Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Con Của Người Nhật (Đầy Đủ Từ 0 Đến 12 Tuổi) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách dạy con của người Nhật – Cha mẹ Nhật thường có xu hướng tiếp cận một vấn đề khác rất nhiều so với cha mẹ Việt đặc biệt là trong xung đột, kỷ luật và các khía cạnh khác của việc nuôi dạy con cái.
Trẻ em Nhật Bản được sống trong một môi trường an toàn hơn nhiều, không có bắt cóc, không có buôn bán trẻ em, giao thông không phức tạp, …
Nếu có cũng chỉ là những trường hợp rất hi hữu và thực sự không đáng kể. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới.
Sở hữu một môi trường như thế, nên dễ hiểu tại sao ở Nhật Bản bạn có thể thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ ( rất nhỏ ) tự chơi hoặc làm việc một mình.
Chúng tự đi bộ tới trường, tự bắt xe buýt, tự đi chợ hay thậm chí là bắt xe lửa xuyên qua các thành phố.
Điều này là cực kỳ hiếm thấy ở Việt Nam vào thời điểm này.
Tại Hà Nội hay các thành phố lớn, thường thì các bậc phụ huynh phải đưa đón con họ mỗi ngày khi tới trường cho đến thời điểm kết thúc trung học cơ sở.
Một số vẫn thực hiện đưa đón hàng ngày ngay cả khi những đứa trẻ đã thành những học sinh phổ thông.
Xã hội an toàn có góp phần rất lớn từ việc nuôi dạy và giáo dục con cái từ thuở nhỏ. Đó là điều tuyệt với mà nền văn hóa cũng những những bậc phụ huynh Nhật Bản tạo dựng được sau hàng trăm năm.
Mỗi nền văn hóa là khác nhau, bạn không nên xác định học tập hoàn toàn cách dạy con của người Nhật vì thực tế thì nó không phù hợp để áp dụng trực tiếp tại môi trường như Việt Nam.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo phương pháp của người Nhật, tìm kiếm một số điểm phù hợp để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái của chính bản thân mình.
Dạy trẻ hành động độc lập
Lấy một ví dụ, trong trường hợp có xung đột giữa 2 đứa trẻ, cha mẹ Việt Nam có xu hướng ngay lập tức can thiệp và điều chỉnh xung đột. Trong khi người Nhật thì khác. Họ có xu hướng để mặc cho 2 đứa trẻ tự mình giải quyết các xung đột.
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu cách tiếp cận một vấn đề của các bậc cha mẹ người Nhật Bản.
Vì thế, trẻ em Nhật Bản thường có xu hướng tự lập hơn nhiều so với trẻ em Việt Nam. Người Nhật khuyến khích con em của họ tự mình giải quyết những vấn đề của riêng chúng và không can thiệp khi còn có thể.
Tại Nhật Bản, kỷ luật được gọi là “shitsuke” và rất được cộng đồng tôn trọng.
Trẻ em Nhật Bản cũng được dạy về tính kỷ luật ngay từ thuở bé nhưng không phải thông qua những hình phạt hay lời trách mắng.
Ví dụ: Tại một siêu thị có phát bánh kẹo miễn phí. Thường thì trẻ em người Việt sẵn sàng chen lấn xô đẩy để tìm cách đạt được trước. Trong khi trẻ em Nhật Bản sẽ tự kiềm chế và biết cách xếp hàng chờ đến lượt.
Thường thì tại Nhật Bản, người mẹ ở bên con mình hầu hết thời gian trong 2 năm đầu đời. Mỗi tuần họ chỉ dành trung bình 2 giờ xa con và làm các việc cá nhân ( tại Mỹ là 24h ).
Tại Việt Nam, tính một công chức bình thường nghỉ thai sản 6 tháng, sau đó đi làm 7 h/ ngày và 5 ngày một tuần. Có nghĩa là mỗi tuần các bà mẹ Việt Nam phải xa con của họ ít nhất 35 giờ. Đấy là còn chưa kể các công việc riêng tư khác.
Mẹ con Nhật Bản trong 2 năm đầu đời dành hầu hết thời gian bên nhau.
Người mẹ dạy dỗ con cái của họ bằng cách “gương mẫu” và để trẻ “bắt chiếc” cách giải quyết vấn đề cũng như việc cư xử trong những trường hợp khác nhau của người mẹ.
Mắng mỏ và hình phạt gần như không tồn tại trong việc dạy con ở Nhật Bản.
Cá nhân và thái độ với cộng đồngKỹ năng ứng xử với cộng đồng là điều cha mẹ Nhật cực kỳ quan tâm.
Họ hướng con cái của mình tới việc ứng xử nhẹ nhàng, hòa bình và kiềm chế bản thân trong tất cả các trường hợp. Nhưng không có nghĩa là không có sự cạnh tranh.
Thực tế, tại Nhật Bản, người lớn hay trẻ em đều cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình một cách lành mạnh.
Xem phim Nhật bạn thường thấy rất ít tiêu cực và thường khâm phục mạnh mẽ sự cố gắng nỗ lực của nhân vật chính.
Thời sự cũng từng đưa tin về việc người dân Nhật Bản không chịu kết hôn và thường xuyên làm thêm ngoài giờ mà không cần tăng lương…
Đó là minh chứng tốt nhất cho mức độ cạnh tranh tại Nhật Bản và sự nỗ lực đến mức tiêu cực của người Nhật.
Ứng xử của cha mẹ Nhật 1. Không bao giờ nói về con của mìnhCác bậc phụ huynh Việt Nam có thể dành hàng giờ đồng hồ để nói về những đứa con của họ. Trong khi đó, các mẹ Nhật hầu như không bao giờ nói với bất kỳ ai về đứa trẻ họ nuôi nấng ngoại trừ người thân nhất ( người chồng, cha hoặc mẹ…) .
Họ cho rằng những lời nói như thế mang tính chất khoe khoang và không cần thiết.
Nếu con em họ có điều gì đó nổi bật hơn những đứa trẻ khác, sẽ có cách khác tự nhiên hơn để cho mọi người thấy ( đơn giản như: một đứa trẻ được vào đội bóng của trường, chúng sẽ có đồng phục và mọi người có thể biết điều đó khi nhìn vào đồng phục của chúng ).
2. Thân mật nhưng không ôm hônTại Nhật Bản, cha mẹ dành rất nhiều thời gian để chơi cùng con cái. Điều này gần giống với người Việt.
Nhưng khác một điều, người Nhật không ôm hôn con cái họ và cũng rất không thích người ngoài làm những điều tương tự.
