Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Con 4 Tuổi Nói Tiếng Anh “Như Gió’ Của Bà Mẹ U30 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Chị Đặng Phương, năm nay 28 tuổi, ở Hà Nội. Chị Phương đã tự dạy cho bé Bư – cô con gái đầu mới 4 tuổi – nói tiếng Anh rất tốt, ngữ điệu tự nhiên, giao tiếp với mẹ lưu loát và có vốn từ vựng khá phong phú.
Bé Siêu Tăm – mới hơn 1 tuổi – cũng đã bắt đầu nghe – hiểu các từ, cụm từ, câu đơn giản, và làm theo các yêu cầu đơn giản bằng tiếng Anh.
Ba mẹ con chị Đặng Phương
Con không cần tốn thời gian học ngoại ngữ như tôi Trước đây, chị học tiếng Anh như thế nào? Điều gì chị rút ra được từ việc học tiếng Anh của mình để áp dụng vào việc dạy tiếng Anh cho các con?
– Trước đây tôi học tiếng Anh theo kiểu truyền thống, như tất cả học sinh thời bấy giờ, tức là bên cạnh việc học ở lớp thì bố mẹ thuê gia sư dạy lâu dài cho tôi, chủ yếu là học ngữ pháp.
Hồi cấp hai, tôi được học ở một lớp chuyên Anh và có một thời gian ngắn theo học tại một trung tâm. Từ vựng, kĩ năng nghe, đọc, phát âm thì chủ yếu do bản than tự học qua ca nhạc, phim ảnh. Từ cấp ba tới đại học, tôi có một quãng thời gian 5 năm du học ở nước ngoài để hoàn thiện tiếng Anh hơn.
Điều gì tôi rút ra được từ sau những kinh nghiệm học tiếng Anh này để áp dụng cho các con ư? Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy các con không cần phải trải qua quá trình học ngoại ngữ tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc như tôi ngày trước!
Việc tranh luận giữa hai trường phái – nên học tiếng Anh/ ngoại ngữ càng sớm càng tốt và chỉ học tiếng Anh/ ngoại ngữ khi đã vững tiếng Việt – vẫn còn chưa phân thắng bại. Chị có tham khảo các luận điểm của hai bên trước khi dạy hai bé học ngoại ngữ không?
– Tôi không tham khảo các luận điểm của hai “trường phái” đang tranh cãi nhau tại Việt Nam.
Thay vào đó, tôi tham khảo những hiểu biết khoa học cập nhật nhất của phương Tây hiện giờ về các phát triển ngôn ngữ và quá trình học ngoại ngữ ở trẻ nhỏ.
Rất nhiều tài liệu ở trên mạng cũng như các sách hay bằng tiếng Anh về đề tài này đã có đủ hết rồi.
Điều hay nhất là… khi ra đường, mọi người luôn tưởng bé Bư là người nước ngoài! Sau khi phát hiện ra bé là người Việt Nam, người ta thường hỏi “Bé có học ở trường quốc tế không?”, hoặc “Bố của bé chắc là người nước ngoài?”. Sau khi nhận được câu trả lời “Không” cho cả hai câu hỏi, người ta thường trầm trồ “Ôi, giỏi quá, thần đồng!”.Có người lại còn tưởng bé Bư là … một bé người nước ngoài biết nói tiếng Việt.
Ở nước ta, quá nhiều phụ huynh và không ít các chuyên gia vẫn đang tranh cãi về nhiều điểm, trong đó có lo lắng rằng học ngoại ngữ sớm thì trẻ nhỏ lẫn lộn các ngôn ngữ mất!
Câu trả lời là: Trẻ nhỏ không hề lẫn lộn các ngôn ngữ, và chúng có thể học không chỉ giới hạn ở hai, mà còn có thể là ba hoặc bốn ngôn ngữ.
Tôi cũng có bằng chứng sống là hai bé nhà tôi nữa mà!
Bé lớn nhà tôi 4 tuổi, sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt như nhau, trong khi bé thứ hai, mới 1 tuổi, đã bắt đầu hiểu một số từ, cụm từ và câu ngắn.
Học song song các ngôn ngữ từ khi còn bập bẹ, trẻ nhỏ có thể thành thạo tiếng Anh trong 5 năm đầu đời và đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ trong tiếng Anh y như tiếng mẹ đẻ, và y như ở trẻ bản ngữ.
Tất nhiên là với điều kiện được một người lớn có tiếng Anh tốt tương tác với bé bằng tiếng Anh hàng ngày, không qua tiếng Việt, mỗi ngày khoảng 2-3 tiếng.
Hai chị em Bư, Tăm được mẹ dạy tiếng Anh từ khi còn bé xíu
Tương tác ở đây có nghĩa là dùng ngôn ngữ một cách có ý nghĩa và phù hợp với khả năng nhận thức và tư duy, cũng như các mối quan tâm và ý thích của bé.
Dạy tiếng Anh như thế này không khác cách dạy tiếng Việt một chút nào cả! Và môi trường lý tưởng nhất chính là cuộc sống hàng ngày tại nhà, khi chỉ có một “thầy” và một “trò”.
Thực ra, nhiều cha mẹ cảm thấy áp lực phải cho con học ngoại ngữ sớm. Chuyện sớm hay muộn theo tôi không quan trọng.
Vậy điều gì khiến chị lựa chọn cho hai bé Bư, Tăm tiếp cận tiếng Anh từ khi còn nhỏ như vậy?
– Khi Bư lên 4 là đã “chém” về café như thế này: ” I’m having breakfast in bed. I need to have a cup of coffee. Coffee is gonna help me stay awake. Ooh its bitter. No thanh đào, because thanh đào is gonna make me fall asleep. See? I told you. If you drink some thanh dao, you might fall asleep. Hey you stole my coffee. Coffee is bitter for babies “.
