Xu Hướng 12/2023 # Chàng Trai Đồng Bào Dân Tộc Thái Nghệ An Lọt Vào Chung Kết Sao Mai 2023 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chàng Trai Đồng Bào Dân Tộc Thái Nghệ An Lọt Vào Chung Kết Sao Mai 2023 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Baonghean.vn) – Sau khi xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh, tại vòng chung kết Sao Mai khu vực miền Bắc, chàng trai dân tộc Thái La Hoàng Quý (1994) ở bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng (Tương Dương) đã lọt vào vòng chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai năm 2023. Sự kiện này đã làm nức lòng người dân trong và ngoài bản nơi Quý sinh sống.

Niềm vui nơi bản xa

Khi hay tin người con của bản Thái, La Hoàng Quý đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai năm 2023 và Quý chính là thí sinh duy nhất của tỉnh Nghệ An lọt vào vòng thi cuối cùng này, niềm vui lại càng nâng lên gấp bội.

Những ngày này, ngôi nhà nhỏ của gia đình La Hoàng Quý ở bản Xiêng Hương ngày nào cũng luôn đầy ắp niềm vui và tiếng cười của người thân, anh em, người dân trong, ngoài bản đến chia vui, chúc mừng gia đình.

Những ngày này ngôi nhà nhỏ của gia đình La Hoàng Quý, ở bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng (Tương Dương) lúc nào cũng đông vui, vì người dân trong, ngoài bản đến chúc mừng gia đình. Ảnh: Đình Tuân

Chị Kha Thị Phương, ở cạnh nhà Quý cho biết: Quý hiền lành, lại ngoan nên ai cũng quý. Khi hay tin không chỉ người trong bản mà ở ngoài bản cũng đến chúc mừng cháu Quý và gia đình. Sinh ra trong gia đình nghèo nhưng Quý đạt được thành tích đó ngoài sự tưởng tượng của nhiều người.

Bà Lương Thị Phao, bà nội Quý năm nay 80 tuổi kể lại: “Nếu như không nhầm thì hôm đó là ngày 23/2, Quý có điện thoại về cho tôi và bảo cháu đã lọt vào vòng thi chung kết toàn quốc. Đúng là trời đã không phụ sự nỗ lực phấn đấu của cháu tôi”.

Ông La Văn May và bà Kha Thị Xuân (bố và mẹ của Quý) không giấu nổi niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt. Bà Kha Thị Xuân chia sẻ: “Từ khi nghe tin Quý được lọt vào chung kết toàn quốc, ngày nào cũng có bà con trong bản đến chung vui và chúc mừng.

Tuy điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nhưng ngày 24/3 tới đây sẽ khai mạc vòng thi chung kết, nếu sức khỏe đảm bảo tôi sẽ tham gia để động viên cháu. Toàn quốc chỉ có 15 thí sinh, trong đó có con trai tôi, dù được giải hay không được giải, gia đình tôi vẫn tự hào về con lắm”.

Bà Kha Thị Xuân – mẹ của La Hoàng Quý nấu nồi nước để mời khách đến chung vui với gia đình. Ảnh: Đình Tuân

Nói về mình, La Hoàng Quý cho biết: “Em là người dân tộc Thái, gia đình lại nghèo, so với các thí sinh khác em phải nỗ lực cố gắng hơn rất nhiều trong tập luyện, thể hiện hết khả năng của mình tại vòng chung kết toàn quốc, đền đáp tình cảm mà gia đình, hàng xóm đã dành tặng.”

Việc La Hoàng Quý lọt vào Vòng Chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai năm 2023 không chỉ là niềm tự hào của gia đình, niềm vinh dự của quê hương, mà chính sự nỗ lực vượt khó của Quý là tấm gương để giới trẻ nơi bản nghèo Xiêng Hương học tập.