Họ cho rằng đó là việc làm mang tính xâm phạm tình dục và có thể mang đến những căn bệnh khó chịu nào đó. Nhưng họ vẫn có cách thể hiện tình cảm trong gia đình.
Gia đình Nhật Bản ăn ngủ cùng nhau rất thân thiết. Trên một chiếc dường, cha mẹ nằm 2 bên và đứa trẻ thì nằm ở giữa.
Những bậc cha mẹ thậm chí đưa con cái của họ đi theo ngay cả khi đến những phòng tắm hơi (suối nước nóng) công cộng – nơi mà tất cả mọi người đều khỏa thân. Điều này gần như không thể có ở Việt Nam.
3. Tự làm đồ ăn cho trẻỞ Nhật Bản, việc người mẹ chế biến những bữa ăn trưa cho trẻ mang tới trường gần như là điều đương nhiên.
Mẹ Nhật được học các lớp giáo dục trước sinh để nắm được những loại đồ ăn ( dinh dưỡng ) nào là tốt nhất cho con em của họ.
Và họ áp dụng nó một cách cực kỳ hiệu quả.
Những loại đồ ăn thường được tạo hình theo những loàiđộng vật hoặc hoa quả dễ thương cực kỳ đẹp mắt trong khi vẫn đảm bảo hoàn hảo yếu tố vệ sinh và dinh dưỡng. ( thực phẩm tươi và rau củ quả là thực phẩm ưa thích của những bà mẹ Nhật ).
4. Cho phép trẻ tự do giải tríTại Nhật Bản, trẻ em không có nghĩa là không được tiếp xúc với phim ảnh bạo lực hay mang tính người lớn.
Mặc dù người lớn không khuyến khích nhưng họ cũng không quá quan tâm khi con em mình xem một đoạn phim bạo lực hay có tính chất “người lớn”.
Truyện tranh dành cho trẻ em Nhật Bản thậm chí còn thường xuyên đề cập đến các vấn đề nhạy cảm ( không tin xem Doraemon sẽ thấy).
Điều này có lẽ bắt nguồn từ văn hóa Nhật Bản và chắc chắn không phù hợp để bạn áp dụng tại Việt Nam.
Cách dạy con của người Nhật theo từng giai đoạnMột số yếu tố trên đã cho bạn thấy định hướng chính mà người Nhật sử dụng để nuôi dạy con cái của họ.
Đầu tiên, người Nhật phân chia độ tuổi của trẻ thành 3 giai đoạn phát triển chính:
Từ 0 – 6 tuổi: Giai đoạn nuôi dạy trẻ hoàn toàn. Thời gian này chủ yếu cha mẹ Nhật dùng để xây dựng sự tin tưởng và tạo ra mối quan hệ bền vững giữa họ và con cái của họ.
Từ 6 – 10 tuổi ( hoặc 12 tuổi ): Gọi là giai đoạn tuổi thơ, thường dành để dạy trẻ tính kỷ luật. Trong giai đoạn này, trẻ được dạy những quy tắc ở nhà, trường học hoặc quy tắc ứng xử với cộng đồng và xã hội. Trẻ đã đến tuổi đi học vì thế ngoài phụ huynh thì giáo viên cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này.
Từ 10 ( hoặc 12 tuổi ) – 18 tuổi: Giai đoạn dậy thì, người Nhật cho rằng giai đoạn này là rất quan trọng trong việc phát triển cảm xúc độc lập của con em họ. Người mẹ phải nắm bắt được cảm xúc của trẻ, biết khi nào trẻ đang gặp khó khăn hay có tinh thần không ổn định, qua đó tìm cách gián tiếp điều chỉnh trong khikhông trực tiếp can thiệp.
Có thể dễ dàng nhận thấy 2 giai đoạn đầu tiên là quan trọng nhất trong cách dạy con của người Nhật.
Trong khi giai đoạn thứ 2 còn bị ảnh hưởng bởi giáo viên tại trường học, t hì giai đoạn đầu tiên hoàn toàn là tác phẩm nghệ thuật của các bậc phụ huynh.
Từ 0 đến 12 tháng tuổi: Mẹ Nhật cũng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Đến tháng thứ 6, họ bắt đầu cho bé ăn dặm nhưng không bắt buộc và thường để trẻ tự quyết định có ăn hay không.
Bắt đầu ăn theo quan điểm này giúp trẻ em Nhật Bản tự sinh ra cảm giác thích thú với các món ăn, chờ đón những bữa ăn và hơn hết tránh được “bệnh lười ăn, biếng ăn, ghét ăn” mà đa số trẻ em Việt thường mắc phải.
1 Tuổi – 1 tuổi rưỡi: Mẹ Nhật thực hiện những hành động và con của họ thì bắt chiếc để làm theo.
Chuỗi hành động bao gồm những điều đơn giản như nụ cười, làm mặt xấu, 2 tay cầm tai… cho đến phức tạp hơn là nhịp điệu những bài hát.
1 Tuổi rưỡi – 2 tuổi: Mẹ Nhật bắt đầu rèn cho bé những thói quen, chủ yếu là tạo dựng nên một thời gian biểu rõ ràng trong ngày. Điển hình như giờ ăn uống, thời điểm đi vệ sinh, thời điểm bắt đầu giấc ngủ và giấc ngủ cần thiết kéo dài trong bao lâu.
Mặc dù hơi khó khăn một chút, nhưng thời gian này mẹ Nhật cũng bắt đầu để trẻ tự thực hiện các hành động đơn giản như tự cởi quần áo, tự ngồi bô,…
Đồ chơi thường dùng là các loại đồ nhiều màu sắc, trông ngộ nghĩnh dễ thương và mang lại cảm giác xúc giác cao.
3 Tuổi: Trẻ em Nhật Bản cũng đi học mẫu giáo giống như trẻ em Việt Nam. Tại trường, chúng có bạn bè và phải học cách tự chơi với nhau mà không gây ra xung đột hoặc nếu có tranh chấp cũng tự mình giải quyết.
Giáo viên và các bậc phụ huynh chỉ can thiệp trong những trường hợp cần thiết mà thôi.
Đồ chơi được sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là các dạng đồ chơi thông minh như xếp hình, lắp ghép… những dạng đồ chơi mang tính logic đơn giản.
4 Tuổi: Mẹ Nhật bắt đầu dạy bé cách cầm và ăn bằng đũa. Bé cũng có thể kết hợp với thìa, vừa ăn vừa chơi.
Mẹ Nhật cũng bắt đầu dạy con cách tự vệ sinh sau mỗi lần đi cầu và để chúng tự làm sau vài lần hướng dẫn.