Nếu bạn đủ tiếng Anh và dạy con từ bé, con bạn khi lên 4 cũng sẽ nói được như thế. Trôi chảy, không một lỗi nào, đầy đủ câu cú, các thì đan xen không một sai sót.
Dạy tiếng Anh sớm cho con không phải là về chuyện điểm hay thi đua với ai hay về sau kiếm được bao tiền.Nó giúp cho não phát triển vượt trội, và mở ra vô vàn cơ hội nhận thức và học hỏi cho đứa trẻ, vì chính lợi ích phát triển của nó.
Nhiều phụ huynh lo lắng rằng nếu cho con học tiếng Anh từ nhỏ, đặc biệt là những phụ huynh muốn cho con học trường quốc tế, thì con sẽ rơi vào tình trạng giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt. Chị “giải quyết” chuyện này như thế nào?
– Trẻ nhỏ sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt do trẻ dành nhiều thời gian hơn ở bên cạnh những người nói tiếng Anh. Ngược lại, trẻ nhỏ sẽ sử dụng tiếng Việt nhiều hơn nếu chủ yếu ở bên cạnh những người nói tiếng Việt.
Khi tôi dạy tiếng Anh và tiếng Việt cho con, con tôi cũng đã trải qua các giai đoạn khác nhau: lúc thì nói tiếng Việt nhiều hơn, lúc thì nói tiếng Anh nhiều hơn.
Quan sát kĩ thì tôi hiểu rằng con nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh là do mình dùng tiếng Anh ít hơn với con, và ngược lại, con nói tiếng Anh nhiều hơn là do mình đã xem nhẹ việc dạy tiếng Việt cho bé trong một khoảng thời gian nhất định.
Bé Bư mới 4 tuổi đã giao tiếp tiếng Anh rất tự nhiên
Học ngôn ngữ luôn cần có tương tác Theo chị, những phụ huynh mà vốn liếng tiếng Anh ở mức độ vừa phải, hạn chế về cả từ vựng và phát âm, nên hỗ trợ con trong việc học như thế nào?
– Ngay cả với những phụ huynh có trình độ tiếng Anh vừa phải, lời khuyên của tôi vẫn là hãy nói chuyện với con bằng tiếng Anh tuỳ theo khả năng của từng người. Đó là cách tốt nhất để giúp trẻ có thể sử dụng được ngôn ngữ.Tiếp đó, nếu muốn giúp trẻ tiếp thì cha mẹ sẽ buộc phải học tiếp thì mới làm được điều đó.
Các phụ huynh cũng có thể cho con sử dụng thêm ứng dụng phù hợp. Hãy tìm hiểu kĩ về ứng dụng, và cố gắng chọn các ứng dụng có tính tương tác cao.
Xin lưu ý không dùng ứng dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.Đối với trẻ lớn hơn mới bắt đầu học, xin hãy ngồi cạnh con, học cùng con, và giải thích thêm cho con.Lý tưởng nhất là giải thích bằng tiếng Anh, tránh giải thích bằng tiếng Việt mọi lúc có thể nếu trình độ tiếng Anh của bạn cho phép.Và hãy luôn luôn giới hạn thời gian sử dụng màn hình của trẻ.Tốt nhất là không bao giờ vượt quá 1 giờ, ít hơn thì còn tốt hơn nữa.
Chúng ta cũng không nên cho rằng các ứng dụng có thể thay thế được toàn bộ vai trò của người dạy như cha mẹ có tiếng Anh tốt hoặc thầy cô. Học qua ứng dụng, trẻ chỉ có thể học được các từ đơn lẻ, chứ không thể dùng ngôn ngữ vào việc giao tiếp. Do vậy, việc gửi con đến một lớp học tiếng Anh chất lượng là vẫn cần thiết nếu cha mẹ biết quá ít tiếng Anh để có thể giúp con.
Rất phổ biến gần đây là “phương pháp” dạy trẻ học tiếng Anh qua “nghe vô thức”, tức là cứ bật audio cho trẻ nghe và tin tưởng tiếng Anh sẽ “ngấm”.
Sau khi tham khảo rất nhiều tài liệu của phương Tây, tôi chưa bao giờ thấy người ta nói đến “phương pháp” này. Mong các phụ huynh cân nhắc kĩ.Học ngôn ngữ luôn cần có tương tác.
Lời khuyên của chị, dành cho các phụ huynh nói chung, là…
– Xin hãy dành thời gian cho con để nói chuyện với con, để lắng nghe con và để hiểu con.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất phát triển theo tốc độ duy nhất, không trẻ nào giống trẻ nào. Tôn trọng con, trân trọng con, dành thời gian cho con, thể hiện tình cảm với con thường xuyên trong những năm đầu đời là cách tốt nhất để giúp não trẻ phát triển, chứ không phải là dạy trẻ các kiến thức như học số, chữ hay tiếng Anh.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng chúng ta không nên bắt ép trẻ học bất kì nội dung gì trẻ không thích. Lý do rất đơn giản, là không thích thì không thể “vào” được, thậm chí về lâu về dài trẻ sẽ còn liên hệ nội dung đó với cảm xúc tiêu cực.
Hãy cứ để con học thứ con thích và quan tâm. Những thứ khác có thể chờ!
Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
Cách đây một năm, khi sinh con thứ hai, chị Đặng Phương vốn là giáo viên tiếng Anh đã quyết định nghỉ việc, dành toàn bộ thời gian của mình cho con, tự dạy con theo phương pháp do mình lựa chọn.