Viết tiếp ước mơ

La Hoàng Quý thể hiện ca khúc “Mỗi bước ta đi thêm yêu Tổ quốc” của Ns.Hoàng Vân tại vòng chung kết khu vực phía Bắc. Ảnh: NVCC

La Hoàng Quý sinh ra trong một gia đình có 4 chị em. Bố mẹ là nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn để nuôi con ăn học. Cuộc sống gia đình vất vả hơn khi năm 2005, bố Quý bị tai nạn nặng, mọi chi phí dồn hết cho việc chữa trị.

Lúc đó điều kiện gia đình rất khó khăn, Quý đã nghĩ tới bỏ học để bố mẹ đỡ phần gánh nặng, nhưng rồi được bố mẹ động viên: Bản thân bố mẹ đã là những người thiệt thòi vì ngày xưa không được học hành đến nơi đến chốn nên em đã tiếp tục tới trường để viết tiếp ước mơ.

Năm 2010, Quý thi đỗ Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, nhưng nghĩ chị gái đi học xa nhà, em trai đang nhỏ, để phụ giúp công việc nhà và đỡ phần vất vả cho bố mẹ, Quý đã đăng ký học tại Trường THPT DTNT Tương Dương 1.

Tốt nghiệp THPT, Quý làm hồ sơ thi duy nhất một trường đó là Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Với năng khiếu có sẵn, Quý đã trúng tuyển vào Khoa Thanh nhạc của trường với số điểm khá cao.

Gia đình khó khăn nên Quý phải vừa học, vừa đi làm thêm tại các quán cà phê, nhà hàng để trang trải cuộc sống trong những ngày theo học tại Thủ đô. Đến năm thứ 2, được người bạn giới thiệu đến một quán bar để thử giọng và được nhận vào hát ngay sau đó.

La Hoàng Quý là niềm tự hào của người dân Tương Dương. Ảnh: NVCC

Năm 2013, Quý đạt giải Ba tiếng hát học sinh sinh viên tại Hà Nội. Năm 2023, Quý đạt giải Ba Liên hoan Tiếng hát truyền hình Nghệ An – Giải Sao Mai.

Không dừng lại ở đó, Quý đã tiếp tục dự thi và trúng tuyển vào Trường Đại học VHNT Quân đội.

Hành trình rất đỗi nhọc nhằn nhưng cũng nhiều trái ngọt là kết quả xứng đáng cho nghị lực của một chàng trai đồng bào dân tộc giàu tài năng. Chúc Quý nhiều may mắn, phát huy tài năng của mình trên sân khấu chung kết Sao Mai tới đây và chặng đường nghệ thuật trong tương lai.

La Hoàng Quý tại đêm chung kết khu vực Miền Bắc. Ảnh: NVCC

Năm 2013, Quý đạt giải Ba Tiếng hát học sinh sinh viên tại Hà Nội. Năm 2023, Quý đạt giải Ba Liên hoan Tiếng hát truyền hình Nghệ An – Giải Sao Mai.

Năm 2023, đạt giải Ba giọng ca xứ Nghệ do Đài PT-TH Nghệ An tổ chức.

Tại đêm chung kết Sao Mai 2023, Quý đã xuất sắc vượt qua hơn 300 thí sinh để giành giải Nhì dòng nhạc thính phòng và lọt vào vòng chung kết Sao Mai khu vực miền Bắc.

Đình Tuân

Ứng Dụng Học Chữ Thái Của Chàng Trai Dân Tộc Thái

Nỗi băn khoăn đó đã trở thành động lực để Tuyên bắt tay vào việc lập ra Website có tên miền chúng tôi với mục đích đăng tải những bài viết về lịch sử, văn hóa, xã hội, ca dao tục ngữ từ nhiều sách của các tác giả uy tín.

“Phần lớn nguồn thông tin được trích ra là từ các cuốn sách cũ, hiếm. Rất ít người tiếp cận được. Còn sách mới của các tác giả là chuyên gia về dân tộc học hay nghệ nhân thì rất ít. Mà nếu có thì chỉ xuất bản trong nội bộ, không bán ra bên ngoài nên những tư liệu đó không đến được với cộng đồng. Vì thế, qua trang Web, mọi người sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn tư liệu về văn hóa Thái”, Tuyên chia sẻ.

