Xu Hướng 12/2023 # Dạy Học Tiếng Dân Tộc Trong Trường Phổ Thông # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dạy Học Tiếng Dân Tộc Trong Trường Phổ Thông được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dạy học TDT trong trường phổ thông ở Miền Bắc được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt đầu là các tiếng Hmông (Mèo), Tày-Nùng, Thái và đã có những thời kỳ được đẩy mạnh thành phong trào phát triển rầm rộ và đã thu được những kết quả to lớn cả trong giáo dục phổ thông và xoá mù chữ ở vùng DTTS. Từ đó đến nay, nhiều địa phương vẫn luôn duy trì việc dạy TDT, đã có hàng vạn người DTTS mỗi năm được hưởng quyền lợi học tập từ chính sách này.

Ở Miền Nam, sau ngày giải phóng (năm 1975), một số TDT có chữ viết truyền thống đã sớm được đưa vào dạy trong trường phổ thông. Đặc biệt là tiếng Chăm, Khmer đã được triển khai dạy thực nghiệm ngay từ năm học 1977 – 1978. Tiếp đó, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, một số tiếng DTTS ở Tây Nguyên đã có chữ viết và có dân số đông như Êđê, Bahnar, Jrai cũng được được đưa vào dạy thực nghiệm trong trường phổ thông. Việc đưa các TDT này vào dạy được chuẩn bị chu đáo cả về chương trình, tài liệu đến đội ngũ giáo viên… do đó chất lượng dạy và học ngày càng được khẳng định, quy mô tăng liên tục sau từng thời kỳ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục cho các vùng này.

Trên cơ sở các kết quả dạy thực nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng với các địa phương để xây dựng và ban hành một số chương trình và bộ sách giáo khoa TDT. Từ năm 2008 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được 08 chương trình TDT (Chăm, Khmer, Jrai, Bahnar, Êđê, Hmông, M’Nông, Thái) và 06 bộ sách giáo khoa TDT (Chăm, Khmer, Jrai, Bahnar, Hmông, Êđê). Bên cạnh đó, vẫn còn một số TDT đang được dạy thực nghiệm, những địa phương có nhu cầu dạy TDT tiếp tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu ban hành chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.

Từ những cố gắng, nỗ lực trên, có thể khẳng định kết quả dạy TDT đã đạt được những thành tích và hiệu quả to lớn.

Trước tiên, phải kể đến là số lượng các tỉnh, thành phố thực hiện dạy TDT liên tục tăng trong những năm qua, tính đến nay đã có 23 tỉnh, thành phố thực hiện dạy học TDT trong trường phổ thông như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, TP. HCM.

Thứ hai, quy mô trường lớp thực hiện dạy học TDT không ngừng được mở rộng. Chỉ riêng năm học 2023 – 2023, cả nước đã có 682 trường, 5.272 lớp, 121.231 học sinh học TDT.

Thứ ba, chất lượng dạy và học TDT ngày càng được đảm bảo và nâng cao, đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu góp phần giữ gìn và phát huy tiếng nói của các DTTS. Dạy học TDT đã và đang góp phần to lớn vào việc huy động học sinh ra lớp, giảm bỏ học và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Những thành công và khó khăn thách thức:

Nhìn lại sau nửa thế kỷ thực hiện việc dạy và học TDT trong trường phổ thông có thể đánh giá được những thành công cũng như khó khăn thách thức của nhiệm vụ dạy học TDT.

Trong đó, thành công lớn nhất là đã triển khai hiệu quả chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc nói riêng. So với nhiều quốc gia trên thế giới, việc quan tâm đến ngôn ngữ dân tộc thể hiện qua hệ thống chính sách hoàn thiện về dạy học TDT như Việt Nam là không nhiều. Đó là chưa kể Việt Nam đã đi sớm hơn so với nhiều quốc gia khác (kể cả một số nước phát triển) về chính sách ngôn ngữ dân tộc và dạy học TDT.

Dạy học TDT đã đem lại lợi ích to lớn về giáo dục cho người DTTS. Dạy TDT là dạy ngôn ngữ, dạy văn hoá, dạy tri thức bản địa và các tri thức nhân loại cho học sinh, giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Hơn thế, dạy TDT đã góp phần khích lệ, động viên học sinh, huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Dạy TDT là một giải pháp thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong cuộc sống.

