Bạn đang xem bài viết Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt chuẩn là một nhiệm vụ không hề khó nếu bố và mẹ cùng nắm vững những nguyên tắc và phương pháp sau đây.Phụ huynh nào cũng muốn con mình bước vào lớp một với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong đó đánh vần đúng cách là kỹ năng được nhiều bố mẹ ưu tiên dạy cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc dạy trẻ cách đánh vần Tiếng Việt.
Dạy bé cách đánh vần – Tránh những sai lầm thường gặpRất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:
Dạy con đánh vần theo kiểu cũCách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.
Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.
Dạy trẻ cách đánh vần, sai lầm là bắt con học đánh vần quá nhiềuĐây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.
Giải pháp khi dạy bé học cách đánh vầnlà bạn cần cho trẻ học đánh vần trong thời gian ngắn và trải đều. Mỗi ngày bố mẹ có thể cho trẻ tập đánh vần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 phút. Hãy cho bé học ở không gian quen thuộc tạo tâm lý thoải mái và hạn chế sự lơ đễnh. Ngoài ra hãy cho con học đánh vần ở những khung giờ nhất định. Việc lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé có sự chuẩn bị tâm lý và không bị phân tâm.
Không kiên nhẫn khi dạy con đánh vầnTrẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.
Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn Dạy con làm quen với mặt chữ, dấu câuTrước khi học đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.
Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cáchNhững nhà biên soạn sách giáo dục cải cách đều là những chuyên gia hàng đầu. Phương pháp được sách hướng dẫn sẽ giúp các bé nắm vững cách đánh vần hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bố mẹ dạy bé cách đánh vần chỉ cần tuân thủ theo trình tự mà sách đưa ra.
Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.
Tiếp đến, cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).
Cách đánh vần cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.
Dạy bé những từ đơn giản trước và rèn luyện thường xuyênHãy cho bé đi từ căn bản đến nâng cao một cách hợp lý. Bắt đầu dạy bé đánh vần với những từ đơn giản và quen thuộc như ba, mẹ, ông, bà, cá, gà… Khi bé đã quen, hãy dạy tiếp những từ khó hơn. Các tiếng dài với cấu tạo phức tạp chỉ được dạy khi bé đã thành thạo việc đánh vần.
Học mà chơi, chơi mà họcỞ độ tuổi này, bé rất thích được vui chơi. Vì thế bố mẹ nên dạy bé cách đánh vần bằng phương pháp vừa học vừa chơi. Hãy tìm mua những bộ trò chơi ghép chữ cho bé. Cũng đừng quên tham gia chơi cùng con để con cảm thấy hứng thú. Các phần thưởng, lời khen ngợi cũng là điều nên làm để khuyến khích con tiến bộ hơn.
Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt Đúng Cách
Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt chuẩn là một nhiệm vụ không hề khó nếu bố và mẹ cùng nắm vững những nguyên tắc và phương pháp sau đây.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình bước vào lớp một với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong đó đánh vần đúng cách là kỹ năng được nhiều bố mẹ ưu tiên dạy cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc dạy trẻ cách đánh vần Tiếng Việt.
Dạy bé cách đánh vần – Tránh những sai lầm thường gặpRất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:
Dạy con đánh vần theo kiểu cũCách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.
Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.
Dạy trẻ cách đánh vần, sai lầm là bắt con học đánh vần quá nhiềuĐây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.
Giải pháp khi dạy bé học cách đánh vầnlà bạn cần cho trẻ học đánh vần trong thời gian ngắn và trải đều. Mỗi ngày bố mẹ có thể cho trẻ tập đánh vần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 phút. Hãy cho bé học ở không gian quen thuộc tạo tâm lý thoải mái và hạn chế sự lơ đễnh. Ngoài ra hãy cho con học đánh vần ở những khung giờ nhất định. Việc lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé có sự chuẩn bị tâm lý và không bị phân tâm.
Không kiên nhẫn khi dạy con đánh vầnTrẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.
Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn Dạy bé đánh vần: Giúp con làm quen với mặt chữ, dấu câuTrước khi học đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.
Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cáchNhững nhà biên soạn sách giáo dục cải cách đều là những chuyên gia hàng đầu. Phương pháp được sách hướng dẫn sẽ giúp các bé nắm vững cách đánh vần hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bố mẹ dạy bé cách đánh vần chỉ cần tuân thủ theo trình tự mà sách đưa ra.
Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.
Tiếp đến trong cách dạy bé đánh vần là cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).
Cách đánh vần cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.
Dạy bé những từ đơn giản trước và rèn luyện thường xuyênHãy cho bé đi từ căn bản đến nâng cao một cách hợp lý. Bắt đầu dạy bé đánh vần với những từ đơn giản và quen thuộc như ba, mẹ, ông, bà, cá, gà… Khi bé đã quen, hãy dạy tiếp những từ khó hơn. Các tiếng dài với cấu tạo phức tạp chỉ được dạy khi bé đã thành thạo việc đánh vần.
Học mà chơi, chơi mà học là cách dạy trẻ đánh vần đúng đắnỞ độ tuổi này, bé rất thích được vui chơi. Vì thế bố mẹ nên dạy bé cách đánh vần bằng phương pháp vừa học vừa chơi. Hãy tìm mua những bộ trò chơi ghép chữ cho bé. Cũng đừng quên tham gia chơi cùng con để con cảm thấy hứng thú. Các phần thưởng, lời khen ngợi cũng là điều nên làm để khuyến khích con tiến bộ hơn.
Cách Đánh Vần Tiếng Việt 2023
Bảng đánh vần tiếng Việt mới
Học đánh vần là bài học rất quan trọng đối với các bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng chữ cái đánh vần, cách đánh vần tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đơn giản dễ hiểu giúp các bé nắm được cách đánh vần chuẩn nhất.
1. Bảng chữ cái tiếng VIệtĐối với trẻ nhỏ cần tạo ra tâm lý thoải mái nhất trong quá trình học chữ cái. Nên kết hợp hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng sự hứng thú đối với ngôn ngữ cần học và giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Đối với việc dạy bảng chữ cái thì giáo viên đứng lớp cũng phải lưu ý rằng cần phải đưa ra cách đọc thống nhất cho các chữ cái, cách tốt nhất là hướng dẫn trẻ đọc theo âm khi được ghép vần trong quá trình giảng dạy.
2. Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dụcTheo Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết, một là viết nhỏ hai là viết in lớn.
– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.
– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.
Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong các từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ “Z” có trong từ Showbiz,…
3. Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng ViệtCác phụ âm ghép trong Tiếng Việt: Các vần ghép trong Tiếng Việt
4. Các dấu câu trong Tiếng Việt
Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )
5. Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt 6. Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt chuẩn Bộ GD-ĐTChữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
– a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.
– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.
– Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.
– Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,… Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,…
– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
– Khi dạy cách phát âm cho học sinh, dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sẽ giúp học viên dễ hiểu cách đọc, dễ dàng phát âm. Để học tốt những điều này cần tới trí tưởng tưởng phong phú của học sinh bởi những điều này không thể nhìn thấy bằng mắt được mà thông qua việc quan sát thầy được.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:
– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.
– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.
– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.
– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,
– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.
– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.
– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.
– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.
– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.
– Trong chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được ghép trong các từ như – nghề nghiệp.
Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:
– /k/ được ghi bằng:
K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)
– /g/ được ghi bằng:
Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)
– /ng/ được ghi bằng:
Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)
7. Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng ViệtMặc dù đại thể tiếng Việt chúng ta đã thành hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm ngoại lệ gây khó khăn khi dạy vần tiếng Việt:
Trường hợp vần gi, ghép với các vần iêng, iếc thì bỏ bớt i.
Trường hợp ngược lại là hai chữ chỉ đọc một âm: chữ g và gh đọc là gờ. Ðể phân biệt, giáo viên đọc gờ đơn (g) và gờ kép (gh). Tương tự với chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).