Đồ chơi sử dụng chủ yếu mang tính tìm tòi, khám phá, kêu gọi sự tò mò.
Đến 6 tuổi: Trẻ em trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi thường phát triển và hoạn thiện kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ em Nhật Bản cũng vậy.
Thường thì đây là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu học ngoại ngữ, nhưng người Nhật từ trước đến nay có quan điểm truyền thống rất bảo thủ, họ chỉ sử dụng tiếng Nhật và thường không coi trọng các ngôn ngữ của những quốc gia khác.
Vì thế, trước đây cha mẹ Nhật thường không quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ của con em họ.
Nhưng từ khoảng cuối năm 2023, chính phủ Nhật đã thực hiện phổ cập tiếng Anh trong các trường học và chính thức bắt đầu dấu mốc quan trọng trong việc thay đổi quan điểm này.
Từ 6 – 12 tuổi: Mẹ Nhật đề cao khả năng tự quyết và tự chịu trách nhiệm đối với một vấn đề bất kỳ thuộc về con của họ.
Cha mẹ hoặc giáo viên người Nhật sẽ dùng hành động thực tế để giảng giải một vấn đề cho bé hiểu.
Thay vì nói: “các con không được vứt rác bừa bãi”, họ tổ chức cho trẻ những lần dọn rác trong trường học hoặc ngoài khu phố.
Thay vì nói: “các con không được lãng phí đồ ăn” họ để bé tự trồng một vài loại rau củ ( bao gồm tất cả các giai đoạn từ gieo trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch… ).
Việc học tập thông qua những hành động thực tế giúp trẻ em Nhật Bản cảm nhận được bản chất trực tiếp của vấn đề từ đó đưa ra đánh giá chính xác và khách quan hơn về vấn đề ấy.
So với việc sử dụng tư liệu là những câu chuyện hay lời nói thì những đánh giá này có giá trị hơn rất nhiều lần.
Thực tế và hành động luôn có giá trị hơn lời nói. Cũng giống như những gì bạn đang đọc, chúng sẽ chẳng có tác dụng gì cho bạn nếu bạn không biết chọn lọc và áp dụng những điều phù hợp vào thực tiễn của bạn.
Cách dạy con của người Nhật có cái hay nhưng cũng có cái dở. Nhưng dù sao thì văn hóa cũng như đời sống của họ đang văn minh và phát triển hơn rất nhiều so với Việt Nam và chắc chắn đáng để học hỏi.
Tác giả – Mẹ Bông
Hướng Dẫn Cách Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Từ 0 Tuổi Đến 12 Tuổi
Đây là bài viết mình tổng hợp kho kinh nghiệm và tài liệu mình đã tự dạy con học tiếng Anh Bài viết tổng hợp này khá dài nhưng rất nhiều tài liệu bổ ích, các bạn có thể share về tường nhà mình làm tài liệu học tập dần.
Phần nghe và nói các bạn cứ mở link Youtube trực tiếp mình để trong bài cho con sẽ tiện hơn. Phần viết các bạn in sách từ các link mình gửi ra làm tài liệu dùng dạy con dần.
Bài viết gồm các phần sau:
1. Nguồn tài liệu nghe khổng lồ trên Youtube 2. Dạy con nói tiếng Anh 3. Học Phonics 4. Tự học đọc tiếng Anh 5. Dạy con viết tiếng Anh 6. Chia sẻ kinh nghiệm học Raz-kids 7. Phương pháp cho con học nghe 8. Làm thế nào để con hợp tác, vui vẻ học theo
Trẻ bắt đầu học tiếng Anh sớm càng tốt nhưng hai bé nhà mình đều bắt đầu cho học tiếng Anh lúc 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã rất tốt, ngôn ngữ tiếng Việt cực kỳ phát triển. Trước đó dù biết, mình cũng chưa dạy tiếng Anh cho con mình sợ các bé lẫn lộn hai ngôn ngữ do mình quan sát thấy con lai hay chậm nói. Đồng thời mình muốn con tư duy thật tốt bằng ngôn ngữ gốc là tiếng mẹ đẻ trước. Vì bắt đầu học tiếng Anh khi tiếng Việt đã thuần thục nên các con không nhầm lẫn, con phân biệt được đâu là từ tiếng Anh, đâu là từ tiếng Việt.
Thời đại học gần 20 năm về trước bên cạnh việc học chính quy ở ĐH Kinh tế quốc dân, buổi tối mình học hết giáo trình A, B, C Headway. Sau đó học hết đại học buổi tối ở trường Ngoại thương chuyên ngành tiếng Anh thương mại.
Kiến thức tiếng Anh dù không phải chuyên ngành của mình (chuyên ngành của mình là Kế toán – kinh tế, còn hồi nhỏ học chuyên Toán) nhưng cũng tạm đủ để mình dạy con, tìm tòi chương trình, tài liệu cho con.
Để tiết kiệm thời gian đưa đón bên cạnh việc học ở trường mình cho con học online. Mình chưa bao giờ cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm, mình cũng không biết trung tâm tiếng Anh nào tốt như thế nào – nên một số bạn hỏi về các trung tâm tiếng Anh thông cảm.
Mình quan niệm học tiếng Anh phải kết hợp đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Mẹ đã phải tìm tòi, mày mò cách học sao cho phù hợp với độ tuổi, khả năng và hứng thú của con. Lộ trình học tiếng Anh mình đã tự tìm tòi và áp dụng cho Anh Chi từ mẫu giáo đến hết tiểu học như sau ( Vân Hà bây giờ mình vẫn cho theo đúng lộ trình này):
Học tiếng Anh cho các bé mẫu giáo theo mình nên gồm: nghe, nói, học phonics.
Học tiếng Anh ở tiểu học nên bao gồm đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
NGUỒN TÀI LIỆU NGHE TIẾNG ANH CHO BÉ
Mình quan niệm nghe tích luỹ đủ mới nói được, đọc tích luỹ đủ mới viết được. Vì vậy đầu tiên hãy bắt đầu từ nghe. Nguồn tài liệu nghe rất phong phú, các bố mẹ search trên mạng và Youtube sẽ thấy vô vàn. Nhưng hãy nên để bé vui học đừng ép bé học những gì bé không thích, có thể tìm cách dẫn dụ để bé dần thích những gì cần thiết nhưng đừng ép bé.
