Xu Hướng 3/2023 # Bí Quyết Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Hiệu Quả Ngay Tại Nhà # Top 9 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bí Quyết Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Hiệu Quả Ngay Tại Nhà # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Hiệu Quả Ngay Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dạy trẻ lớp 1 đánh vần tại nhà sẽ giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường học tập, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn mỗi khi đến lớp. Trẻ nhỏ thường ham chơi, ít khi tập trung nên việc dạy trẻ đánh vần không hề dễ dàng chút nào.

Bước vào lớp 1 là thời điểm bé bắt đầu cần học những bài học làm người đầu tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ.

Dạy bé làm quen mặt chữ

Trước tiên, để việc dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả, mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.

Dạy trẻ lớp 1 đánh vần từ những chữ đơn giản

Trước khi bé thành thạo việc đánh vần, mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, từ ngữ, gần gũi nhất với bé. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”… Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.

Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “a+i”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Dạy trẻ lớp 1 đánh vần, khả năng phát âm của bé vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó, bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.

Thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày

Dạy trẻ lớp 1 đánh vần thời gian học tốt nhất là từ 5 – 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.

Kinh nghiệm dạy bé học đánh vần

Cha mẹ cần chọn thời gian học đánh vần: Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.

Bố mẹ không nên ép bé học đánh vần: Bạn mong con mình nhanh biết đánh vần, nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Bạn hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy trẻ học, bạn cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.

Trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để bé có hứng thú học hơn.

Học đánh vần qua các trò chơi bé yêu thích.

Xác định hãy cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn. Có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh…

Chơi đồ hàng: Hai mẹ con chơi bán chữ, nếu từng chữ cái thì mua rẻ, dạy bé xếp dần những chữ có nghĩa đơn giản (2 chữ cái) như “ba”, “mẹ”, “em bé”, “cá”… để bán hàng “đắt” hơn.

Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ, nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.

Phải khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ…

Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó ngồi “ôm sách”, do đó bạn nên dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với trẻ. Khi chơi, xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ.

Tìm bảng phụ âm phóng to dán lên tường để nhắc nhở bản thân phương pháp dạy trẻ hợp lý nhất. Tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần. Giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.

Theo: Báo đời sống pháp luật

Bí Quyết Dạy Bé Học Tiếng Anh Màu Sắc Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Dạy bé học tiếng Anh màu sắc từ sớm sẽ giúp bé có óc quan sát tinh tế, thông minh hơn và đời sống tình cảm phong phú khi lớn lên. Tuy nhiên, bố mẹ đã biết cách dạy bé hiệu quả chưa?

Dạy bé học màu sắc bằng tiếng Anh qua những vật dụng hàng ngày

Mẹ có thể sử dụng những vật dụng hàng ngày để dạy bé về màu sắc. Hãy chọn những vật thân thuộc nhất với bé hàng ngày như quần áo, khăn tắm, bát, thìa, cốc… Mẹ có thể làm như sau:

Mặc chiếc áo màu đỏ cho bé, nếu chiếc áo có in hình con vật ngộ nghĩnh thì càng tốt. Vì những hình ảnh bắt mắt luôn thu hút bé hơn là chỉ có hình ảnh về 1 màu duy nhất. Sau đó, mẹ chỉ vào áo và nói với bé đây là cái áo màu đỏ, màu đỏ, màu đỏ bằng tiếng Anh.

Dạy bé ghi nhớ sâu hơn bằng câu chuyện xung quanh chiếc áo màu đỏ .Hôm sau, mẹ có thể nhờ bé đi lấy chiếc áo màu đỏ. Đừng nản lòng nếu lúc đầu bé tìm sai, hãy kiên nhẫn với bé. Nếu bé không có hứng thú, mẹ nên dừng lại và đợi lúc bé vui mới dạy tiếp.

Hôm sau, đến giờ tắm của bé, mẹ vu vơ hỏi “Ôi khăn tắm màu đỏ của con đâu rồi nhỉ?”. Nếu bé chưa hiểu gì, hãy biểu lộ sự phấn khích của mẹ khi tìm thấy chiếc khăn tắm màu đỏ đó. Mẹ có thể reo lên “Aaaa… khăn tắm màu đỏ của con đây rồi”.

