Xu Hướng 6/2023 # Cha Mẹ Mạnh Tay Chi Tiền Cho Con Học Tiếng Anh # Top 6 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cha Mẹ Mạnh Tay Chi Tiền Cho Con Học Tiếng Anh # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cha Mẹ Mạnh Tay Chi Tiền Cho Con Học Tiếng Anh được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau khi tham quan trung tâm tiếng Anh ở Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chị Huyền tỏ vẻ hài lòng. “Cơ sở vật chất tốt, lớp học thoáng đãng. Trung tâm lại có nhà bóng để các con vui chơi sau giờ học. Mỗi lớp tối đa 10 em nên chắc con sẽ được giao tiếp nhiều với giáo viên”, chị Huyền nhận xét.

Đây là lần thứ ba chị Huyền chuyển trung tâm ngoại ngữ cho con trai đang học lớp 3. Hai trung tâm trước lớp học đông học sinh, khá bức bí. Chi khoảng 20 triệu đồng mỗi năm đóng học phí cho con, chị Huyền cho rằng số tiền này phù hợp với những người sống ở Hà Nội có thu nhập trung bình khá như chị (vợ chồng chị thu nhập khoảng 40 triệu đồng/tháng).

Còn một bé gái 3 tuổi, vợ chồng chị Huyền dự định 2-3 năm nữa sẽ cho con học tiếng Anh ở trung tâm.

Là viên chức với thu nhập trung bình, chị Hương Ly (33 tuổi, TP Huế, Thừa Thiên Huế) cho hai con gái đi học ở một trung tâm có tiếng. Bé lớn 8 tuổi đang học chương trình 50% giáo viên Việt Nam, 50% giáo viên nước ngoài, tuần 2 buổi, mỗi buổi 2 tiếng. Học phí một khóa kéo dài 5 tháng hơn 6 triệu đồng. Trong khi đó, bé nhỏ (5 tuổi) học chương trình hoàn toàn giáo viên nước ngoài, tuần 2 buổi, mỗi buổi một tiếng rưỡi, học phí 23 triệu đồng/năm.

“Tính ra mỗi năm, tôi chi khoảng 35 triệu đồng cho hai con học tiếng Anh ở trung tâm, một khoản tiền lớn so với thu nhập hàng tháng của bản thân. Dù tiêu pha rất dè sẻn nhưng với giáo dục, tôi không tiếc”, chị Ly nói. Người mẹ này muốn con phải tốt tiếng Anh song song với tiếng Việt vì từng gặp và hiểu được sự bất lợi, rào cản khi không rành ngoại ngữ.

Cho con theo học ở trung tâm cùng em gái bắt đầu từ năm học này, mới học qua 3 bài, chị Ly thấy con hiểu được nhiều hơn. Về nhà, con cố gắng diễn đạt bằng tiếng Anh những câu đơn giản như “Quyển sách nằm trên bàn” hay hỏi mẹ bằng tiếng Anh “Mẹ muốn trở thành gì”. Với những từ đơn giản như “school”, con thấy ở lớp cô giáo đọc là “sờ-cun”, kết thúc bằng chữ “n” trong khi thầy giáo Mỹ ở trung tâm đóng âm bằng chữ “l”. Con phân vân giữa hai cách phát âm nhưng rồi quyết định nói theo thầy Mỹ.

“Chỉ chừng đó thôi mà tôi đã mừng lắm, bởi đó là những điều mà trước giờ tôi chưa từng thấy. Nó cho thấy tôi đã đầu tư cho con đúng hướng”, chị Ly nói. Bà mẹ cho rằng không quá khó, quá đắt đỏ để đầu tư cho con đạt giỏi ở lớp nhưng làm vậy không để làm gì nếu con không thể giao tiếp với người nước ngoài và xa hơn là đọc hiểu để khai thác tài liệu quốc tế. Trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt để tiếp nhận một cách tự nhiên và thong thả.

“Tôi sợ các con bị áp lực nên cũng cố gắng coi việc học tiếng Anh như một buổi đi chơi. Nếu không quyết liệt đầu tư cho con từ bây giờ, sau này sợ chúng không có nhiều thời gian”, người mẹ chia sẻ.

