Bạn đang xem bài viết Biết Tiếng Để Cùng Nói, Cùng Làm Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tối thứ bảy, tiết trời khá nóng bức, sắp đến giờ thông báo cho bộ đội đi ngủ nhưng ánh đèn hội trường Trung đoàn 335 vẫn sáng, tiếng đồng thanh đánh vần theo giáo viên lớp học tiếng dân tộc Thái vẫn diễn ra nghiêm túc. Lớp học gồm 70 học viên là sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan các phân đội. Giáo viên đứng lớp là Đại úy Lương Văn Đức, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 6, người dân tộc Thái. Quan sát quá trình giảng dạy, với phương pháp đối thoại trực tiếp, kết hợp hình ảnh, video minh họa trên Powerpoint nên không khí học tập khá thân mật, gần gũi. Ở các tổ, nhóm đều có quân nhân biết tiếng Thái cùng tham gia học tập nên tăng tính tương tác trong quá trình trao đổi, đối thoại, góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, từ đó giúp cho người học tiếp thu nhanh.
Theo Thượng tá Trần Thanh Bình, Chính ủy Trung đoàn 335: Hằng năm, đơn vị tiếp nhận thanh niên vào thực hiện nghĩa vụ từ nhiều địa phương, trong đó 26,4% là người DTTS. Đáng chú ý, hơn 50% số chiến sĩ này nói tiếng dân tộc Thái. Trước kia, khi chưa tổ chức các lớp học, việc quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội dân tộc Thái gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Thượng úy Hoàng Văn Quý, trung đội trưởng thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 5 cho biết: “Tham gia lớp học tiếng dân tộc Thái giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác quản lý, giáo dục bộ đội con em dân tộc. Còn nhớ, năm 2018, tôi ở đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới. Trong đơn vị có chiến sĩ Vi Văn Mừng, quê ở xã Xá Lượng (Tương Dương, Nghệ An), Mừng ít nói, ngại giao tiếp, đồng đội hỏi thăm không trả lời. Nhờ biết tiếng dân tộc Thái, tôi gần gũi trò chuyện, khi đó Mừng tâm sự, trước ngày nhập ngũ mẹ bị ốm phải nằm viện nên lo lắng, nhớ gia đình. Được quan tâm, động viên, chia sẻ, Mừng đã hòa đồng với mọi người và yên tâm công tác”.
Trung sĩ Nguyễn Hải Đăng, tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 6 chia sẻ: “Kết thúc khóa học tiếng dân tộc Thái, tôi được tham gia đi làm nhiệm vụ dân vận nên có dịp vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Người dân địa phương thấy chúng tôi nói được tiếng đồng bào mình nên rất tin, đồng thuận với thông tin, hướng dẫn của bộ đội. Vì vậy, hiệu quả việc nắm tình hình và vận động quần chúng của đội công tác đạt kết quả tốt”. Còn Binh nhất Nguyễn Xuân Đức, chiến sĩ Đại đội 11, Tiểu đoàn 6 tâm sự: “Năm ngoái, khi đơn vị hành quân diễn tập ở bản Ồ Ồ, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Ở đó, hơn 90% người dân tộc Thái sinh sống. Nhờ biết tiếng nên chúng tôi giao tiếp với bà con dễ dàng. Đồng bào quý mến còn nhường giường, phản cho bộ đội ngủ. Kết thúc đợt diễn tập, trở về đơn vị bộ đội và người dân địa phương lưu luyến không muốn chia tay”.
Đại úy Lương Văn Đức cho biết: “Khi được đơn vị cử vào tổ giáo viên tôi rất lo và sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng được sự động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ của chỉ huy đơn vị nên tôi từng bước khắc phục yếu điểm về khả năng sư phạm. Trước mỗi buổi lên lớp tôi lên mạng tìm kiếm thông tin bổ sung vào giáo án để bài giảng thêm phong phú, giúp bộ đội dễ học, dễ nhớ”.
