Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Con Học Tiếng Anh Nên Dùng Tốc Độ Nói Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhắc tới tiếng Anh, bạn có thể tự hào vì mình viết được những câu rất hay, hoặc đã ghi nhớ được 100 từ vựng phong phú nhưng lúc mở miệng lại chẳng thể nói được câu nào hoàn chỉnh! Và bạn cũng biết rằng, cách tuyệt vời nhất để cải thiện khả năng nói tiếng Anh là luyện nói tiếng Anh. Vậy bạn sẽ luyện nói tiếng Anh với con dùng tốc độ nói như thế nào?
Nên dùng tốc độ tự nhiên khi cho trẻ học ngoại ngữVới những người mới học tiếng Anh, hầu hết không thể nghe hiểu được ý nghĩa một câu nếu không để băng ở tốc độ chậm. Ví dụ khi nghe câu “It-is- a-pen” phải vừa phân tích từng chữ vừa suy luận mới hiểu. Những người học tiếng Anh dưới chế độ giáo dục như thế, khi nói chuyện với người nước ngoài thì nghe không hiểu, mà nói thì cũng không nên. Khi nói phải vừa nghĩ từng từ vừa nói nên không thể nói nhanh, do đó, tốc độ nói chậm chạp, khiến người nghe rất sốt ruột vì mãi không nói xong một câu. Có lẽ “chứng sợ tiếng Anh” nguồn cơn cũng xuất phát từ kiểu “chủ nghĩa phân tích” này mà ra.
Ngược lại, một đứa trẻ kết thân với một đứa trẻ hàng xóm nước ngoài mới chuyển đến gần nhà, lại nhanh chóng nói được tiếng nước ngoài như tiếng mẹ đẻ cũng chính vì nó không có “năng lực phân tích” này.
Bởi vì, trẻ con không xem xét ý nghĩa của từng từ đơn một, mà nhớ cả cụm từ, do đó, trong khi người lớn còn phải suy nghĩ từng chữ thì trẻ con đã nói xong cả câu “It is a pen” rồi. Công ty chúng tôi có phát minh ra một loại máy gọi là Talking card. Sẽ có những tấm thẻ có in hình vẽ và phiên âm cách đọc trên đấy, trẻ em chỉ cần đút thẻ vào cái máy Talking card thì âm thanh đã được ghi âm vào thẻ sẽ phát ra.
Mới đầu, khi họp bàn về việc ghi âm giọng đọc vào thẻ, tốc độ đọc là vấn đề đau đầu nhất với chúng tôi. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách dạy con học tiếng Anh còn chưa hiểu cả tiếng Nhật, do đó, nên để tốc độ đọc càng chậm càng tốt. Một số khác thì đánh giá cao năng lực nhận thức nguyên mảng của trẻ, cho nên khuyên hãy để tốc độ tự nhiên trẻ dễ hiểu hơn. Dựa trên hai phía ý kiến trên, chúng tôi đã thử tiến hành nhiều thử nghiệm, và kết luận cuối cùng là, trẻ càng ít tuổi thì càng nên dạy ngoại ngữ với tốc độ tự nhiên nhất.
Tôi tin chắc rằng kết luận này sẽ là nguồn động lực giúp năng lực tiếng Anh của trẻ được phát triển. Một người mẹ nọ đã cho biết, tốc độ càng nhanh thì con bà nhớ càng nhanh. Ví dụ, đồng dao Mother Goose mà người lớn chúng ta nhìn vào sẽ cho là nhịp điệu quá nhanh thì một đứa trẻ 3 tuổi có thể nhớ hết trong 2 tuần. Từ ví dụ này ta thấy, trẻ con tiếp nhận các kích thích tự nhiên một cách vô cùng tự nhiên. Nói cách khác, nếu cha mẹ cố tình sửa thành các “kích thích nhân tạo”, bắt trẻ phải hiểu ý nghĩa, sẽ làm đầu óc trẻ bị rối loạn. Việc này cũng cho thấy, khi một đứa trẻ học ngoại ngữ, càng tốc độ tự nhiên thì trẻ càng dễ nhớ.
