Bạn đang xem bài viết Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dân tộc học hay nhân học văn hóa đã trải qua nhiều thăng trầm với những giai đoạn phát triển khác nhau. Thậm chí, nhiều người vẫn xem sự ra đời và phát triển của dân tộc học gắn liền với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Nói chung, dưới thời thực dân, các nhà nghiên cứu thường bị định kiến bởi quan điểm tiến hóa xã hội (social evolution), nhìn các nền văn hoá ngoài châu Âu bằng con mắt xa lạ, ít biến đổi và thấp kém. Mô tả các nền văn hoá ngoài châu Âu đã là hoạt động chủ đạo của nền dân tộc học thời thực dân. Tuy nhiên, kỷ nguyên thực dân chấm dứt cũng đồng thời kết liễu sứ mạng của nền dân tộc học thực dân. Một mặt, các nước sau độc lập không còn nhu cầu để cho người nước ngoài đến “khám phá” văn hoá bản xứ làm cơ sở cho “sứ mạng khai sáng thực dân” như cũ. Thay vào đó, các nước này đã tự đào tạo các nhà khoa học để nghiên cứu văn hóa của chính mình. Trong hoàn cảnh ấy, các nhà dân tộc học thực dân đã “quay về” ngôi nhà của mình, và họ bắt đầu khám phá ra rằng có một thế giới khác cần nghiên cứu thay vì đi đến các nền văn hoá xa lạ ngoài châu Âu. Có thể nói nửa sau thế kỷ 20 đã chứng kiến một trào lưu nghiên cứu mới trong dân tộc học – nhân học, trong đó các nghiên cứu tập trung vào việc khám phá các xã hội nông dân và đô thị. Văn hóa nông dân, văn hoá thị dân, các trào lưu di dân và đô thị hoá, thế giới đời sống của các nhóm dân cư và giai tầng khác nhau trong xã hội đô thị và công nghiệp, v.v. đã thổi bùng lên niềm đam mê mới. Trong khi khám phá ra cả một chân trời mới để nghiên cứu, các nhà dân tộc học vẫn sử dụng một phương pháp đã trở thành kinh điển của họ là điền dã dân tộc. Họ vẫn bắt đầu công việc của mình bằng cách đi vào các cộng đồng được nghiên cứu (bất kể là nông thôn hay đô thị), ở lại đó trong một khoảng thời gian đủ lâu để hiểu được văn hoá, ngôn ngữ và các kỹ thuật địa phương, quan sát và phân tích chúng. Một mặt, để quên đi cái nhãn hiệu gắn liền với chủ nghĩa thực dân, và mặt khác, để mở rộng hơn nữa các quan tâm khoa học của mình, tên gọi “nhân loại học” giờ đây xem ra có vẻ nhân bản và dễ được chấp nhận hơn. Mặc dù nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới được mở ra, và thậm chí là tên gọi mới được ưa thích hơn thì cái cốt lõi của nhân học văn hoá – xã hội hiện đại vẫn là phương pháp nghiên cứu dựa vào điền dã, mô tả và phân tích dân tộc học (fieldwork, ethnography và ethnology) và quan sát tham gia vẫn được sử dụng như một phương pháp điển hình của khoa học này mặc dù ngày nay, những kỹ năng và kỹ thuật thu thập thông tin mới cho các phân tích nhân học đang ngày càng được bổ xung và hoàn thiện hơn1. Cũng giống như ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trước đây, ở Việt Nam không có ngành khoa học có tên gọi nhân loại học (anthropology) chung2. Thay vào đó, ở Việt Nam cũng có xu hướng phát triển “các khoa học nhân loại học” (anthropological sciences) một cách riêng rẽ. Ngoài những phân ngành như ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân học hình thái người, cổ nhân loại học, nhân học văn hoá – xã hội thì các môn văn hoá học, văn hoá dân gian và tôn giáo học cũng có thể xếp vào ‘các khoa học nhân loại học’. Dân tộc học ở Việt Nam được xem là tương ứng với lĩnh vực nhân loại học văn hoá – xã hội, mặc dù có ý kiến cho rằng dân tộc học chỉ nhằm vào việc mô tả văn hoá các tộc người và do đó, có thể được xem là một giai đoạn thấp của nhân loại học.