Riêng đối với việc dạy tiếng Anh, ban đầu chị trò chuyện với con bằng tiếng Anh khoảng 1-2 tiếng đồng hồ mỗi ngày vào một khung giờ cố định, các khoảng thời gian khác vẫn nói bằng tiếng Việt.
Sau đó, chị tăng dần thời gian nói tiếng Anh trong ngày với con.
Chị duy trì nói chuyện với con bằng tiếng Anh qua các hoạt động như cùng con làm việc nhà, chơi với con, dọc sách cho con…
Bà Mẹ Nông Dân Dạy Con “Bắn” Tiếng Anh Như Gió
Thu nhập của cả gia đình Mai dựa hoàn toàn vào cửa hàng tạp hoá nhỏ. Nhưng theo lời bà ngoại em, bán cũng chẳng được mấy. “Bây giờ trong làng nhà nhà mở hàng tạp hoá. Thi thoảng người dân xung quanh cũng sang mua chai mắm, gói đường. Nhưng mắm thì cả tháng mới hết”. Vì thế, với khoản thu chưa đầy 2 triệu đồng, để Mai theo học tại các trung tâm hay khóa học đắt tiền là điều không thể.
Nghĩ vậy, chị Hương dồn hết khoản tích góp từ thời ” đi nhận may gia công cho người ta ” để mua một chiếc laptop với giá 10 triệu đồng. Chị lần mò tìm kiếm thông tin trên mạng với mong muốn tìm ra phương pháp học hiệu quả.
Mẹ Mai luôn là người đồng hành cùng em trên hành trình chinh phục ngôn ngữ mới
Từ đó, chị dành toàn bộ thời gian để cùng con chinh phục ngôn ngữ mới. Lớp học nhỏ của hai mẹ con chính là chiếc giường, còn bảng là những tấm gỗ chắn ngăn cách giữa giường và bếp. Trong không gian rộng chừng 27m2, đâu đâu cũng chi chít từ mới và ngữ pháp. Chị hồ hởi khoe: “Có gì không biết cứ hỏi “ông máy tính” là ra ngay mà”.
Nhiều người thắc mắc: ” Kiếm ăn còn không đủ thì thời gian đâu mà dạy con học?” Câu hỏi ấy chị Hương đã nghe nhiều thành quen. Khi ấy, chị chỉ cười mà nói ” Thà ăn ít đi một chút, quần áo có thể mặc quanh năm, nhưng tri thức cần phải bồi đắp hàng ngày “.
Đến hướng đi vững chắc
Nói thì dễ, nhưng với người một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết như chị, để dạy con thì cái gì cũng phải hỏi, phải học. Sáng sáng, khi con lên lớp, chị cũng ở nhà bật máy tính lên luyện phát âm. Buổi trưa, khi con về, hai mẹ con lại cùng nhau tập nói.
” Đến khi con học nhanh hơn mẹ, mình đành phải quay các clip để nhờ bạn bè facebook chỉnh sửa hộ”. Cứ thế, ròng rã từ lúc còn ê a vài câu tiếng Anh vỡ lòng, đến giờ Mai đã giao tiếp thông thạo và có vốn từ vựng tốt.
Chị Hương quan niệm, vật chất có thể thiếu nhưng kiến thức không bao giờ là đủ. Ngay khi con bắt đầu tiếp cận với ngôn ngữ mới, chị đã dành 1 triệu đồng để mua sách học tiếng Anh. Số tiền ấy với chị bấy giờ là hơn nửa tháng sinh hoạt cho cả 3 người trong nhà.
Trong quá trình học, chị luôn đặt ra cho con quy tắc: một ngày phải đọc ít nhất 30 phút. ” Khi mình là người không biết và con là người bắt đầu, khó khăn nhất vẫn là tìm hướng đi hiệu quả ” – chị Hương chia sẻ.
Trong không gian rộng chừng 27m2 đâu đâu cũng chi chít từ mới, ngữ pháp
Để con “quen tai”, trước khi ngủ dậy, khi con đi học về hay lúc ăn cơm…, chị Hương thường bật sẵn các bài nghe hoặc bài hát tiếng Anh. Chị bảo: ” Mình mong muốn con luôn sống trong ngôn ngữ mà con đang theo học. Cứ thế mình cho con “tắm” trong Tiếng Anh ngay từ khi con mới bắt đầu học những chữ đơn giản như “Hi”, “Hello”...”.
Còn bà ngoại Mai thì kể ” Mẹ con nó cứ nghe tiếng Anh ngày này qua tháng nọ. Nghe riết rồi bà cũng quen tai theo. Cuối tuần nào hai mẹ con dắt nhau lên Bái Đính thì nhà lại thấy thiếu thiếu “.
Lớp học của Mai bây giờ không dừng lại ở 8m2 giường kề bếp nữa mà trải rộng khắp Bái Đính, Hàng Bụt… Người đồng hành cùng em vẫn là mẹ với chiếc balo đựng mì tôm, lương khô, áo mưa, chai nước. Hai mẹ con cứ thế lang thang đi hết các thắng cảnh để Mai có cơ hội được nói chuyện với người nước ngoài.
Nhiều người cũng ngỏ ý trả tiền tip nhưng chị Hương đều từ chối. Chị bảo “Nhìn con có thể giao tiếp tự nhiên, sử dụng từ vựng linh hoạt, mình biết mình đang đi đúng hướng”.