Một công dụng nữa khi dạy ngoại ngữ cho trẻ với tốc độ tự nhiên là trẻ sẽ khuôn mẫu hóa trong não bộ tốc độ đó, sau này không phải vất vả để luyện tập cho mình tốc độ đó vẫn có thể tiếp nhận được.Sửa lại khi các đường rãnh trong não đã thành hình sẽ khó khăn hơn nhiều so với ghi vào lúc nó còn trạng thái là tờ giấy trắng. Đó là lý do nhiều người lúc thơ ấu quen với tiếng địa phương, khi lớn lên muốn nói tiếng phổ thông phải khổ luyện rất vất vả. Có những người cả đời không thể nào bỏ tiếng địa phương được. Có nhiều người cho rằng với những người sống ở địa phương đó, tiếng địa phương cũng chính là tiếng phổ thông, do đó, không cần phải cố thay đổi làm gì. Tuy nhiên, ý tôi là, khi lớn lên nếu có lúc cần dùng đến tiếng phổ thông, thì trang bị từ nhỏ, lúc ấy sẽ không phải vất vả tốn sức để nhớ mà vẫn dùng được.
Những thứ mà người lớn vẫn dùng, trẻ con khó tiếp nhận?Một hiểu lầm lớn trong giáo dục sớm chính là cách nghĩ: những thứ mà người lớn vẫn dùng, trẻ con khó tiếp nhận. Vì thế, khi nói chuyện với con nhiều người cố tình biến thành giọng ngọng ngịu, hoặc nói chậm vì muốn trẻ hiểu ý nghĩa. Tương tự như vậy, trong đồng dao, thần thoại, đồ chơi dành cho trẻ con cũng có không ít thứ gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ. Nếu quan niệm “vì vẫn còn là trẻ con” nên cố tình gia công câu chuyện hay bài hát theo một cách nhân tạo, ngược lại sẽ làm cho đầu óc trẻ bị rối loạn.
Ta thấy, những bài đồng dao, những chuyện thần thoại hay thực ra đều là những thứ hết sức tự nhiên, do đó, dù trẻ con hay người lớn đi nữa đều mãi mãi yêu thích. Chừng nào vẫn còn dạy ngoại ngữ theo kiểu “It-is-a-pen” như thế này, chừng đó chúng ta còn chưa thoát ra được nỗi sợ hãi tiếng Anh. Chúng ta cần phải nói, viết, đọc, nghe tiếng Anh như khi ta học tiếng mẹ đẻ thì mới được. Để làm được điều đó, con đường nhanh nhất là khi trẻ còn nhỏ hãy dạy trẻ “tiếng Anh tự nhiên”.
Tôi Dạy Con Trai Nói Tiếng Anh Từ 3 Tuổi Như Thế Nào
Mẫu giáo là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu học tiếng Anh một cách tự nhiên và dễ dàng nhất. Nhưng phải cho con bắt đầu như thế nào, cha mẹ cần hiểu gì để giúp con khám phá, tích lũy và phát triển ngôn ngữ?
Vợ chồng tôi đã bắt đầu cho con làm quen với tiếng Anh từ lúc 3 tuổi. Sở dĩ tôi cho con tiếp xúc tiếng Anh sớm vì độ tuổi này cháu đã nói được, bắt đầu biết nhận dạng các con vật.
Để khích lệ sự hứng thú với ngôn ngữ, tôi mua cho con bộ đồ chơi tranh 3D về các con vật và loại xe, trong đó có lồng ghép song ngữ Anh – Việt (những con vật được in trên tấm card, bạn dùng máy điện thoại hoặc máy tính bảng soi vào thì hình hảnh 3D hiện ra, nó tự động phát âm tiếng Anh chuẩn, cộng với tiếng kêu thực tế của loài vật đó).
