xuất hiện ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày.
Để bé tham gia các lớp học cùng giáo viên bản ngữXu thế cho con học cùng giáo viên bản ngữ ngay từ nhỏ đang được ba mẹ đặc biệt quan tâm. Với phương pháp học này, con được tiếp xúc với ngôn ngữ một cách chính thống. Các giáo viên đến từ các quốc gia có tiếng Anh là mẹ đẻ như Anh, Mỹ, New Zealand, Úc, Canada với kinh nghiệm dạy trẻ nhiều năm chắc chắn sẽ đem đến cho bé những giờ học bổ ích, năng động, giúp con ghi nhớ từ vựng nhanh chóng.
EIV Education, đơn vị đã và đang cung cấp giáo viên bản ngữ 100% là người nước ngoài hứa hẹn là địa chỉ uy tín, cùng con bạn chinh phục ngôn ngữ toàn cầu. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua hotline toàn quốc 028 7309 9959 để được tư vấn nhanh nhất.
Phương Pháp Dạy Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mới Bắt Đầu
Giai đoạn từ 3-5 tuổi là khoảng thời gian mà khả năng tiếp thu hình ảnh và âm thanh của bé rất phát triển. Vì vậy, bố mẹ có giúp bé học tiếng Anh thiếu nhi qua các bộ phim hoạt hình vui nhộn, dành cho trẻ em để giúp bé làm quen với ngữ điệu của người bản xứ và luyện nghe hiệu quả.
Hãy tranh thủ thời gian rảnh để xem hoạt hình cùng con và khuyến khích bé nói theo lời thoại trong phim. Bố mẹ nên chọn những bộ phim có câu thoại đơn giản và nội dung là sở thích của con. Các phụ huynh có thể mở phim hoạt hình búp bê, nàng tiên cá,… cho bé gái. Bé trai sẽ hứng thú hơn với vua sư tử và try tìm Nemo,…
Xem phim hoạt hình là cách học tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu rất hiệu quả. Vì phương pháp này giúp các bé luyện tập được khả năng nghe và phát âm như người bản xứ.
Flashcard là một hình thức học mới phổ biến và rất phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ em lớp 1 mới bắt đầu.
Với phương pháp học tiếng Anh trẻ em bằng flashcard, bố mẹ nên giới thiệu những từ vựng trên thẻ cho bé trước. Sau đó, vừa hỏi vừa trả lời lại để bé quen dần và tập bắt chước theo.
3. Học tiếng Anh qua các trò chơi bổ íchĐể thực hiện trò chơi này, bố mẹ hãy sưu tầm và chuẩn bị trước một số hình ảnh kèm với từ vựng tiếng Anh diễn đạt bức tranh đó. Bố mẹ nên chọn những bức ảnh có từ vựng tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà bé tiếp xúc hằng ngày. Ví dụ, bạn có thể lấy ảnh chụp gia đình và bày bé rằng đây là “family”, mẹ là “mother” và bố là “father”. Sau khi đã chỉ bé nhận biết từ vựng tương ứng với hình ảnh. Phụ huynh hãy đảo lộn trật tự của từ vựng để các bé tự đi tìm nghĩa tiếng Anh thích hợp với hình ảnh.
Lưu ý, khi đọc các từ vựng tiếng Anh để bé lắng nghe, bố mẹ phải phát âm thật chuẩn vì cách phát âm của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh chuẩn của bé. Mỗi lần chơi, bố mẹ nên chọn thêm nhiều từ vựng và hình ảnh mới để giúp bé mở rộng vốn từ và không cảm thấy nhàm chán.
Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy rằng các con ai cũng thích dùng điện thoại và ipad để chơi game. Vậy tại sao bạn không tận dùng sở thích này để giúp con học tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu bằng những món đồ công nghệ này nhỉ?
Có rất nhiều ứng dụng trò chơi online giúp bé nhận biết từ vựng để vừa chơi vừa học hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu và tải những ứng dụng phù hợp về máy. Sau đó, “thách thức” với bé rằng nếu con vượt qua được bao nhiêu điểm thì sẽ nhận được phần thưởng gì.
Điều này sẽ khơi gợi được tính tò mò và hiếu kỳ của trẻ, giúp trẻ học hứng thú hơn khi tiếp cận với tiếng Anh. Đồng thời, phương pháp này còn hỗ trợ rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, nhận biết từ vừng của các bé.