…
???? ALLA ENGLISH – Hệ thống trường Anh ngữ chuẩn Quốc Tế từ United States Of America
☎️ Hotline: 0981 82 82 83
???? Địa chỉ: Tầng 2, Số nhà 34, Đường Ngô Văn Cảnh, Phường Ngô Quyền, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang
AllaEdu #AllaEnglish #tienganhtreem
Bà Mẹ Nông Dân Dạy Con ‘Bắn’ Tiếng Anh Như Gió
Thu nhập của cả gia đình Mai dựa hoàn toàn vào cửa hàng tạp hoá nhỏ. Nhưng theo lời bà ngoại em, bán cũng chẳng được mấy. “Bây giờ trong làng nhà nhà mở hàng tạp hoá. Thi thoảng người dân xung quanh cũng sang mua chai mắm, gói đường. Nhưng mắm thì cả tháng mới hết”. Vì thế, với khoản thu chưa đầy 2 triệu đồng, để Mai theo học tại các trung tâm hay khóa học đắt tiền là điều không thể.
Nghĩ vậy, chị Hương dồn hết khoản tích góp từ thời ” đi nhận may gia công cho người ta ” để mua một chiếc laptop với giá 10 triệu đồng. Chị lần mò tìm kiếm thông tin trên mạng với mong muốn tìm ra phương pháp học hiệu quả.
Mẹ Mai luôn là người đồng hành cùng em trên hành trình chinh phục ngôn ngữ mới
Từ đó, chị dành toàn bộ thời gian để cùng con chinh phục ngôn ngữ mới. Lớp học nhỏ của hai mẹ con chính là chiếc giường, còn bảng là những tấm gỗ chắn ngăn cách giữa giường và bếp. Trong không gian rộng chừng 27m2, đâu đâu cũng chi chít từ mới và ngữ pháp. Chị hồ hởi khoe: “Có gì không biết cứ hỏi “ông máy tính” là ra ngay mà”.
Nhiều người thắc mắc: ” Kiếm ăn còn không đủ thì thời gian đâu mà dạy con học?” Câu hỏi ấy chị Hương đã nghe nhiều thành quen. Khi ấy, chị chỉ cười mà nói ” Thà ăn ít đi một chút, quần áo có thể mặc quanh năm, nhưng tri thức cần phải bồi đắp hàng ngày “.
Đến hướng đi vững chắc
Nói thì dễ, nhưng với người một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết như chị, để dạy con thì cái gì cũng phải hỏi, phải học. Sáng sáng, khi con lên lớp, chị cũng ở nhà bật máy tính lên luyện phát âm. Buổi trưa, khi con về, hai mẹ con lại cùng nhau tập nói.
” Đến khi con học nhanh hơn mẹ, mình đành phải quay các clip để nhờ bạn bè facebook chỉnh sửa hộ”. Cứ thế, ròng rã từ lúc còn ê a vài câu tiếng Anh vỡ lòng, đến giờ Mai đã giao tiếp thông thạo và có vốn từ vựng tốt.
Chị Hương quan niệm, vật chất có thể thiếu nhưng kiến thức không bao giờ là đủ. Ngay khi con bắt đầu tiếp cận với ngôn ngữ mới, chị đã dành 1 triệu đồng để mua sách học tiếng Anh. Số tiền ấy với chị bấy giờ là hơn nửa tháng sinh hoạt cho cả 3 người trong nhà.
Trong quá trình học, chị luôn đặt ra cho con quy tắc: một ngày phải đọc ít nhất 30 phút. ” Khi mình là người không biết và con là người bắt đầu, khó khăn nhất vẫn là tìm hướng đi hiệu quả ” – chị Hương chia sẻ.
Trong không gian rộng chừng 27m2 đâu đâu cũng chi chít từ mới, ngữ pháp
Để con “quen tai”, trước khi ngủ dậy, khi con đi học về hay lúc ăn cơm…, chị Hương thường bật sẵn các bài nghe hoặc bài hát tiếng Anh. Chị bảo: ” Mình mong muốn con luôn sống trong ngôn ngữ mà con đang theo học. Cứ thế mình cho con “tắm” trong Tiếng Anh ngay từ khi con mới bắt đầu học những chữ đơn giản như “Hi”, “Hello”...”.
Còn bà ngoại Mai thì kể ” Mẹ con nó cứ nghe tiếng Anh ngày này qua tháng nọ. Nghe riết rồi bà cũng quen tai theo. Cuối tuần nào hai mẹ con dắt nhau lên Bái Đính thì nhà lại thấy thiếu thiếu “.
Lớp học của Mai bây giờ không dừng lại ở 8m2 giường kề bếp nữa mà trải rộng khắp Bái Đính, Hàng Bụt… Người đồng hành cùng em vẫn là mẹ với chiếc balo đựng mì tôm, lương khô, áo mưa, chai nước. Hai mẹ con cứ thế lang thang đi hết các thắng cảnh để Mai có cơ hội được nói chuyện với người nước ngoài.
Nhiều người cũng ngỏ ý trả tiền tip nhưng chị Hương đều từ chối. Chị bảo “Nhìn con có thể giao tiếp tự nhiên, sử dụng từ vựng linh hoạt, mình biết mình đang đi đúng hướng”.
Thúy Nga
Nói tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin, đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2023 tạo ấn tượng tốt với những câu trả lời bằng tiếng Anh thông minh, lưu loát.
Tối 29/10, đêm chung kết Giải vô địch Tranh biện Hà Nội mở rộng VSDC 2023 lần đầu tiên đã diễn ra tại Trường Phổ thông liên cấp Olympia với chiến thắng chung cuộc thuộc về đội BVIS.
Kinh Nghiệm Dạy Con Của Mẹ Bé Gái Sài Gòn 8 Tuổi Nói Tiếng Anh Như Gió
Để bé Tiểu Băng có được khả năng ngoại ngữ hiện tại, chị Loan đã từng rút kinh nghiệm từ một sai lầm trước đây của mình.