Trường hợp chữ d và gi: mặc dù thực chất hai chữ nầy phát âm khác nhau như trong từ gia đình và da mặt, nhưng học sinh thường lẫn lộn (đặc biệt phát âm theo giọng miền Nam). Ðể phân biệt, giáo viên đọc d là dờ và gi đọc là di.
Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc cu. Ðặc biệt âm q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ. Âm i có i ngắn và y dài.
Cách Đánh Vần Tiếng Việt 2023
Học bảng chữ cái tiếng Việt là bắt buộc đối với tất cả học sinh Việt Nam. Năm 2023 có lẽ là một năm đặc biệt đối với học sinh lớp 1 khi lần đầu tiên áp dụng chương trình sách giáo khoa mới.
Có tất cả 5 bộ sách lớp 1 mới, đó là: Bộ sách “Cánh diều”, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ sách “Chân trời sáng tạo”, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Việc sử dụng bộ sách giáo khoa lớp 1 nào sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định trong số sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Dù sử dụng bộ sách lớp 1 nào thì các bé vẫn phải học Bảng chữ cái tiếng Việt, cách đánh vần và ghép vần tiếng Việt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bé và các bậc cha mẹ serial bài học bao gồm nội dung, hình ảnh, video bảng chữ cái tiếng Việt, các bài tập đánh vần, tập ghép vần.
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt, Bảng Phụ Âm Ghép Và Dấu Thanh
– Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái in thường và in hoa
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt
STT
Chữ in thường
Chữ in hoa
Tên chữ
Phát âm
1
a
A
a
a
2
ă
Ă
á
á
3
â
Â
ớ
ớ
4
b
B
bê
bờ
5
c
C
xê
cờ
6
d
D
dê
dờ
7
đ
Đ
đê
đờ
8
e
E
e
e
9
ê
Ê
ê
ê
10
g
G
giê
gờ
11
h
H
hát
hờ
12
i
I
i
i
13
k
K
ca
ca
14
l
L
e – lờ
lờ
15
m
M
em mờ/ e – mờ
mờ
16
n
N
em nờ/ e – nờ
nờ
17
o
O
o
o
18
ô
Ô
ô
ô
19
ơ
Ơ
Ơ
ơ
20
p
P
pê
pờ
21
q
Q
cu/quy
qui
22
r
R
e-rờ
rờ
23
s
S
ét-xì
sờ
24
t
T
Tê
tờ
25
u
U
u
u
26
ư
Ư
ư
ư
27
v
V
vê
vờ
28
x
X
ích xì
xờ
29
y
Y
i dài
i
– Bảng phụ âm ghép
Cách đọc bảng phụ âm ghép
Tên phụ âm ghép
Phát âm
Tên phụ âm ghép
Phát âm
nh
nhờ
ng
ngờ
th
thờ
ngh
ngờ
tr
trờ
gi
gi
ch
chờ
kh
khờ
ph
phờ
qu
quờ
gh
gờ
– Bảng dấu thanh
Trong tiếng Việt có tất cả 5 dấu thanh là Huyền (đọc nhẹ, đều), Sắc (nhấn mạnh, hơi lên giọng), Hỏi (giọng giảm rồi tăng), Ngã (giọng tăng rồi giảm), Nặng (hạ giọng khi bỏ dấu).