Có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với địa phương từng bước xây dựng các điều kiện đảm bảo để đưa việc tổ chức dạy và học TDT ngày càng chặt chẽ, khoa học. Trước hết, phải kể đến vai trò tham mưu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Chính phủ trong việc ban hành các chính sách về dạy và học TDT, như: Quyết định số 53/CP ngày 22/2/1980 của Hội đồng Bộ trưởng về chủ trương đối với chữ viết của các DTTS; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quyết định và thông tư ban hành các mã ngành đào tạo giáo viên dạy TDT, ban hành các chương trình TDT trong trường phổ thông, ban hành các chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy TDT.

Nhờ hệ thống các văn bản pháp quy được ban hành đồng bộ và sự chỉ đạo sâu sát, tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà việc dạy học TDT được mở rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, việc dạy học TDT vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:

Một là nhiều DTTS có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết nên không thể đưa vào dạy trong nhà trường. Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay nước ta có 27/53 tiếng dân tộc thiểu số có chữ viết. Trong đó có một số dân tộc có chữ viết truyền thống (Chăm, Khmer…) còn lại là chữ viết mới được xây dựng trên nền ký tự La tinh. Số những bộ chữ mới được xây dựng cũng chỉ có một số ít bộ chữ được các cấp chính quyền công nhận như Tày-Nùng, Mông, Thái, Ê đê, Jrai, Bahnar, M’Nông, Xơ Đăng, những tiếng còn lại không có chữ viết thì rất khó để đưa vào chương trình giảng dạy trong trường học.

Hai là đội ngũ giáo viên dạy TDT hiện đang còn thiếu. Việc đào tạo giáo viên dạy TDT mới chỉ được thực hiện ở một số cơ sở đào tạo sư phạm như Đại học Trà Vinh, Đại học Tây Nguyên, Đại học Quy Nhơn, Đại học Tây Bắc, Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng,… mà số lượng sinh viên, học viên theo học không nhiều. Phần lớn giáo viên đang giảng dạy TDT chưa được đào tạo chính quy mà chỉ được bồi dưỡng qua các chương trình tập huấn hay tự bồi dưỡng. Vì vậy hầu hết giáo viên dạy TDT chưa đạt chuẩn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Ba là việc tìm kiếm đội ngũ tri thức địa phương để tham gia vào việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa TDT gặp rất nhiều khó khăn phần lớn họ không có đủ năng lực thực hiện, đi kèm với đó là sự thiếu thốn các tài liệu công cụ về TDT (từ điển, sách ngữ pháp,…), tài liệu ngữ dụng (sưu tầm văn học dân gian, sáng tác văn học mới,…)

Bốn là, hiện nay một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc dạy và học TDT. Mặc dù nhu cầu học tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS ở các địa phương là rất lớn, nhưng một số nơi ngành giáo dục địa phương chưa tham mưu cho chính quyền để đảm bảo quyền lợi này.

Chuyển Biến Tích Cực Trong Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Ở Trường Phổ Thông

(GD&TĐ) – Cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đã và đang tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho 108.329 học sinh thuộc 7 dân tộc: Khmer; Hoa; Chăm; Êđê; Jrai; Bahnar và H’mông.

(GD&TĐ) – Cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đã và đang tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho 108.329 học sinh thuộc 7 dân tộc: Khmer; Hoa; Chăm; Êđê; Jrai; Bahnar và H’mông. Theo đánh giá của Hội nghị tổng kết dạy tiếng DTTS trong trường phổ thông, do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì tổ chức tại Nha Trang ngày 14/10/2011: khó khăn lớn nhất của công tác dạy học tiếng DTTS hiện nay là đội ngũ giáo viên thiếu và yếu.

Bước ngoặt xoay chuyển sự phát triển mạnh của việc dạy tiếng DTTS là ngày 15/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở GD phổ thông và trung tâm GD thường xuyên. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Phải chờ đến cuối tháng 10/2011 mới có Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Nghị định 82 nói trên của Chính phủ.