Thực ra, xu thế và yêu cầu đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo dân tộc học ở Việt Nam những năm qua sang hướng tiếp cận nhân loại học không phải là một ngoại lệ mà nó nằm trong một xu thế phổ biến ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ bao gồm Nga và các nước Đông Âu. Đặc biệt, từ khi Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách xã hội cuối những năm 1970, người ta thấy nhiều trường đại học ở Nam Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc đổi mới dân tộc học sang hướng tiếp cận nhân loại học.3
Cũng giống như Việt Nam, trước khi giành được độc lập dân tộc, nhiều trường đại học ở Trung Quốc như Nakai University of Tianjin hay Academia Sinica Bắc Kinh đã có bộ môn nhân học theo mô hình phương Tây. Khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới nền kinh tế 1978, người ta thấy các bộ môn nhân loại học (releixue) lần lượt ra đời ở các trường đại học lớn như Trung Sơn (Zhongshan) ở Quảng Châu năm 1980, Đại học Hạ Môn (Xiamen) ở Phúc Kiến năm 1984, và Đại học Vân Nam (Yunnan) năm 1994. Đáng lưu ý là những trường đại học đi tiên phong trong việc xây dựng ngành nhân loại học theo mô hình Âu – Mỹ chủ yếu bắt đầu từ miền Nam Trung Quốc, nơi những năng động kinh tế – xã hội đang thổi bùng lên ngọn lửa cải cách kinh tế và xã hội ở Trung Quốc đại lục. Tại các trường đại học trên, chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành nhân loại học hoàn toàn tương đương như ở các bộ môn nhân loại học Mỹ và phương Tây với bốn lĩnh vực là nhân học ngôn ngữ, nhân học văn hoá, nhân học hình thái người và khảo cổ học. Gần đây, bộ môn nhân học ứng dụng bắt đầu được giảng dạy trong đó tập trung vào tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Năm 1986, Đại học Trung Sơn đã lần đầu tiên cấp bằng tiến sỹ nhân học theo mô hình đào tạo mới. Cho đến nay, ngoài các trường đại học nói trên, các viện nghiên cứu ở Trung Quốc cũng có xu hướng đổi sang nhân học văn hoá như Viện Xã hội học và Nhân học (Institute of Sociology & Anthropology (2000) ở Đại học Bắc Kinh; Viện Dân tộc học và Nhân học (Institute of Ethnology & Anthropology (2002) thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), Bắc Kinh; Trung tâm Nghiên cứu Nhân học Văn hoá – Xã hội (Research Centre for Socio-Cultural Anthropology (1994) thuộc Học viện Dân tộc Trung ương Bắc Kinh; Viện Nhân học Văn hoá (Institute of Cultural Anthropology (1999) thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, v.v.
Lý giải nguyên nhân về sự cần thiết phải đổi mới nghiên cứu dân tộc học và xác lập tiếp cận nhân học ở Trung Quốc, GS Liang Zhaotao ở ĐH Trung Sơn, Quảng Châu, người đã phát động cuộc đấu tranh để xác lập ngành nhân học ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã chỉ rõ: “Tất cả các nước trên thế giới đều có môn khoa học này (releixue), tại sao chúng ta lại không có? Chúng ta có một nền văn hoá sáng lạn, và một dân số lớn. Hãy để cho khoa nhân loại học đóng góp vào công cuộc bốn hiện đại hoá của chúng ta” (Guldin 1994:12).