Dạy bé học màu sắc tiếng Anh qua món ăn

Mẹ hãy chú ý đến món ăn và loại hoa quả bé thích, khi bé ăn chỉ cho bé quả đó là màu gì. Những lúc nói chuyện với bé, mẹ gợi nhớ lại ký ức về món ăn, loại quả đó cho bé. Các loại quả thông dụng bé hay ăn như chuối, xoài, dưa hấu, đu đủ, bơ… mẹ đều có thể dạy bé.

Dạy bé học tiếng Anh màu sắc bằng đồ chơi

Trẻ con thường rất hào hứng trong các trò chơi. Vậy nên bố mẹ nên khéo léo chọn những lúc chơi với bé để dạy bé màu sắc

Việc dạy con phân biệt màu sắc cũng cần đòi hỏi sự kiên trì của bố mẹ. Một số phụ huynh thường dạy bé màu bằng bộ đồ chơi lego nhiều màu sắc. Cả nhà sẽ cùng nhau xây những ngôi nhà cao bằng màu vàng. Bố mẹ sẽ khuyến khích bé tìm những miếng lego màu vàng để xây nhà.

Nếu con lấy sai miếng lego khác màu thì để miếng lego sai đó cạnh tòa nhà cho bé thấy màu sắc quá khác biệt, rồi tự mình sẽ lấy miếng lego đúng màu cho con để con đưa cho mẹ xây. Cứ thế mà xây các tòa nhà với các màu sắc khác nhau.

Một số phụ huynh khác thì chọn mua những con cá nhựa có màu sắc khác nhau, và đổ vào chậu nước cho cá “bơi” . Sau đó thỉnh thoảng mẹ sẽ hô lên: “Ai bắt cho tôi con cá màu xanh với”. “Ôi, bác bán cá ơi, tôi muốn mua con cá màu đỏ để tối rán, bác câu cho tôi với”

Nguyên tắc khi dạy bé học tiếng Anh màu sắc

– Dạy màu chính trước (đỏ, xanh da trời, vàng), dạy màu phụ sau (xanh lá cây, da cam, tím).

– Nhắc lại nhiều lần và thực hiện hàng ngày cho đến khi bé nhớ.

– Kiên nhẫn, dạy từ từ. Đến khi bé nhớ màu này mới dạy bé màu khác.

Cho bé làm bài tập tiếng Anh về màu sắc

Sau mỗi buổi bé học tiếng Anh qua màu sắc, bé sẽ có thêm cho mình được 1 vài từ vựng. Tuy nhiên, mẹ cần biết xen kẽ một cách khéo léo những từ cũ vào những từ mới trong bài học sau để bé có thể tổng hợp lại kiến thức.

Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé làm những bài tập tiếng Anh về màu sắc sau khi bé đã học được 1 số lượng lớn từ vựng. Điều này vừa giúp bé ôn lại kiến thức, vừa giúp mẹ có thể kiểm tra được lượng kiến thức mà con tiếp. Từ đó, mẹ sẽ biết được phương pháp mình đang làm có hiệu quả không để có hướng thay đổi.

Dạy bé học tiếng Anh màu sắc vẫn luôn là một phương pháp kích thích cực kỳ hiệu quả trí thông minh và óc quan sát của bé sớm. Chính vì vậy, bố mẹ cần nghiên cứu sâu hơn để giúp bé đạt được hiệu quả cao trong việc dạy tiếng Anh tại nhà.

Bí Quyết Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ 3 Tuổi Tại Nhà Hiệu Quả.

Theo các chuyên gia giáo dục, 3 tuổi được coi là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vậy làm sao để các bậc phụ huynh không bỏ lỡ giai đoạn này?