Năm học 2010 – 2011 vừa qua, thống kê của Vụ GD dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho thấy: việc dạy tiếng DTTS được triển khai ở 688 trường, 4764 lớp, 108.329 học sinh (HS) và 1.543 giáo viên (GV). So với năm học trước tăng 137 lớp với 2.489 HS, tăng nhiều nhất là HS học tiếng H’mông và tiếng Bahnar.

Kết quả xếp loại môn tiếng DTTS năm học vừa qua: số học sinh khá giỏi tăng 4,4% ở bậc tiểu học; tăng 6,6% ở bậc THCS. Qua việc học tiếng DTTS, khiến HS học tập hứng khởi hơn, ít bỏ học hơn, hỗ trợ tốt hơn trong việc học các môn khác. Tỉ lệ HS học tiếng DTTS đạt khá giỏi cao nhất là môn tiếng Hoa (bình quân đạt 73,2%); môn tiếng Khmer (bình quân đạt 53,8%); thấp nhất là môn tiếng H’mông chỉ được 38,2% học sinh khá giỏi. Nhìn chung ở 7 môn học tiếng DTTS cả nước, năm học 2010-2011 có 93,9% học sinh tiểu học và 88,4% học sinh THCS đạt học lực từ TB trở lên…

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (trái) và Vụ trưởng Nguyễn Thị Thu Huyền chủ trì hội nghị

Nổi bật nhất là tỉnh Sóc Trăng, đã triển khai dạy tiếng Khmer cho toàn bộ các trường THCS của tỉnh. Tỉnh Đăk Lăk dạy tiếng Êđê cho tất cả các trường PTDT nội trú huyện và tỉnh. Các địa phương: TPHCM; Cà Mau; Kiên Giang; Sóc Trăng; Cần Thơ và Hậu Giang đã dạy tiếng Hoa tăng cường từ 3 đến 5 tiết/tuần lên 8-10 tiết/tuần. Đặc biệt tại Sóc Trăng và Trà Vinh có gần 1/3 số dân toàn tỉnh là đồng bào Khmer, đã có hàng trăm nhà sư tự nguyện dạy tiếng Khmer miễn phí cho hàng ngàn HS trong dịp hè (chủ yếu dạy học trong chùa).

Khó khăn lớn là nhiều chương trình dạy học tiếng DTTS vẫn đang ở dạng thực nghiệm hoặc thí điểm. Tiếng Hoa bậc THCS đang dạy học thí điểm. Tiếng Chăm Jawi đang dạy học thực nghiệm ở An Giang; Tây Ninh. Tiếng Êđê đang thực nghiệm ở Đăk Nông và Đăk Lăk. Một số tỉnh theo nhu cầu của HS đã tổ chức dạy học tiếng DTTS của chương trình tiểu học cho học sinh bậc THCS. Đến nay, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường Sư phạm xây dựng chương trình đào tạo GV dạy tiếng DTTS trình độ cao đẳng và đại học, đã ban hành được 4 chương trình đào tạo GV dạy tiếng Khmer; tiếng Chăm; tiếng Jrai và tiếng H’mông trình độ đại học.

Thách thức lớn nhất trong việc dạy tiếng DTTS là lực lượng GV quá mỏng, kể cả cán bộ quản lý (CBQL) chỉ đạo việc dạy tiếng DTTS cũng vậy.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai ông Ksor Jil cho biết tỉnh hiện có 90.202 HS Jrai (chiếm khoảng 30% HS phổ thông toàn tỉnh), nhưng chỉ có 244 GV dạy tiếng Jrai. Học sinh Bahnar có 36.223 em (chiếm khoảng 11% học sinh phổ thông toàn tỉnh), nhưng chỉ có 32 GV dạy tiếng Bahnar. Theo nhu cầu thực tế, Gia Lai cần bổ sung gấp đôi số GV này.

Tại Sóc Trăng, theo ông Sơn Hoàng Minh Tâm (phòng GDDT-Sở GD&ĐT): tỉ lệ HS Khmer đến cuối năm học 2010-2011 là 37.744 em – chiếm 28% HS phổ thông toàn tỉnh, nhưng chỉ có 316 GV dạy tiếng Khmer, trong đó 90% là GV tiểu học. Hầu hết số GV này chỉ mới có bằng Trung học sư phạm (hệ 9+3 hoặc 12+2). Với qui mô học sinh Khmer rất lớn như trên, Sóc Trăng đang thiếu trầm trọng GV dạy tiếng Khmer bậc THCS và THPT.