Lúc bé khoảng 2,5 tuổi đến 4 tuổi bé sẽ thích nghe bài hát, thơ, nhất là các bài hát kèm hoạt động vui nhộn. Mình không cho con học tiếng Anh quá sớm, cả hai con mình 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã cực tốt mình mới bắt đầu cho chơi và học với tiếng Anh, do mình vẫn tin cần phải tốt ngôn ngữ gốc tiếng mẹ đẻ để con tư duy trên tất cả mọi lĩnh vực tốt hơn. Lúc nhỏ mình chú trọng rèn khả năng và kỹ năng thông qua các hoạt động chơi mang định hướng giáo dục hơn.
Nhiều bài hát tiếng Anh hay lắm, bé vừa nghe vừa hát vừa nhảy múa biểu diễn theo. Chủ đề thơ, bài hát mình lại phải hẹn khi nào có thời gian rồi. Vì thực sự rất nhiều bài hát tiếng Anh cho trẻ em hay, được các con yêu thích lắm. Bạn Anh Chi hồi nhỏ rất thích hát nên thuộc lời cực nhiều bài hát tiếng Anh và tiếng Việt. Chi có khả năng nhớ nhạc và nhớ bài hát rất tài, hay líu lo hát và biểu diễn.
Vân Hà thì ít nghe bài hát hơn, Vân Hà hầu như bị cai tivi, không tivi, không ipad, không smart phone đến năm 3,5 tuổi để bảo vệ mắt nên khả năng hát của con không bằng chị Chi. Bây giờ khi gần 5 tuổi cũng chỉ xem khoảng hơn 30 phút xem mỗi ngày, còn thời gian ngoài giờ đi học ở trường là các hoạt động vui chơi, vận động, đi chơi, nói tiếng Anh với mẹ, đọc truyện tiếng Việt. Mình sợ tốc độ cận thị của các bạn nhỏ bây giờ lắm nên giữ tối đa trong khả năng mẹ có thể. Lúc nhỏ mình cũng kiểm soát không cho Chi xem tivi nhiều, thời đó chưa có ipad, iphone, vậy mà không hiểu sao cuối cùng con cũng giống nhiều trẻ em thành phố: cận khá sớm và khá nặng.
Bộ Gogo Adventures with English https://www.youtube.com/watch?v=8325CbAvvdc (link full video) https://www.youtube.com/watch?v=oo-0Dm4Gokw&list=PLhaEqIaBfANRpWcRju3pOf1NaHhp_5L4T (21 videos)
Dora English
Word world Đây là link 200 videos Word World English khá hay, có phụ đề:
Disney’s Magic English Bộ đĩa tiếng Anh nổi tiếng này rất vui nhộn được nhiều bé yêu thích. Link này có đủ 55 videos Magic English:
Peppa Pig: các bé sẽ rất thích đấy, các con mình lúc bé rất thích, giọng dễ thương lắm. https://www.youtube.com/watch?v=u9zAJz2wyG8
Strawberry Shortcake
The Bereinstein Bears: Anh Chi và Vân Hà nhà mình rất thích gia đình gấu đáng yêu này, mình cũng rất thích giọng trong bộ phim này: Đây là link 115 videos The Bereinstein Bears:
Magic School Bus Anh Chi nhà mình rất thích Magic School Bus, nội dung rất hay cho các bé tiểu học, giọng rất hay. Đây là link 50 videos Magic School Bus:
Hi 5 – cực kỳ vui nhộn hấp dẫn Ngày xưa mình Chi cũng thích xem bộ đĩa bản quyền này lắm, nội dung phong phú, vui nhộn, hấp dẫn. Giờ cũng rất nhiều và free trên Youtube: https://www.youtube.com/results?search_query=hi+5+full
The Koala Brothers Mình có bộ đĩa bản quyền này, Anh Chi rất thích xem, mình cũng thích giọng và nội dung trong đây lắm, may quá cũng có 200 videos Koala Brothers ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=0VQkHPoPIb4&list=PLeROwpwjHmCrfe8RBk5QQu6UHdVeoaENh
English Funhouse – Pencilman Bộ 6 đĩa DVD của Aston này giọng chuẩn Mỹ rất hay và vui dành cho các bạn 6 đến 12 tuổi, do Anh ngữ quốc tế Aston và Saigon Vafaco phát hành. mình, mua đĩa bản quyền xem bền lắm. Mình chụp ảnh bộ đĩa kèm theo các bạn tìm mua rất hay. Pencilman Funhouse có bản quyền nên ít thấy trên Youtube, đây là link có vẻ đầy đủ nhất:
Play Doh (hướng dẫn chơi đất nặn) Ngoài ra các bố mẹ cho con xem cách nặn đất cũng vừa nghe, vừa học được trò chơi giúp bé khéo tay này mà lại nghe hướng dẫn giọng người lớn tốt. Vân Hà rất thích nặn đất nên thỉnh thoảng xem Play doh trên Youtube và nặn theo khá khéo. Họ dạy làm nhiều thứ đẹp lắm. Đây là link rất nhiều băng dạy Play Doh. https://www.youtube.com/results?search_query=play+doh+full
Bộ Leap Frog: dạy khá nhiều về toán trẻ em https://www.youtube.com/results?search_query=LeapFrog+full
Bộ On The Go Giới thiệu với các bố mẹ và các bé vô số videos Bo On The Go ở đây: https://www.youtube.com/results?search_query=Bo+on+the+GO+full
Yo Gabba Đây là các phim ca nhạc, link 200 videos Yo Gabba ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=bO3dBeKvjHo&list=PLH2YpBF9lUfApYae6ll9p0ktrCmGnK5HS
Super why Đây là link 200 videos hoạt hình nội dung phong phú khá hấp dẫn Super why:
Disney Hãng phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới này có nhiều bộ phim nội dung phong phú. Ở link mình để ở đây có rất nhiều phim, bé thích phim nào bạn cho bé chọn xem. Nhiều nhà cho con xem Disney nhưng mình ít cho con xem Disney vì mình thích giọng chuẩn trẻ em đáng yêu ở các bộ mà mình ghi chú rõ hơn. https://www.youtube.com/results?search_query=disney+movies+full+movies+english+for+kids
Các câu truyện cổ tích nổi tiếng bằng tiếng Anh Chi hồi bé cũng rất thích nghe cổ tích bằng tiếng Việt sau đó là tiếng Anh. Các câu chuyện cổ tích nổi tiếng các bé nhà mình thích là: Little Red Riding Hood, Cinderella, Three Littler Pig, The Snow White and the Seven Dwarfs, Jack and the Beanstalk,… https://www.youtube.com/results?search_query=bedtime+stories+for+kids
Các bộ phim dạy bé EQ kỹ năng sống Các bạn search bằng từ khóa “kid’s character builder” trên youtube. Link mình để ở đây: https://www.youtube.com/results?search_query=kid%27s+character+builder
Nghe Audio Book: http://www.storynory.com/ Nếu các bố mẹ sợ con xem nhiều hại mắt có thể cho con nghe audio book, chúng tôi là một nguồn nghe mình hay cho con nghe trước khi đi ngủ.
