Xu Hướng 4/2023 # Cách Đọc Hiểu &Amp; Đoán Nghĩa Trong Tiếng Anh # Top 7 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cách Đọc Hiểu &Amp; Đoán Nghĩa Trong Tiếng Anh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Đọc Hiểu &Amp; Đoán Nghĩa Trong Tiếng Anh được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phần 1: Kỹ năng đoán nội dung của từ

Để đi sâu vào các kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh, bạn cần nắm một số khái niệm căn bản như sau:

1. Word context – Ngữ cảnh

Là ngữ cảnh của một chữ nào đó, vị trí của chữ trong câu, cách kết hợp của nó với các chữ và các nhóm từ ở những câu gần đó.

2. Context analysis – Phân tích bối cảnh

Đoán nghĩa của một chữ hoàn toàn mới bằng cách phân tích tương quan giữa nó với các chữ, câu và cụm từ khác gần đó.

3. Context clues – Manh mối bối cảnh

Là những đầu mối, dấu hiệu giúp cho chúng ta hiểu, đoán nghĩa của một từ hoàn toàn mới mà không cần từ điển.

Thông thường trong một đoạn văn có những từ mới khó hiểu, luôn sẽ có những cách gợi ý đầu mối để chúng ta phân tích từ này. Có rất nhiều cách để phân tích đầu mối:

3.1 Explaination by details – Giải thích chi tiết

Giải thích bằng cách cho nhiều chi tiết. Bằng cách này, tác giả cho hàng loạt chi tiết vào, giải thích nhiều hơn về một sự việc nào đó để từ những chi tiết hoặc lời giải thích này, chúng ta nắm vững ngữ cảnh. Mà từ việc nắm vững ngữ cảnh, chúng ta đoán được nghĩa của từ mới.

Ví dụ:

Mary did satisfactory work. Mr John told her how pleased he was. At the end of the month, the boss gave her a pay raise. 

Cho rằng trong câu này chúng ta không hiểu nghĩa của từ “satisfactory” là gì, chúng ta phân tích như sau:

Phân tích từ loại: đây là một tính từ mô tả cho động từ “

work

”, cho nên từ này nói về bản chất công việc của Mary. ➜ Việc phân tích từ loại giúp cho chúng ta loại bỏ được những nghĩa không cần thiết.

Chúng ta đọc 2 câu tiếp theo, chúng ta có chữ “

pleased

” và “

pay raise

” là những từ mang nghĩa tốt lành.

Xác định tương quan giữa “

satisfactory

” và “

pleased, payraise

” ➜ các chữ này nằm trong tương quan nguyên nhân, kết quả.

Kết quả tốt lành ➜ nguyên nhân tốt lành.

Do đó chúng ta kết luận việc làm của Mary vừa làm hài lòng người khác, vừa có lợi cho bản thân.

➜ SATISFACTORY = thỏa đáng.

➜ Mary đã làm công việc thỏa đáng. Ông John nói với cô rằng ông đã hài lòng như thế nào. Vào cuối tháng, ông chủ đã tăng lương cho cô.

3.3 Example – Ví dụ:

Đôi khi một chữ có nhiều nghĩa. Bằng cách cho ví dụ, người viết có thể hướng chúng ta hiểu theo nghĩa mà họ mong muốn.

Ví dụ:

Bob has to use different alias in every States. For example in New York he called himself John, for Virginia he called himself Michael and in Florida he called himself Arthur.  (Bob phải sử dụng bí danh khác nhau ở mỗi tiểu bang. Ví dụ ở New York, anh tự gọi mình là John, đối với Virginia anh tự gọi mình là Michael và ở Florida, anh tự gọi mình là Arthur.)

3.3 Comparison – So sánh:

Chúng ta có thể đoán một từ thông qua phương pháp so sánh (thường đi kèm từ “as” hoặc “like”). Phương pháp so sánh này cung cấp cho bạn thông tin và chức năng ngữ pháp của từ đó thông qua từ dùng để so sánh.

Ví dụ:

She was as agile as a kitten. (Cô ấy nhanh nhẹn như một chú mèo con.)