Từ 3 tuổi, cha mẹ có thể dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà mà không cần đến trung tâm. Tuy nhiên, phụ huynh cần có phương pháp giáo dục khoa học để không làm trẻ sớm chịu áp lực học hành. Con học giỏi gửi đến các bậc phụ huynh phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả.

Cách dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi – Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu học tiếng Anh một cách tự nhiên và dễ dàng nhất. Nhưng phải cho con bắt đầu như thế nào, cha mẹ cần hiểu gì để giúp con khám phá, tích lũy và phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất?

Hiểu được những tâm tư nguyện vọng của quý phụ huynh, nên CitySmart sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp giúp bạn có thể dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi để bé đạt hiệu quả cao nhất.

Dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi bằng những hình ảnh, tranh vẽ nhiều màu sắc

Khi trong giai đoạn 3 tuổi, các bé thường rất hứng thú với những vật có nhiều màu sắc, đặc biệt là các màu sáng.

Chính vì vậy mà khi cho bé học tiếng Anh qua những hình ảnh nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ tập trung hơn, tiếp nhận thông tin cực hiệu quả và khoái chí với việc khám phá thế giới xung quanh mình.

Đặc biệt là các bậc phụ huynh nên lựa chọn hình ảnh, video thật kỹ lưỡng để tránh việc cho bé tiếp thu những nội dung không phù hợp với lứa tuổi.

Một lưu ý nhỏ nữa là trong quá trình dạy, hãy luôn tạo cho con thói quen suy nghĩ và xử lý thông tin bằng tiếng Anh.

Dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi bằng cách chơi trò chơi xếp chữ, ghép hình

Dạy tiếng Anh cho trẻ bằng cách chơi những trò chơi xếp chữ để ghi nhớ từ vựng cũng là một trong những cách dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi hiệu quả.

Trẻ em 3 tuổi rất thích những trò chơi xếp hình, nhưng lại khó để sắp xếp đúng nếu ba mẹ không giúp đỡ.

Ba mẹ có thể chơi cùng trẻ, qua đó giúp trẻ ghi nhớ những từ vựng lâu hơn.

Dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi bằng cách cho nghe những bài nhạc tiếng Anh thiếu nhi

Đặc điểm của nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh là giai điệu vui tươi và lời lẽ đơn giản, xuất phát từ điểm nhìn của trẻ về thế giới qua cách đánh vần chữ cái, cách đếm số…

Chính vì vậy, khi cho bé nghe nhạc bằng tiếng Anh cũng là một trong những cách dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả, giúp trẻ có thể tiếp thu được một số lượng từ vựng đáng kể.

Hãy cố gắng xây dựng nền tảng cho bé ngày từ nhỏ để tạo điều kiện phát triển tương lai trẻ một cách hoàn hảo nhất.

Vấn đề của bạn là chọn cho bé một trung tâm dạy tiếng Anh tốt cho bé, giúp bé có một môi trường năng động, hiệu quả, giúp trẻ phát huy hết khả năng, một môi trường để tạo cho các em một nền tảng tốt ngày từ khi bắt đầu học.

Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc.

Dạy bé 3 tuổi học tiếng Anh qua Flashcards

Học tiếng Anh qua flash card cho các bé sẽ kích thích tính tò mò của trẻ. Đầu tiên ba mẹ hãy lựa chọn mua những bộ flashcard có hình ảnh, từ vựng gần gũi với cuộc sống của bé như con vật, thức ăn, hoa quả, đồ dùng trong nhà…

Khi học tiếng Anh qua Flashcard thì ba mẹ sẽ phải phát âm tiếng Anh do đó trước khi đọc cho con nghe ba mẹ nên check lại từ điển online Oxford để biết được các đọc từ vựng đó. Sau đó ba mẹ sẽ đọc lại thật chuẩn cho các con nghe

Lưu ý:

Ngoài việc ba mẹ dạy con những từ vựng đơn lẻ thì ba mẹ có thể kết hợp nói những cấu trúc đơn giản như “Hey baby, what is this?” đồng thời giơ tấm thẻ ra để trẻ hiểu và phản xạ.

Dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh thông qua các trò chơi tương tác

Ghép từ và tranh

Ba mẹ hãy chuẩn bị một số từ vựng, kèm bức tranh mô tả từ vựng đó. Ví dụ hình mặt trời tương ứng với từ “sun”, hình bông hoa tương ứng với từ “flower”. Con mèo tương ứng với “cat”… Sau đó đảo lộn trật tự, yêu cầu bé ghép lại cho đúng. Ba mẹ hãy chỉ vào bức tranh bảo con tìm từ vựng tiếng Anh tương ứng với bức tranh, hoặc ngược lại.

Nghe và đoán từ có thưởng

Để luyện kỹ năng nghe – phản xạ tiếng Anh ba mẹ hãy chuẩn bị một số một số món quà nhỏ cùng với bức hình khác nhau. Trò chơi của chúng ta chính là ba mẹ hãy đọc phát âm từ tiếng Anh yêu cầu bé tìm tương ứng với bức tranh đó.

Cứ mỗi lần chơi ba mẹ hãy thêm một số bức tranh mới mà con chưa đọc, để mở rộng vốn từ vựng hơn cho con.

Hiện nay một sở thích của các con mà ba mẹ đều nhận thấy đó là thích dùng “điện thoại”, “ipad” của ba mẹ.

Bin nhà mình cũng vậy, nên mình đưa ra quy tắc cho con khi “đòi” dùng điện thoại đó là bé chỉ được sử dụng 15 – 30 phút là sẽ tắt và bé sẽ chỉ được xem một số chương trình hay chơi game giải trí tiếng Anh dành cho trẻ em.

Quan trọng nhất là ứng dụng học tiếng Anh chuẩn Mỹ dành cho trẻ từ 0 – 10 tuổi và học tiếng Anh qua truyện tranh tương tác Monkey Stories dành cho trẻ từ 2 – 15 tuổi.

Đây là 2 ứng dụng được đông đảo phụ huynh đón nhận và đã làm mưa làm gió trên thị trường trong thời gian qua.

Ba mẹ nên nhớ đừng cho các con sử dụng điện thoại quá lâu sẽ không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của con.

Chúc các cháu học tiếng Anh thật tốt. 😆

Cách Dạy Bé Đánh Vần Ghép Chữ Trước Khi Vào Lớp 1 Tại Nhà Cực Hay

Rất nhiều cha mẹ hoang mang không biết phải làm thế nào để kèm con chuẩn bị vào lớp 1 học thật hiệu quả. Chắc chắn không thể ngày nào cũng bắt con “mài mông” cả ngày chỉ để học đánh vần, ghép chữ, nhất là lâu nay bé chẳng mấy khi bị gò bó như vậy cả.

Không ít mẹ còn dạy bé ghép vần vào lớp 1 bằng cách “nhồi cấp tốc” thật nhanh chóng nhưng cuối cùng lại chẳng mang đến hiệu quả nào. Vậy phải dạy bé cách đánh vần, ghép chữ trước khi chuẩn bị vào lớp 1 thế nào đây?

Cách dạy bé đánh vần ghép chữ đơn giản

Dạy bé làm quen với mặt chữ và dấu câu

Trước khi dạy bé ghép vần vào lớp 1, điều đầu tiên là bé cần phải thuộc dấu câu và mặt chữ. Thay vì chỉ yêu cầu bé phải học thuộc chữ và dấu câu, cha mẹ có thể sử dụng những bộ đồ chơi nhiều màu sắc thật sinh động để bé tiếp thu nhanh hơn. Sau đó, khi đang chơi, thỉnh thoảng cha mẹ lại hỏi “đây là chữ gì” hoặc “đây là dấu gì”.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể “thay đổi chiến thuật” bằng cách cho con chơi trò chơi câu cá trước. Trước tiên, mẹ hãy chọn 1 chữ cái nào đó rồi để con câu con cá có dán chữ đó, sau đó lại đổi lại. Đó cũng là động lực để con thích thú học hơn mà không quên chữ nào.