Mỗi tối chơi với cháu, tôi thường lấy vài con vật trong bộ siêu tập này ra chỉ con cách nhận biết và làm quen với tiếng Anh. Điều này giúp cháu thích thú, tiếp thu một cách tự nhiên, không bị gò ép. Những ngày cuối tuần, tôi đưa con ra công viên hoặc sở thú chơi, tiếp xúc trực tiếp với các con vật, đồng thời kiểm tra luôn khả năng trí nhớ của cháu.
Tôi chỉ tay vào một con vật, gợi ý: “Con gì gáy ò ó o?”. Cháu nhanh nhảu nói: “Con gà”. “Vậy con gà đọc tiếng Anh sao?”, tôi hỏi. Cháu liền đáp: “Cock”. Cứ vậy, chỉ nửa năm cháu đã biết nhận dạng và phát âm chuẩn gần hết các con vật, loại xe.
Sau đó, tôi bắt đầu cho con làm quen tiếng Anh qua tranh ảnh, video, bài hát và tập cách chào hỏi bằng các câu tiếng Anh giao tiếp hằng ngày. Trong quá trình dạy, tôi luôn tạo cho con thói quen suy nghĩ và xử lý thông tin bằng tiếng Anh.
Vì một người sử dụng ngôn ngữ thứ 2,3,4… một cách thành thạo hiếm khi dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ 2 trong lúc nói hoặc ngược lại khi nghe. Họ chỉ đơn giản suy nghĩ và xử lý thông tin nghe được một cách trực tiếp trên não bộ.
Vì vậy khi dạy tiếng Anh cho trẻ, tôi đã tạo thói quen này cho bé ngay từ khi bắt đầu. Ví dụ: Thay vì dạy màu đỏ là red, màu xanh là blue, màu vàng là yellow… thì tôi dạy bằng cách đặt câu hỏi: What color is it? và dạy bé trả lời: (It’s) Red/Blue/Yellow hay What’s this? (It’s an) apple. Where’s the apple? (dạy cho bé chỉ vào quả táo)…
Con tôi nay đã 7 tuổi, đang học lớp 2 ở một trường tiểu học quận 7, TP HCM và tiếng Anh luôn là môn học yêu thích nhất. Cháu cũng đã giao tiếp được với các bé nước ngoài cùng lứa tuổi. Tôi rất vui vì đã xây dựng được nền tảng cho bé ngày từ nhỏ. Đó là cách tôi dạy con học tiếng Anh, còn các bạn thì sao?
Thảo
Chia sẻ bài viết của bạn về việc học tiếng Anh tại đâ y.
Học Nói Tiếng Anh Như Thế Nào???
Hãy nói một chút tiếng Anh mỗi ngày. Cách tốt nhất để học bất kỳ ngôn ngữ mới nào là nói chuyện với nó. Không quan trọng nếu bạn chỉ biết năm từ tiếng Anh hoặc nếu bạn đang thông thạo – nói tiếng Anh với người khác là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất của việc cải thiện.
Đừng chờ đợi cho đến khi bạn “cảm thấy đủ giỏi” để nói tiếng Anh – có thể bạn sẽ không đạt đến mức độ đó trong một thời gian dài, do đó hãy cứ thoải mái và bắt đầu nói tiếng Anh ngay. Bạn sẽ ngạc nhiên trước cách nhanh chóng học được các kỹ năng nói và cải thiện được khả năng nói của mình.
Tìm một người bản,sẵn sàng dành thời gian nói tiếng Anh với bạn – bạn có thể trao đổi cách học ngoại ngữ với họ, khi họ dành 30 phút nói tiếng Anh với bạn và bạn cũng vậy.
Nếu bạn sống trong một đất nước nói tiếng Anh, bạn có thể thực hành bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại đơn giản với những người bạn gặp, cho dù nó nói “hello” với một người bán hàng hoặc nhờ một người lạ chỉ đường.