3.4 Contrast – Tương phản

Chúng ta có thể đoán nghĩa của một từ bằng cách phân tích theo sự tương phản hoặc những từ đối lập nghĩa. Chúng ta thường có những từ gợi ý như: Not, Instead, Rather…than, Netherless,…

Ví dụ:

George was cautions,not careless with the gun. (George đã thận trọng, không bất cẩn với súng.)

5. Definition – Định nghĩa

Nằm ngay trong đoạn văn có chứa chữ mà chúng ta muốn tìm nghĩa, đôi khi người viết sẽ lồng vào đó một vài chi tiết có thể giúp chúng ta định nghĩa được từ chúng ta đang tìm.

Ví dụ:

Mary may want to drive a circular, or take a round driveway. (Mary có thể là muốn lái xe vòng tròn, hoặc lái xe đường vòng.)

Ngoài các cách trên, chúng ta vẫn có thể đoán nghĩa của từ dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân chúng ta.

Ví dụ:

He was in emergency when he cut himself. (Anh ta đã rơi vào tình trạng khẩn cấp khi anh ta tự cắt chính mình.)

Phần 2: Bí quyết nâng cao kỹ năng đọc hiểu

1. Chọn tài liệu đọc ở cấp độ tiếng anh của bản thân

Nếu bạn đọc tài liệu mà quá khó, bạn sẽ nản lòng và dễ bị choáng ngợp. Nếu bạn đọc tài liệu quá dễ, bạn sẽ không thể phát triển kỹ năng đọc hoặc phát triển vốn từ vựng và thậm chí bạn có thể thấy nó nhàm chán.

Văn bản tiếng Anh hoàn hảo để đọc nên chứa không quá 10% từ chưa biết. Bất cứ đoạn văn nào có hơn 10% từ chưa biết có lẽ sẽ khá khó để bạn đọc.

2. Đọc một tài liệu với từ điển chuyên dụng

Khi đọc bất kỳ văn bản tiếng Anh, mẹo quan trọng nhất là đọc với một từ điển hoặc ứng dụng từ điển gần đó. Đọc với một từ điển cho phép bạn tìm kiếm những từ chưa biết khi bạn đọc. Tuy nhiên, trước hết bạn hãy thử những bước ở trên để có thể đoán nghĩa của từ và kiểm tra lại với từ điển sau đó.

Đối với người mới bắt đầu, điều này có thể có nghĩa là sử dụng một từ điển dịch các từ sang ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Đối với những người học nâng cao hơn, bạn nên sử dụng một từ điển đơn ngữ, một từ chỉ có định nghĩa bằng tiếng Anh mà không có bản dịch. Từ điển đơn ngữ buộc bạn phải suy nghĩ bằng tiếng Anh hơn là dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

3. Tập trung vào những từ lặp đi lặp lại

Nếu một từ chỉ được sử dụng một lần, nó có thể không phải là một từ tiếng Anh rất phổ biến và do đó ít hữu ích hơn cho bạn để ghi nhớ.

4. Học các quy ước chính tả Tiếng Anh

Chính tả tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc học đọc tiếng Anh. Vấn đề là cách đánh vần tiếng Anh rất thường xuyên không phản ánh âm thanh thực sự của một từ, do đó, việc đọc theo bản năng sẽ khiến bạn có thể bị mắc kẹt với những từ mới mà bạn không biết cách phát âm hoặc nghiêm trọng hơn là bạn sẽ không thể đọc đúng từ đó.

Bằng cách học các quy ước chính tả phổ biến, việc đọc văn bản sẽ duy trì dòng chảy tiếng Anh và bạn sẽ cải thiện khả năng đọc tổng thể của mình. Bạn cũng sẽ có một thời gian dễ dàng hơn bằng cách sử dụng những từ mà bạn đã học khi đọc trong cuộc sống thực.

5. Chia nhỏ văn bản để học

Khi mới bắt đầu, việc cố gắng đọc hiểu một đoạn văn dài trong khi từ vựng của bạn còn hạn chế sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Hãy chia nhỏ đoạn văn để học, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy cố gắng luyện tập khi vốn từ bạn đã đủ lượng thì một đoạn văn dài sẽ không còn là vấn đề của bạn.