Video cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt, cách đọc phụ âm ghép và dấu thanh
Tập Đánh Vần Và Đọc Trơn
Bài 1: Tập đánh vần chữ i, t, o, ô, ơ
i t o ô ơ
to
tò
tó
tỏ
tõ
tọ
tô
tồ
tố
tổ
tỗ
tộ
tơ
tờ
tớ
tở
tỡ
tợ
ti
tì
tí
tỉ
tĩ
tị
tí ti
tí tô
Lưu ý: Cách đánh vần
“tó” tờ-o-to-sắc-tó
Video tập đánh vần chữ i, t, o, ô, ơ
Bài 2: Tập đánh vần chữ a, ắ, â, d, đ
a ă â d đ
ta
tà
tá
tả
tã
tạ
da
di
do
dô
dơ
dạ
đo
đa
đi
đỏ
đá
đã
đò
đố
đơ
đổ
đi đò
đo đỏ
Video tập đánh vần chữ a, ă, â, d, đ
Bài 3: Tập đánh vần chữ c, e, ê
c e ê
co
cò
có
cỏ
cõ
cọ
cộ
cỗ
cổ
cố
cồ
cô
cả
cá
cà
ca
cờ
cớ
dê
dế
đe
để
đê
đệ
tỉ tê
cổ cò
đồ cổ
da dê
tổ cò
cờ đỏ
cá cờ
da cá
Video tập đánh vần chữ c, e, ê
Bài 4: Tập đánh vần chữ u, ư
u ư
tu
tủ
tũ
tụ
tú
tù
tư
tứ
tự
tử
tữ
từ
du
dủ
dũ
dú
dù
dụ
đư
đữ
đứ
đừ
đự
đử
củ từ
đu đủ
cử tạ
cu tí
cụ tư
tủ đá
tú có cá cờ
Video tập đánh vần chữ u, ư
Bài 4: Tập đánh vần chữ n, m
n m
no
nó
nộ
nở
nê
na
nư
nu
ni
nợ
mơ
mư
mở
mụ
mì
mã
mõ
mê
me
ca nô
no nê
tỉ mỉ
mũ nỉ
tù mù
mụ mị
tờ mờ
cá mè
mẹ đi đò
dì na đi ô tô
Video tập đánh vần chữ n, m
Bảng Tập Ghép Vần
Đang cập nhật…
4.5
/
5
(
29
bình chọn
)
Cách Dạy Bé Đánh Vần Nhanh Nhất, Hiệu Quả Nhất
Đối với các bé nhỏ mới đi học, việc đầu tiên mà các bé phải học là làm quen với bảng chữ cái. Sau đó, việc đánh vần đối với các bé quả là không phải việc dễ dàng. Các bé còn nhỏ rất hiếu động, vẫn còn tinh thần ham chơi nên việc bắt các bé học là một điều cực kì nan giải cho các bậc phụ huynh. Vì vậy các bậc cha mẹ phải có một phương pháp dạy học tích cực, giúp các bé cảm thấy vui vẻ và có hứng thú với việc đánh vần các chữ trong Tiếng Việt.
Tham khảo Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Cho Học Sinh
Tiếng Việt được đánh giá là khá khó vì có đến 29 chữ cái, rất nhiều phụ âm ghép và vần ghép, 6 thanh điệu (thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), điều này quả thật rất khó đối với các bé khi còn nhỏ, vì thế cha mẹ phải thật kiên nhẫn và tìm ra phương pháp dạy các bé đánh vần nhanh – hiệu quả. Trung tâm gia sư Trí Việt xin chia sẽ một số phương pháp giúp các bé đánh vần hiệu quả:
1/ Cha mẹ nên dạy bé làm quen mặt chữ trước tiênNgoài ra, cha mẹ cũng có thể dán/ treo bảng chữ cái trong góc học tập của bé, nơi mà các bé dễ nhìn thấy nhất. Những chữ cái với những hình vui nhộn luôn thu hút được sự chú ý của các bé. Khi bạn có thời gian rảnh, hãy ngồi cùng với các bé và bất chợt chỉ vào một chữ và đố các bé, vài lần như vậy, các bé sẽ dần thuộc hết tất cả mặt chữ.
2/ Thông qua các trò chơi để chỉ cho các bé biết cách đánh vầnSau khi bé đã làm quen với mặt chữ cái thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu dạy bé học đánh vần các từ với những trò chơi bé yêu thích như chơi đồ chơi, chơi bán đồ chẳng hạn. ví dụ các bé muốn chơi trò mua chữ, các bé sẽ chỉ vào những chữ mà mình muốn mua và đọc to lên, nếu không biết cha mẹ có thể giúp con phát âm từ đó. Hay các trò chơi ghép chữ, cha mẹ đưa cho con những chữ cần thiết và chỉ con cách ghép các kí tự lại với nhau thành một từ có nghĩa. Nên bắt đầu từ những chữ có 2 âm tiết như ( ba, mẹ, bà, gà,…) để các bé làm quen. Dần dần, tăng số âm tiết lên để bé học đánh vần tốt hơn.