Theo đại diện các sở GD&ĐT Nghệ An; Yên Bái: hầu hết GV dạy tiếng H’mông của tỉnh đều chưa được đào tạo sư phạm chính quy, theo đúng trình độ chuyên môn của từng bậc học.

Ông Thái Văn Tài – Trưởng phòng GD&ĐT Krông Na (Đăk Lăk) cho biết: học sinh các DTTS của huyện chiếm 27% – chủ yếu là học sinh Êđê đang học tiếng Êđê ở 6 trường tiểu học với gần 700 em. Trong 37 GV là người dân tộc thiểu số, chúng tôi chỉ chọn được 19 GV biết sử dụng tiếng Êđê để dạy học. Trong đó chỉ có 6 GV thực sự đủ năng lực dạy tiếng Êđê bậc tiểu học, được định biên làm CBQL cốt cán cho phòng GD trong việc dạy học tiếng Êđê.

Học sinh trường PTDT nội trú Nơ Trang Lơng – Đăk Lăk.

Trong việc vận dụng chế độ chính sách đối với GV và HS dạy học tiếng DTTS cũng có sự khác nhau. Có tỉnh áp dụng Nghị định số 61 về chế độ chính sách đối với nhà giáo, CBQL GD ở các trường chuyên biệt, ở vùng KTXH đặc biệt khó khăn, để chi trả chế độ cho GV dạy tiếng DTTS. Có địa phương vận dụng Thông tư liên tịch số 50 về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở GD công lập, để chi trả chế độ cho GV dạy tiếng DTTS. Lại có tỉnh chi trả theo chính sách riêng của địa phương (thỏa thuận theo hợp đồng). Nhìn chung HS học tiếng DTTS đều được cấp đủ sách giáo khoa. Một số tỉnh cấp giấy chứng nhận học tiếng DTTS cho HS. Các em còn được khen thưởng, được xếp ưu tiên về trình độ học tiếng DTTS, khi nhập học một số trường của địa phương…

Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Vụ trưởng vụ GDDT năm học 2011-2012 tiếp tục thay SGK tiếng Bahnar quyển 3. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của GV, HS, CBQL GD và PHHS về chương trình – SGK mới các tiếng: Jrai; Chăm; H’mông; Khmer. Hoàn thành việc chỉnh sửa SGK tiếng Êđê thực nghiệm để ban hành chính thức. Trong năm 2012, hoàn thành bộ SGK tiếng H’mông; tiếng Hoa tiểu học, để năm học 2012-2013 triển khai việc thay sách. Chuẩn bị xây dựng chương trình – SGK tiếng Xê đăng. Thống nhất đánh giá bộ SGK thực nghiệm tiếng Chăm Jawi. CBQL phụ trách dạy tiếng DTTS ở phòng ở Sở (kể cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) phải biết tiếng nói, chữ viết tiếng DTTS mà đơn vị mình đang phụ trách…

Tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa biểu dương các địa phương có nhiều sáng tạo trong tổ chức dạy học tiếng DTTS, kể cả sáng tạo trong thực hiện chế độ đối với GV, HS dạy học tiếng DTTS. Cần tăng cường sử dụng GV DTTS dạy tiếng DTTS. Nên giao quyền chủ động sắp xếp lịch dạy học tiếng DTTS cho các trường để phù hợp với thực tế. Các địa phương chủ động lên kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng cho GV dạy tiếng DTTS. Môn tiếng DTTS là môn học tự chọn, không đưa vào đánh giá xếp loại HS cuối năm khi Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82 ra đời, sẽ giải quyết được những bất cập trong việc tổ chức dạy học tiếng DTTS và thực hiện chế độ chính sách đối với GV, HS. Tổ chức tốt dạy học tiếng DTTS sẽ góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng tự hào, sự quý trọng tiếng “mẹ đẻ”. Đồng thời qua đó giúp học sinh các DTTS phấn khởi hơn trong học tập và thúc đẩy việc học các môn văn hóa khác được tốt hơn.