Tuy mới chỉ 8 tuổi nhưng cô bé Trần Tiểu Băng (hiện đang học lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã có khả năng nói Tiếng Anh trôi chảy, lưu loát và thậm chí làm toán Tiếng Anh rất giỏi khiến nhiều người bất ngờ.
Tiểu Băng từng đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi toàn quốc về Tiếng Anh như quán quân English Champion 2023, Math Violympic IOE… và rất nhiều cuộc thi Tiếng Anh tại trường lớp.
Chị Nguyễn Loan, mẹ bé Tiểu Băng cho biết, ngoài đời, Tiểu Băng là một cô bé có cá tính rất mạnh mẽ, chủ động, thích tham gia các cuộc thi và đam mê không chỉ Tiếng Anh mà còn các cả môn khoa học khác như Toán, Sử, Địa…
Một điều thú vị nữa ít ai hay, đó là cô nhóc lớp 4 “bắn Tiếng Anh như gió này” lại xuất thân trong một gia đình có bố mẹ đều là bác sĩ và không biết nhiều về ngoại ngữ.
Với những bậc cha mẹ có mong muốn dạy con tự tin, nói Tiếng Anh thông thạo như người bản ngữ, bà mẹ hai con chia sẻ 3 “gạch đầu dòng” vô cùng quý báu từ chính kinh nghiệm “xương máu” của mình:
Hãy cho con làm quen với Tiếng Anh càng sớm càng tốt
Nhiều cha mẹ Việt có chung nỗi lo “Tiếng Việt còn chưa sõi, sao học được Tiếng Anh”, từ đó thường cho trẻ học Tiếng Anh khi đã vào tiểu học, và đó cũng là sai lầm đáng nhớ nhất mà chị Loan gặp phải.
Thực tế, bộ não trẻ em dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ hơn là người lớn và thậm chí, cùng lúc trẻ nhỏ có thể học được 2,3 ngôn ngữ – một điều mà những người trưởng thành muốn học sẽ rất khó khăn.
Khi con người lớn lên thì bộ não con người sẽ khó tiếp thu hơn. Thêm vào đó, đặc điểm của một số cơ quan trong cơ thể con người như tai, màng nhĩ, lưỡi và cơ miệng được thiết kế để có thể bắt chước cách phát âm. Ở độ tuổi nhỏ, khả năng bắt chước và lặp lại ngôn ngữ rất tốt. Trẻ em ở độ tuổi tiểu học hoặc đến lớp 6 hoặc 7 có thể được xem là đã trễ để học ngôn ngữ.
“Cũng từng mang suy nghĩ phải đợi con sõi Tiếng Việt, viết Tiếng Việt đúng chính tả mới cho con học Tiếng Anh nên bé đầu tiên tôi cho con tiếp xúc với Tiếng Anh khá muộn, ở độ tuổi 6,7 tuổi. Đó là sai lầm của tôi.
Rút kinh nghiệm, ở bé thứ 2 là Tiểu Băng, tôi cho con đi học Tiếng Anh ngay từ khi bé mới chỉ 4 tuổi. Trái với lo lắng rằng con sẽ bị rối loạn ngôn ngữ, Tiểu Băng nói cả Tiếng Anh và Tiếng Việt đều rất tốt do ở trường bé được học Tiếng Anh nhưng ở nhà, bố mẹ vẫn nói chuyện với con bằng Tiếng Việt”, chị Loan chia sẻ.
Không giỏi ngoại ngữ nhưng chị Loan luôn cố gắng tạo môi trường tiếp xúc với Tiếng Anh cho con ngay tại gia đình. Bản thân Tiểu Băng có cả một “thư viện sách” Tiếng Anh và khi đi mua sách cho con, chị Loan cũng luôn chú ý chỉ chọn những cuốn sách bằng Tiếng Anh cho con đọc.
Tận dụng tâm lý trẻ nhỏ thích xem Ipad, Tivi và phim ảnh, chị Loan cũng không cấm con mà hướng con đến việc tiếp cận công nghệ theo cách thông minh.
“Tôi thường cho bé xem tivi, ipad khoảng 1 tiếng mỗi ngày và nhiều hơn vào cuối tuần, chủ nhật. Các chương trình được tôi chọn lọc cho bé luôn là những bài hát, bộ phim và các trò chơi bằng Tiếng Anh. Việc xem phim, nghe nhạc Tiếng Anh mang lại tác dụng lớn trong việc dạy Tiếng Anh cho trẻ”.
Không được nóng vội và luôn khuyến khích con nói mọi lúc mọi nơi
“Khi Tiểu Băng 4 tuổi và bắt đầu đi học Tiếng Anh, phải đến một năm sau đó, khi con 5 tuổi tôi mới nhận thấy bé bắt đầu sử dụng Tiếng Anh và bật nói Tiếng Anh một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Đừng vì thấy con nói sai ngữ pháp một câu mà chặn trẻ lại, không để bé nói tiếp.
Theo chị Loan, việc học Tiếng Anh của trẻ em phải như mưa dầm thấm lâu, không thể trông đợi ngày một ngày hai mà có thể giỏi, cha mẹ cần phải kiên trì, không được nóng vội, thúc ép trẻ thì mới mong con thoải mái, tự tin và yêu thích Tiếng Anh.