Nghe học bằng phần mềm mua mất phí Brainpop https://www.brainpop.com/
Đây là chương trình nghe học theo video dạng hoạt hình có phụ đề English (hoặc có thể tắt phụ đề). Có hai loại: Brainpop Jr. cho bé nhỏ hơn và Brainpop. Chương trình này dành cho các bạn từ 6-17 tuổi – mẫu giáo đến lớp 12, được dùng cho hơn 20% trường học ở Mỹ. Brainpop cũng được sử dụng ở khá nhiều nước khác.
Brainpop được thiết kế với rất nhiều môn học: Tiếng Anh, Khoa học, Xã hội, Kinh tế, toán, engineering and technology, health, and arts and music,… các bạn vào link đăng ký bản trial để xem xét kỹ trước khi quyết định có nên mua tài khoản cho con không.
Cho các bé nhỏ từ mẫu giáo đến lớp 3 ở Mỹ là: https://jr.brainpop.com/
nguồn: sưu tầm
(còn tiếp)
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỐ PHẦN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ MIỀN GIÁO DỤC – CICZONE
Số 12, ngách 8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 04. 2213 8383 – 0963192968 – 0962 599990
Email: ciczone.jsc@gmail.com website: ciczone.edu.vn
Hướng Dẫn Cách Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Em Từ 0 Đến 12 Tuổi
Có hai trang web học Phonics thông dụng là chúng tôi và chúng tôi Ngày xưa chưa có Kizphonics nên Anh Chi học Starfall. Bây giờ mình cho Vân Hà học Kizphonics và mình thích trang Kizphonics hơn.
Trang Phonics này dành cho các con từ mẫu giáo đến lớp 2 của chương trình tiếng Anh, vì vậy các con mẫu giáo, đầu tiểu học sẽ rất hợp, một số bạn lớp 2, lớp 3 bên mình cũng có thể học, tuy nhiên các mẹ cần xem kỹ xem con mình đã nắm vững các phần này chưa. Học trang này, các con vừa luyện tai nghe chuẩn, vừa luyện phát âm đúng cho bé lại nhớ cách viết từ vựng và có thể đọc được những câu đơn giản và nâng cao dần.
Các bạn vào link này nghe và xem một lần xem trong trang này có những gì. Theo mình, lúc đầu mới tiếp cận các bạn vào thẻ Materials để biết rõ cấu trúc chương trình gồm những gì, khi vào Materials xong bạn chọn trình độ phù hợp cho bài học trong đó.
Cho bé thử một loạt đủ các loại bài ở trình độ phù hợp để bạn và bé xác định phần nào cần học trước, học sau trong một buổi, nội dung nào bé thấy hứng thú nhất.
Thường các website học như thế này rất hấp dẫn bé, học khoảng 1-2 bài cho bé nghe hát, chơi trò chơi Game học như Crocodile Games, Phonics Games, Sentence Games … bé vừa chơi vừa học sẽ rất thích.
Nếu cẩn thận bạn in worksheet ra để bé học và tô đúng như các chương trình mẫu giáo tại trường quốc tế dạy. Còn nếu lười hơn vào phần Phonics Listening Materials bạn bật nghe rồi kéo xuống nhìn màn hình worksheet phía dưới cũng được, băng sẽ tự động chạy từ phần này sang phần sau.
Còn nhiều nữa, các bạn vừa học vừa khám phá. Quan trọng nhất là phải kiên trì, mỗi ngày chỉ cần một ít. Bố mẹ không mất thời gian đưa đón. Thời gian đi lại con làm được mấy bài rồi. Tiết kiệm thời gian đi lại chính là lý do mình hay cho con học online.
IV. TỰ ĐỌC TIẾNG ANH Theo mình ở tuổi đầu tiểu học các con vẫn nên vui học. Đến cuối tiểu học đầu cấp 2 các con bắt đầu tiếp cận với việc học thực sự – tiếng Việt mình nôm na gọi là học thuật (academic). Bạn Anh Chi và Vân Hà lúc nhỏ vừa học vừa vui chơi nhiều. Vui chơi đúng cách, vui chơi có định hướng, tạo cho các con các trò chơi mang tính giáo dục cho các con các khả năng và trải nghiệm tuyệt vời, giúp con nhanh nhẹn, tự tin, hòa đồng, hình thành nhiều kỹ năng, khả năng tốt mà chỉ qua vui chơi con mới có được.
Vì vậy bất kỳ chương trình nào mình cũng xem xét cân nhắc kỹ, mẹ xem trước nếu trên web, dùng bản trial nếu là phần mềm tính phí, thấy hay, thấy hữu ích mình mới cho con theo. Vì thời gian rất quý giá nên mình không tham, mình chỉ chọn một vài thứ cần thiết thôi. Chọn đúng cái cần thiết, đúng lộ trình và kiên trì sẽ không mất thời gian của con.
Đến tiểu học các con bắt đầu tiếp cận đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Mình quan niệm học phải có lộ trình nên mình hay mua tài khoản online theo các chương trình học cho bé để bám theo lộ trình từ thấp đến cao của họ con sẽ tiến bộ dần. Hai chương trình tiếng Anh mình tự mua tài khoản cho con học thường xuyên lúc tiểu học là Raz-kids và Brainpop.
Do con mình đã được học Phonics từ mẫu giáo nên vào lớp 1 mẹ đã bắt đầu cho Anh Chi tự đọc các bộ sách giấy: I like to read, Ladybird Sunstart, Let me Read và đọc Raz-kids.
Raz-kids là một website đọc online cho các bé tiểu học ở Mỹ, ở Việt Nam mình các con từ tiểu học tới khoảng lớp 7 đều có thể học trang này. Đây thực sự là một trang học online rất tốt với 29 level từ A đến Z, tổng có khoảng 1.528 truyện đọc, nghe đọc, có phần trả lời câu hỏi sau mỗi bài. Có thể dùng cho máy tính, Ipad và Iphone.
https://www.raz-kids.com/
Theo mình đối với các con không phải bản ngữ tiếng Anh thì Raz-kids là một nguồn tuyệt vời. Raz-kids là một website đọc online cho các bé tiểu học ở Mỹ, ở Việt Nam mình các con từ tiểu học tới khoảng lớp 7 đều có thể học trang này. Đây thực sự là một trang học online rất tốt với 29 level từ A đến Z, tổng có khoảng 1.528. Raz-kids tích hợp được cả việc đọc, nghe và trả lời câu hỏi, ghi âm giọng đọc của con. Các bạn vào link đăng ký tài khoản trial trước khi quyết định có nên cho con học theo không.