Hiện nay, trang Web của Tuyên có hàng nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Không chỉ giúp cộng đồng dân tộc Thái của mình có kênh thông tin hữu ích, Lò Văn Tuyên còn lập ra ứng dụng bàn phím chữ Thái để mọi người dùng có thể gõ trực tiếp chữ Thái trên điện thoại và máy tính. Theo Tuyên, trước đây, cũng đã có bàn phím chữ Thái, nhưng chỉ là gõ chữ Việt ra chữ Thái. Còn với ứng dụng của Tuyên là gõ trực tiếp ra chữ Thái.

Từng theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin ở Trường Cao đẳng nghề Quân khu 2, nên Lò Văn Tuyên rất nhạy bén và sáng tạo để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học chữ Thái. Cùng với bàn phím chữ Thái, Tuyên còn lập ra một ứng dụng học chữ dân tộc Thái trên điện thoại cho người mới bắt đầu học.

Ứng dụng có tên là Tailingo, được nhiều người đánh giá là dễ hiểu, dễ học. Nhiều giáo viên dạy chữ Thái đã giới thiệu cho học viên cài đặt ứng dụng để có thể tự học ở nhà. Với Tuyên, tâm huyết làm ra những ứng dụng hữu ích đó là giúp mọi người học chữ Thái, viết chữ Thái dễ dàng hơn.

Lò Văn Tuyên mang trong mình một tham vọng có thể phổ cập được chữ Thái tới tất cả người dân tộc Thái. Tuyên kể, có những người bạn của mình rất giỏi tiếng Anh, có nhiều cơ hội được đi đây đi đó. Nhưng lại không biết tiếng dân tộc Thái, nên khi gặp người dân tộc mình ở nước ngoài họ đã cảm thấy rất tiếc nuối khi đã đánh mất đi cơ hội nói tiếng dân tộc mình tại xứ người. Hay có người dù đã nhiều tuổi mà vẫn thấy buồn và hổ thẹn khi không biết được chữ nào của cha ông mình.

Ngoài ra, Lò Văn Tuyên còn lập ra một bảng chữ Thái treo tường. Bảng chữ cái có đầy đủ các ký tự chữ Thái (chữ Thái Việt Nam); các từ ngữ (có phiên âm) và hình ảnh mô tả trực quan, sinh động giúp người học nhớ lâu hơn, thích hợp với nhiều đối tượng (kể cả trẻ em).

Lò Văn Tuyên cho hay, tất cả những gì đã làm được là để hiện thực hóa tham vọng lớn của mình. Trong thời gian tới, Tuyên dự định sẽ cùng một số người đồng hành soạn từ điển tiếng Thái (Thái Tây Bắc) bao gồm, cả sách và từ điển Online; biên soạn sách tự học chữ Thái. “Học chữ Thái không cần đầu tư quá nhiều chất xám. Nếu là người Thái thì việc học rất đơn giản. Quan trọng là họ có yêu tiếng dân tộc mình hay không mà thôi”, Lò Văn Tuyên chia sẻ.

Tại Sao Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nói Giỏi Tiếng Anh

Đồng bào dân tộc thiểu số nói tiếng Anh như gió là điều không mấy bất ngờ ở những khu du lịch vùng núi cao ở Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù chẳng được học ngữ pháp một ngày nào nhưng họ vẫn đầy tự tin hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài.

Nói tiếng Anh tự nhiên

Du khách nếu có dịp lên những vùng núi cao du lịch, thưởng thức phong cảnh núi rừng như Sa Pa, Hà Giang, sẽ không khó bắt gặp những hình ảnh trẻ em, phụ nữ đi bán đồ lưu niệm và trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài.

Chắc ít ai có thể quên cô bé Mai người H’mông nói tiếng Anh như gió với người nước ngoài mà báo chí đã từng đưa tin. Mai cũng không biết mình nói được tiếng Anh từ bao giờ. Nhưng em rời Tả Phìn lên Sa Pa bán đồ lưu niệm từ nhỏ, rồi học nói tiếng Anh, và giờ đây thì giao tiếp “kiểu gì cũng được”.

