Bạn đang xem bài viết Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Tổ Chức Nhiều Gói Ưu Đãi Kích Cầu Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cụ thể, Bảo tàng có chương trình miễn phí “2 giờ vàng” và “Trở về tuổi thơ”. Trong đó, chương trình“2 giờ vàng” miễn phí vé vào cửa với tất cả khách tham quan 2 giờ từ 11h30 đến 13h30 các ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, áp dụng từ ngày 01/7 – 01/9/2020. Từ ngày 01/7 đến 31/12/2020 khách tham quan có cơ hội chơi trò chơi dân gian miễn phí trong không gian rợp cây xanh của khu Vườn kiến trúc qua hoạt động “Trở về tuổi thơ”. Các hoạt động này giúp cho ông bà, cha mẹ quay về tuổi thơ để cùng hướng dẫn con em mình chơi trò chơi bằng những dụng cụ có sẵn của Bảo tàng. Đặc biệt, sau khi hoàn thành các trò chơi, du khách có cơ hội nhận ưu đãi khi tham gia gói “Ngày của gia đình” và “Vui hè: kỳ nghỉ khó quên”.
Trình diễn múa rối được tổ chức thường xuyên tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Du khách tham quan nhà cộng đồng của người Dân tộc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách là người nước ngoài đến tham qua và trải nghiệm các không gian văn hóa độc đáo tại Bảo tàng
Ngoài ra, Bảo tàng có chính sách ưu đãi với những nhóm đăng ký trước ít nhất 5 ngày, thiết kế những chương trình riêng theo yêu cầu của các công ty du lịch, trường học, tổ chức có số lượng khách lớn. Thông qua các hoạt động này, Bảo tàng mong muốn tạo thành điểm tham quan hấp dẫn cũng như khuyến khích các gia đình, học sinh hình thành thói quen đến Bảo tàng trong dịp Hè và các ngày cuối tuần. Đồng thời là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa Bảo tàng, nhà trường và các công ty du lịch trong việc tạo ra các tour tham quan chất lượng cho học sinh và du khách.
Phạm Vĩnh Hà
Về Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 689/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức mở cữa phục vụ công chúng năm 1997.
Là một trong 6 bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng cấp quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các chức năng: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn để giới thiệu và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng và bảo tàng dân tộc học. Tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 5ha Bảo tàng DTHVN có ba khu trưng bày:
Thứ nhất là tòa nhà “Trống Đồng”, khu trưng bày về (khai trương 1997). Tại đây, trong không gian của diện tích khoảng 2000m2, sự đa dạng về văn hóa, lối sống của các dân tộc ở Việt Nam được trưng bày một cách rất sống động. Nguyên tắc bố trí trưng bày ở đây được sắp xếp phân cấp theo hệ ngữ, chi ngữ, tộc người; và về địa hình: từ thấp lên cao. Các hiện vật của đời sống đương đại được lựa chọn một cách tinh tế, lộ trình trưng bày được sắp đặt một cách khoa học, các chú giải mang tính chuyên nghiệp và các bài text 3 cấp ngắn gọn bằng 3 ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh súc tích nhưng vẫn đảm bảo tính tỷ mỹ và mang tính khái quát rất cao. Những gì như vừa đề cập, giúp cho khách tham quan không chỉ được thưởng ngọan cái đẹp từ các bộ sưu tập hiện vật mà còn giúp cho những ai có nhu cầu có thể bước đầu hiểu biết được một cách vừa khái quát vừa cụ thể về bức khảm tộc người, bức khảm văn hóa tộc người đặc sắc và rất hấp dẫn ở Việt Nam.
Tòa nhà trống đồng ở ngay mặt tiền của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Thứ hai là khu Vườn kiến trúc. Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, ven theo những lối mòn “quê mùa”, du khách có cơ hội thả mình trong một không gian ngút ngàn xanh của các loại cỏ cây, với dòng suối nhân tạo chảy về hồ thủy đình là nơi để trình diễn rối nước dân gian. Trong không gian xanh 2ha này 10 công trình kiến trúc dân gian đặc sắc của các dân tộc Việt Nam như: tổ hợp nhà Chăm, nhà người Việt (Kinh), nhà rông Bana, nhà dài Êđê, nhà sàn Tày, nhà nữa sàn nữa đất Dao Họ, nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu, nhà Mông và nhà Hà Nhì. Có thể nói mỗi ngôi nhà là một hiện vật bảo tàng đích thực: với quan niệm nơi cưu trú, dáng vẽ, nguyên liệu và kỷ thuật kiến trúc… hết sức đa dạng. Hơn thế bên trong của mỗi ngôi nhà có rất nhiều hiện vật được bày đặt như y như khi chúng còn tồn tại ngay ở các cộng đồng chủ thể. Chúng cũng chính là các công trình đích thực từ các cộng đồng, được cộng đồng (cùng bảo tàng) lựa chọn và đưa về dựng lại trong khuôn viên của bảo tàng bằng nguyên liệu, kỷ thuật và cả các nghi lễ của các cộng đồng chủ nhân văn hóa.