Theo Hà My (Khám Phá)
http://eva.vn/lam-me/kinh-nghiem-day-con-cua-me-be-gai-sai-gon-8-tuoi-noi-tieng-anh-nhu-gio-c10a304905.html
Mẹ Miu Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Con 5 Tuổi Nói Tiếng Anh “Như Gió”
Tên thường gọi: Tia
Năm sinh: 1988
Tốt nghiệp MBA tại SIHM Institute & HTI – Thụy Sỹ
Giảng viên ngành Quản trị khách sạn, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Họ tên con: Bé Đoàn Ngọc Minh Anh (Miu) – 5 tuổi, và b é: Đoàn Ngọc Lâm An (Moon) – 3 tuổi đang học đang học tại trường mầm non song ngữ.
Mới đây, những clip bé Miu 5 tuổi nói tiếng Anh trôi chảy, và giao tiếp khá tự tin với người lớn được các mẹ chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Rất nhiều mẹ bày tỏ cảm xúc ngưỡng mộ và đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để một em bé 5 tuổi có thể nói tiếng Anh tốt như vậy? Phương pháp dạy của bố mẹ Miu có gì đặc biệt không?”.
Để giải đáp những thắc mắc này của các cha mẹ, chị Thủy Tiên đã có một buổi chia sẻ các phương pháp mà mình đã áp dụng trong việc dạy con học tiếng Anh.
Chị Thủy Tiên trong buổi chia sẻ về việc nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ.
Ban đầu, khi quyết định cho bé Miu học tiếng Anh, Thủy Tiên cũng gặp nhiều khó khăn vì có nhiều ý kiến trái chiều lo bé tiếp xúc với ngoại ngữ quá sớm sẽ bị loạn ngôn, mất gốc, con còn bé chưa nói được tiếng Việt mà nói tiếng Anh sớm thì tiếng Việt sẽ không sõi, sẽ bị nói ngọng, hay sự tiếp thu văn hóa không được thuần Việt quá sớm có ảnh hưởng trực tiếp đến con…
Nhưng bằng những kinh nghiệm tích luỹ và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra những gì tốt nhất cho con, chị nhận ra rằng đây là những lo lắng không có căn cứ và càng tự tin trên hành trình nuôi dạy con của mình.
Buổi chia sẻ thu hút sự quan tâm của rất nhiều bố mẹ có con nhỏ.
Chị Thủy Tiên cho biết nếu trẻ được nuôi dạy song ngữ sẽ có khả năng nhận thức vấn đề, khả năng tư duy logic, xử lý vấn đề, sáng tạo và giao tiếp tốt hơn, chưa kể đến những lợi ích về điểm số, đi du lịch, xin việc, du học… sau này. Chính vì thế chị đã sớm cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ khi con còn khá nhỏ. Tiên cũng nhấn mạnh: “Việc tiếp nhận ngôn ngữ là điều bản năng tất cả mọi đứa trẻ đều làm được. Mỗi đứa trẻ đều đã có bản năng sẵn có, đều là thiên tài học ngôn ngữ, bố mẹ chỉ cần biết cách hỗ trợ và tạo điều kiện cho con thì việc học cũng sẽ rất nhẹ nhàng”.
1. Nên để con tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt
Theo Thủy Tiên, thời điểm “vàng” để cho trẻ bắt đầu với ngoại ngữ là giai đoạn từ 1-3 tuổi. Trong giai đoạn này, bộ não của trẻ cực kì phát triển, đến hết năm 3 tuổi thì gần như sự phát triển của bộ não đã đạt đến 85%. Những tế bào thần kinh trong não đã có sự liên kết với nhau thông qua thông tin, hoạt động mà bé học được. Càng nhiều thông tin được xử lý trong não bộ của bé thì sự kết nối càng dày và phức tạp khiến cho chất xám nhiều hơn vì thế bố mẹ nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
2. Môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ phải đủ tích cực, đủ “dày”
Môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ bao gồm: ở nhà (bố mẹ, anh chị, ông bà… những người tiếp xúc trực tiếp với bé có thể nói tiếng Anh), ngoài xã hội, và ở trường. Bản thân bố mẹ cũng phải trau dồi ngoại ngữ trước đó thì mới có thể dạy con. Chính bố mẹ cũng phải rất quyết tâm trong việc này.
Việc “ném” con vào một môi trường song ngữ như cho con theo học tại các trường song ngữ sẽ tốt hơn cho bé trong việc cọ xát và rèn luyện. Ngoài ra, việc cho con tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà cũng rất quan trọng. Có rất nhiều phương pháp bố mẹ có thể áp dụng với con.
Mặt khác, việc tổ chức play-date (chơi cùng nhau) một vài buổi trong tuần, cho con đi chơi ở những chỗ có nhiều người nước ngoài… giúp các bé khám phá và chơi, học được qua thực tế cũng rất tốt.
Bé Miu và em gái Moon hát tiếng Anh để giao lưu với các bạn nhỏ và các bố mẹ.
3. Công cụ để học ngoại ngữ: truyền thống và công nghệ
4. Lựa chọn phương pháp dạy con tiếng Anh rất quan trọng
Rất đông bố mẹ đã tham dự buổi chia sẻ của mẹ Miu – Moon.
Để dạy con nói tiếng Anh thành công như bây giờ, bà mẹ trẻ cho biết chị không hề áp đặt hay đặt nặng việc dạy con học tiếng Anh, mọi thứ để cho các con “ngấm” từ từ thông qua rất nhiều hoạt động hàng ngày. Để nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ thì bố mẹ thực sự phải quyết tâm.