Do nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của nhân học văn hoá xã hội, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức hậu thuẫn sự khôi phục và phát triển của ngành học này bằng cách cho dịch, xuất bản và lưu hành các tài liệu nhân học văn hoá xã hội kinh điển của phương Tây làm tài liệu tham khảo. Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập Uỷ ban Quốc gia để xin chính thức đăng cai Đại hội Quốc tế lần thứ 16 của Liên hiệp hội các Khoa học Dân tộc học và Nhân học quốc tế tại Vân Nam vào năm 2009. Đại hội này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên hội nhập khoa học của nhân học văn hoá – xã hội Trung Quốc vào dòng chảy chung của các khoa học nhân học thế giới. Khảo sát các bộ môn nhân học văn hoá và xã hội ở các trường đại học tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, chúng ta cũng thấy rằng hầu hết các bộ môn hay viện nghiên cứu có tên gọi “cultural/social anthropology” đều mới được lập ra sau năm 1990. Thực ra, thuật ngữ social and cultural anthropology đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Trung và Đông Âu từ trước 1990. Tuy nhiên, nhân học văn hoá xã hội cho đến những năm 1990 chỉ được xem là các bài giảng ngoại khoá trong bộ môn dân tộc học mà thôi. Từ sau năm 1990, các nhà dân tộc học đã tự xem mình là các nhà nhân học văn hoá xã hội, trong khi các bộ môn dân tộc học hoặc giải thể để lập ra các bộ môn nhân học văn hoá xã hội hoặc thêm vào tên gọi dân tộc học một thuật ngữ đi kèm là nhân học. Vesna Godina ở trường Đại học Ljublian (Slovenia) đã khảo sát quá trình thể chế hoá các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ và cho rằng quá trình xuất hiện của ngành nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Liên Xô cũ và Đông Âu chỉ rộ lên từ sau 1990, và theo ba phương thức chủ yếu như sau: 1) Thành lập mới các bộ môn hay viện nghiên cứu về nhân học văn hoá – xã hội; 2) Chuyển hoá các bộ môn hoặc viện dân tộc học thành bộ môn nhân loại học văn hoá xã hội; 3) Vẫn duy trì tên gọi dân tộc học (ethnology) nhưng thêm vào sau đó thuật ngữ nhân học (anthropology).
Vấn đề được đặt ra là tại sao ở các nước nói trên lại hình thành một trào lưu đổi mới dân tộc học hoặc chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học? Rõ ràng những thay đổi về thể chế và những cải cách kinh tế – xã hội ở các nước này thời kỳ hậu chủ nghĩa xã hội đã đặt các khoa học xã hội và nhân văn trước sự lựa chọn sống còn: Đổi mới để phát triển hay duy trì như cũ và mai một. Quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá khoa học cũng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, ngoài các lý do đó ra, cũng có khuynh hướng cho rằng thuật ngữ ethnography, về cơ bản vẫn chỉ có ý nghĩa là một khoa học mô tả văn hoá tộc người mà thôi, tức là ở giai đoạn thấp hơn của nghiên cứu nhân học. Mặt khác, tên gọi dân tộc học thường gợi lại không chỉ mối liên hệ của nó với chủ nghĩa thực dân mà còn với cả truyền thống xã hội chủ nghĩa cũ. Thay đổi khái niệm dân tộc học sang nhân học văn hoá-xã hội cũng có ngụ ý bày tỏ mong muốn đoạn tuyệt với các truyền thống cũ. Thay đổi từ dân tộc học sang nhân học do đó được xem là một giải pháp khả dĩ đáp ứng cả yêu cầu đổi mới khoa học, hội nhập quốc tế, và những thay đổi chính trị trong khoa học. ——- *PGS. TS, Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học phát triển, Khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia HN. 1 Đây là cơ sở để Từ điển về các khoa học nhân văn định nghĩa rằng “nhân loại học là môn học sử dụng tư liệu dân tộc học để khám phá các nguyên tắc của tổ chức xã hội, của chính chúng ta, cũng như của các xã hội truyền thống và cổ xưa” (Sylvie Mesure & Patrick Savidan, 2006) . 2 Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng nhân loại học là một khoa học rất rộng, bao gồm nhiều phân ngành nghiên cứu về con người và văn hoá nói chung, trong đó có các lĩnh vực ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân loại học hình thể người, nhân loại học văn hoá-xã hội và nhân loại học ứng dụng. 3 Thông tin về tình hình dân tộc học – nhân học ở Trung Quốc được trình bày chi tiết trong các nghiên cứu của G.E. Guldin (ed.), Anthropology in China. Armond: M.E Sharpe, Inc., 1992; và The Saga of Anthropology in China. From Malinowski to Moscow to Mao. Armond: M.E. Sharpe, Inc., 1994); J. Smart (2005). Insearch of Anthropology in China: A Discpline Caught in the web of Nation Building Agenda, Socialist Capitalism, and Globalisation. From: Wane – Journal news; http://www.ram-wan.org/html/documents.htm
Học Viện An Ninh Nhân Dân
Học viện An ninh nhân dân (tiền thân là Trường Huấn luyện Công an) được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, Trường lần lượt mang các tên gọi: Trường Huấn luyện Công an (1946-1949), Trường Công an trung cấp (1949-1953), Trường Công an Trung ương(1953-1974), Trường Sỹ quan an ninh (1974-1981), Trường Đại học An ninh nhân dân (1981-2001) và từ năm 2001 đến nay là Học viện An ninh nhân dân. Mang nhiều tên gọi khác nhau, song một cái tên đã trở thành danh tiếng, khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên – Trường C500.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, từ một trường huấn luyện công an, đào tạo nghề, đến nay Học viện An ninh nhân dân trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và đang phấn đấu phát triển thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia.
Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ công an tham gia kháng chiến thời kỳ chống Pháp; đào tạo hàng vạn cán bộ công an chi viện cho chiến trường B, C, K; là đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài đào tạo cho ngành Công an, Học viện cũng đã đào tạo hàng ngàn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ cho lực lượng an ninh quân đội, bộ đội biên phòng, lưu học sinh, cán bộ cao cấp Lào, Campuchia…
Hiện nay, Học viện An ninh nhân dân đang đào tạo các trình độ: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng nâng cao. Trong đó, đ ào tạo đại học theo các ngành : Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Công nghệ t h ông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Q uốc, Luật (chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự ); Văn bằng 2 XDĐ&CQNN, ngoài ra, Học viện còn đào tạo hệ dân sự các ngành : Luật, Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội; tổng quy mô đào tạo hiện tại của Học viện là trên 1 2.000 học viên.
Đ ào tạo sau đại học, hiện tại Học viện đang đào tạo trình độ thạc sĩ ở 03 chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm; Điều tra trinh sát; Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu có uy tín của ngành Công an với 0 7 nhà giáo Nhân dân, 36 nhà giáo Ưu tú, 11 Giáo sư, 51 Phó Giáo sư, 101 Tiến sĩ và 302 Thạc sĩ . Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các trình độ. Với đội ngũ hiện có, Học viện ANND là một trong nh ữ ng đ ơ n vị dẫn đầu về nguồn nhân lực chất lưọng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Học viện là cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 99/QĐ-TTg. Học viện cũng là thành viên thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA).
Ngày 2 9 /6/2015, nhân kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của Nhà trường, Bộ trưởng Bộ Công an đã trao Quyết định số 3969/QĐ-BCA-X11 c ô ng nhận Học viện ANND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và Học viện đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia theo Đề án thành phần số 2 thuộc Đề án 1229.
Các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng
Học viện An ninh nhân dân
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương, danh hiệu cao quý:
– Năm 1985, Huân chương Quân công hạng Nhì;
– Năm 1989, Huân chương Độc lập hạng Nhì;
– Năm 1998, Huân chương Lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào;
– Năm 2001, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời ; Huân chương Chiến công hạngBa; Huân chương Lao động kỳ đổi mới” hạng Ba;
– Năm 2005, Huân chương Hữu nghị c ủ a nước CHDCND Lào;
– Năm 2010, Huân chương Lao động hạng Ba;
– Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Học viện ( 25/6/1946 – 25/6/2016), Trường vinh dự được tặng thư ở ng Huân chương Quân công hạng Nhất .
Hợp tác đào tạo
Trong 70 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện An ninh nhân dân đã khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của mình. Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước:
– Hợp tác đào tạo với các trường Đại học trong nước: Học viện Quân y 103, Cục bảo vệ An ninh Quân đội, Đoàn 871 – Bộ Quốc Phòng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Biên phòng, Trường Hải quan Việt Nam.
– Hợp tác đào tạo với các trường Đại học nước ngoài, các tổ chức Quốc tế: Liên Bang Nga, Học viện Bộ Nội vụ Bungari, Lào, Vương quốc Campuchia, hiệp hội InterPa, Trung Quốc.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất hiện tại (cơ sở 1 thuộc Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội): Tổng diện tích mặt là gần 14ha với hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất, ký túc xá…; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 50 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, sân vận động, bể bơi… Thư viện hiện đại với hơn 17.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với hơn 3.000 đầu sách tài liệu điện tử, nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet.
Định hướng phát triển
Trên cơ sở đã được công nhận là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an, Học viện ANND đang tiếp tục phấn đấu để xây dựng Học viện thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2020 với các định hướng phát triển cơ bản sau: Học viện ANND là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các ngành đào tạo mũi nhọn là Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Luật hình sự, Tham mưu, chỉ huy bảo vệ an ninh trật tự; đào tạo cán bộ tham mưu, nghiên cứu phát triển các ngành Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Chiến lược, Nghệ thuật bảo vệ an ninh trật tự; quy mô đào tạo 11.500 sinh viên, dự trữ phát triển đến năm 2030 là 14.000 sinh viên ; đào tạo hệ dân sự phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự và đáp ứng nhu cầu xã hội các ngành Luật, Công nghệ thông tin, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc…
Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, có uy tín trong ngành Công an và trong phạm vi quốc gia; có đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đủ tiềm lực để giải quyết có hiệu quả và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công an các vấn đề về bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở tầm chiến lược và sách lược.
Cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ, hiệu quả theo mô hình trường trọng điểm quốc gia; phấn đấu đội ngũ giảng viên đủ về số lượng theo theo tỷ lệ trung bình 1 giảng viên/ 15 sinh viên; đạt chuẩn về chất lượng theo tỷ lệ 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 55% có trình độ thạc sĩ; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có 35% đạt trình độ ti ế n sĩ và 60% thạc sĩ.
Thực hiện các mục tiêu trên, Học viện An ninh nhân dân đang tích cực đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phát triển ngành nghề, tích cực đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để sớm xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Ngành, tiến tới trở thành trường trọng điểm quốc gia vào năm 2020; xứng đáng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, có uy tín và danh tiếng trong xã hội, ngang tầm với các trường tiên tiến trong khu vực.
Học viện An ninh nhân dân được tổ chức từ 4 bộ môn, 10 khoa và 3 trung tâm:
Bộ môn Lí luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bộ môn Tâm lý
Bộ môn Nghiệp vụ cơ sở
Bộ môn Quân sự võ thuật, Thể dục thể thao
Khoa Nghiệp vụ 2
Khoa Nghiệp vụ 3
Khoa Nghiệp vụ 4
Khoa Nghiệp vụ 5
Khoa Nghiệp vụ 6
Khoa Nghiệp vụ 7
Khoa Luật
Khoa Xây dựng Đảng & Chính quyền nhà nước
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Công nghệ & An ninh thông tin
Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học
Trung tâm Dạy nghề & Đào tạo lái xe
Dân Tộc Là Gì ? Các Khái Niệm Về Dân Tộc?
1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):
Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me… Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.
Dân tộc (nation) – hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.
Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử – văn hóa.
Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).
(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)
Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:
+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.
Một số định nghĩa khác về dân tộc:
Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.
Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. “Dân tộc” mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.
Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là “nhà nước – dân tộc”. Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ “dân tộc đầu tiên” dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.
Khái niệm dân tộc, sắc tộc thường có nhiều cách sử dụng không thống nhất trên toàn thế giới:
Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.
Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ “dân tộc”, “sắc tộc” và “người dân” (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. “Nước” là một vùng theo địa lý, còn “nhà nước” diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ “quốc gia” và “quốc tế” lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ “luật quốc tế” dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.
Thuật ngữ “dân tộc” thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.
1
Công tác dân tộc
Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP
6
Dân tộc thiểu số tại chỗ
Là đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc, tổ tiên sinh sống lâu đời trên địa bàn
15/2008/QĐ-UBND
(Hết hiệu lực)
Tỉnh Đắk Lắk
7
bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình.
9
Mạng Ủy ban Dân tộc
Là tên viết tắt của hệ thống mạng thông tin của Ủy ban
10
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc
là những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc cần giải quyết, được xác định, thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý khoa học và công nghệ và những quy định tại Thông tư này;
11
Trường phổ thông dân tộc bán trú
là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.
12
Trường phổ thông dân tộc bán trú
Là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho địa phương, bao gồm: trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, các tỷ lệ này ổn định
Tỉnh Đắk Lắk
13
Vùng dân tộc thiểu số
Vùng dân tộc thiểu sốlà địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
Nguồn: Thư viện pháp luật
3. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
Nước ta là quốc gia đa dân tộc và có nhiều đặc điểm quan trọng, nổi bật. Trong đó cần chú ý các đặc điểm sau:
– Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết.
– Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau.
– Các dân tộc ở Việt Nam trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau.
– Sự phân bố dân cư không đều; trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
4. Thế nào là công tác dân tộc? Các nguyên tắc cơ bản của dân tộc?
” Công tác dân tộc ” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tại Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản sau:
– Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
– Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
– Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
– Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam là gì?
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
– Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.
Trân trọng./.