Tập trung vào cách phát âm của bạn. Thậm chí nếu bạn có vốn từ vựng phong phú, khả năng ngữ pháp cao siêu thì người bản địa cũng sẽ không hiểu được bạn nếu bạn phát âm sai.
Thật vậy, phát âm rõ ràng là hết sức cần thiết nếu bạn thực sự muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Chú ý lắng nghe cách nói tiếng Anh của người bản ngữ và cách phát âm từ cụm từ để có thể bắt chước giống như họ.
Đặc biệt chú ý đến bất kỳ âm thanh nào hoặc cách phát âm nào, mà bạn không quen hoặc không tồn tại trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Ví dụ một số người gặp khó khăn trong việc phát âm “r” , vì nó không tồn tại trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, trong khi người khác gặp khó khăn với các cụm phụ âm nhất định, chẳng hạn như âm “th”.
Hãy biết rằng cách phát âm của từ tiếng Anh nhất định sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nơi mà nó được sử dụng. Ví dụ, tiếng Anh ở Mỹ thì khác so với tiếng Anh được nói ở Anh. Nếu bạn có ý định đi du lịch đến hoặc sống trong một đất nước nói tiếng Anh, đây là điều mà bạn cần hết sức chú ý.
Mở rộng vốn từ vựng của bạn và sử dụng nhiều câu thành ngữ. Học càng nhiều từ vựng và cụm từ cũng như nhiều thành ngữ thì làm cho việc nói tiếng Anh của bạn dễ dàng hơn.
Một lần nữa, dành nhiều thời gian nói chuyện với những người bản ngữ sẽ giúp bạn dễ nhận ra cách dùng từ và thành ngữ phổ biến và sau đó là sử dụng nó một cách tự nhiên nhất. Mặc dù đọc sách, xem TV và nghe tin tức bằng tiếng Anh cũng mang lại nhiều lợi ích.
Khi bạn học được một từ mới hoặc một cụm từ mới hoặc một thành ngữ mới thì hãy sử dụng nó ngay lập tức cũng như thường xuyên. Đây là cách mà bạn có thể nhớ nhanh và lâu cụm từ này.
Một cách dễ thuộc từ mới là hãy làm những mảnh note và dán đầy phòng mình ở hoặc dán ở những nơi bạn thường sử dụng. Thông qua cách nhìn hằng ngày thì tiếng Anh sẽ tự thấm vào cơ thể bạn.
Bạn cũng cần có một quyển tập để ghi chú lại các thành ngữ mà người bản ngữ hay dùng. Một số ví dụ bao gồm “Its raining cats and dogs” (mưa nhiều), được vào “cloud nine” ( nghĩa là rất hạnh phúc) hay khi nói “piece of cake” (việc gì đó dễ dàng, nhỏ nhặt). Việc sử dụng cụm từ này sẽ làm cho việc nói của bạn tăng lên vài bậc.
Đăng ký một lớp học hoặc nhóm tiếng Anh. Đây là một cách tốt để đảm bảo việc luyện nói thêm tiếng Anh với nhiều người qua đó nâng cao khả năng của bản thân.
Tham dự một lớp học tiếng Anh là một cách tuyệt vời để tập trung vào một số khía cạnh trọng yến cho việc nói tiếng Anh. Ở lớp sẽ dạy cho bạn cách đúng ngữ pháp của việc nói – trong đó bao gồm cấu trúc câu phù hợp và chia động từ.
Tham dự vào các nhóm thì bạn có thể thoải mái để nói tiếng Anh cũng như xây dựng cho mình thêm các mối quan hệ. Nói tiếng Anh trong môi trường này có thể giúp bạn trở nên thoải mái hơn so với việc nói trước mặt người lạ.
Cả hai cách này điều có ưu và nhược điểm riêng nên việc dùng cách nào phù hợp với bản thân mình mới là điều quan trọng nhất hoặc có thể áp dụng cả hai vào việc học của từng người.
Mang một cuốn từ điển tiếng Anh mọi lúc (cho dù đó là một cuốn sách thật hay một ứng dụng điện thoại) thì rất hữu ích.