Đội ngũ giáo viên tham gia dạy tiếng dân tộc Thái là những cán bộ người dân tộc đang công tác ở đơn vị, cán bộ Phòng Văn hóa-Thông tin và Trung tâm Giáo dục chính trị huyện Anh Sơn. Tài liệu học tập được sưu tầm qua hệ thống thư viện và internet. Với sự nhiệt tình của giáo viên, nội dung bài giảng phong phú, học viên hoàn thành tốt việc học tập, rèn luyện kỹ năng nghe, nói và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ huy đơn vị giao. Từ thực tế ở Trung đoàn 335 cho thấy, việc tổ chức để bộ đội học tiếng đồng bào DTTS nơi đơn vị đóng quân là rất cần thiết. Biết tiếng đồng bào không chỉ nâng cao chất lượng quản lý, huấn luyện bộ đội, mà còn triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn đóng quân.
Học Tiếng Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Để Gần Dân, Hiểu Dân Hơn
Biên phòng – Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia đoạn đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế, từ lâu, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được mối đoàn kết gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới A Lưới. Để đạt được mục tiêu đặt ra cho cán bộ BĐBP tỉnh công tác trên địa bàn này là phải “hiểu được đồng bào nói, nói cho đồng bào hiểu, làm cho đồng bào tin”, trong nhiều năm qua, BĐBP tỉnh đã chủ động tổ chức mở nhiều lớp học tiếng dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi cho cán bộ Biên phòng đang công tác trên tuyến biên giới A Lưới. Đây là một việc làm thiết thực nhằm vừa phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của BĐBP tỉnh, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.
Đại tá Lê Văn Nguyên, Chính ủy BĐBP Thừa Thiên Huế trao giấy chứng nhận cho các học viên lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số năm 2019. Ảnh: Mai Trí
Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: “Việc tổ chức học tiếng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo cho cán bộ Biên phòng phải giao tiếp được với đồng bào bản địa bằng chính ngôn ngữ của họ, hướng đến mục tiêu có thể giao tiếp thành thạo để phục vụ tốt hơn cho công tác bảo vệ biên giới. Đồng thời, thông qua các lớp học này nhằm giúp BĐBP tỉnh nắm được phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần loại bỏ của các dân tộc thiểu số nơi địa bàn mình công tác”.
Nói về việc tổ chức học tiếng dân tộc thiểu số của BĐBP tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy A Lưới (là người đồng bào thiểu số bản địa) chia sẻ: “A Lưới là huyện biên giới duy nhất và cũng khó khăn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Trong đó, địa bàn hoạt động của các đồn Biên phòng ở huyện A Lưới gồm 12 xã biên giới, có 4 đồn Biên phòng đóng quân; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 77,5% gồm các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Vân Kiều và một số dân tộc ít người khác di cư đến. Việc BĐBP tổ chức mở được nhiều lớp học tiếng dân tộc thiểu số vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa thể hiện tình cảm gắn bó của BĐBP đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các lớp học tiếng đồng bào dân tộc thiểu số do BĐBP Thừa Thiên Huế tổ chức được triển khai ngay tại doanh trại các đơn vị vào các ngày nghỉ, giờ nghỉ. Các đồn Biên phòng cử những cán bộ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian công tác lâu năm tại đơn vị, gắn bó nhiều năm ở địa bàn, thành thạo ngôn ngữ của các tộc người bản địa làm giáo viên lên lớp.