Những đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây thường xuyên tiếp xúc với người ngoại quốc và họ nghe nói theo tiếng của du khách. Vì vậy khách tham quan rất thích thú với những hướng dẫn viên địa phương. Không ai hiểu rõ địa lý nơi đây bằng chính những đồng bào dân tộc thiểu số thiểu số, vì vậy họ là những hướng dẫn viên không thể thiếu đối với người nước ngoài. Ngay cả những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp cũng khó có thể giới thiệu hết được nét đặc sắc văn hóa vùng cao.

Từ trẻ con đến người già dân tộc thiểu số đều nói được tiếng Anh, dù chỉ giao tiếp đơn giản. Bằng cách rao bán hàng cũng như giới thiệu với khách du lịch, họ vừa được học ngoại ngữ từ chính những người “thầy cô” người bản ngữ, vừa được thực hành ngay nên dễ dàng nói được thứ tiếng Anh “bồi” nhưng phát âm khá chuẩn.

Tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số thường không có dấu, chính vì vậy họ bắt chước tiếng nước ngoài khá là nhanh. Không được các thầy cô dạy theo công thức, ngữ pháp hay học theo bất kì giáo trình nào, đồng bào dân tộc thiểu số học tiếng Anh như những đứa trẻ mới tập nói: Nghe và bắt chước.

Nghe – nói – đọc – viết

Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ Nghe – nói – đọc – viết được coi là trình tự chuẩn trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên đa số người Việt lại học ngược lại, học ngữ pháp trước, sau đó mới học nghe nói.

Còn đồng bào dân tộc thiểu số nói giỏi tiếng Anh dù chẳng được học qua trường lớp nào là vì họ thường xuyên được tiếp xúc với người nước ngoài, nghe cách họ nói chuyện với nhau rồi nói theo ngay. Có thể họ không biết viết một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, thậm chí không biết mặt chữ như thế nào nhưng họ nói, người nghe hiểu, vậy là đã giao tiếp thành công.

Vậy người Việt có cần phải lên núi mới học được tiếng Anh? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh là vô kể với những bộ phim nước ngoài, những bản tin tiếng Anh, các video dạy ngoại ngữ của các thầy cô người nước ngoài… Tuy nhiên, để hoàn thiện khả năng nghe nói tiếng Anh, bạn cần có môi trường để luyện tập và thực hành thường xuyên – yếu tố quyết định khả năng tư duy và phản xạ bằng ngoại ngữ của bạn. Hiện nay, để tìm kiếm những môi trường này, nhiều người phải mất nhiều công sức đến các điểm du lịch tập trung nhiều khách nước ngoài rồi cố gắng bắt chuyện. Với những người đã đi làm bận rộn, đây quả là thách thức không nhỏ bởi quỹ thời gian của họ quá ít ỏi.

May mắn là hiện nay, sự ra đời của các chương trình học tiếng Anh trực tuyến với sự tham gia giảng dạy của các thầy cô người bản ngữ đã tạo ra cơ hội cho nhiều người được vừa học giao tiếp vừa được thực hành ngay với người nước ngoài. Đặc biệt, học trực tuyến sẽ giúp người học có thể thoải mái lựa chọn thời gian và địa điểm học tập, không mất nhiều thời gian, chi phí đi lại.

Phương pháp này đã được khá nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới áp dụng như: Harvard, British Council,… để dạy ngoại ngữ. Tại Việt Nam, Topica Native đã xây dựng chương trình học tiếng Anh online rất hiệu quả với 100% giảng viên đến từ các nước Âu, Úc, Canada… Mỗi ngày sẽ có 16 ca học từ 8h – 24h, cho phép học viên học bất cứ lúc nào dù ở bất cứ nơi đâu.

Theo thống kê cho thấy chỉ sau một khóa học, học viên có thể tăng 300/1000 điểm nói và 80% học viên đã có thể tự tin giao tiếp với người bản ngữ. Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đánh giá: “Phương pháp này dựa trên video và tình huống thực tế, giúp người học làm quen với âm điệu của một một ngôn ngữ lạ. Bên cạnh đó, các giáo viên nước ngoài sẽ khiến học viên cảm thấy việc học nhẹ nhàng, khối lượng kiến thức không quá nhiều nhưng có thể thực hành và ghi nhớ được”.