6. Tìm kiếm ý chính

Ý chính là ý nghĩa tổng thể. Nếu bạn không hiểu ý chính của văn bản, thì bạn thực sự không hiểu gì cả. Vì vậy, hãy thực hành cách tìm kiếm và chọn lọc các đầu mối để có được ý chính của một văn bản một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ví dụ:

Sử dụng bút highlight để xác định thông tin hoặc ý tưởng quan trọng trong văn bản.

Hãy chú ý đến các thì của động từ để bạn hiểu dòng thời gian của câu chuyện. (Là những sự kiện trong quá khứ, hiện tại hay tương lai đang được mô tả?)

Đừng ngại kiểm tra bất kỳ hình ảnh đi kèm với văn bản. Những hình ảnh này thường cung cấp thông tin quan trọng và chúng có thể bổ sung cho sự hiểu biết của bạn nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra các ý chính.

7. Viết tóm tắt cho những gì bạn đọc

Viết một bản tóm tắt là một cách tuyệt vời để củng cố lại những gì bạn đã đọc được, cũng như luyện tập cách sử dụng từ vựng mới đúng ngữ cảnh. Bạn hãy tập thói quen viết tóm tắt vào sổ ghi chép của mình và sau đó gạch chân từ vựng mới mà bạn đã học được từ việc đọc văn bản.

8. Hãy duy trì thường xuyên

Cuối cùng quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh của bạn là hãy duy trì việc đọc tiếng anh thường xuyên. Hãy nhớ rằng, một chút đọc mỗi ngày sẽ tốt hơn đọc nhiều mỗi tháng một lần.

Để làm điều này, bạn nên đặt mục tiêu tạo thói quen đọc sách. Bạn hãy chọn một khoảng thời gian mỗi ngày và sau đó đọc một cái gì đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhưng ngay cả với tính nhất quán, bạn có thể thấy kỹ năng đọc của mình tiến triển chậm hơn so với bạn mong đợi. Nếu bạn trở nên thất vọng hoặc buồn chán, bạn nên thay đổi tài liệu đọc của mình. Đọc những thứ mà bạn quan tâm sẽ cải thiện kỹ năng đọc của bạn rất nhiều, và cách tốt nhất để trở nên tốt hơn khi đọc tiếng Anh là đọc những gì bạn thích.

Cách Dạy Đọc Hiểu Hiệu Quả

HOW TO TEACH READING COMPREHENSION – Cách dạy đọc hiểu hiệu quả

Trong “bộ tứ” Nghe-Nói-Đọc-Viết, thì Đọc (Reading) là kỹ năng thường được các thầy cô chúng ta tập trung vào giảng dạy khá nhiều trên lớp, vì hầu hết các sách giáo trình đều có phần Reading, và đây cùng là kỹ năng được kiểm tra rất phổ biến trong các bài thi TOEIC, IELTS, Cambridge Starters, Movers, Flyers,…

Trong series bài viết tuần này, Simple English sẽ tập trung vào cách dạy Reading hiệu quả trên lớp, các activity cho phần Reading thêm hấp dẫn, và quan trọng nhất: cách tạo ra tình yêu với việc đọc sách tại nhà cho học trò.

LỢI ÍCH CỦA READING:

Trái với suy nghĩ của đa số người học rằng phải giỏi tiếng Anh mới đọc sách tiếng Anh, việc đọc sách tự nguyện (pleasure reading) là một phương pháp rất tuyệt vời để học ngôn ngữ, với rất nhiều lợi ích đã được chứng minh qua hàng trăm nghiên cứu khoa học trong gần 1 thế kỷ nay. Việc đọc giúp chúng ta: – Hấp thụ từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp trong văn cảnh một cách tự nhiên nhất, ăn sâu vào tiềm thức. Theo các nghiên cứu của Krashen, Mason,… được đăng trên tạp chí The International Journal of Foreign Language Teaching, việc đọc tự nguyện giúp tăng vốn từ vựng lên đến 30% chỉ trong 2-3 tháng – Nạp một lượng “khủng” (massive input) kiến thức với độ lặp (repetition) rất cao. Mỗi ngày chỉ cần đọc 1 bài báo/đoạn văn tầm nửa trang A4 là chúng ta đã có thể input trên dưới 500 từ! – Tăng khả năng viết, vì đọc nhiều là điều kiện để viết tốt – Hấp thụ kiến thức về con người, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh, từ đó hiểu thêm về ngôn ngữ