Trò chơi “Tìm chữ cái bị mất”cũng là một trò thông dụng để các bé nhận biết và tăng khả năng nhớ cũng như đánh vần các từ. Mẹ muốn bé ghép từ “đàn” nhưng bị lấy đi mất một chữ nên chỉ có từ “…àn”, vậy đố bé phải thêm chữ cái nào để thành “đàn”. Cha mẹ có thể gợi ý 3 chữ cái cho bé lựa chọn như “b” , “d” hoặc “đ”. Mỗi ngày, mẹ cho bé chơi trò chơi này với một vài từ để bé được học cách suy luận và tư duy, đồng thời nhớ được cách đánh vần các từ.
Hiện nay cũng có rất nhiều các trò chơi trên điện thoại hoặc máy tính hỗ trợ trẻ em cách đánh vần, vừa kết hợp với các trò chơi vui nhộn sẽ nhanh chóng làm các bé nhớ và học thuộc lòng cách đánh vần các chữ thông thuộc.
3. Dạy bé với những từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngàyTrước khi bé thành thạo việc đánh vần, cha mẹ nên cho bé làm quen với những chữ cái đơn giản, những từ ngữ gần gũi nhất với bé trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”…
Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác. Cũng như việc chúng ta học tiếng Anh, những từ thông dụng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp chúng ta nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
4. Lưu ý những từ khó đánh vầnVới những từ khó đánh vần như “ưu”, “uơ”, “uyên”, uya, oong, oăc,… hoặc từ quá dài thì cha mẹ không nên nôn nóng dạy cho các bé vì ở giai đoạn này, khả năng phát âm của bé vẫn chưa hoàn thiện nên nếu các bậc phụ huynh dạy bé đánh vần những từ khó làm các em cảm thấy áp lực và không còn thích thú với việc học nữa. Vậy tốt nhất thì phụ huynh hãy cho các bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên. Đừng đòi hỏi quá nhiều ở các bé ngày lập tức mà hãy dành cho các bé một khaongr thời gian làm quen với mặt chữ, sau đó mới có thể đánh vần được các chữ dễ và nâng dần độ khó.
5. Mỗi ngày học một ít và phải rèn luyện thường xuyênThời gian học của các bé rất linh hoạt, có thể là bất cứ khi nào cha mẹ có thời gian ở bên các bé. Cha mẹ có thể chỉ cho các bé học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé, chỉ bất chợt một chữ cái và đố các bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học, trong lúc học cha mẹ có thể pha trò, cười đùa để tạo không khí thoải mái cho các bé. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú, vì vậy nên chia nhỏ thời gian học thành nhiều lần trong ngày và thời gian học ngắn, có thể xen kẽ việc học và chơi với các bé.
6. Luôn tạo không khí vui vẻ khi họcMột điều tối kỵ khi dạy các bé là không ép bé phải học thuộc chữ cái, không gây áp lực cho bé là những điều phụ huynh nên lưu ý. Việc gây áp lực chỉ khiến các bé cảm thấy khó chịu và chống đối lại việc học. Cha mẹ phải luôn tạo không gian vui vẻ, động viên khuyến khích các bé khi bé đánh vần đúng, nhớ mặt chữ cái…. Đặc biệt không nên la mắng, to tiếng làm các bé sợ. Khi chỉ cho các bé học thuộc bảng chữ cái, cha mẹ có thể kết hợp với các bài hát, các câu đố để các bé vừa học, vừa chơi, tạo được tiếng cười cho các bé, đồng thời quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên vui vẻ hơn, khăng khít hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên của Trung Tâm Gia Sư Trí Việt sẽ giúp các bậc phụ huynh cách dạy bé đánh vần nhanh nhất, hiệu quả nhất mà các bé học trong tâm trạng vừa học vừa chơi. Nếu các bé học thuộc bảng chữ cái và đánh vần thành thạo thì khi con bước chân vào lớp một, việc học của các bé trở nên vô cùng dễ dàng, các bé sẽ rất tự tin trong việc học tập của mình, các em có hứng thú học tập và thể hiện tốt sự sáng tạo của mình trong học tập.