Theo chị Tuyết, chọn được trung tâm ngoại ngữ uy tín, con sẽ có tiến bộ rõ rệt. Khả năng giao tiếp của con trai khá tốt, đã thi thử chứng chỉ PET và IELTS đạt kết quả cao so với trình độ bạn bè cùng lứa. “Với người thu nhập trung bình, giữa đô thị đắt đỏ mà chi vài chục triệu cho con học tiếng Anh là cả một gánh nặng, chưa kể càng học lên cao càng đắt. Cố gắng thu xếp việc chi tiêu cho gia đình cũng là bài toán hóc búa”, chị chia sẻ.

Không chỉ tiền bạc, cho con đi học tiếng Anh, vợ chồng chị Tuyết thêm gánh nặng về thời gian và hao tốn công sức nhiều hơn. Ngoài việc phân công nhau đưa đón các con học chính khóa, nhiều buổi chiều trong tuần, cha hoặc mẹ phải tranh thủ về sớm để đưa con trai lớn đến trung tâm. Người nào đưa bé lớn đi học tiếng Anh, người còn lại về nhà chăm con nhỏ và làm việc nhà.

“Tuần hai buổi vật vã giữa những quãng đường kẹt xe mới từ trường tới trung tâm, cho con ăn bữa tối ở hàng quán cho tiện, nghỉ ngơi một chút rồi vào học buổi tối. Con vào lớp rồi thì tôi tìm quán cà phê nào đó ngồi tranh thủ làm việc, chờ con ra thì đón về luôn”, chị kể.

Nếu như trước đây, cuối tuần cả nhà được nghỉ ngơi ngày chủ nhật thì nay vợ chồng chị cũng thay nhau đưa bé út đi học ở trung tâm. Quỹ thời gian gia đình quây quần bên nhau vì thế ít đi, cha mẹ và con cái đều thêm vất vả.

Mạnh Tùng – Dương Tâm – Thanh Hằng

Cha Mẹ Giúp Con Học Giỏi Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Đúng thời điểm, đúng ngân sách, đúng phương pháp là gợi ý để cha mẹ đầu tư cho việc học tiếng Anh của con.

Đúng thời điểm

Nghiên cứu của Tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider – một chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ chỉ ra, trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Theo bà, não bộ của trẻ được ví như một miếng bọt biển có thể hút thông tin xung quanh nhanh và nhạy bén. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng giúp bé dễ dàng bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn.

Bởi vậy, 4 – 10 là độ tuổi thích hợp để ba mẹ bắt đầu cho con học tiếng Anh – không bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Đúng ngân sách

Đúng ngân sách ở đây có thể là đầu tư đúng thời gian cần thiết, chi tiêu tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả trong quá trình học của con.

Hiện nay với sự phát triển của các trung tâm Anh ngữ, việc cho con đi học tại trung tâm thường được cha mẹ lựa chọn. Tuy nhiên đối với phụ huynh bận rộn thì thời gian để đưa đón con lại là một thách thức lớn. Đồng thời cha mẹ cũng không có nhiều thời gian để theo sát việc học của con. Chưa kể khoản ngân sách cho con học tiếng Anh tại trung tâm không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để chi trả.

Theo một nghiên cứu về dung lượng trí nhớ, học sinh tiểu học có trí nhớ ngắn hạn chưa cao. Vì vậy cần tăng cường những bài tập để rèn luyện khả năng của trí nhớ ngắn hạn. Ngoài việc học ở lớp hay trung tâm, cha mẹ cũng nên đầu tư thời gian cho con học ở nhà để có thể khắc sâu bài học, ghi nhớ lâu.

Một gợi ý cho cha mẹ là các khóa học tiếng Anh online cho trẻ tiểu học. Cha mẹ chỉ cần chi trả một khoản phí nhất định con được học mọi lúc, như một hình thức để ôn luyện lại các kiến thức đã học. Giải pháp này tiết kiệm chi phí, thời gian, lại góp phần giúp con đạt kết quả học tập tốt hơn.

Chị Phạm Minh Trang – Một bà mẹ ở quận Tây Hồ, Hà Nội lựa chọn chương trình học tiếng Anh online tại Megastudy Kids chia sẻ: ” Khóa học với chi phí khá rẻ chỉ bằng 1/6 khóa học ở trung tâm, nhưng sau một thời gian học con có tiến bộ rõ rệt, điểm số trên lớp của con không thua kém các bạn học trung tâm, con cũng tự tin nói tiếng Ạnh hơn”.