Cách Dạy Trẻ Em Học Tiếng Anh Như Một Ngôn Ngữ Mới
GIỚI THIỆU
Trẻ em chính là những người tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên nhất; các em tự thôi thúc bản thân cóp nhặt ngôn ngữ; mà không cần chú tâm học như thanh thiếu niên và người lớn. Trẻ em có khả năng bắt chước phát âm và tự tạo ra những nguyên tắc riêng cho mình. Ý kiến cho rằng học tiếng Anh thì khó sẽ không xảy ra ở trẻ em. Trừ khi điều đó được đề xuất bởi những người lớn hơn. Những người học tiếng Anh một cách hàn lâm. Qua những quyển sách giáo khoa chỉ tập trung vào ngữ pháp.
NHỮNG LỢI ÍCH KHI BẮT ĐẦU SỚMTrẻ có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh để tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Và ta có thể tận dụng khả năng này giúp các bé tiếp cận với tiếng Anh.
Trẻ em có thời gian học hỏi thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi. Các em học tiếng Anh bằng cách tham gia vào các hoạt động chung với người lớn.
Trẻ em có nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh hằng ngày. Các bé hầu như không có bài tập về nhà và ít khi bị áp lực học tập.
Những đứa trẻ có cơ hội học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ dường như sẽ sử dụng cùng cách tiếp cận ngôn ngữ bẩm sinh đó khi học các ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, tư, và thậm chí nhiều loại hơn nữa lại dễ hơn học ngôn ngữ hai.
Trẻ em tiếp thu ngôn ngữ thay vì chú tâm học như người lớn thường có phát âm tốt hơn. Và chúng có sự nhạy cảm nhất định với ngôn ngữ và văn hóa. Khi những đứa trẻ nói một ngôn ngữ trải qua tuổi dậy thì và bắt đầu tự ý thức; khả năng học ngôn ngữ của các em sẽ mất dần; và các em cảm thấy phải chú tâm học tiếng Anh bằng chương trình nặng ngữ pháp. Độ tuổi xảy ra những thay đổi này phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của trẻ nhỏ; cũng như sự kỳ vọng của xã hội.
Ngôn ngữ nói sẽ đến một cách tự nhiên trước ngôn ngữ đọc và viết.
Khi những đứa bé học ngôn ngữ mẹ đẻ, sẽ có một ‘giai đoạn im lặng’. Là khi chúng nhìn, nghe, giao tiếp qua biểu cảm khuôn mặt – cử chỉ trước khi bắt đầu học nói.
Xuyên suốt quá trình này, phụ huynh không nên ép trẻ tham gia vào các cuộc đối thoại; bằng cách buộc trẻ phải lặp lại từ vựng. Người lớn nên đối thoại một chiều; và cho trẻ em cơ hội học ngôn ngữ qua việc nói chuyện với người lớn.
Trẻ em dần dần xây dựng các cụm từ gồm một từ đơn kết hợp với vốn từ vựng của chúng (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’); hoặc một từ đơn kết hợp với kiến thức đã có của chúng (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Phù thuộc vào tần suất tiếp cận với tiếng Anh và chất lượng của những trải nghiệm ngôn ngữ; trẻ nhỏ sẽ bắt đầu tự tạo ra một câu hoàn chỉnh.
SỰ HIỂU BIẾTViệc hiểu luôn quan trọng hơn việc nói và ta không nên coi thường khả năng lĩnh hội của trẻ; vì chúng đã quen với việc hiểu tiếng mẹ đẻ thông qua rất nhiều ngữ cảnh đa dạng. Mặc dù trẻ em có thể không hiểu toàn bộ tiếng mẹ đẻ mà các em nghe được; các em vẫn có thể nắm được ý chính và hiểu được một số từ quan trọng; sau đó giải mã phần còn lại bằng cách sử dụng những gợi ý có trong ngữ cảnh. Nếu được khích lệ, trẻ sẽ nhanh chóng chuyển từ hiểu ‘ý chính’ sang hiểu nghĩa trong tiếng Anh.
SỰ NẢN LÒNGSau giai đoạn học tiếng Anh mới lạ lúc đầu, vài trẻ nản lòng. Đó là khi không thể biểu đạt được suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Một số khác thì muốn nói tiếng Anh thật nhanh như nói tiếng mẹ đẻ.
MẮC LỖIKhông nên nói với trẻ em rằng các bé đã mắc lỗi; vì bất kỳ sự sửa lỗi nào cũng có thể làm các em nản chí. Các sai sót có thể là một phần trong quá trình tìm ra những quy tắc ngữ pháp tiếng Anh. Như lúc học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp đi lặp lại ngôn ngữ chính xác; thì trẻ em sẽ có khả năng tự sửa lỗi.
SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TÍNHNão bộ của bé trai phát triển khác so với bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc bé trai học và sử dụng ngôn ngữ. Thỉnh thoảng, các lớp học có cả nam lẫn nữ ít tạo điều kiện cho các bé trai – những người hay bị khả năng sử dụng ngôn ngữ của các bé gái làm lu mờ. Nếu các bé trai muốn phát huy tiềm năng, các bé cần có những trải nghiệm ngôn ngữ khác so với các bé gái và cũng không nên so sánh thành tích của bé trai với các bạn nữ đồng trang lứa.
MÔI TRƯỜNG HỌC NGÔN NGỮTrẻ nhỏ sẽ cảm thấy khó khăn khi học tiếng Anh nếu chúng không có được những trải nghiệm đúng đắn và được chỉ dẫn bởi những người lớn dạy bằng kỹ thuật “parentese” (phương pháp mà cha mẹ sử dụng những từ đơn giản dưới các hình thức diễn đạt khác nhau, có nhịp điệu giống như đang hát để bé dễ tiếp thu).
Trẻ em cần được cảm thấy an toàn và nhận thức được rằng có những lý do rõ ràng để sử dụng tiếng Anh,
Những hoạt động dạy học cần được liên kết với các hoạt động hằng ngày mà trẻ em đã nắm rõ. Ví dụ như chia sẻ một cuốn sách ảnh bằng tiếng Anh, đọc một đoạn thơ bằng tiếng Anh, ăn một món ăn vặt ‘tiếng Anh’.
Những buổi học tiếng Anh vui nhộn và thú vị thường tập trung vào khái niệm mà các bé đã hiểu rõ bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ không phải học cả khái niệm mới lẫn ngôn ngữ mới, mà chỉ học tiếng Anh để nói về những điều các em đã biết. Những hoạt động này được bổ trợ bằng những học cụ thú vị để tăng sự hiểu biết và hứng thú.
Những đứa trẻ đã biết đọc tiếng mẹ đẻ thường muốn tìm hiểu cách đọc tiếng Anh. Trẻ đã biết cách đoán nghĩa của từ trong một đoạn văn viết bằng tiếng mẹ đẻ, và nếu không được ai giúp giải nghĩa từ vựng bằng tiếng Anh thì các em có thể sẽ nói tiếng Anh bằng ngữ điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Trước khi có thể giải nghĩa từ vựng tiếng Anh, trẻ em cần phải biết 26 chữ cái và âm của chúng. Tiếng Anh chuẩn có 26 chữ cái và trung bình 44 âm. Tuy nhiên việc giới thiệu những âm còn lại nên để đến khi trẻ em có nhiều kinh nghiệm sử dụng và đọc ngôn ngữ hơn.
Việc bắt đầu đọc tiếng Anh sẽ tiến triển một cách dễ dàng nếu trẻ em có hiểu biết về ngôn ngữ mà các bé đang cố gắng để đọc. Nếu được tiếp cận với những quyển sách ảnh và đoạn thơ, nhiều đứa trẻ tự tìm ra cách đọc tiếng Anh vì các bé có khả năng ghi nhớ ngôn ngữ. Đọc thuộc lòng những thứ trẻ đã biết cũng là một bước quan trọng vì nó cho trẻ em cơ hội để tự giải mã những từ tiếng Anh đơn giản. Một khi trẻ em đã xây dựng cho mình một ngân hàng từ vựng mà các em có thể đọc được, các em sẽ cảm thấy tự tin và sau đó sẵn sàng cho bước tiếp cận bài bản tiếp theo.
SỰ HỖ TRỢ TỪ PHỤ HUYNHTrẻ em cần cảm thấy rằng bản thân đang tiến bộ. Các bé cần được khích lệ và tán dương liên tục khi có sự thể hiện tốt. Mặc dù phụ huynh chỉ có vốn kiến thức tiếng Anh cơ bản và thực chất cũng đang học hỏi theo con của mình, họ lại chính là những người lý tưởng để động viên và giúp đỡ trẻ.
Bằng cách chia sẻ, các bậc cha mẹ không những đưa ngôn ngữ vào cuộc sống gia đình thường ngày mà còn tác động đến thái độ học ngôn ngữ của trẻ. Người ta cho rằng thái độ lâu dài được hình thành ở độ tuổi 8 hoặc 9.