Có từ điển bên mình, có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị mắc kẹt trong một từ. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều bối rối nếu bạn đang có một cuộc trò chuyện với một người nói tiếng Anh và quên một từ trong giữa câu – việc cần làm là tra ngay từ đó trong từ điển mà thôi!
Ngoài việc tiết kiệm thời gian và tránh gây cho bạn lúng túng thì bạn sẽ ghi nhớ sâu từ này cho những lần sử dụng sau.
Khi mới bắt đầu, bạn nên dùng từ điển Anh – Việt. Tuy nhiên, một khi các kỹ năng ngôn ngữ của mình cải thiện, bạn nên chuyển sang sử dụng một từ điển Anh-Anh, trong đó cung cấp những giải thích bằng tiếng Anh và đây cũng là cách để các bạn có thể tư duy bằng tiếng Anh. Điều này sẽ góp phần nâng cao trình độ của bạn hơn nữa.
https://tienganhtaiphi.com/2023/07/29/5-quy-tac-de-noi-luu-loat-tieng-anh/ https://tienganhtaiphi.com/2023/07/12/5-sai-lam-lon-nhat-khi-hoc-tieng-anh/ https://tienganhtaiphi.com/2023/07/04/3-cach-giup-ban-vuot-qua-noi-so-hai-khi-noi-tieng-anh/ https://tienganhtaiphi.com/2023/07/26/nhung-giai-doan-phai-trai-qua-khi-hoc-mot-ngoai-ngu/ https://tienganhtaiphi.com/2023/07/08/qua-phi-hoc-tieng-anh/
Cách Dạy Con Học Bảng Chữ Cái Nhanh Thuộc Như Thế Nào
Xem Thêm: Không học trước, năm lớp 1 của con tôi thành cơn ác mộng
1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động
Trẻ sẽ bị thu hút và vô cùng thích thú với những màu sắc và tranh ảnh.
Nên xem: Mẹo nhỏ để trẻ nhanh thuộc bảng chữ cái:
2. Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu” dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc
cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi ngay từ khi còn nhỏ,khi bé tự trả lời bé sẽ nhớ lâu hơn là nghe cha mẹ nói hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ khi đi siêu thị mua bột giặt,mẹ sẽ hỏi bé trên gói bột giặt này con thấy chữ gì hay con chỉ cho mẹ xem đâu là chữ M…đâu là chữ O v..v
cho bé xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.
Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.
Nên xem: khi trẻ tranh giành đồ chơi,cha mẹ nên làm gì?
3. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn khi dạy bảng chữ cái cho trẻ
Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Khi con phát âm sai, đừng la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con,trẻ sợ sai sẽ không dám đọc nữa,dù phát âm chưa chuẩn thì hãy cho con đọc để sửa lại
Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.để dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc
4. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước
Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản , sách báo, hay truyện đọc.
Do vậy, hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước,khi bé đã nhận biết được rồi thì việc đọc văn bản hoặc trên sách với bé sẽ dễ dàng hơn. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
Nên xem: Muốn con tự giác học bài buổi tối, mẹ hãy thực hiện đúng 3 phương châm này
5. Hình thành thói quen học tập cho trẻ
Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì,tự giác,tập trung học…
Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công,cha mẹ hãy học cùng trẻ để bé thấy được thái độ của cha mẹ và học theo
Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.
6. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc
Nếu cùng tập đọc và viết một lúc thì trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn Khi cho con đọc sách, hãy luôn khuyến khích con thực hiên vừa đánh vần và viết chữ cái đó ra.ví dụ khi bé nói chữ A mẹ sẽ hỏi bé chữa A viết như nào nhỉ con viết cho mẹ xem với….khuyến khích khi bé viết xong
vừa đọc vừa viết giúp trẻ nhớ chữ cái lâu hơn
Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết giống như “học đi đôi với hành”.