Đúng phương pháp

Có một phương pháp học truyền thống mà nhiều gia đình đang áp dụng cho con là áp dụng máy móc sách giáo khoa. Các em phải học nhớ từ vựng, ngữ pháp và câu, đọc, kiểm tra văn bản. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là cách học khô khan khiến các con dễ sợ việc học. Trong khi đó niềm yêu thích tiếng Anh là điều kiện tiên quyết giúp con học tốt.

Những phương pháp học tiếng Anh phụ huynh có thể áp dụng cho con

Học bằng tai, không học bằng mắt

Khi con mới bắt đầu, đừng quá chú tâm vào việc đọc hay học các giáo trình tiếng Anh. Hãy cho con luyện nghe tiếng Anh hàng ngày.

Học bằng cơ thể

Theo các chuyên gia ngôn ngữ thì khi học một thứ gì đó mới, não của con người sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu chúng ta kết hợp vận động cơ thể và cảm giác về chúng. Ví dụ khi học một từ mới tiếng Anh, thay vì chỉ ngồi đọc đi đọc lại từ đó để ghi nhớ, hãy giúp con thử áp dụng việc tưởng tượng ra cách diễn đạt từ đó bằng hành động, con sẽ ghi nhớ từ đó tốt hơn.

Hầu hết lớp học ngôn ngữ đều có tiến độ dạy học nhanh, học sinh khó nắm vững nội dung bài học. Do vậy, phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là con cần phải học sâu, nắm vững kiến thức và dành nhiều thời gian để học nó.

Phương pháp học sâu đơn giản là việc con cần học một bài học và ôn lại bài đó nhiều lần trước khi học bài mới. Như vậy sẽ giúp con ghi nhớ nội dung của bài học nhuần nhuyễn hơn.

Học bằng phương pháp nhập vai

Để nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ nhất, con cần phải học theo cả ngữ điệu, cách nhấn nhá và thể hiện cảm xúc của họ. Do đó con nên nhập vai vào bài học để hiểu cách diễn đạt ý trong tiếng Anh. Phương pháp này cũng giúp con nhớ được bối cảnh của cuộc hội thoại, giọng điệu, cảm xúc của nhân vật từ đó nói tiếng Anh chuẩn hơn.

Hiện nay có nhiều các trung tâm và các khóa học tiếng Anh áp dụng thành công những phương pháp trên vào chương trình học. Gia sư Thanh Hóa là một trong những trung tâm vận dụng các phương pháp học trực quan giúp bé tiến bộ nhanh.

“Gia sư Thanh Hóa sẽ đưa ra Chương trình tiếng Anh đáp ứng ba tiêu chí: Đúng thời điểm, đúng ngân sách, đúng phương pháp được cha mẹ lựa chọn”.

Được nghiên cứu qua nhiều năm từ các chuyên gia Anh ngữ hàng đầu, chương trình được xây dựng gồm năm khóa học tương ứng với 5 lớp trong hệ thống tiểu học. Việc học với gia sư Thanh Hóa theo các khóa học tương ứng giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ vào đúng “giai đoạn vàng” của trẻ.

Chương trình có nội dung bám sát sách giáo khoa, bổ sung các kiến thức từ vựng, ngữ pháp nền tảng theo lộ trình của Bộ giáo dục. Bài giảng dưới dạng video sinh động, giáo viên sử dụng các ngôn ngữ cơ thể để lôi cuốn vào bài giảng, con được nhìn được nghe, vào vai cùng các diễn viên nhí giúp việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tăng nhanh.

Posted in Tagged Phụ huynh cần biết cha mẹ giúp con học giỏi tiếng anh, cha mẹ giúp con học giỏi tiếng anh bằng cách nào, giúp con học giỏi tiếng anh

Cha Mẹ Không Biết Tiếng Anh Dạy Con Sao Đây?

Cô giáo Phạm Hạnh có 20 năm dạy tiếng Anh, hiện phụ trách khoa Tiếng Anh của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, áp dụng phương pháp dạy ngoại ngữ cho con từ khi mới chào đời. Cô chia sẻ 8 nguyên tắc cha mẹ cần nhớ nếu muốn giúp con học tiếng Anh từ sớm. Các nguyên tắc sẽ được đăng lần lượt. Nguyên tắc 1: Nghe càng nhiều càng tốt

Mình viết dựa trên trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân, cũng như quan sát quá trình học ngôn ngữ của các con và học sinh. Các nguyên tắc không chỉ hiệu quả đối với lứa tuổi 0-6 mà có thể áp dụng với bất kỳ lứa tuổi nào để học một ngoại ngữ.