Ngoài ra mình giới thiệu các bộ truyện các bạn nhỏ đều mê các bạn có thể tìm cho con ở lứa tuổi từ lớp 3 đến lớp 7 đọc: – Berenstain Bears – Magic School Bus – Junie B. Jones – Diary of A Wimpy Kid – Henry and Mudge – Fancy Nancy – Captain Underpants – Harry Potter
nguồn: sưu tầm
(còn tiếp)
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỐ PHẦN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ MIỀN GIÁO DỤC – CICZONE Số 12, ngách 8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04. 2213 8383 – 0963192968 – 0962 599990 Email: ciczone.jsc@gmail.com website: chúng tôi
Cách Dạy Con Khi 2 Tuổi Của Người Nhật
Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều
Năng lượng bên trong của trẻ sẽ phát huy hoàn hảo khi các giác quan, kỹ năng vận động và ngôn ngữ được kích hoạt ngay sau sinh. Từ một tuổi rưỡi trẻ cần đi bộ với quãng đường dài nhất có thể. Bế ẵm, ôm ấp hay để con ngồi xe đẩy, ô tô cả ngày sẽ làm mất khả năng di chuyển.
Ở tuổi lên 2, trẻ luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Khi được thúc đẩy đúng cách, trẻ có thể phát triển những khả năng thể chất đáng kinh ngạc. Vì thế, từ khoảng 2 tuổi, người Nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí não.
Tuy nhiên đi bộ trên đường bằng phẳng không phải là một ý kiến hay. Bạn nên để con đi trên những con đường gồ ghề một chút hoặc tập lên xuống cầu thang… Bạn có thể đứng ở xa ném bóng và để con tự bắt. Đầu tiên, bé sẽ chạy theo quả bóng, sau đó chúng sẽ học được cách quan sát mục tiêu và tìm ra con đường ngắn nhất đến đó.
Giai đoạn nhạy cảm nhất để phát triển ngôn ngữTrẻ 2 tuổi có nhu cầu vận động cũng như giao tiếp. Đặc biệt ở giai đoạn bập bẹ học nói lúc bắt đầu 2 tuổi. Nhưng đến hai tuổi rưỡi có vẻ như nó biến mất. Vì thế thời điểm từ 2 đến 2,5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Cha mẹ cần hiểu rằng, đây là mốc quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ trong cuộc đời trẻ.
Người Nhật dạy con bằng cách nói chuyện với con giọng chuẩn như giao tiếp với người lớn. Ở thời kỳ này, các trò chơi ngôn ngữ nên được khuyến khích. Có rất nhiều cách để chơi. Ví dụ: hỏi chúng “Bi có biết trong phòng tắm có đồ gì màu đỏ không?“, hay hỏi con tên của những đồ vật có màu đỏ trong nhà mà chúng biết. Đây là cách tốt để gieo mầm tư duy cho trẻ.
Dạy con nguyên nhân, kết quảKhi trẻ được 2 tuổi, bạn nên mua cho con các loại sách có hình ảnh. Không chỉ xem tranh, bạn nên đọc to phần nội dung để bé nghe. Nếu chúng hào hứng có thể đọc 5-10 quyển mỗi ngày.
Nhiều bà mẹ thường nói với con “Bếp lửa thật xấu tính, làm Bi bị bỏng”. Hoặc khi con bị kẹt tay vào cánh cửa, các mẹ lại dỗ dành “Cánh cửa hư quá, để mẹ phạt bạn ấy”. Làm như vậy khiến trẻ không nhận biết được mối quan hệ nhân – quả, do đó chúng sẽ không hiểu bản chất sự việc.
Cho con học hỏiNhư đã đề cập, trẻ 2 tuổi có khả năng học hỏi ngôn ngữ tốt nhất. Dạy con 2 tuổi đọc sách ảnh là một gợi ý không tồi. Tuy nhiên đọc thơ con còn tốt hơn. Thơ chính là công cụ tuyệt vời nhất để dạy con về tình yêu ngôn ngữ và vai trò của chúng. Ở tuổi này, bạn không cần phải sắp xếp câu đúng trật tự hoặc giải thích ý nghĩa của nó. Chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ nhớ.
Ở tuổi này, hãy để con tập sử dụng bút viết – một cách để bé quan tâm hơn tới từ vựng. Trẻ 2 tuổi cũng có thể đọc rất tốt. Trên đường, bạn nên chỉ cho bé nhận biết các biển chỉ dẫn hoặc đọc biển số xe.
Nắm bắt đúng thời điểm và khuyến khích conTự rửa tay, thắt dây giày, cài cúc áo… Hãy để con thực hành những kỹ năng này mặc dù sẽ cần nhiều thời gian. Càng dành nhiều thời gian dạy con ngoan từ bây giờ bạn càng nhàn về sau.
Từ 2 tuổi trẻ có thể làm việc nhà. Lau bàn, lấy đồ vật… Có rất nhiều việc vặt trong nhà phù hợp với bé. Đừng quên khen ngợi con sau khi chúng hoàn thành công việc. Việc này rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn. Đây là cách dạy con của người Nhật rất hay.
Dạy con cách sử dụng tay thành thạoKhông biết cách dùng tay có thể hạn chế khả năng phát triển của trẻ. Dạy chúng dùng đũa từ 2 tuổi. Đó là cách dạy con của người Nhật
Cha mẹ có thể cho con chơi đất nặn. Nhưng không nên đưa chúng cả hộp đồ hay để chúng nghịch tự do. Bạn phải cung cấp các mẫu vật như: táo, dâu tây, chuối… và giúp trẻ nhận biết từng loại. Sau đó hướng dẫn cách nặn… Điều quan trọng là thành phẩm phải trông giống vật chuẩn. Qua đó bé học cách quan sát và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
Khuyến khích trẻ 2 tuổi làm việc nhà phù hợpKể cả khi con làm chưa tốt, vẫn nên có sự khuyến khích. Nhờ thế chúng sẽ tự tin để làm tốt hơn lần sau. Bảo con làm đi làm lại, bắt lỗi trước mặt là cách dạy kém hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên chê bai. Những bà mẹ thiếu sót thường cư xử với con như: Bắt chúng làm quá khả năng. Làm chúng xuống tinh thần với những câu nói như “ai cũng có thể làm việc đó” hoặc ” không ai hành động ngu ngốc như con.” Cách dạy con 2 tuổi như thế là sai.