Nên xem: Từng bước’cai nghiện’smartphone cho con,Cha mẹ có muốn?
7. Đọc sách cho con nghe hàng ngày
Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho con, hãy cố gắng tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp con hiểu hơn những gì con được nghe.
Mặt khác, các bậc phụ huynh hãy luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn đến đâu thì cũng hãy cho con thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.
Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.
8. Vừa học, vừa chơi, vừa cười
Bố mẹ dạy bé chữ qua các trò chơi, có dụng ý. Nhưng đối với bé là dạy một cách vô thức. Học mà chơi, chơi mà học. Không nên định ra chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, hoạt bát trong việc học.
Mỗi lần, bố mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây. Nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy, bé mới giữ được hứng thú học lâu dài,khi bé giữ được sự hứng khởi lần sau bé sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ,(mẹ ơi chỉ cho con chữ này là chữ gì,mẹ ơi sách của con đâu,bố ơi chữ này có phải chữ B không..vv..vv ) không cần người lớn ép học khi bị ép bé sẽ miễn cưỡng mà chẳng nhớ được gì cả.
Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Bố mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé, dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. Nên để bé được tự do học hỏi, tìm hiểu, thậm chí là nghịch, sách vở của bố mẹ.(nhưng không phải là tài liệu quan trọng)
Nên xem: Mẹo nhỏ để trẻ nhanh thuộc bảng chữ cái
Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.
Tham gia khóa học kích thích não bộ cho bé giúp con nhớ lâu Tại Đây
Bạn sẽ học được gìPhụ huynh giúp bé cộng trừ một cách chính xác và thuần thục.
Trẻ em đạt được sự tập trung trí óc, rèn luyện bộ óc tập trung và tư duy làm việc ngay từ nhỏ.
Là tiền đề cho các bé sau này bứt phá trong học tập.
Trẻ em rèn luyện trí nhớ thông qua luyện tập tính các phép toán có nhớ.
Trẻ em phát triển bán cầu não phải một cách tự nhiên.
Nâng cao khả năng tính toán, tính toán một cách có hệ thống và khoa học.
Trở lại TRANG CHỦ
Dạy Con Học Tiếng Anh Lớp 3 Như Thế Nào?
Trẻ em ở lứa tuổi lớp 3 là lứa tuổi còn ham chơi. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn cơ bản nhất để giúp bé hình thành khả năng tiếng Anh tốt. Vậy làm thế nào để dạy con học tiếng Anh lớp 3 hiệu quả?
1. Học tiếng Anh lớp 3 qua các chương trình, phim hoạt hình dành cho trẻ emCác bé ở lứa tuổi lớp 3 thường sẽ rất hứng thú với các bộ phim hoạt hình. Bạn có thể kiếm trên mạng phim hoạt hình tiếng Anh có phụ đề hoặc mua các đĩa CD về cho bé coi. Bằng cách này bé sẽ được tiếp xúc thường xuyên với môi trường tiếng Anh, từ đó rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh cho bé tốt hơn. Bạn có thể chọn cho bé coi phim phụ đề tiếng Việt trước. Sau đó, ra điều kiện nếu bé có thể đoán được nội dung phim dù coi bằng phụ đề tiếng Anh thì sẽ có phần thưởng cho bé. Như vậy sẽ giúp bé có hứng thú hơn và sẽ cố gắng để nghe và đọc hiểu tiếng Anh hơn.
2. Học từ vựng tiếng Anh thông qua hình ảnh 3. Áp dụng tiếng Anh vào các hoạt động hàng ngày của béBạn có thể thường xuyên trò chuyện với bé bằng tiếng Anh nếu khả năng nói tiếng Anh của bạn tốt. Hoặc cho bé tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh với những đứa trẻ khác. Bạn cũng có thể yêu cầu bé tự lấy ví dụ cho mỗi từ vựng mà bé học. Hay yêu cầu bé miêu tả về một món đồ hay hoạt động nào đó.