Phương pháp dạy ngoại ngữ thông qua việc “tắm” ngôn ngữ chính là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu dạy con dù bạn biết nhiều, biết ít hay thậm chí không biết ngoại ngữ đó. Đây là phương pháp phù hợp áp dụng cho mọi lứa tuổi và tuân theo quy luật rất tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ.

Hãy hình dung một đứa trẻ 3 tuổi ở bất kỳ quốc gia nào, nếu phát triển bình thường, đều có thể nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Đó là bởi vì đứa trẻ đã được nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi nhận vào bộ não việc ngôn ngữ ấy được sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Ngôn ngữ mà trẻ tiếp thu được trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ đi vào tiềm thức, vì vậy trẻ sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và bật ra theo bản năng.

Khi mình dạy bé đầu tiếng Anh từ lúc chín tháng tuổi hay bé thứ hai lúc mới hai tuần tuổi, nhiều người bảo “nó đã biết nói đâu mà dạy” hay “nói thế nó có hiểu không?”. Mình sẽ trả lời “cháu vẫn hiểu và cháu đang nghe đấy”.

Đừng chờ trẻ trẻ con biết nói mới dạy nó, input phải vào trước thì mới ra output chứ, đừng chờ có output rồi mới cho thêm input. Nếu bạn chưa thấy output nghĩa là input chưa đủ hoặc chưa đúng. Giống như đứa trẻ Việt đã tiếp thu ngôn ngữ từ lúc chào đời thậm chí từ lúc còn trong bụng mẹ nên đến 1 tuổi là bắt đầu bập bẹ, 2 tuổi đã nói rành rọt và muộn lắm thì 3 tuổi đã thành thạo tiếng Việt ấy.

Quy tắc phát triển kỹ năng ngôn ngữ là theo thứ tự: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trong 4 kỹ năng này thì Nghe và Đọc đóng vai trò là input hay còn gọi là receptive skills, còn Nói và Viết đóng vai trò là output hay còn gọi là productive skills. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều, muốn viết giỏi thì phải đọc nhiều. Vì vậy nếu bạn muốn con bạn nói giỏi tiếng Anh, hãy cho chúng nghe thật nhiều.

Hai hình thức nghe

Nghe có thể chia làm hai loại: nghe có chủ đích và nghe vô thức.

Nghe vô thức, hay còn gọi là “tắm” ngôn ngữ, là cách tuyệt vời để bắt đầu cho trẻ 0-3 tuổi và nên duy trì cho trẻ cũng như cho bất kỳ ai ở lứa tuổi nào muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ. Bất kỳ lúc nào trong ngày, cha mẹ cũng có thể bật các bài hát tiếng Anh hoặc các file nghe tiếng Anh để trẻ nghe một cách vô thức trong lúc chơi và sinh hoạt.

Nghe có chủ đích là việc nghe kết hợp với học, thường có thể áp dụng được một cách rõ ràng hơn khi trẻ lớn hơn một chút, mà theo kinh nghiệm của mình là từ khoảng chín tháng hoặc 1 tuổi trở đi, tùy theo sự phát triển nhanh chậm của trẻ.

Bên dưới mình sẽ đi sâu vào hoạt động nghe có chủ đích để học.

Nghe cái gì?

Để tăng khả năng nghe, trẻ có thể bắt đầu bằng việc nghe các bài hát tiếng Anh đơn giản, bởi ngôn ngữ có giai điệu kết hợp với âm nhạc kích thích thính giác giúp trẻ dễ thuộc hơn.

Các bài hát cho trẻ có thể tìm thấy vô vàn trên Youtube từ các nhà cung cấp như supersimplesong, chuchuTV, hooplazkidz, dreamenglish… Trẻ nên bắt đầu từ các bài hát đơn giản, phổ thông (search “nursery rhymn for kids” hay “kids songs”).