Đinh Lê Yên

Dạy Tiếng Khmer Trong Trường Phổ Thông

Đến nay, việc dạy tiếng Khmer trong trường phổ thông được tổ chức ra sao? Ông Kiên Quân – Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Trà Vinh – cho biết: Ngay sau khi có nghị quyết và chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chúng tôi đã xây dựng nội dung, chương trình, sách giáo khoa tiếng Khmer theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Đội ngũ giáo viên (GV) là người dân tộc Khmer đa số đều được đào tạo qua trường lớp sư phạm song ngữ. Có chế độ, chính sách ưu đãi dành riêng cho GV dạy tiếng Khmer. Tuy nhiên, cái khó là hiện nay chưa có chương trình đào tạo nâng chuẩn cho GV dạy tiếng Khmer.

Lớp dạy tiếng Khmer ở chùa Ông Mẹt, TP.Trà Vinh.

Xin ông nói rõ hơn về quy mô và hình thức tổ chức đào tạo? Cả tỉnh có 8/8 huyện, thành phố thực hiện dạy tiếng Khmer trong trường phổ thông. Năm học 2009-2010, triển khai ở 108 trường, với 13.939 học sinh (HS) và 142 GV tham gia, trong đó bậc TH 695 lớp, bậc THCS 27 lớp, bậc THPT 14 lớp. Các trường đều tổ chức dạy tiếng Khmer theo đơn vị lớp có sẵn để tận dụng các điều kiện dạy và học, không gây xáo trộn. Nội dung chương trình, sách giáo khoa vừa sức, phù hợp với tiết dạy môn tiếng dân tộc. Hàng năm, sở GDĐT đều tổ chức thi GV dạy giỏi môn ngữ văn Khmer, riêng năm học 2009- 2010 có 9 GV đạt danh hiệu dạy giỏi. Đối với HS, các trường đều tổ chức thi HS giỏi môn ngữ văn Khmer, năm học này có 7 HS giỏi môn ngữ văn Khmer cấp tỉnh và 652 HS được công nhận trình độ cấp 1 ngữ văn Khmer. Việc dạy tiếng dân tộc cũng được thực hiện thường xuyên tại nhiều chùa Khmer, nhiều vị sư sãi tham gia mở lớp dạy tiếng Khmer trong dịp hè. Đây thực sự là kết quả đáng phấn khởi, cần được tiếp tục thực hiện tốt hơn trong những năm học tới.

Tăng Chất Lượng Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Trong Trường Học

Theo kế hoạch năm học 2023 – 2023, Ninh Thuận tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Chăm cho học sinh từ lớp 2 tới lớp 5 ở 24 trường tiểu học thuộc vùng đồng bào Chăm; đồng thời, xây dựng bộ sách học tiếng Raglai để chuẩn bị đưa vào dạy thực nghiệm ở cấp tiểu học từ lớp 1 thuộc hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc – nơi có đông đồng bào Raglai sinh sống; kết hợp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học thông qua giao tiếp song ngữ.

Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Chăm, các giáo viên sẽ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Luật Giáo dục. Cụ thể, việc dạy phải đủ chương trình và theo sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung dạy học tiếng Chăm bao gồm những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các nội dung phản ánh về cuộc sống, văn hoá của đồng bào Chăm.

Nguồn tư liệu sử dụng trong sách giáo khoa, tài liệu được lấy từ kho tàng văn học dân gian, văn học phản ánh cuộc sống văn hoá ,vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm và các dân tộc khác. Phương pháp dạy học nhằm vào việc phát huy tính tích cực của học sinh cấp tiểu học; trong đó, chú trọng tăng cường thực hành ngôn ngữ, các kỹ năng đọc và viết.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận Nguyễn Huệ Khải cho biết, những năm qua, chỉ duy nhất tiếng Chăm được dạy trong các trường học ở Ninh Thuận. Tiếng Chăm được nghiên cứu và tổ chức dạy thực nghiệm từ năm 1978. Đến năm học 2010 – 2011, tiếng Chăm được tổ chức dạy học chính thức tại các trường tiểu học vùng đồng bào Chăm theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Sau 10 năm thực hiện Nghị định 82, đến năm học 2023 – 2023, Ninh Thuận đã có 24 trường với 288 lớp tiểu học có dạy tiếng Chăm với 8.126 học sinh, cùng 54 giáo viên dạy tiếng Chăm. Theo đánh giá, việc dạy học tiếng Chăm đã đem lại lợi ích to lớn về giáo dục cho người Chăm, trong việc dạy ngôn ngữ, văn hóa, tri thức bản địa và các tri thức nhân loại cho học sinh, giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Chất lượng dạy học tiếng Chăm cho học sinh được đánh giá là hoàn thành và hoàn thành tốt đạt 99.5%.