Khi trẻ 2 tuổi, dạy chúng cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Để đồ lên kệ trong tầm với. Đặt đồ chơi đúng nơi quy đinh. Chia các vị trí theo màu sắc ở khu vực cất đồ chơi. Dán màu tương tự lên đồ chơi. Trẻ sẽ để đúng chỗ qua việc nhận biết màu sắc. Dọn đồ chơi không phải là nhiệm vụ của mẹ. Bạn cũng có thể dạy con qua trò chơi thứ tự “Đặt quả bóng lên kệ, để búp bê lên bàn cho mẹ”. Như thế, chúng sẽ biết cách cất đồ đúng chỗ.
Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ – cách dạy con của người NhậtMọi người thường nói ” trẻ 2 tuổi thật khó hiểu”. Hiện tượng này xuất hiện và kéo dài từ 4-6 tháng được gọi là thời kỳ chống đối đầu tiên của trẻ. Và phương pháp dạy con kiểu Nhật giải quyết được điều này.
2 tuổi, bắt đầu giai đoạn tự lập. Trẻ muốn tách khỏi bố mẹ và tự xoay sở mọi việc. Vì thế khi người lớn nói “không”, chúng phản kháng ngay lập tức. Khi muốn làm gì mà không được phép, chúng trở nên giận dữ. Đôi khi bé dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Đó là dấu hiệu của sự không hài lòng.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào vị trí của con, và dạy chúng cách thể hiện ý kiến. Nếu bạn chỉ la mắng “tại sao con khóc”, sẽ rất khó cho cả hai để vượt qua giai đoạn này. Nếu chúng có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tàiTrẻ phát triển chóng mặt ở giai đoạn 2-3 tuổi. Những gì chúng học được lúc đó phản ánh thái độ học tập sau này. Và đây là điều không thể thay đổi. Giai đoạn 2 tuổi, nếu được dạy tốt những điều cơ bản, trẻ sẽ rất nổi bật. Nếu thiếu sự hướng dẫn hay chỉ để con chơi chúng sẽ đánh mất tiềm năng tự nhiên mà bạn không nhận ra.
Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài. Nếu cha mẹ thúc đẩy đúng cách, bé sẽ duy trì được khản năng ghi nhớ rất tốt. Cách dạy con của người Nhật tập trung vào điều đó. Ngược lại, trẻ gặp khó khăn nhớ công thức toán học khi bước vào lớp sáu nếu cha mẹ không giúp con rèn luyện từ nhỏ.
Vì thế ở tuổi lên 2, bạn cần giúp con phát triển trí nhớ nhiều nhất có thể. Ví dụ như: học cờ của các nước, các loại xe ô tô, tên các điểm dừng xe bus theo tuyến… Chúng rất hữu ích cho việc phát triển năng lực của con.
Lộ Trình Học Tiếng Nhật Từ Con Số 0 Đến Bậc Thầy
Lộ trình học tiếng Nhật từ con số 0 đến “bậc thầy”
Học tiếng Nhật như thế nào cho hiệu quả? Người mới bắt đầu học nên bắt đầu từ đâu? Học tiếng Nhật mất bao lâu để có thể đạt được mục tiêu mong muốn? Để trả lời cho tất cả những câu hỏi trên, điều bạn cần làm đó là xây dựng cho mình một lộ trình học tiếng Nhật hiệu quả ngay khi vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật. Lộ trình này sẽ giúp bạn không bị lạc lối trên hành trình chinh phục tiếng Nhật.
Để xây dựng được một lộ trình học tiếng Nhật hiệu quả, trước hết bạn hãy tự trả lời các câu hỏi: – Tại sao lại lựa chọn học tiếng Nhật mà không phải ngôn ngữ khác? Vì thích văn hóa Nhật, yêu thích các bộ Manga, Anime ? Tiếng Nhật có cơ hội việc làm cao hơn ở nơi bạn sống? Yêu cầu công việc? – để làm gì? Để làm giàu giá trị bản thân bằng một ngôn ngữ mới cũng nhưng một kho tàng kiến thức mới? Để đidu học Nhật Bản, đi tu nghiệp sinh? Hay vì muốn có 1 công việc tốt, lương cao tại các công ty Nhật Bản? … – Bạn có thực sự quyết tâm và đam mê học tiếng Nhật hay không?
Để làm một điều gì, ta cần có mục đích rõ ràng, nó như một kim chỉ nam dẫn bước ta đi, cũng như một người bạn đồng hành thôi thúc ta không được bỏ cuộc.
Để đánh giá năng lực tiếng Nhật của người học, Hiệp hội và các tổ chức giáo dục tại Nhật lấy chứng chỉ JLPT làm thước đo trình độ chung, với các cấp độ chứng chỉ N tương đương với mức kiến thức hiện tại.
Tiếng Nhật có 4 bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji. Thường mới bắt đầu chỉ cần học học 2 bảng Hiragana và Katakana gồm 46 kí tự. Bảng Kanji thì bên Nhật mới ra bảng 2136 chữ Kanji thông dụng, ngoài ra còn rất nhiều nữa nên lúc mới bắt đầu chưa cần học. Bảng Romaji là phiên âm của 2 bảng Hiragana và Katakana ra chữ la-tinh nên khi học 2 bảng đó cũng học luôn Romaji rồi .
Ngoài ra, tiếng Nhật cũng ghép các chữ lại thành từ và các từ lại thành câu giống như trong tiếng Việt, do vậy cần phải học chuẩn, phát âm chuẩn và thuộc mặt chữ ngay từ bước này sẽ giúp bạn tự tin và học tiếng Nhật trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định việc bạn có nói tiếng Nhật chuẩn xác được hay không. Vậy nên lời khuyên cho các bạn học viên là hãy đầu tư một cách nghiêm túc cho việc học bảng chữ cái. Việc học bảng chữ cái là những bước chân đầu tiên để đạt bất cứ mục tiêu nào trong lộ trình học tiếng Nhật mà bạn đặt ra.
Các bạn có thể bắt đầu với 103 Kanji N5 tiếng Nhật
Sau khi học xong 2 bảng chữ cái thì đây là giai đoạn quan trọng không kém. Giai đoạn này nên học chậm mà chắc. Tầm 4-5 tháng là hợp lí cho 50 bài minna sơ cấp.