Một số phương pháp Thủy Tiên đã sử dụng:
Xem clip Thủy Tiên chia sẻ về các phương pháp đã áp dụng để dạy con học tiếng Anh: One person, one language (một người, một ngôn ngữ); Xây dựng “quy định” về thứ tự, vị trí, đối tượng giao tiếp; Thường xuyên mô tả; Dùng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm hàng ngày; Thông qua các hoạt động vui chơi đơn giản: chơi đồ hàng, vẽ, thủ công, bài hát…
Chia sẻ về cách sử dụng media hiệu quả: TV/Internet/Games.
Cụ thể quá trình áp dụng các phương pháp này trong việc học tiếng Anh của Miu:
Đây là giai đoạn Miu đang học nói và là thời điểm đầu tiên mẹ Tiên bắt đầu áp dụng việc dạy tiếng Anh cho con. Tiên chia sẻ: “Mình đã bắt đầu với Miu bằng những từ vựng đơn lẻ thông qua các trò chơi và học phẩm đơn giản. Màu sắc là những từ Miu được học đầu tiên. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những từ lẻ thông dụng, con sẽ dần dần nhớ và quen dần với khối lượng từ vựng phong phú hơn”.
Sau giai đoạn từ vựng, bố mẹ có thể tiến cao hơn với các cụm từ ngắn rồi đến dài và dần dần phát triển các cụm từ dài hơn. Đây là sự “trưởng thành” về ngôn ngữ, giao tiếp của bé Miu sau khoảng 5 tháng học từ vựng đơn giản:
Và dần dần là tương tác lên thành các đoạn hội thoại ngắn thông qua các hoạt động hàng ngày:
Việc tương tác sẽ có tác dụng tích cực và khuyến khích trẻ hào hứng với việc học hơn. Tạo môi trường tương tác cho con cùng với các bạn khác cũng là một cách để học tiếng Anh. Trong video này, hai chị em Miu-Moon đã cùng dạy nhau học tiếng Anh.
Chiêu Dạy Con 2 Tuổi Nói Tiếng Anh Vanh Vách Của Bà Mẹ Siêu Bận Rộn
Bí quyết của bà mẹ có con 26 tháng tuổi đã giao tiếp được bằng tiếng Anh này chính là “chớp thời cơ – đánh du kích”.
Mong muốn con giỏi tiếng Anh từ sớm, nhưng không phải phụ huynh nào cũng có đủ thời gian để dạy con. Chị Bích Trang (27 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội), mẹ bé Pony – 26 tháng tuổi với khả năng nói và hát tiếng Anh đầy tự tin đã tiết lộ một bí quyết dạy tiếng Anh cực hiệu quả cho những bố mẹ khan hiếm thời gian.
Được biết, công việc của chị Bích Trang và chồng khá bận rộn, chị không có quá nhiều thời gian để đầu tư vào việc dạy và học tiếng Anh cùng con. Tuy nhiên, chia sẻ với người mẹ trẻ này, chị cho biết các bố mẹ hoàn toàn có thể dạy con tiếng Anh từ sớm, kể cả những bố mẹ bận rộn nhất.
Mẹ Pony đã tự tìm ra phương pháp dạy con tiếng Anh hiệu quả và phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của mình.
Chị tự dạy tiếng Anh cho Pony từ khi nào và áp dụng những phương pháp gì?
Nhận thức được vai trò quan trọng của ngôn ngữ nên mình đã chú trọng phát triển ngôn ngữ cho Pony từ rất sớm (từ trong bụng mẹ). Với mình, Tiếng Anh hay Tiếng Việt đều là phương tiện để giao tiếp xã hội nên mình luôn tạo điều kiện cho con được bao quanh bởi ngôn ngữ, được “tắm ngôn ngữ” thường xuyên và liên tục.
Hơn 18 tháng, con đã có thể nói được nhiều câu ngắn như “Bà ơi bố đi làm rồi”, “Ông nội ở trên gác”, “Mẹ ơi con muốn uống sữa nữa”.
Nhảy và vận động theo các bài hát tiếng Anh cũng là một cách học mà chơi – chơi mà học.
Cho Pony học Tiếng Anh từ sớm với mình không phải là điều gì quá khó khăn, thậm chí mẹ không mất nhiều nỗ lực, con vẫn tiếp thu rất hiệu quả, vui vẻ, tự nhiên. Bí quyết của mình khi dạy bé là để con được tiếp xúc với một thế giới tiếng Anh rộng mở, cho con học bằng nhiều cách, đa dạng và linh hoạt, mọi lúc mọi nơi đều có thể học Tiếng Anh.
Con thích âm thanh? Mẹ sẽ cho nghe thật nhiều các bài hát tiếng Anh, để không gian bao quanh con là các giai điệu vui tươi, đơn giản nhưng luôn đảm bảo chất lượng phát âm phải thật chuẩn.
Con thích những hình ảnh sinh động, hấp dẫn? Mẹ và bố sẽ thay phiên đọc sách với con, những cuốn sách ảnh sẽ là trợ thủ đắc lực cho các bố mẹ trong việc dạy và chơi cùng con. Con thích chơi mà học thông qua vận động? Bố mẹ sẽ cùng con khiêu vũ, cùng bắt chước hành động của các con vật, cùng minh họa thật sinh động cho mỗi từ vựng mới.
Con thích khám phá bằng IPAD, mẹ cài vào máy toàn bộ các phần mềm học Tiếng Anh thú vị, các kênh Youtube dạy Tiếng anh phổ biến như Super Simple Songs, Little Baby Bum, Baby First TV, Baby Einstein… nhưng giới hạn cho con tiếp xúc tầm 10-15phút mỗi lần để tránh những tác hại không tốt khi quá lạm dụng thiết bị công nghệ.
Mỗi ngày chị lên thời gian biểu dạy Tiếng Anh cho Pony như thế nào?