Trong trường hợp quý phụ huynh là những người bận rộn, và không có nhiều thời gian để trực tiếp gia sư giảng dạy cho bé yêu. Bạn cần tìm cô giáo dạy kèm lớp 1 cho bé, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Trung Tâm Gia Sư Trí Việt Tại TPHCM chuyên cung cấp gia sư dạy kèm tại nhà ở TPHCM tất cả các môn từ lớp 1- 12, luyện thi đại học các khối, tin học văn phòng, ngoại ngữ, các môn năng khiếu với đội ngũ gia sư có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm sẽ đồng hành với các bé trong quá trình học tập. Chi tiết xin vui lòng liên hệ Trung Tâm Gia Sư Trí Việt:
Nguồn: https://giasutriviet.edu.vn
Tranh Cãi Về Cách Dạy Trẻ Đánh Vần Tiếng Việt
Video cô giáo lớp 1 ở Kiên Giang hướng dẫn đánh vần theo cách ba chữ cái c/k/q đọc là “cờ”, chữ “ki”, “qua” lần lượt đánh vần là “cờ-i-ci” và “cờ-ua-qua” gây xôn xao dư luận. Khác với cách đánh vần tiếng Việt được dạy nhiều năm nay trong bộ sách giáo khoa hiện hành (chữ c/k/qu lần lượt đọc là cờ/ca/quờ), cách dạy này theo không ít phụ huynh là khó hiểu và gây khó khăn trong việc hướng dẫn con học đọc. Một số cha mẹ học sinh lại cho rằng, cách đánh vần trên khoa học, giúp trẻ không nhầm lẫn giữa các chữ c/k/q…
Cách đánh vần của cô giáo trong video nói trên được dạy theo cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Sách được thẩm định đưa vào dạy thực nghiệm ở một số trường tiểu học từ năm học 2013-2014. Năm 2023, Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 lần nữa được thẩm định và tiếp tục cho sử dụng. Đến nay gần 50 tỉnh thành phố như Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội… có trường dùng cuốn sách này.
Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 hướng dẫn đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học như nguyên âm, âm đệm, âm cuối; có phân biệt rạch ròi âm với chữ, ví dụ âm /k/ (cờ) và chữ k (ca), q (cu)…
“Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần theo tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại nói riêng phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tài liệu đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả”, PGS Bùi Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuố n Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, nói.
Ông nhấn mạnh, đây không phải là chương trình riêng mà là tài liệu dạy học của chủ biên GS Hồ Ngọc Đại, được nhiều địa phương tự nguyện áp dụng. Nó không có trong nội dung chương trình Tiếng Việt năm 2000 (chương trình hiện hành) được áp dụng đại trà.
Là điều phối viên chính Ban phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Tiếng Việt – Ngữ văn, PGS Bùi Mạnh Hùng khẳng định, phương pháp dạy học đánh vần theo cách của GS Hồ Ngọc Đại không thuộc Chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới. Chương trình sắp tới chỉ quy định yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ hoặc trình độ nào đó, chứ không bắt buộc phải học theo phương pháp nào.
“Chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến, còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên. Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, sách Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau”, ông Hùng nói.
Đồng tình việc đánh vần dựa trên phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học là khoa học, nhưng theo một số cử nhân ngành Ngôn ngữ thì không nên áp dụng cho học sinh lớp 1. Lý do là trẻ 6 tuổi sẽ khó tiếp nhận và hiểu được các khái niệm chuyên ngành. Thực tế, kiến thức ngữ âm học đang được dạy ở bậc đại học, trong chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Quỳnh Trang
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Bé Cách Đánh Vần Tiếng Việt trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!