Trên thị trường hiện nay có những phần mềm được thiết kế để dạy trẻ Tiếng Anh từ sớm rất hữu ích như Monkey Junior mà mình đang cho con sử dụng. Phần mềm giúp bé có thể vừa nghe, vừa nhìn từ, và hình ảnh cũng rất sinh động nên tiếp thu tốt hơn.

Sử dụng phần mềm, bố mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị học liệu cho con, đặc biệt nếu bạn áp dụng dạy chữ cho con sớm. Ngoài ra, các bài học đã được thiết kế để từ vựng xuất hiện có tính lặp lại thường xuyên trong app, sẽ trẻ ghi nhớ phần ngôn ngữ đích tốt hơn. Những phần mềm này hữu ích cho các bố mẹ không giỏi tiếng Anh vì bài học đã được sắp xếp theo các cấp độ từ dễ đến khó.

Nghe như thế nào?

Với trẻ 0-3 tuổi, nếu không muốn trẻ tiếp xúc với máy tính hay iPad, bố mẹ có thể tải về và chỉ cần cho trẻ nghe chứ không nhìn. Với trẻ trên 2-3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ vừa nghe vừa xem với thời lượng hạn chế, chẳng hạn một video 1-2 phút một lần, lặp lại ba lần một ngày. Ngày hôm sau, bạn cho trẻ xem một video khác cũng với thời lượng và tần suất như vậy. Trẻ có thể kết hợp xem cái mới và ôn lại cái cũ một lần mỗi ngày. Việc để trẻ tiếp xúc với cùng một ngữ liệu lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ghi nhớ được tốt hơn. Đồng thời ngữ liệu được thay đổi theo ngày để trẻ không cảm thấy nhàm chán.

Khi nghe, bố mẹ nên cùng con hát theo, nhắc lại lời bài hát hoặc từ trong video, vừa hát vừa kết hợp nhảy theo nhạc hoặc làm các động tác phù hợp với nội dung. Chẳng hạn, nghe về các bộ phận cơ thể thì chỉ tay vào các bộ phận cơ thể, nghe về các động từ chỉ hành động như đi bộ, nhảy, chạy, bò… thì cũng hành động như thế.

Nếu bố mẹ giỏi tiếng Anh, hãy giao tiếp với bé hàng ngày. Chọn một trong hai người giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh với bé là tốt nhất. Nếu không được như vậy thì bạn có thể giao tiếp với bé vào thời gian nhất định trong ngày, cố gắng cố định thời gian và giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn vào lúc đó. Bạn hãy chỉ và gọi tên đồ vật, con người, cuộc sống xung quanh, giải thích cho trẻ những hoạt động, hành động, hiện tượng.

Nếu bố mẹ không giỏi tiếng Anh, hãy để con nghe phần bài hát, file nghe hay video mẫu trước, rồi cố gắng tập nói với bé theo nội dung đó giống như một người bạn học. Phần nghe giúp bé có được phần input ngôn ngữ chuẩn, còn phần nói giúp bé được thực hành ngôn ngữ vào tình huống thực tế.

Con Học Lớp 1 Cần Cha Mẹ Hướng Dẫn Mỗi Ngày

Dạy học sinh lớp 1, quả thực rất khó. Tôi đưa đón con gái bé trong suốt năm học, từng nhiều lần vào lớp trao đổi với cô chủ nhiệm về bài vở, tình hình học của con ra sao, xin nghỉ học con ốm. Con mình bé bỏng, nhút nhát, hay ốm đau chẳng hiểu học hành ra sao, chỉ mong con đọc thông viết thạo là mừng chứ tôi không ao ước con phải học giỏi. Có lẽ mong ước lớn nhất của tôi với con là con mạnh khỏe, nhanh lớn bởi vì con bé nhất lớp.

Tuần nào tôi cũng vào tận lớp đón con để trò chuyện với cô giáo và chứng kiến cô luôn ở lớp sau giờ tan học tầm 15-30 phút, nhất là những hôm trời mưa gió, phụ huynh đến đón con muộn. Tôi gặp bà nội, bà ngoại đi đón cháu và khi cô trao đổi chuyện các con nghịch ngợm, có bạn quên áo, quên sách, có bạn chạy lên tầng 2 chơi nguy hiểm, bà về nhắc cháu.