Đồng thời, việc dạy học tiếng Chăm đã góp phần khích lệ, động viên học sinh, huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Đây cũng là một giải pháp thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong cuộc sống của đồng bào Chăm.

Ninh Thuận hiện có 34 dân tộc thiểu số với hơn 144.200 người, chiếm 24,43% dân số tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc Chăm có hơn 67.270 người, chiếm 11,9%, dân tộc Raglai có hơn 58.910 người, chiếm 10,42%, các dân tộc thiểu số khác là hơn 6.400 người, chiếm 2,1%.

Dạy Tiếng Đức Trong Các Trường Phổ Thông Việt Nam

Sáng 17-7, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Jutta Frasch và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai tại các trường phổ thông ở Việt Nam.

Hai bên cùng ký kết thỏa thuận hợp tác.

Thỏa thuận hợp tác này nhằm giúp việc giảng dạy tiếng Đức đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Việt Nam. Các học sinh phổ thông Việt Nam sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học đại học trực tiếp tại Đức.

Trước đó, từ tháng 5-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức đã thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác ký kết hôm nay đã khép lại dự án thí điểm dạy tiếng Đức thành công và bước sang một giai đoạn mới. Theo đó, học sinh có thể lựa chọn tiếng Đức để học ở trường như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai bên cạnh các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung.

Lễ ký kết thỏa thuận này là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến “Trường học-Đối tác của tương lai”. Đây là một sáng kiến do Bộ Ngoại giao Đức khởi xướng thực hiện với sự hợp tác của Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (GI), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức thuộc Hội nghị các Bộ trưởng Văn hóa (PAD). Chương trình đã liên kết 1.500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức trên toàn thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 1.400 học sinh tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng đang học tiếng Đức theo chương trình này.

“Nâng Tầm” Dạy Và Học Tiếng Êđê Trong Trường Phổ Thông

T iết học làm quen với mặt chữ cho học sinh DTTS ở xã Hòa Đông (Krông Pak).

Việc dạy-học tiếng Êđê trong trường phổ thông tại Dak Lak đang có những bước phát triển với số lượng học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học tiếng Êđê ngày càng tăng, chất lượng học cũng được nâng lên đáng kể.

Thời gian qua, việc dạy và học tiếng Êđê ở Dak Lak được thực hiện theo quy trình giáo dục liên thông từ cấp tiểu học (TH) lên cấp trung học cơ sở (TCCS). Hiện nay, đã thực hiện dạy từ lớp 3 đến lớp 8, cấp tiểu học thì tập trung ở những địa phương có đông đồng bào DTTS tại chỗ, cấp THCS thì tập trung ở các trường Dân tộc nội trú (DTNT). Tuy thời gian triển khai chưa lâu, nhưng có thể thấy, học sinh DTTS rất ham thích học tiếng mẹ đẻ, trong những năm học vừa qua, đã có trên 50% học sinh ở các khối 6,7,8 đạt kết quả khá, giỏi. Việc dạy học tiếng Êđê đã phần nào đáp ứng nguyện vọng đông đảo phụ huynh học sinh DTTS mong cho con em được học tiếng mẹ đẻ, tạo động lực nâng cao chất lượng học tập của các em. Kết quả này góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết đồng bào Êđê. Trong dịp tổng kết 5 năm thực hiện công tác dạy – học thực nghiệm tiếng Êđê trong trường DTNT vừa qua, các đại biểu đều khẳng định ý nghĩa tích cực của việc dạy học tiếng Êđê trong trường phổ thông và thống nhất ý kiến nên tiếp tục đẩy mạnh công tác này, phấn đấu đến năm 2023, 100% trường DTNT huyện, thành phố, 25% trường tiểu học, 5% trường THCS ở vùng đồng bào dân tộc Êđê được dạy và học tiếng, chữ Êđê…