Tìm hiểu thêm thông tin về chương trình tại: http://tienganh.topicanative.vn/

Dạy Tiếng Khmer Cho Học Sinh Đồng Bào Dân Tộc

Trong những năm qua, việc vận động học sinh đồng bào dân tộc ra lớp được xem là nhiệm vụ quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Thầy Trần Văn Khỏe, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Những năm trước, trường rất khó trong việc vận động và duy trì học sinh đồng bào dân tộc ra lớp, do phụ huynh các em chủ yếu làm thuê nên vào dịp hè, nhiều em phải theo gia đình đi làm ăn ở xa, đến lúc nhập học, các em thường không về kịp. Đặc biệt, một số bé gái khi học khoảng lớp 4, 5 là gia đình bắt phải nghỉ học ở nhà giữ em, phụ giúp gia đình nên trường cũng rất khó trong công tác vận động. Những lúc đó, trường đã tích cực xuống tận nhà để giải thích ý nghĩa việc học của các cháu để phụ huynh hiểu, nên các năm gần đây không còn tình trạng học sinh bỏ học nữa”.

Tiết học tiếng dân tộc của học sinh Trường Tiểu học Lương Nghĩa 3.

Vận động học sinh ra lớp đã khó, để các em hứng thú và học tập ngày càng tốt hơn là việc càng khó hơn. Hiểu được điều đó, hàng năm, các trường thường xuyên hỗ trợ cho các em học sinh đồng bào dân tộc như: tập, viết, gạo… Em Sa May, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, cho biết: “Trước đây, em chỉ có thể nói được tiếng Khmer chứ không biết đọc hay viết. Nhưng từ khi được đi học đến nay, em đã biết được phụ âm, nguyên âm, biết ghép vần. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này thành giáo viên mang chữ viết, tiếng nói về cho dân tộc mình”. Thầy Sơn Rích, giáo viên dạy tiếng dân tộc, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tổ trưởng Tổ bộ môn Khmer, Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chương trình dạy tiếng Khmer được áp dụng giảng dạy cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 và thực hiện dạy 4 tiết/tuần. Đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo và có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hàng năm, tôi thường xuyên được cử đi tập huấn ở các tỉnh như: Sóc Trăng, Trà Vinh… để nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Theo tôi, trong chương trình dạy tiếng Khmer cho học sinh hiện nay, do chưa có mẫu chữ, các chữ viết hoa rất khó viết và sách giáo khoa chưa có nhiều, nên đây là khó khăn nhất đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc hiện nay”.

Dạy tiếng Khmer ở cấp tiểu học là quá trình dạy cho các em về ngôn ngữ giao tiếp lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy và học. Thầy Danh Sóc Kha, giáo viên dạy tiếng dân tộc, Trường Tiểu học Lương Nghĩa 3, huyện Long Mỹ, cho biết: “Tôi thấy việc đưa vào giảng dạy tiếng Khmer cho học sinh người đồng bào dân tộc rất thiết thực. Đây là môn học giúp cho các em hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng dân tộc. Đặc biệt, qua đây còn giúp các em bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, góp phần bảo tồn, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình…”. Hiện tại, trường có 11/19 lớp và 4 giáo viên dạy tiếng dân tộc, trong đó có hơn 52% học sinh của trường là người dân tộc.

Nhờ sự quan tâm của Chính phủ, UBND tỉnh, mà trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Hậu Giang đã từng bước khắc phục khó khăn trong công tác dạy và học tiếng Khmer cho học sinh đồng bào dân tộc. Vì vậy, năm học 2014-2023 vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ GD&ĐT về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục dân tộc. Thầy Phạm Minh Cường, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Trong những năm qua, việc dạy và học tiếng Khmer cho học sinh tiểu học luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Ở một số trường hiện nay đang thiếu giáo viên dạy tiếng dân tộc nên trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ với các sở, ban, ngành xin tuyển thêm biên chế để xây dựng đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó cũng sẽ tiếp tục tiến hành bồi dưỡng, tổ chức cho giáo viên dạy tiếng dân tộc đi tham dự tập huấn để nắm vững mục tiêu, định hướng, phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học”.

Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 13/169 trường tiểu học dạy tiếng dân tộc với hơn 2.700 học sinh người dân tộc đang theo học. Việc dạy và học tiếng Khmer cho học sinh không những cung cấp tri thức, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ.

Chú Trọng Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tây Nguyên

Những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh là người dân tộc thiểu số cho con em mình tự nguyện tham gia học tiếng dân tộc thiểu số do các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tổ chức.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã sử dụng các bộ sách giáo khoa tiếng Êđê, Jrai, Bahnar, K’ho… bậc tiểu học từ lớp 3, 4 và lớp 5 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Riêng việc dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện ở các lớp 6, 7 và 8 theo chương trình, tài liệu của địa phương.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng tổ chức dạy 2 tiết/tuần, bố trí phòng học học, giáo viên, mua sắm đồ dùng dạy học, hỗ trợ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và vở viết cho học sinh dân tộc phục vụ tốt yêu cầu dạy và học cho các cháu.

Từ đầu năm học 2023-2023 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã cấp sách giáo khoa mới tiếng Êđê miễn phí cho 13.170 học sinh dân tộc Êđê thuộc 3 khối lớp 3,4, 5 và 133 giáo viên dạy tiếng dân tộc Êđê ở 106 trường tiểu học trên địa bàn.

Các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng cũng đã trích ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng để in sách giáo khoa bằng tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, sách bài tập, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ tốt yêu cầu dạy và học.

Hầu hết, các giáo viên dạy tiếng dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại các trường Đại học, Cao đẳng và đã được học qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về chuyên ngành dạy tiếng dân tộc nên góp phần nâng cao chất lượng dạy học bằng tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh dân tộc.

Để Giao Tiếp Được Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Không chỉ có cán bộ công chức viên chức công tác trong vùng sâu cần theo học lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số để giao tiếp, thuận lợi hơn cho công việc mà ngay cả người đồng bào dân tộc thiểu số cũng có nhu cầu tham dự các lớp học này để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của cộng đồng mình.

Tập huấn khuyến nông ở vùng sâu Đạ Tẻh

Lâm Đồng bắt đầu triển khai việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức của tỉnh từ năm 2005 theo Đề án 253 QĐ-TTg “Một số giải pháp củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ theo nhu cầu thực tiễn tại địa phương, có 3 tiếng của các cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tương đối lớn tại Lâm Đồng được chọn giảng dạy là K’Ho, Mạ và Chu Ru. Với tiếng K’Ho, việc biên soạn các tài liệu dùng cho dạy học đã được bắt đầu từ năm 2003. Cho đến năm 2007, bộ tài liệu này bao gồm cả chữ viết được soạn lại theo chương trình khung của Bộ Giáo dục – Đào tạo, sau đó được Bộ thẩm định, nghiệm thu đánh giá tốt, được tỉnh ban hành trong năm 2010 và được dùng chính thức trong giảng dạy cho đến nay.

Với tiếng Chu Ru, cùng với việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy theo chương trình khung của Bộ Giáo dục với phương án chữ viết đi kèm, một bộ từ điển Việt – Chu Ru cũng được tỉnh biên soạn. Bộ từ điển này đã hoàn tất bước đầu trong năm 2007 và hai năm sau đó chính thức được ban hành. Với tiếng Mạ chậm hơn. Bộ tài liệu giảng dạy đến nay mới chỉ ban hành tạm thời và đang tiếp tục được hoàn thiện. Song song với việc biên soạn tài liệu, tỉnh tiến hành chọn người để giảng dạy. Điểm khó là Lâm Đồng không nhiều người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên có trình độ về ngôn ngữ và phương pháp sư phạm (đại học sư phạm). Phương án đưa ra là chọn những người trong cộng đồng am hiểu về ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình, có trình độ chuyên môn ít nhất là tốt nghiệp cao đẳng, đại học để đào tạo thành giáo viên dạy tiếng dân tộc cho cán bộ công chức.