Lược dịch từ Learn English Kids bởi Ái Thi.
Chương Trình Tiếng Anh Cho Trẻ Em Khi Mới Bắt Đầu
Chọn đúng chương trình tiếng anh cho trẻ em khi mới bắt đầu là một điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp cho bé có thể tiếp thu nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao nhất.
Học tiếng Anh hoặc là bất cứ một môn học nào thì cũng đều cần phải có một quá trình dài để có thể làm quen cũng như là nhận biết cho tới hiểu rõ và vận dụng, thực hành được. Cũng tương tự thì để cho các bé có thể sử dụng được ngôn ngữ tiếng Anh thành thạo thì các bé cần phải được trang bị thật kỹ càng từ bước xuất phát để có thể làm quen với tiếng anh và sau đó là quá trình tích lũy dần dần. Và quan trọng là quá trình này sẽ không được gián đoạn hoặc là nhảy cóc quá nhanh.
Không cần phải nói quá nhiều thì chắc hẳn chúng ta ai cũng viết được về tầm quan của tiếng Anh đối với mỗi cá nhân ở trong xã hội hiện nay lớn như thế nào. Ý thức được về tầm quan trọng đó thì cũng có rất nhiều bậc phụ huynh đã cho con em của mình tiếp cận với tiếng Anh từ khi còn khá sớm như dạy tiếng anh vỡ lòng cho trẻ mần non. Tuy nhiên thì độ tuổi nào sẽ phù hợp nhất để theo học những chuong trinh tieng anh cho tre em?
Theo như những chuyên gia thì trẻ em trong độ tuổi từ 4 cho đến 6 tuổi sẽ là thời điểm mà bộ não của trẻ phát triển mạnh mẽ và nhận thức về thế giới cũng đã có sự ổn định nhất định, vì thế thì đây cũng được xem là thời điểm vô cùng thích hợp để các bé bắt đầu tiếp xúc và làm quen được với tiếng Anh. Việc tiếp xúc càng sớm sẽ khiến cho các bé càng dễ tiếp thu cũng như là ghi nhớ hơn rất nhiều. Điều quan trọng lúc này đó là cần phải cóchương trình tiếng anh cho trẻ em phù hợp để các bé có thể bắt đầu học tập.
Khi học bất kỳ một điều gì cũng sẽ như thế, cũng đều cần phải có các kiến thức nền tảng thật cơ bản, đối với chuong trinh tieng anh cho tre em khi mới bắt đầu làm quen thì cũng cũng thế, bé cũng cần phải được học từ các kiến thức cơ bản và đơn giản nhất. Việc học tiếng anh ở trong thời kỳ này cũng không đặt quá nặng về mặt lý thuyết mà nó thường sẽ ở mức là cho các bé làm quen và tiếp cận với tiếng Anh.
Bảng chữ cái: Cũng giống với tiếng Việt, thì tiếng anh cũng sẽ có một bảng chữ cái để có thể tạo nên được những từ ngữ khác nhau, đây cũng được coi như là một kiến thức căn bản và đơn giản nhất của tiếng Anh. Vì thế, đây chính là kiến thức đầu tiên mà các bạn có thể dạy cho trẻ làm quen. Việc dạy cho bé học các chữ cái này thì cũng không quá khó khăn khi mà các bạn có thể áp dụng những phương pháp như: học qua bài hát ABC song, hay qua hình ảnh, việc này sẽ giúp bé có thể dễ dàng ghi nhớ và tiếp nhận.
Tập đếm: Cũng sẽ giống như là khi các bé học tiếng Việt thường được cha mẹ dạy tập đếm thì việc học tiếng Anh cũng như thế. Các bạn cũng có thể dạy cho trẻ tập đếm bằng tiếng anh cũng với 2 phương pháp tương tự như là khi học bảng chữ cái. Việc học đếm cũng là một phần kiến thức vô cùng đơn giản và căn bản ở trong tiếng anh. Có một điều bạn cần lưu ý đó là chỉ nên dạy các bé đếm từ 1 đến 10, trước khi cho các bé học các con số lớn hơn và khó hơn.