4. Theo sát chương trình học tiếng Anh lớp 3 của béNgoài việc, dạy bé những thứ trong đời thường. Bạn cũng cần chú ý theo dõi chương trình học tiếng Anh lớp 3 của bé tại trường. Vì đây là sách được thiết kế bởi các chuyên gia có kinh nghiệm nên chắc chắn các nội dung trong đó sẽ phù hợp với trình độ của bé hơn.
Với 25 năm hoạt động tại Việt Nam, các chuyên gia của British Council đã nghiên cứu, điều chỉnh chương trình giảng dạy của mình sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và cấp độ của người Việt Nam. Trong đó một trong những chương trình giảng dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện đang được áp dụng tại các trung tâm của British Council tại Việt Nam là Primary Plus. Đây là chương trình được thiết kế dành riêng cho học sinh tiểu học, bao gồm sáu cấp độ. Mục tiêu của khóa học là phát triển sự tự tin của trẻ em trong giao tiếp tiếng Anh, đồng thời giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Ngoài việc giúp các bé học tập tiếng Anh và vui chơi, chương trình còn được thiết kế giúp các bé rèn luyện khả năng tư duy để xử lý các tình huống xảy ra trong đời thường, tự tin giao tiếp với các bạn, khả năng tự lên kế hoạch cho các hoạt động thường ngày của mình… Với trung tâm Anh ngữ British Council, học tiếng Anh lớp 3 không chỉ là học kiến thức nghe nói đọc viết tiếng Anh đơn thuần mà còn là nơi để rèn luyện các kỹ năng xã hội khác giúp trẻ tự tin hòa nhập với xã hội.
Luyện Nói Tiếng Anh Giao Tiếp Với Con Ở Nhà Như Thế Nào
Những câu cảm thán tiếng Anh đơn giản cho trẻ em
Cha mẹ nên nói tiếng Anh ở nhà với con như thế nào?
Cha mẹ có thể dành nhiều thời gian nhất để hướng dẫn riêng mình trẻ.
Cha mẹ có thể đưa Tiếng Anh vào mọi hoạt động hàng ngày trong gia đình
Cha mẹ có thể điều chỉnh độ dài các bài học và lựa chọn các hoạt động phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng tập trung của trẻ.
Cha mẹ là người hiểu rõ về trẻ nhất và có thể đánh giá được cách giao tiếp Tiếng Anh nào là phù hợp với cách trẻ tiếp thu.
Cha mẹ có thể lý giải tâm trạng của trẻ và giúp đỡ chúng vượt qua. Có những ngày trẻ sẽ rất dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ, và có những ngày trẻ sẽ cảm thấy rất khó để tập trung.
Cha mẹ có thể giới thiệu nền văn hoá mới cho trẻ trong chính cuộc sống gia đình mình, từ đó mở rộng hiểu biết và tầm nhìn của trẻ về chính văn hoá mẹ đẻ cũng như văn hoá nước Anh (Mỹ).
Với những cha mẹ chỉ biết Tiếng Anh cơ bản vẫn có thể giúp con học Tiếng Anh thành công. Trẻ nhỏ có khả năng học hỏi và bắt chước rất tốt tất cả những ngôn ngữ xung quanh, vì vậy cha mẹ có thể sử dụng rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau.
Tại sao vai trò của cha mẹ là quan trọng nhất?
Cha mẹ trò chuyện với con như thế nào?
Lặp lại những từ ngữ chủ chốt nhiều hơn: sự lặp lại này giúp trẻ củng cố những gì chúng đã được tiếp thu – nó không hề gây nhàm chán cho trẻ như nhiều cha mẹ nghĩ.
Nhắc lại những điều trẻ nói và mở rộng chúng. Ví dụ: Trẻ: “Màu vàng”; Bạn: “Con thích cái màu vàng? Nó đây. Đây là cái áo màu vàng. Xem này, áo vàng, áo đỏ và áo nâu nữa.”(Child: ‘Yellow’; Parent: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. yellow, red and here’s the brown one.’)