Pony được đi học từ sớm (14 tháng) nên mình nghĩ đó cũng là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển khả năng ngôn ngữ của con. Ngoài 8 tiếng con học ở trường mầm non, mỗi ngày 2 mẹ con chỉ dành khoảng 2 tiếng tương tác cùng nhau ở nhà thôi nhưng trộm vía khả năng tiếp thu và lượng kiến thức mới con học được rất ổn.
Trong 2 tiếng “dành cho nhau” ấy, mình cho Pony học thẻ Flashcard, chơi các trò busy bags (đồ chơi giáo dục hoặc học liệu mẹ chuẩn bị sẵn và chia vào các túi zip nhỏ giúp con “bận rộn” chơi, khám phá và học hỏi kỹ năng), học 10 phút với phần mềm Tiếng Anh có phí, nhảy và vận động theo các bài nhạc thiếu nhi trên youtube….
Pony rất hào hứng trước các bài học và cũng là trò chơi cùng mẹ.
Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ, Pony cùng bố hoặc mẹ sẽ đọc 2 quyển sách (1 quyển do mẹ lựa chọn và 1 quyển do Pony tự chọn từ giá sách gia đình), cả nhà trò chuyện với nhau để tổng kết một ngày đã qua.
Cuối tuần khi có nhiều thời gian rảnh rỗi, cả nhà thường cùng nhau tham gia các sự kiện, các hoạt động cộng đồng do các tổ chức uy tín tổ chức như đến các buổi đọc sách, diễn kịch, vẽ tranh có người nước ngoài chủ trì…hoặc cả nhà cùng tham quan Bảo tàng, sở thú, rạp xiếc, trang trại… thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế như vậy, Pony đều học tập và phát triển rất tốt kỹ năng nghe, nói Tiếng Anh cũng như các kỹ năng cuộc sống khác.
Từ kinh nghiệm bản thân, chị có thể chia sẻ cho các bố mẹ biết điều gì là quan trọng nhất khi muốn dạy con tiếng Anh từ sớm?
Việc dạy con Tiếng Anh không nên là một giáo trình cứng nhắc, bố mẹ càng không nên tự tạo áp lực cho mình và cho bé khi mỗi ngày phải hoàn thành khối lượng kiến thức nhất định. Mình nhận ra một điều là dạy con học lúc đi chơi, đi siêu thị, đi công viên, trên đường đến trường… luôn luôn mang lại hiệu quả cao không kém gì lúc hai mẹ con ngồi học ở nhà bởi việc dạy bé học ở nhiều địa điểm khác nhau không chỉ tạo cho bé sự hứng thú, mà còn giúp bé nhớ nhanh, nhớ lâu hơn, không bị nhàm chán với những điều quen thuộc.
Khả năng ngôn ngữ của Pony phát triển khá sớm.
Tranh thủ thời gian đưa đón Pony đi học, mình sẽ liên tục gợi chuyện để nói hoặc đặt câu hỏi về những điều thú vị hai mẹ con bắt gặp trên đường phố. Tranh thủ giờ đi tắm, 2 mẹ con sẽ cùng học về bảng chữ cái, số thứ tự, danh từ… Lúc mẹ bận rộn với việc nhà, con sẽ được phép dùng IPAD nhưng tuyệt đối không quá 20 phút để xem các chương trình thiếu nhi tiếng Anh trên hoặc chơi các game tương tác trí tuệ (tựa như busy bags nhưng trên IPAD) trong ứng dụng Tiny Hands.
Bí quyết của mình để con hợp tác, học hăng say và tập trung đó là tăng quyền quyết định của con khi chọn lựa một hoạt động khám phá. Mình thường cố tình sắp xếp trước những nội dung mình muốn con học lên một kệ nhỏ cạnh bàn học, con được thoải mái chọn các trò chơi trên kệ mà chọn trò nào cũng đều nằm trong “dụng ý” của mẹ rồi.
Có một điều thuận lợi có lẽ là mẹ Pony cũng nói tiếng Anh khá tốt. Chị có lời khuyên gì với các bố mẹ muốn dạy tiếng Anh cho con mà không giỏi môn ngoại ngữ này?
Dù bố mẹ có khả năng tương tác trực tiếp với con bằng Tiếng Anh là một lợi thế nhưng có rất nhiều công cụ hỗ trợ bố mẹ để dạy con bài bản, đúng chuẩn và hiệu quả hơn. Đó là đĩa CD Tiếng Anh, các bài hát và giai điệu Tiếng Anh trên Youtube, phần mềm học Tiếng Anh trả phí như Little Reader, Monkey Junior, ứng dụng học tiếng Anh trên smartphone như Starfall, KidzPhonics, Tiny Hands…
Các hoạt động trải nghiệm thực tế cũng là cơ hội để bé học tiếng Anh.
Các bố mẹ không biết ngoại ngữ thậm chí với những bố mẹ biết một chút nhưng phát âm không được chuẩn thì mình cũng khuyên rằng nên tránh dạy con cách đọc từ vì điều đó dễ làm hỏng phát âm tiếng Anh của con bạn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể cho con tham gia một CLB, một lớp tiếng Anh với giáo viên có phát âm tốt (hoặc là người bản xứ hoặc là người Việt nhưng được đào tạo bài bản). Con bạn sẽ có một hình mẫu cụ thể để bắt chước và con sẽ được tạo một môi trưởng chuyên nghiệp để luyện tập và thực hành giao tiếp.
Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện. Chúc chị và gia đình luôn hạnh phúc!
(Theo Trí Thức Trẻ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Con 4 Tuổi Nói Tiếng Anh “Như Gió’ Của Bà Mẹ U30 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!