Các động từ cơ bản: Bên cạnh những danh từ quen thuộc thì các bạn cũng có thể dạy cho bé những động tác gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống như là: cool, eat, run,…
Bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể dạy cho các bé những tính từ như: red, black, pink,…
Trong chương trình học tiếng anh dành cho trẻ em khi mới bắt đầu thì chủ yếu sẽ là những kiến thức căn bản và vô cùng đơn giản để các bé mới bắt đầu chủ yếu sẽ là những kiến thức khá căn bản và đơn giản để các bé có thể làm quen với tiếng Anh, tuy nhiên thì khi dạy cho các bé thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau để mang đến hiệu quả cao nhất:
Dạy chuẩn: Tuyệt đối không được dạy cho trẻ các kiến thức sai lệch và khi dạy thì nhất định phải chuẩn xác, nếu không thì sẽ khá là khó trong việc sửa chữa khi mà bé đã học những điều sai.
Chọn lựa phương pháp: Đối với các bé ở trong độ tuổi này thì việc học tiếng anh cũng không nên diễn ra một cách khuôn khổ và nhàm chán, hãy chú ý chọn lựa những phương pháp như: học tiếng anh qua ảnh, qua truyện tranh, âm nhạc và phim hoạt hình,… để cho các bé có thể tiếp thu được nhanh hơn cũng như là hứng thú hơn.
Dạy Tiếng Anh Như Ngôn Ngữ Thứ Hai Cho Trẻ Em Việt
Phương pháp dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL – English as a Second Language) được cung cấp bởi các trường đại học tại Anh, Mỹ, Canada nhằm cải thiện vốn tiếng Anh cho học sinh, sinh viên quốc tế, giúp họ có thể sẵn sàng với môi trường đại học. S au hơn 10 năm nghiên cứu, ông Travis Stewart, người Canada đã áp dụng phương pháp này cho trẻ em Việt Nam.
Cách tiếp cận mới
Theo ông Travis Stewart, nếu như phương pháp truyền thống, trẻ đến lớp, học từ vựng và ghi nhớ đoạn hội thoại dựa trên tình huống, thì với ESL, trẻ bắt đầu tiếp xúc với kiến thức bằng việc hoàn thành bài tập E-learning (học trực tuyến) tại nhà. Cấu trúc bài E-learning giúp cho học sinh khám phá và làm quen với các từ, cụm từ mới trước khi tới lớp.
Gần gũi với trẻ nhỏ
Cũng theo chuyên gia người Canada, trẻ nhỏ thường cảm nhận nhiều hơn và có khả năng thể hiện bản thân thông qua cảm xúc, nên cách tốt nhất để trẻ học ngoại ngữ là cung cấp một môi trường không có bất cứ mối đe dọa nào, nơi các con thấy an toàn và thỏa sức khám phá.
Ông Travis cho biết từng nhiều lần nhìn thấy tại những nơi công cộng ở Việt Nam, phụ huynh bảo con bắt chuyện với người nước ngoài. Với những đứa trẻ hướng ngoại, chúng có thể làm được điều đó, tuy nhiên với trẻ nhút nhát thì không. Việc đẩy một đứa trẻ vào tình huống không thoải mái sẽ khiến chúng ngại học tiếng Anh, thậm chí ảnh hưởng đến sự tự tin trong việc tham gia các hoạt động khác. Trái lại, tạo ra một môi trường mà trẻ nhỏ cảm thấy thoải mái để mắc lỗi, thể hiện bản thân sẽ cải thiện đáng kể sự tự tin của chúng.
Ngoài việc tối ưu hóa môi trường học tập, phương pháp ESL còn khuyến khích trẻ thể hiện bản thân qua các hoạt động như nhảy, hát, múa mà không cần lời nói. “Tôi thấy việc này sẽ giúp tăng mức độ thoải mái của trẻ và xây dựng sự tự tin trong việc nói một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ”, vị chuyên gia cho biết.
Những hoạt động ngoại khóa, tham gia giao lưu tiếng Anh với thần tượng mà trẻ hâm mộ, chơi các trò tương tác cũng là điểm dễ thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Theo đó, trung tâm Apax English của ông Travis từng tổ chức thành công nhiều chương trình lớn dành cho học sinh với sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng, truyền cảm hứng học tập như cầu thủ Lương Xuân Trường, ca sĩ Đức Phúc…
Công nghệ hỗ trợ học tập
Nhiều phụ huynh ở Việt Nam lo lắng trước thực trạng con em thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ từ sớm, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và khả năng học tập. Tuy nhiên, chuyên gia người Canada lại dành nhiều thời gian nghiên cứu để đưa ra kết luận nếu biết áp dụng đúng cách, công nghệ sẽ hỗ trợ học tập.