Sử dụng biểu cảm gương mặt và điệu bộ để giúp trẻ hiểu tốt hơn
Dùng ánh mắt để thu hút sự tập trung và khuyến khích trẻ nói
Dừng lại một khoảng thời gian để trẻ nghĩ trước khi chúng có thể đáp lại
Thuật ngữ “parentese” thường hay được sử dụng ở nước ngoài, chỉ phương thức nói chuyện của cha mẹ với trẻ nhỏ bằng cách điều chỉnh âm điệu, nội dung lời nói cho phù hợp với mức độ “ngôn ngữ” của trẻ, nhằm mục đích giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ( chúng tôi )
Cha mẹ trò chuyện bằng “parentese” với con với giọng nói nhẹ nhàng, âu yếm, có thể dần dần hướng dẫn trẻ học ngôn ngữ thông qua các hoạt động:
Một số cha mẹ có thể thấy ngượng nghịu khi nói giọng “parentese” với con, nhưng thực tế, điều này giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ dễ dàng hơn bởi chúng cảm thấy rất gần gũi. Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu nói được trôi trảy một chút, thì bạn không nên “lạm dụng” “parentese” nữa.
Sử dụng Tiếng Anh thường xuyên
Về bản thân chúng và những gì chúng ưa thích: “I like, I don’t like…”
Về những gì chúng vừa thực hiện: “I went to…; I saw…; I ate…;”
Cảm giác của trẻ: “I’m sad; she’s cross,…”
Bằng cách sử dụng Tiếng Anh thường xuyên, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành lối tư duy bằng Tiếng Anh.
Đôi khi trẻ muốn diễn tả một câu nói nhưng chưa có đủ lượng từ vựng, trẻ thường thay thế một từ nào đó bằng tiếng mẹ đẻ, ví dụ “He is eating a (…)”. Nếu người lớn nhắc lại cả câu nói này bằng Tiếng Anh, trẻ sẽ ngay lập tức tiếp nhận được từ Tiếng Anh mới. “He’s eating a plum”. “A plum”.
Khi nào nên dịch nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt?
Khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ không thể coi thường; chúng có thể hiểu được Tiếng Anh nhiều hơn những gì chúng nói. Trong tiếng mẹ đẻ, trẻ nhỏ cũng chỉ hiểu vài từ, còn lại là nhờ vào ngôn ngữ cơ thể và các “dữ liệu” xung quanh để hiểu câu nói của người khác. Trẻ có thể sử dụng chính kĩ năng này để học Tiếng Anh.
Khi cả khái niệm mới và từ vựng mới được đưa ra cùng lúc, thì trẻ cần được dịch nghĩa sơ qua. Nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc dịch nghĩa bởi nếu trẻ quen với việc này thì chúng sẽ có thói quen chờ đợi được dịch thay vì tự suy nghĩ về ý nghĩa các câu nói.
Các hoạt động khi học Tiếng Anh
Những bài luyện tập Tiếng Anh nên diễn ra hàng ngày, đều đặn. Suốt quá trình học, cha mẹ nên tập trung toàn bộ sự chú ý vào trẻ. Chúng sẽ cảm nhận được điều này và trở nên yêu thích việc học Tiếng Anh.
Không nên để thời lượng hoạt động quá dài, bởi khả năng tập trung của trẻ không thể bằng khi học tiếng mẹ đẻ.
Nên khích lệ và tuyên dương khi trẻ học tiếng Anh tốt
Trẻ nhỏ vô cùng thích được cha mẹ khen ngợi và động viên. Chúng cần thấy rằng mình đang làm tốt và có tiến bộ. Những lời khuyến khích, tuyên dương từ cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực học hỏi hơn.
Đây cũng chính là thời điểm hình hành thái độ tích cực đối với Tiếng Anh và sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong suốt cuộc đời sau này của trẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Con Học Tiếng Anh Nên Dùng Tốc Độ Nói Như Thế Nào? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!