Để đào tạo người dạy, Sở Nội vụ Lâm Đồng đã phối hợp với Sở Giáo dục Lâm Đồng tổ chức các đợt tập huấn hằng năm về nội dung tài liệu, phương pháp giảng dạy, kỹ năng ra đề thi, kỹ năng coi thi, chấm thi theo quy chế… Cùng đó là các chuyến học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh Tây Nguyên và trong nước. Trong năm 2008, Sở Nội vụ đã phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tổ chức lớp cấp chứng chỉ sư phạm bậc 1 cho 25 người là giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2012, Lâm Đồng đã mở được 96 lớp ở cả 3 tiếng K’Ho, Chu Ru và Mạ cho 3.020 cán bộ công chức, viên chức của tỉnh. Trong số này, đã tổ chức kiểm tra cuối khóa và cấp 565 giấy chứng nhận, 2.310 chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo phôi của Bộ Giáo dục. Tính trung bình từ năm 2005 đến nay, mỗi năm Lâm Đồng mở khoảng 10 lớp học, mỗi lớp từ 30-40 học viên. Trong năm 2013, tỉnh đã mở 10 lớp trong đó có 7 lớp trong năm gồm 2 lớp tại Đà Lạt (tại Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng tại chức Lâm Đồng), 5 lớp rải ở các huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm và Đạ Huoai. 3 lớp còn lại được mở tại Đam Rông trong năm 2012 và chương trình học kéo dài qua năm. Tổng số học viên 10 lớp này khoảng trên dưới 400 người. Hiệu quả lớn nhất mà chương trình mang lại chính là không ít học viên sau khi học xong đã phát huy được hiệu quả sử dụng trong thực tiễn công tác. Tại Lâm Hà, nhiều cán bộ nay có thể sử dụng tương đối thành thục tiếng K’Ho trong vận động dân. Tại Bảo Lâm, nhiều cán bộ xã có thể dùng tiếng Mạ để hòa giải mâu thuẫn trong cộng đồng người Mạ địa phương. Nhiều giáo viên các trường dân tộc nội trú sử dụng tiếng của học sinh mình để nói chuyện trong buổi chào cờ đầu tuần.

Do ngân sách có hạn nên việc mở lớp đào tạo tiếng dân tộc thiểu số hiện nay của tỉnh vẫn còn rất giới hạn dù lượng học viên đăng ký đi học mỗi năm một tăng. Theo kế hoạch, trong 2 năm đến Lâm Đồng cũng chỉ mở thêm 8 lớp với khoảng 280 học viên. Trong khi đó, một lượng lớn công chức, viên chức rất cần học tiếng dân tộc thiểu số, chẳng hạn như giáo viên ở các trường mầm non, tiểu học, giáo viên khối trường dân tộc nội trú; cán bộ y tế thôn buôn, y tế xã, đội ngũ khuyến nông, kiểm lâm cơ sở… Chính vì vậy, trong thời gian đến, bên cạnh học viên là cán bộ công chức cấp xã ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiếu số, tỉnh cũng sẽ ưu tiên cho những đối tượng trên cùng những người làm công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội ở vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.

Cùng đó, trước nhu cầu của rất nhiều người trong cộng đồng dân tộc thiểu số muốn tham dự các lớp học này để góp phần bảo tồn tiếng nói chữ viết của cộng đồng mình, Sở Nội vụ Lâm Đồng đang kiến nghị với Bộ Nội vụ cùng Bộ Giáo dục nên đưa việc dạy tiếng dân tộc thiểu số, trước nhất là tiếng K’Ho vào chương trình dạy học cho học sinh phổ thông ở các trường phổ thông Dân tộc Nội trú tại Lâm Đồng.

Gia Khánh

Cập nhật thông tin chi tiết về Chàng Trai Đồng Bào Dân Tộc Thái Nghệ An Lọt Vào Chung Kết Sao Mai 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!