Trung tá Hồ Văn Hiệp, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hồng Vân (người dân tộc Pa Cô) là một trong những đồng chí đã có nhiều năm làm giáo viên trực tiếp đứng lớp, cho rằng: “Để khắc phục khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, chúng tôi đã phải dày công nghiên cứu tìm chọn những nội dung, từ ngữ cần thiết, thông dụng nhất để truyền đạt. Phương châm thực hiện của chúng tôi là người biết hướng dẫn cho người chưa biết, người biết nhiều trao đổi với người biết ít và người biết ít nói lại với người chưa biết. Ngoài việc học tập trung tại đơn vị, chúng tôi yêu cầu học viên những lúc xuống địa bàn hoạt động, đi họp, hay tham gia lao động, giao lưu, tuyên truyền, vận động quần chúng phải tranh thủ tiếp xúc với bà con để nâng cao khả năng giao tiếp và vốn từ vựng của ngôn ngữ các dân tộc bản địa”. Có thể thấy, đó là những cách thức học tập hiệu quả đã giúp cho đội ngũ cán bộ công tác ở các đồn Biên phòng dọc tuyến biên giới A Lưới có thể nghe, hiểu và trao đổi cơ bản được bằng tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn mình phụ trách, cũng như tiếng của đồng bào các dân tộc Lào địa bàn đối diện vốn có mối quan hệ bà con thân thiết với đồng bào các dân tộc ở A Lưới. Đặc biệt, hiện nay, có rất nhiều đồng chí nói và phiên dịch được tiếng Lào.
Trung úy Nguyễn Tống Thanh Tú, Trợ lý Phòng Trinh sát bộc bạch: “Nhờ được tham gia lớp học tiếng dân tộc đã giúp chúng tôi thuận lợi hơn rất nhiều trong việc tiếp xúc, gần gũi với đồng bào và hiểu, nắm bắt được nội dung khi họ “phát sóng ngắn” (nói chuyện với nhau) bằng ngôn ngữ của đồng bào”.
Trước đó, ngày 25-8-2015, Bộ Tư lệnh BĐBP đã có Kế hoạch số 2925/KH-BTL về việc xây dựng Đề án “Liên kết với chính quyền địa phương mở lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP đang công tác vùng dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới”. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thuộc huyện A Lưới tổ chức mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ các đồn Biên phòng. Theo đó, trung tâm đã cử giáo viên trực tiếp đến phối hợp cùng với các đồng chí giáo viên của đơn vị tổ chức giảng dạy; tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ cho học viên Biên phòng. Qua tổng hợp của cơ quan chính trị BĐBP tỉnh, từ năm 2013 đến nay, BĐBP Thừa Thiên Huế đã tổ chức được 7 lớp học tiếng dân tộc Tà Ôi, Pa Cô cho 187 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của các đơn vị Biên phòng. Qua kiểm tra cuối các khóa, các lớp học đều đảm bảo hoàn thành nội dung, chương trình học tập, đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, 100% học viên đạt loại khá và giỏi. Với kết quả từ các lớp học đó đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và bảo vệ biên giới của BĐBP tỉnh.
Trao đổi về những kinh nghiệm trong việc tổ chức mở lớp, cũng như việc đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, Thượng tá Phạm Tùng Lâm, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh chia sẻ: “Trong những năm tới, để triển khai thành công Đề án 771 của Chính phủ về “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”, BĐBP tỉnh sẽ tiếp tục phát huy kinh nghiệm, kết quả đã đạt được, mở thêm nhiều lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho các đồng chí chưa được học. Tuy nhiên, các lớp học cũng cần nghiên cứu triển khai đa dạng hóa thêm các hình thức học tập; tăng cường khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trình chiếu nội dung bài giảng tạo trực quan sinh động, dễ tiếp thu hơn. Đặc biệt là cần nghiên cứu xây dựng hệ thống bộ chữ viết để ghi lại cách phát âm, cấu tạo âm – vần của từng dân tộc và biên soạn thành tài liệu nghiên cứu, học tập lâu dài. Bên cạnh đó, người học phải tăng cường tiếp xúc, trao đổi thường xuyên hơn với đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, cập nhật thêm các thông tin được phát sóng trên các chương trình truyền hình, truyền thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số”.
Mai Trí
Người Thiểu Số Còn Ai Nói Tiếng Dân Tộc Mình?
Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số, do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) tổ chức ngày 31-5 ở Hà Nội.
Liệu chúng tôi có mất ngôn ngữ?
Câu chuyện của TS Bàn Thị Quỳnh Dao (Viện Văn học) tại hội thảo khiến nhiều người phải liên tục dẫn lại để bàn luận. TS Quỳnh Dao có cha là người Dao Tiền và mẹ là người Kinh.