Có một số chị có con hiếu động nghịch ngợm, hầu như ngày nào cũng vào hỏi chuyện cô để kịp thời uốn nắn, kèm cặp con tại nhà. Có lẽ muốn trò chuyện thân tình với cô giáo chừng 10 phút cũng cảm thấy e ngại, vì cô phải trả lời nhiều người cùng lúc, ai cũng muốn nhanh chóng nhận được câu trả lời khi giờ tan học sát giờ chợ búa, cơm nước.

Có vài lần tôi đến đón con mà vẫn thấy con còn hí hoáy chép bài. Tôi đứng ngoài hành lang, sốt ruột ngó nghiêng chờ đợi. Vào đón con, cô giáo nói, em cho các bạn ấy rèn viết chữ vì viết ẩu quá. Tôi về xem lại bài vở của con, giật mình vì chữ con viết như gà bới, con đang viết chữ một li bằng bút mực, gạch xóa tím vở. Tôi cứ tự đắc, con út học lớp 1 dễ ợt vì mẹ có vô số kinh nghiệm từ anh trai dạo trước. Con cứ kêu đau đầu, kêu mệt là tôi đồng ý cho con đi ngủ, đọc truyện cho con nghe, hai mẹ con trêu đùa cả giờ con mới ngủ.

Không học cùng con hàng ngày, tôi phó mặc việc học của con cho các cô giáo ở trường. Lớp con có 50 bạn, nếu phụ huynh nào cũng bỏ mặc con thì cô giáo sức nào giảng dạy cho các bạn nhỏ hiểu hết bài? Không nói đến áp lực thành tích mà chỉ cần các bạn biết làm toán, biết đọc thông viết thạo cũng không hề dễ dàng.

Tôi từng ngồi hàng giờ cùng con để cùng con tập viết chữ ngay ngắn, rõ ràng bằng cách “dụ dỗ” hai mẹ con cùng viết chữ đẹp. Con bé thấy mẹ ngồi học cùng thì hăm hở đua viết cùng mẹ. Cô giáo nói, mỗi ngày chỉ cần con viết 5 dòng vở thật đẹp là chữ con sẽ đẹp ngay. Ngày hôm nay tập viết, ngày mai tập đọc, làm toán, mỗi buổi tối tôi ngồi học với con khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bài tập cô giao về, con tự làm, mẹ kiểm tra lại để chỉ cho con chỗ sai, phải sửa ra sao. Cuối tuần, con khoe con được cô khen tiến bộ, cô tặng con bút chì mặt cười, con vui lắm.

Nụ cười cô giáo lớp 1.

Con đi học lớp 1 hay quên đồ dùng học tập, quên sách bút. Tôi thấy cô giáo luôn nhắc nhở học sinh cất gọn sách vở, áo khoác vào cặp. Có hôm con đi học về hỏi mẹ, mẹ ơi cô giáo hỏi con có tặng lại bộ chữ số cho các em nhỏ sắp vào lớp 1 không, vì con học xong rồi. Mẹ đồng ý, con cười tươi như hoa, con kể chuyện cô nói sẽ tặng cho con món quà nào đó đấy mẹ ơi.

Có lần con quên hoài bài vẽ Mỹ thuật, cô giáo chủ động nhắn tin, gọi điện cho tôi. Vẽ vời, cắt dán thì có gì khó, nhưng mà khó thật vì đây không phải sở trường của mẹ. Ban đầu tôi cũng nổi khùng chê con vẽ xấu, tô màu nhăng nhít làm con mếu máo tủi thân. Sau đó, tôi cố gắng kìm chế, vui vẻ hướng dẫn con cắt dán.

Học cùng trẻ lớp 1 mới thấy cảm thông cho các cô giáo, quản cả lớp học đông nghẹt học sinh ở trường công lập. Một mẹ, một con học còn như “đánh vật”, mẹ quát con khóc thì các cô giáo tránh sao được có lúc mất bình tĩnh mà mắng học sinh hay đánh học trò bướng bỉnh một vài roi.

Tôi nghĩ, con học lớp 1 rất cần được cha mẹ quan tâm kèm cặp để các con học tốt, đó cũng là cách giảm bớt áp lực cho giáo viên đứng lớp!

Thanh Mai (Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)

Mọi thông tin, bài viết đóng góp cho chuyên mục Giáo dục, quý độc giả có thể gửi ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Cha Mẹ Mạnh Tay Chi Tiền Cho Con Học Tiếng Anh trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!