CÁCH DẠY READING:

Outcome của một bài dạy Reading cần đạt: – Giúp học viên HIỂU và rút ra ý nghĩa từ những gì mình đọc – Tạo sự hứng thú, nuôi dưỡng tình yêu với việc đọc

Để có bài dạy hiệu quả, các bạn GV cần chuẩn bị: – Bài đọc phù hợp với level học viên, khuyến khích sử dụng truyện có chia level rõ ràng, hoặc các sách tiếng Anh do người bản ngữ viết (Authentic Material). Chúng ta lưu ý sử dụng tài liệu do người bản ngữ biên soạn để tránh các lỗi về ngữ pháp, dùng từ,… khi được viết bởi người Việt. – Các câu hỏi gợi ý (Prompt Questions) đơn giản để hỏi đầu bài (VD: How many people are there in the story? What happened in the end?…). – Các điểm văn phạm đơn giản/ cụm từ mới, hay trong bài để giải thích và cho lớp luyện tập.

Trình tự dạy: – Lead in (dẫn nhập vào bài học): đây là bước rất quan trọng, giống như trailer để tạo sự hứng thú với câu chuyện. – Vocabulary instruction (dạy từ vựng mới): để giúp học trò làm quen, không bị bỡ ngỡ với các từ mới trong bài, khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp TPR để tạo năng lượng cao cho lớp trước khi bước vào phần đọc. – Skimming (đọc lướt): sau khi đã làm quen với từ vựng, GV cho cả lớp 3-5 câu hỏi gợi ý về nội dung chính của câu chuyện, cho lớp đọc và trả lời các câu hỏi trên để nắm tổng quát bài đọc. – In-depth reading (đọc sâu): sau khi đọc lướt, GV cho học trò đọc chi tiết nội dung bài đọc. Thông thường, GV sẽ cho đọc và trả lời các câu hỏi mà sách đưa sẵn. Cách này chưa được sâu lắm, Simple English khuyến khích chúng ta đi một bước xa hơn, hay hơn, đó là dành thời gian tĩnh lặng (Silent Time) và cho cả lớp ngồi đọc trong tập trung. Thay vì chỉ đơn thuần đọc và làm bài cho xong, hãy cho học trò cơ hội được đọc và hiểu thật kỹ lưỡng theo đúng tốc độ của mình. Sau khi đọc xong, mỗi bạn sẽ đúc kết lại trong 3-5 câu những gì mình thấy hay từ câu chuyện. Lưu ý: khi cả lớp tập trung đọc, GV cần đi đến bên các bạn, hỏi han nhỏ nhẹ xem các bạn có hiểu không, có cần mình giúp gì không, ai không tập trung thì GV ngồi bên cạnh để các bạn có động lực tập trung. Chỉ cần thực hiện đều, học trò chúng ta sẽ dần hình thành thói quen đọc nghiêm túc, rất có lợi về sau này.

– Homework (bài tập về nhà): cuối bài, chúng ta có thể giao cho học trò về nhà đọc lại câu chuyện một lần nữa, rồi kể lại (retell) câu chuyện theo ý mình hoặc làm bài tập (worksheet) để đảm bảo học trò hiểu thật kỹ bài đọc.