Cha của bà là người Dao đầu tiên có bằng TS tại Liên Xô, thông thạo cả tiếng Nga và tiếng Trung nhưng vẫn không quên tiếng Dao của mình. Nhưng tới lượt bà Quỳnh Dao và anh em của bà, mọi sự đã thay đổi.
Sống giữa những người Kinh, bà và các anh em của bà không dám nói tiếng Dao vì “rất sợ mọi người nhận ra mình là người dân tộc thiểu số”.
Thế hệ những người Dao “thoát ly” khỏi bản làng như gia đình bà Dao đã vậy, nhưng ngay trong chính cộng đồng người Dao ở giữa bản làng cũng không còn mấy người đọc được và biết chữ Nôm Dao nữa.
Bà Quỳnh Dao nói ngay cả những thầy cúng cũng chỉ truyền khẩu các bài dân ca chứ không biết đọc, viết chữ Dao. Mỗi địa phương đều có các trường dân tộc nội trú, nhưng việc dạy ngôn ngữ dân tộc ở đây không được coi trọng.
“Liệu người Dao chúng tôi có mất ngôn ngữ của mình không?”, bà Quỳnh Dao đặt câu hỏ.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy tỏ ra rất cảm thông với tâm sự của TS Quỳnh Dao bởi thứ trưởng cũng có cha là người Kinh, mẹ người Mường.
Do môi trường sống và công việc, bà Thủy rất ít có cơ hội được nói tiếng mẹ đẻ, nhưng bà lo lắng khi chính những người thân của bà dù 100% là người Mường và vẫn đang sống ở bản làng nhưng cũng ngày càng ít nói tiếng Mường, bởi những đứa trẻ đi học một thời gian sau đều chuyển sang nói tiếng Kinh với ông bà cha mẹ mình.
Chỉ khi bà Thủy về thăm quê, chủ động nói tiếng Mường với mọi người, lúc ấy ngôi nhà của người Mường giữa núi rừng mới lại vang lên những thanh âm của tiếng Mường.
Sự tan vỡ của văn hóa truyền thống
Cũng câu chuyện giữ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, chúng tôi Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN) đưa ra những con số giật mình từ một cuộc khảo sát mới đây: số người có thể viết được chữ Thái ở Yên Bái còn 2 người, Sơn La 25 người, Lai Châu 18 người.
Hội thảo còn chỉ ra rất nhiều câu chuyện về sự tan vỡ văn hóa truyền thống ở các cộng đồng dân tộc thiểu số vì nhiều lý do khác nhau: toàn cầu hóa, chính sách tái định cư làm thủy điện và cả vì những chính sách bảo tồn văn hóa dân tộc “không hiểu về văn hóa”.
Đó là chuyện thanh niên Tà Riềng ở biên giới Việt – Lào tỉnh Quảng Nam không ai còn biết gì về lễ hội truyền thống của dân tộc mình nữa bởi cồng chiêng của họ đã mất hết trong chiến tranh, không có cồng chiêng thì không có lễ hội.
Đó là chuyện hầu hết những ngôi nhà gươl của người Ka Tu (Cơ Tu) bị bêtông hóa, đồng bào từ chối sử dụng vì “Giàng không ở nhà đó thì chúng tôi đến làm gì”.
Có cả câu chuyện tan vỡ của cả một bản làng người Cơ Tu ở khu vực tái định cư thủy điện, xã Ma Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam do người dân bị mất đi không gian sinh sống hòa thuận với thiên nhiên, đất màu mỡ khiến tập quán sản xuất thay đổi, dẫn tới đời sống văn hóa cũng bị phá vỡ theo.
Chuyện những nhà gươl bêtông bị chính đồng bào chối bỏ, theo chúng tôi Bùi Quang Thanh, là do chính sách bảo tồn văn hóa của đồng bào không xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa và chủ thể văn hóa.
Số hóa để bảo tồn?