Với phương pháp ESL, công nghệ và chương trình học cơ bản hợp nhất và lồng ghép vào nhau. Cụ thể, E-Learning được thực hiện trên máy tính giúp đẩy nhanh tiến độ học trên lớp. Ngoài ra, giáo viên cũng sử dụng phần mềm GATE để giảng dạy. Phần mềm GATE tương tác trực tiếp với các tệp âm thanh, video, hình ảnh, văn bản và hoạt động.
Khi về nhà, phụ huynh cũng có thể nhờ giáo viên hướng dẫn cách cùng con học và chơi các trò chơi phát triển tư duy bằng tiếng Anh. “Điều này thực sự khác biệt với phương pháp truyền thống, tức là học tiếng Anh như một ngoại ngữ với cách học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai”, ông Travis nhấn mạnh.
Thế Đan
Dạy Và Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mới Bắt Đầu Cần Chú Ý Những Gì
Trong thời đại hội nhập toàn cầu ngày nay, tiếng Anh đã không chỉ dừng lại ở một môn học trong nhà trường mà nó đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu, là phương tiện để giao lưu, kết nối, học tập vô cùng quan trọng trên thế giới. Bởi thế, việc dạy và học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu là mối quan tâm lớn của rất nhiều phụ huynh có con đang chuẩn bị vào lớp 1. Dưới dây là một vài chia sẻ về việc Bố mẹ nên làm gì để con có hứng thú học tiếng Anh cũng như cách hướng dẫn con học tiếng Anh hiệu quả?
Khoa học đã chứng minh rằng sự hào hứng và hưng phấn có khả năng tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ lên tới 70%. Đặc biệt đối với trẻ em, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của bé sẽ giúp tăng hiệu quả học tiếng Anh lên rất nhiều đấy. Bởi thế, bố mẹ đừng ép con học tiếng Anh một cách cứng nhắc theo sách tiếng anh lớp 1 mà nên khéo léo hướng dẫn con.
2, Hướng dẫn học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu tiếp xúc với bảng chữ cáiBảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái từ A cho đến Z. Phần lớn bảng chữ cái tiếng Anh đều gồm những chữ cái giống với bảng chữ cái tiếng Việt song lại có cách phát âm khác hoàn toàn. Bởi thế, nó đã gây khá nhiều khó khăn cho trẻ để có thể ghi nhớ được cách làm sao để đọc cho đúng bảng chữ cái
Cách ghi nhớ bảng chữ cái tiếng anh phổ biến và thông dụng nhất chính là học thuộc lòng theo bài hát ABC song nổi tiếng
Bài hát được phổ nhạc vui nhộn theo bảng chữ cái rất dễ hát theo sẽ làm cho trẻ tự động nhớ được bảng chữ cái vô cùng hiệu quả. Song song với đó, để giúp trẻ củng cố lại kiến thức bảng chữ cái vừa học, bố mẹ nên sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ việc học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu như bảng chữ cái xốp hay gỗ. Bằng việc sử dụng những công cụ này, bé sẽ được tiếp xúc trực quan với 26 chữ cái tiếng Anh. Thông qua các hoạt động đa dạng như là ghép chữ cái vào ô trống, xếp chữ cái thành chuỗi, chơi trò chơi hỏi – đáp ngẫu nhiên,… chắc chắn bé sẽ trở nên nhuần nhuyễn bảng chữ cái tiếng anh chỉ trong thời gian cực ngắn thôi đó.
3, Vài nét về chương trình học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu học tiểu họcHiện nay đa số các trường Tiểu học đã đưa bộ môn tiếng Anh vào giảng dạy chính thức trong chương trình học cho học sinh lớp 1, lớp 2. Dưới dạng các tiết học tự chọn hoặc tiết học ngoại khóa, đây là bước đầu giúp trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách chính quy. Đa số các trường đều chọn các giáo trình dạy tiếng anh cho trẻ em riêng biệt của các chương trình học tiếng Anh uy tín như Cambridge hay Oxford. Bởi thế nên việc học tiếng Anh cho trẻ em lớp 1 ngày càng được cải cách theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng tiếng Anh đủ 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết.
Tiếng Anh đã ngày càng trở nên quan tọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bởi vậy, rất nên cho bé có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Song để việc học tiếng Anh hiệu quả cũng như kích thích được lòng hứng thú và sự ham học của trẻ, bố mẹ nên áp dụng linh hoạt các phương pháp học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu thay vì chăm chăm ép bé học một cách cứng nhắc. Chúc các bé luôn ham học môn tiếng Anh!
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mới Bắt Đầu Làm Quen Với Ngôn Ngữ trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!