Dạy bé ghép vần từ những chữ đơn giản nhất

Để bé ngay từ lần đầu đã dễ tiếp thu hơn, có một cách dạy bé ghép vần đơn giản và gần gũi nhất là ghép những chữ bé thường hay gọi hoặc nói hàng ngày như bố mẹ, bà, cái ghế, con mèo, cái bàn, cái ghế, con gà, bếp ga, đồ chơi, anh, em…

Mỗi khi đánh vần và ghép được từ nào đó, mẹ lại giúp bé tập viết thật đẹp lên mảnh giấy nhỏ rồi dán vào đồ vật. Nếu được nhìn thấy những mảnh giấy đã ghép, chắc chắn bé sẽ rất thích thú. Ngoài ra, ngay từ đầu, mẹ không nên dạy bé những từ quá xa lạ, không thông dụng, lại khiến bé khó tưởng tượng, đặc biệt là những từ dài, từ phức tạp như “ưu”, “uơ”, “uyên”, uya, oong, oăc,…

Dạy bé học đánh vần qua những trò chơi yêu thích

Những trò chơi được bé yêu thích sẽ khiến bé thấy thoải mái, hào hứng và giúp con tiếp thu nhanh chóng hơn. Chẳng hạn khi bé đang chơi đồ chơi nào đó, cha mẹ có thể dạy bé cách đánh vần tên của món đồ đó. Việc này sẽ giúp bé vừa có thể đánh vần, vừa hình dung được hình dáng thực tế của từ ngữ đó.

Để ôn luyện những từ bé vừa đánh vần xong, cha mẹ dạy bé ghép từ bằng cách chơi trò chơi “tìm những chữ cái bị mất”, chẳng hạn như “gà” thì chỉ còn “…à”, rồi cho bé 2 chữ cái như “d”, “g” hoặc vài lựa chọn khác và hỏi bé từ nào thì phù hợp để bé chọn và ghép. Khi bé chọn sai, cha mẹ hãy khuyến khích bé chọn lại, nếu bé chọn đúng, cha mẹ hãy vỗ tay để khích lệ tinh thần bé.

Rèn luyện mỗi ngày và thời gian học ngắn

Thời gian dạy bé ghép vần lớp 1 hoặc đánh vần tốt nhất chỉ nên khoảng 10 phút/ ngày hoặc cho bé học ngẫu nhiên nếu bé đang ở gần bảng chữ cái. Việc dạy học cũng cần được thực hiện mỗi ngày, học thời gian quá dài sẽ khiến bé mệt mỏi , việc học sẽ không có hiệu quả cao. Trẻ 5,6 tuổi thường không tập trung và ghi nhớ nhanh chóng những gì mình học. Vì vậy, cha mẹ nên dành thêm những khoảng thời gian để dạy lại các bài học cũ cho bé giúp bé ôn luyện.

5 quy tắc khi dạy bé đánh vần ghép chữ dành cho cha mẹ

– Hãy thực sự kiên nhẫn đối với trẻ, tuyệt đối không nôn nóng, không sử dụng bạo lực.

– Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý con sẽ vừa học, vừa chơi trước khi vào lớp 1.

– Hãy luôn khen ngợi và khuyến khích trẻ, có như vậy con mới thoải mái để học và tiếp thu.

– Hãy luôn nhớ, dạy bé ghép vần vào lớp 1 chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều việc cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển ngôn ngữ.

– Hãy thường xuyên vừa học vừa ôn tập.

Dạy bé đánh vần ghép chữ từ khi mới bắt đầu làm quen cho đến khi thành thạo nếu không có phương pháp hợp lý sẽ khó vô cùng. Nhưng nếu cha mẹ hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ là: học mà chơi, chơi mà học, không thích ép buộc, gò bó, trẻ mới thực sự hứng thú và nhớ lâu thì lại rất dễ dàng trong việc dạy bé học.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cach-day-be-danh-van-ghep-chu-truoc-khi-vao-lop-1-tai…

Theo Linh Hà (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Hiệu Quả Ngay Tại Nhà trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!