Số lượng từ vựng ở N5 sẽ là 700 từ và 150 từ Kanji tương ứng với 25 bài đầu trong giáo trình Minna. Tương tự như vậy, kiến thức N4 sẽ được cung cấp trong 25 bài sau của giáo trình Minna bao gồm 1500 từ vựng và 350 từ Kanji cùng các cấu trúc ngữ pháp. Nếu hoàn thành 50 bài của giáo trình này, bạn đã có đủ năng lực và trọn vẹn nền tảng kiến thức sơ cấp để đăng ký tham dự kỳ thi JLPT lấy chứng chỉ N4.
Giai đoạn này có thể học nhanh được và mình khuyên các bạn nên học nhanh. Với lộ trình học tiếng Nhật trung cấp thì có 12 bài. Khi vào ôn N3, giáo trình bạn sử dụng không còn là Minna No Nihongo nữa mà là kết hợp 3 giáo trình Shinkanzen Master + Speed master + Somatome. Đây là bộ tài liệu tổng hợp cung cấp hơn 5000 từ vựng từ N5 đến N3 + 750 từ Kanji + 250 cấu trúc ngữ pháp, đáp ứng hoàn toàn đầy đủ lượng kiến thức cần thiết cho những bạn muốn học N3.
Đặc biệt, ở trình độ này, bạn cần phải tăng cường luyện nghe, nói, nâng cao khả năng giao tiếp. Học song song giữa từ vựng, ngữ pháp và luyện nghe, nói phản xạ thật nhanh bằng cách xem nhiều phim hoạt hình, phim truyền hình, nhạc tiếng Nhật. Đồng thời, thực hành giao tiếp các tình huống thực tế cùng thầy cô và bạn bè trên lớp.
Nếu bạn muốn đạt trình độ tiếng Nhật N2 cần nắm vững khoảng 1000 chữ Hán, 6000 từ vựng và nghe nói ở mức độ trung cấp. Bạn cần 3 tháng liên tục để ôn tập toàn bộ kiến thức từ ngữ pháp,từ vựng đến đọc hiểu.1 tháng còn lại, bạn hãy lặp lại quy trình làm đề thi giống với N3.
Về giáo trình ôn tập, tương tự như N3, tài liệu học tập để ôn thi N2 cũng tương đối phong phú, bao gồm các bộ giáo trình somatome, Mimi kara oboeru, Speed master, Shinkanzen master, cùng với các sách luyện đề thi thử. Bạn hãy dựa vào tiêu chí đánh giá của bản thân để lựa chọn giáo trình học tập phù hợp nhất với.
Học tiếng Nhật lên đến trình độ cao cấp như N2 hoặc N1 là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng nếu bạn quyết tâm thì không có gì là không thể.
Một lộ trình học tiếng Nhật hoàn hảo là luôn có mốc thời gian, vậy nên tùy vào mục tiêu như đã xác định ở đầu bài viết, bạn có thể xác định được khoảng thời gian phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật mà mình mong muốn.
DOWNLOAD TÀI LIỆU HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ – TỰ HỌC TIẾNG NHẬT
Khóa học tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu
12 Cung Hoàng Đạo Trong Tiếng Anh Đầy Đủ Nhất
12 Cung hoàng đạo đang là một trong những khái niệm đang được tìm hiểu của đại đa số các bạn trẻ hiện nay, được sử dụng để tiên đoán tính cách, sở thích, công việc phù hợp trong tương lai… Để tiện cho việc tìm kiếm thông tin cũng như cập nhật thêm vốn từ tiếng anh, nội dung bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về 12 cung hoàng đạo tiếng anh đầy đủ nhất.
CUNG HOÀNG ĐẠO TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ VÀ TÊN CÁC CUNG HOÀNG ĐẠO TRONG TIẾNG ANH:
Cung hoàng đạo tiếng anh có nghĩa là Zodiac hay còn được gọi là vòng tròn Zodiac, còn tiếng Hy Lạp nghĩa là “Vòng tròn của các linh vật.”. Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian 30 đến 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo. Điều này cũng tương ứng với người được sinh đúng khoảng thời gian mặt trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chiếu mệnh bởi chòm sao đó và tính cách của họ cũng bị ảnh hưởng bởi chòm sao đó.
(12 cung hoàng đạo tiếng anh)
Đối với chiêm tinh học và thiên văn học thời cổ đại, cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o. Chúng được phân chia ra 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung có góc 30 độ. Từ những năm 1654 trước Công Nguyên, Cung Hoàng Đạo đã được tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại. Vòng tròn 12 cung Hoàng Đạo gần như hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn mùa và 12 tháng. Các cung hoàng đạo cũng được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố sẽ gồm 3 cung có tính cách tương đồng với nhau.
Thứ tự 12 cung hoàng đạo tiếng anh được sắp xếp như sau:
Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung. Chúng được phân ra theo bốn nguyên tố của thế giới theo quan niệm cổ phương Tây: đất, lửa, nước và khí. Một nhóm ba cung hoàng đạo tiếng anh sẽ được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn có điểm tương đống với nhau nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào hai cung khác nhóm cũng kị nhau. Ví dụ là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.
2. TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA 12 CUNG HOÀNG ĐẠO TIẾNG ANH:Do các cung hoàng đạo tiếng anh được bảo hộ bởi những hành tinh khác nhau nên người sinh ra thuộc cung nào sẽ mang những đặc trưng tính cách của từng cung hoàng đạo đó.
(Từ vựng tính cách 12 cung hoàng đạo tiếng anh)
Capricorn (Ma kết 22/12-19/1)
Aquarius (Bảo Bình 20/1-19/2)
Pisces (Song ngư 20/2-20-/3)
Aries (Bạch Dương 21/3-20/4)
Taurus (Kim ngưu 21/4-20/5)
Gemini (Song Tử 21/5-21/6)
(Vòng tròn 12 cung hoàng đạo)
Cancer (Cự giải 22/6-22/7)
Leo (Sư tử 23/7-22/8)
Virgo (Xử nữ 23/8-22/9)
Libra (Thiên bình 23/9-22/10)
Scorpio (Thiên yết 23/10-21/11)
Sagittarius (Nhân mã 22/11-21/12)
Ha Mi
Tài liệu trên website được xây dựng theo nền tảng từ cơ bản đến nâng cao giúp người học căn bản có thể có lộ trình học hiệu quả. Đây xứng đáng là phần mềm học tiếng anh tốt nhất hiện nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Con Của Người Nhật (Đầy Đủ Từ 0 Đến 12 Tuổi) trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!