PGS.TS Lê Ngọc Thắng (Trường Cán bộ quản lý VH-TT&DL) cũng đồng ý với ông Thanh: “Chúng ta cần thay đổi tư duy trong việc đề ra chính sách trong bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số hiện nay: phải đầu tư cho cộng đồng, nghệ nhân – chính chủ thể văn hóa, còn hệ thống quản lý chỉ đóng vai trò bà đỡ”.
PGS.TS Lê Ngọc Thắng gợi ý một biện pháp “cứu nguy” văn hóa dân tộc thiểu số là mời cán bộ về hưu dạy tiếng dân tộc và mời nghệ nhân dạy đàn, hát cho bà con.
Ông cùng với một số đại biểu khác cũng nhắc tới giải pháp giúp bà con phát triển du lịch để khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, các đại biểu này chỉ nhìn thấy mặt tích cực của du lịch với bảo tồn văn hóa, mà không thấy mặt trái của những hoạt động chỉ mang tính trình diễn, những ảnh hưởng tiêu cực khác đến văn hóa bản địa.
GS.TS Lưu Trần Tiêu đưa ra giải pháp bảo tồn là cần phải lựa chọn các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người thiểu số, rồi số hóa nó để bảo tồn. Có thể đưa những tư liệu số hóa này lên mạng xã hội để tiếp cận tới các bạn trẻ dân tộc thiểu số.
‘Người thiểu số giúp tôi khiêm nhường hơn’
TTO – Hành trình làm phim ‘Về nhà’ không chỉ khiến êkip làm phim người Kinh ngạc nhiên về sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số, mà còn khiến khán giả ồ à vì những gì họ nhìn thấy khác xa với hiểu biết lâu nay.
Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh
Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh còn nhiều khó khăn.
Tỉnh Gia Lai hiện có gần 400.000 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm gần 45%, chủ yếu là học sinh người dân tộc Jrai, Bahnar. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai chương trình dạy tiếng Jrai, Bahnar và coi đây là một môn học tự chọn trong các trường học từ năm 2006 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, số học sinh theo học tiếng dân tộc thiểu số ngày một giảm.
Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, năm học 2014-2015, số học sinh theo học tiếng Jrai là 7.117 học sinh với 283 lớp, số học sinh học tiếng Bahnar là 1.101 học sinh với 41 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, số lượng học sinh theo học tiếng Jrai giảm xuống chỉ còn 1.271 học sinh với 48 lớp và 741 học sinh học tiếng Bahnar ở 29 lớp.
Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Krông Pa cho biết: “Em học tiếng Jrai để bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Bà con trong làng đều nói tiếng Jrai nên nếu em không học, sẽ không hòa nhập được với mọi người. Lúc trước, lớp học đông lắm, nay các bạn nghỉ gần hết”.
Lý giải tình trạng học sinh theo học tiếng Jrai và Bahnar giảm mạnh trong khối các trường học, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết: Để đảm bảo việc dạy 2 tiết/tuần của các môn học tự chọn, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, sách, thiết bị, tiêu chuẩn, trình độ người dạy, nhu cầu của người học theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.
Từ năm học 2008-2009, sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Jrai và Bahnar được cấp miễn phí cho các trường học có tổ chức dạy học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, từ năm học 2015-2016, sách không được cấp miễn phí và cũng không được bán trên thị trường.
Các trường muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số phải pho to sách, kinh phí không thu được từ phụ huynh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng không được đào tạo chuyên ngành, chỉ có chứng chỉ tiếng Jrai hay Bahnar.
Ngoài ra, từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày, các trường đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác, để tập trung tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lý do các trường học buộc phải giảm hoặc bỏ dạy tiếng Jrai, Bahnar cho học sinh để có thời gian tăng cường dạy tiếng Việt.
Nhiều trường không đủ điều kiện, khó tổ chức mở lớp do gặp khó khăn về sách giáo khoa, thời lượng bố trí tiết học, nhu cầu của phụ huynh, đội ngũ giáo viên… là những nguyên nhân khiến việc tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc như một môn học tự chọn gặp khó khăn, ông Huỳnh Minh Thuận cho hay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Biết Tiếng Để Cùng Nói, Cùng Làm Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!