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này là điều không đơn giản, vì thực tế việc dạy – học tiếng Êđê trong trường phổ thông đang gặp không ít khó khăn. Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn dạy chữ dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng do chưa có sự chỉ đạo thống nhất nên mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý về giáo dục dân tộc còn mỏng, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục dân tộc chưa được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, thời gian qua công tác dạy – học tiếng Êđê vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm nên còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc nói chung là còn thiếu và yếu. Số giáo viên được xem là kỳ cựu, có kinh nghiệm giảng dạy không nhiều, chủ yếu là những người đã lớn tuổi, dạy học từ thời trước. Chưa có sự quan tâm đào tạo bài bản nên đội ngũ giáo viên ngày càng mỏng, đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng. Điều đó dẫn đến nghịch lý là số học sinh học tiếng Êđê ngày càng tăng, nhưng số giáo viên vẫn như cũ, thậm chí còn giảm dần. Cụ thể: năm học 2004-2005, cấp TH có 305 lớp với 7.856 học sinh, 185 giáo viên, đến năm học 2009-2010, có 452 lớp, 10.271 học sinh, nhưng chỉ có 128 giáo viên! Cũng cần lưu ý là số lượng học sinh học tiếng Êđê tuy có tăng cao, nhưng càng về lớp cuối cấp càng giảm, đơn cử như năm học vừa qua số học sinh lớp 5 chỉ bằng khoảng 50% số học sinh lớp 3, một trong những nguyên nhân là do thiếu giáo viên nên nhiều trường chỉ bố trí dạy ở lớp đầu cấp. Việc dạy thử nghiệm tiếng Êđê ở bậc THCS cũng gặp khó vì thiếu giáo viên, có giáo viên dạy môn tự nhiên cũng phải “tay ngang” sang dạy tiếng Êđê. Trong tổng số 142 giáo viên dạy tiếng dân tộc, có gần 50% là giáo viên kiêm nhiệm. Hiện chưa có văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình tiếng Êđê trong trường phổ thông nên việc phân phối chương trình vẫn còn phụ thuộc từng trường, chưa có sự nhất quán, gây khó khăn cho việc chỉ đạo kiểm tra cũng như nâng cao chất lượng dạy học. Về trang thiết bị dạy học thì hầu như chưa trường nào có. Do đó, dù bộ sách tiếng Êđê cấp TH đã hoàn thành nhưng việc mở lớp dạy đại trà vẫn rất khó khăn…

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, đến nay việc dạy học tiếng Êđê được triển khai ở 75 trường tiểu học thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố với 452 lớp, 10.271 học sinh; 12 trường Dân tộc nội trú với 34 lớp, 1.639 học sinh theo học.

Từ thực tế đó, có thể thấy, để đẩy mạnh phát triển tiếng nói, chữ viết Êđê, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa về nhiều mặt. Theo ông Y Hạ Niê Kdăm, Trưởng Ban nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc (Sở GD-ĐT) , rất cần có luật về “bảo tồn, phát triển, dạy và học tiếng nói, chữ viết các DTTS” cũng như nghị định để triển khai thực hiện cụ thể; có chế độ, chính sách thỏa đáng với công tác nghiên cứu biên soạn cũng như giảng dạy tiếng DTTS; về mặt chuyên môn, Bộ GD-ĐT cần sớm xây dựng chương trình khung, giáo trình để đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS; về phía tỉnh, cần xây dựng đề án “bảo tồn, phát triển, dạy và học tiếng nói, chữ viết các DTTS tại địa phương”, kèm theo chế độ khuyến khích việc triển khai thực hiện; trên cơ sở đó, công tác giáo dục dân tộc của Sở GD-ĐT sẽ được cụ thể hóa bằng những kế hoạch chi tiết về nghiên cứu, biên soạn, dạy-học…

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Học Tiếng Dân Tộc Trong Trường Phổ Thông trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!