Các câu hỏi thường gặp
Đảng Viên Người Dân Tộc Dao Dân Vận Khéo
Gần 30 năm tuổi Đảng, với vai trò là cầu nối giữa Đảng ủy, chính quyền xã Phú Thịnh và người dân trên địa bàn, trong các cuộc họp chi bộ thôn, ông Dau luôn phổ biến tới đồng bào chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước. Ông Dau chia sẻ, sau mỗi lần được tham gia các lớp tập huấn công tác Đảng hay đi học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong tỉnh do xã tổ chức, ông đều đem kiến thức, kinh nghiệm về chia sẻ cùng nhân dân toàn thôn.
Ông Lý Văn Dau thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.
Ảnh: Nam Sương – TTXVN
Là Trưởng thôn, ông Dau luôn gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế. Gia đình ông có 7 ha đất rừng (trong đó 3 ha đất rừng sản xuất, 4 ha rừng phòng hộ), thu hoạch từ trồng rừng mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng. Ông Dau cũng vận động các hộ tăng gia sản xuất, chú trọng trồng rừng, phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của thôn. Thôn Nghẹt hiện có hơn 400 ha rừng, trong đó 280 ha rừng sản xuất. Toàn thôn có 113 hộ, 100% là đồng bào Dao (quần trắng). Đầu năm 2019, số hộ nghèo của thôn là 52 hộ (chiếm gần 50%); nhờ tích cực thực hiện chính sách chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang trồng rừng, đến cuối tháng 9, số hộ nghèo giảm xuống còn 21 hộ (chiếm 19%).
Thực hiện công tác dân vận, ông Dau đến từng nhà để tuyên truyền, động viên đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Năm 2012, thôn Nghẹt được đầu tư dự án công trình nước sạch, ông Dau đã vận động nhiều gia đình trong thôn hiến hàng trăm mét đất thổ cư và ngày công lao động hỗ trợ dự án. Năm 2018, thực hiện dự án kiên cố hóa kênh mương, ông tiếp tục vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ đóng góp ngày công lao động để lắp đặt hơn 400 mét cấu kiện kênh mương.
Ông Lý Văn Thông, ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, cho biết sau khi được ông Dau phổ biến về dự án nước sạch của thôn sẽ đi qua nhà mình, ông đã tình nguyện hiến hơn 30 mét vuông đất vườn thổ cư cho dự án. Cũng nhờ sự vận động, tuyên truyền của ông Dau, ông Thông đã tham gia nhận giao rừng với hơn 8 ha (3 ha rừng sản xuất, 5 ha rừng phòng hộ). Hiện nay, gia đình ông Thông không chỉ thoát nghèo mà còn đầu tư chuồng trại để nuôi lợn. Ngoài tiền thu hoạch rừng (trên 100 triệu đồng/năm), đàn lợn hơn 10 con của gia đình ông cũng bắt đầu có lãi.
Không chỉ là một Bí thư, Trưởng thôn gương mẫu, ông Dau cùng những người cao tuổi trong thôn luôn tích cực giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa, trang phục, tiếng nói, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Dao. Các tiết mục văn nghệ của đồng bào Dao (quần trắng) thôn Nghẹt luôn được xã Phú Thịnh lựa chọn tham gia giao lưu với các xã, huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang.
Ông Dau (trái) thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.
Ông Tạ Xuân Trình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phú Thịnh khẳng định, với 100% đồng bào Dao, thuộc diện nghèo của xã, thôn Nghẹt được bố trí Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn từ năm 2016. Đảng ủy xã xác định lựa chọn người có uy tín cao nhất của đồng bào trong thôn để bầu giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn. Ông Lý Văn Dau là đảng viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, trong công tác Đảng cũng như vai trò Trưởng thôn, luôn gương mẫu, mẫn cán, tận tình với nhân dân. Việc đưa người có uy tín, kinh nghiệm lên giữ vai trò lãnh đạo, cầu nối giữa chi bộ Đảng cơ sở với Đảng ủy xã là động lực quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, đảm bảo công tác tuyên truyền, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn góp phần ổn định dân cư, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Với những cống hiến cho công tác dân vận, luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, năm 2018, ông Dau vinh dự được nhận Giấy khen “Dân vận khéo” của huyện Yên Sơn. Tháng 8/2019, ông Dau được địa phương lựa chọn là người có uy tín tiêu biểu của huyện Yên Sơn đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ III – năm 2019./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dân Tộc Học Hay Nhân Học ? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!