Phương Pháp Dạy Đọc Hiểu

Đổi mới phương pháp dạy đọc – hiểu môn tiếng AnhKỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh : nghe, nói, đọc, viết. Trong chương trình tiếng Anh, một bài đọc thường có rất nhiều từ và cấu trúc mới mà học sinh-sinh viên chưa được tiếp cận hoặc đã quên. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HSSV là một nhiệm vụ thiết yếu để cho các em có khả năng không chỉ đọc, hiểu những bài trong chương trình mà còn có thể tự đọc ở nhà để mở mang vốn kiến thức. Thành thạo kỹ năng đọc hiểu còn giúp cho việc phát triển tư duy, sáng tạo, tính độc lập tự chủ của các em, phục vụ cho quá trình học tiếng Anh nói chung, với mục đích biến tiếng Anh thành ngôn ngữ của chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một chiếc chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quí báu vô tận của nhân loại. Để có thể giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách dễ dàng, khoa học và tích cực hơn. tôi xin trình bày một số ý kiến về đổi mới phương pháp trong quá trình dạy đọc hiểu. Theo phương pháp mới, dạy một bài đọc hiểu thường được chia ra làm 3 phần: Pre Reading, While Reading và Post Reading. I. Pre Reading1. Giới thiệu từ vựng (Vocabulary) Trước đây khi dạy từ mới, chúng ta thường sử dụng phương pháp sau: Giáo viên đọc mẫu từ mới, đưa ra tranh ảnh, vật thực để nêu nghĩa của từ, sau đó yêu cầu HSSV đọc đồng thanh và đọc cá nhân rồi viết từ lên bảng. Hiện nay, phương pháp dạy từ mới đã được thay đổi trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp cũ đồng thời áp dụng nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, học mà chơi, chơi mà học, tạo không khí sôi nổi tranh đua lành mạnh giữa các em, giúp các em tự phát hiện ra kiến thức mới. Có như vậy từ mới khắc sâu được trong trí nhớ của HSSV và có thể vận dụng được trong thực tiễn chứ không sáo rỗng, hình thức. Ví dụ: Giới thiệu chủ điểm từ mới “Going to the circus” Bước 1: Đưa ra một bức tranh về hình ảnh rạp xiếc có các con thú và người thuần dưỡng thú… để giới thiệu từ. Ngoài ra có thể dùng phương pháp dịch, nêu tình huống, vật thực, từ đồng nghĩa trái nghĩa hoặc dùng hành động để minh hoạ. Hỏi xem HSSV có biết từ đó bằng tiếng Anh nói như thế nào. Bước 2: Cho HSSV đọc đồng thanh và đọc cá nhân rồi viết từ lên bảng Bước 3: Yêu cầu HSSV nêu nghĩa tiếng Việt của từ và đánh dấu trọng âm – a circus: rạp xiếc (trực quan) – nice- looking = beautiful (đồng nghĩa) – to attract: thu hút (dịch) Trong một bài đọc thường có rất nhiều từ mới nhưng không cần thiết phải dạy hết các từ mà chỉ chọn từ 8 đến 10 từ trọng tâm, còn các từ khác có thể để cho HSSV tự đoán nghĩa. Một số em khá giỏi có thể tự đoán nghĩa của từ thông qua văn cảnh nhưng hầu hết các HSSV khác cần được hướng dẫn. Việc đầu tiên là giáo viên cần phải phân loại xem từ nào cần phải dạy, từ nào có thể đoán được qua ngữ cảnh và từ nào không cần thiết thì có thể bỏ qua. Sau khi đã giới thiệu từ mới, có rất nhiều phương pháp để khắc sâu việc nhớ từ cho học viên: Matching, Rub out and remember, Slap the board,…2. Một số phương pháp mới để thu hút sự chú ý của HSSV trước khi đọc bài (Pre-Reading Technique): – True or False Statement Prediction – Ordering Statement – Ordering Vocabulary Ngoài ra còn có rất nhiều cách khác cũng rất hiệu quả như: Ordering picture, Open Prediction, Listen and Draw… II. While ReadingMục đích của phần này là đọc để hiểu nội dung của bài, kiểm tra phần dự đoán ở Pre-Reading và thực hiện một số hoạt động để khắc sâu nội dung của bài. Đọc có nhiều cách: đọc to, đọc thầm và đọc đồng thanh. Nhưng với trình độ của học sinh – sinh viên trường Viettronics chúng ta không nên cho các em đọc to, các em có thể đọc thầm để tìm hiểu nội dung của bài. Hàng ngày, mọi thứ mà chúng ta đọc hầu như đều bằng cách đọc thầm. Khi đọc thầm, mắt chúng ta có thể nhìn lướt từ trên xuống dưới để nắm bắt thông tin, điều mà khó có thể làm được nếu cứ đọc to từng từ một. Tôi có thể nêu ra đây rất nhiều lý do khiến chúng ta không nên

Kĩ Năng Dạy Đọc Hiểu Tiếng Anh

GD&TĐ – Theo giảng viên Phạm Thị Hằng Nga (Trường ĐH Đại Nam), khi tiến hành một bài dạy kĩ năng cần tiến hành theo 3 bước: Trước khi vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài.

Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp sinh viên hiểu bài và thực hành được các kĩ năng lời nói một cách thấu đáo và các suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn.

Các hoạt động trước khi vào bài

Giảng viên Phạm Thị Hằng Nga cho rằng, các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài mà sinh viên sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng. Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tùy theo từng kĩ năng cụ thể và tùy theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài.

Các hoạt động đó có thể là: Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi sinh viên nghe, nói, đọc, viết về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions…

Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài.

Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước.

Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kĩ năng để từ đó có thể thực hiện các kĩ năng khác (như nghe trước khi nói về một chủ điểm nào đó; nói trước khi viết hoặc đọc trước khi viết…)

Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau:

Các hoạt động trong khi thực hiện bài

Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kĩ năng đặt ra. Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay nghe hiểu sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hóa, bài tập viết theo mẫu…

Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp sinh viên hiểu bài đọc. Tùy theo mục đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau.

Những dạng bài tập phổ biến gồm: Check/tick theo correct answers; true/false; complete the sentences; fill in the chart; make a list of…; matching; answer the questions on the text; what does… mean? What does… stand for/refer to? Find the word/sentence that means…

Các hoạt động sau khi thực hiện bài

Các hoạt động sau khi thực hiện bài thường gồm những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa học, thông qua các kĩ năng nói hoặc viết.

Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hóa nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.

9 Đề Thi Đọc Hiểu Lớp 1 Kì 2

Đề1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 1 Năm học: 2012-2013 I. Kiểm tra đọc:( Học sinh dùng SGK Tiếng Việt 1 tập 2,trang 70) 1. Đọc thầm bài : Mưu chú Sẻ 2. Tìm tiếng trong bài đọc: a) Chứa vần oang :…………………………… b) Chứa vần uôn :……………………………… 3. Đánh dấu chéo (vào ô trống ) trước ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: Đọc xong bài em thấy chú Sẻ như thế nào?

Ngốc nghếch nhanh trí hiền lành 4. Tìm từ ngữ trong bài đọc Mưu chú Sẻ để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Buổi sớm, một………………………….chộp được một chú Sẻ.

II. Kiểm tra viết:( Giáo viên chép sẵn bài lên bảng cho học sinh viết ) 1.Bài viết:

2. Điền d hay gi vào chỗ trống : – Bé nhảy …ây . – Thầy…áo dạy học. 3. Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in đậm cho phù hợp – Bản làng yên tinh quá. – Nam là một học sinh gioi .

Đề 2

NGƯỜI TRỒNG NAMột cụ già lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ. Người hàng xóm thấy vậy, cười bảo: – Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na ? Cụ trồng chuối có phải hơn không ? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả. Cụ già đáp: – Có sao đâu ! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng.

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:Câu 1: Cụ già trồng cây gì?Trồng cây ổi. b. Trồng cây táo. C. Trồng cây na.Câu 2: Người hàng xóm khuyên cụ điều gì ? a. Cụ trồng chuối mau ra quả. b. Cụ trồng táo nhiều quả hơn. c. Cụ trồng ổi ăn cho ngon.Câu 3: Bà cụ trả lời thế nào ?Tôi không thích trồng chuối.Có sao đâu ! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn.Tôi thích ăn na hơn nên tôi trồng na.Câu 4: Viết 4 từ có tiếng chứa vần “oai “.

Câu 5: Viết một câu có tiếng chứa vần “oach “.

B – KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Nghe – viết (8 điểm)HS viết đầu bài và hai khổ thơ đầu bài ” Đi học” – Tiếng việt 1 tập 2

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Đọc Hiểu &Amp; Đoán Nghĩa Trong Tiếng Anh trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!