Nhà Rông Bana tại Khu vườn của Bảo tàng DTHVN
Với những cách trưng bày như thế, giúp cho những ai có nhu cầu, chỉ cần đến BTDTHVN là đã có thể bước đầu hiểu biết được tính đích thực về lối sống của các cộng đồng tộc người khác nhau ở mọi vùng, miền của Việt Nam. Hơn thế khách tham quan còn có cơ hội để tham gia trực tiếp vào các hoạt động trải nghiệm văn hóa tại các cuộc trình diễn thường xuyên được tổ chức trong không gian này. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học.
Thứ ba là khu trưng bày Đông Nam Á (khai trương vào cuối năm 2013). Nhằm mục đích kết nối Việt Nam với khu vực, tạo bối cảnh để công chúng khi tham quan BTDTHVN có cơ hội nhận biết tính đồng nhất trong đa dạng văn hóa giữa văn hóa của các dân tộc Việt Nam với văn hóa các dân tộc Đông Nam Á; nhận biết được giữa các sắc màu văn hóa hết sức đa dạng, toàn bộ khu vực Đông Nam Á vẫn còn đó các nền tầng văn hóa để tạo bản sắc chung cho mục đích xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á như một thực thể khu vực… mà một bảo tàng đầu tiên về Đông Nam Á đã hiện hữu trong khuôn viên của bảo tàng Dân tộc học Việt .
Bởi các chương trình hoạt động như đã đề cập mà Bảo tàng Dân tộc học Việt luôn luôn sống động và là một điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước nhất là công chúng ở thủ đô Hà Nội. Họ tới để tham quan, nghiên cứu, học tập qua trải nghiệm văn hóa và vui chơi giải trí…
Có lẽ vì thế, Bảo tàng DTHVN luôn được xã hội đánh giá cao về sự năng động, tích cực và hiệu quả trong các hoạt động phục vụ công chúng. Trang Web du lịch có uy tín lớn trên thế giới – TripAdvisor đã cấp cho Bảo tàng chứng chỉ “Xuất sắc” (Excellence) hai năm liên tiếp: 2012, 2013. Cũng theo bình chọn của du khách quốc tế qua trang Web này, Bảo tàng DTHVN được xếp vị trí thứ 6 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2013.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Một Lần Đến Với Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Cặp vợ chồng cùng người thân đưa nhau ra phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, chúng tôi xem bắn pháo hoa nhưng cả gia đình được đêm giao thừa “nhớ đời” vì đông đúc, chen lấn đã để tuột mất tay con gái 5 tuổi.
3 giờ sáng Tết dương lịch 2021, phố đi bộ Bùi Viện vẫn chưa ngưng tiếng nhạc, tiếng nói cười sôi nổi của những vị khách Tây, người nước ngoài còn ở lại VN trong năm Covid 2020 vừa rồi.
Tối chủ nhật (27.12) tổng thống Trump ký thành luật gói cứu trợ thứ 2 (trị giá 900 tỉ USD) giúp cho người Mỹ vơi bớt gánh nặng của cơn đại dịch COVID 19.
Ngày đầu năm 2021, dân mạng chia sẻ câu chuyện một nữ y tá ngất xỉu ngay thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới vì kiệt sức, làm việc liên tục trong khu cách ly phòng chống Covid-19.
Đón chào năm mới 2021, người Sài Gòn đổ ra đường thưởng thức các màn trình diễn pháo hoa tuyệt đẹp, cùng nguyện cầu một năm mới rực rỡ, xua tan bóng đen Covid-19
Một sản phụ chuyển dạ khi tàu đang đi từ biển vào đất liền đã may mắn được 2 bác sĩ pháp y thuộc Công an tỉnh Kiên Giang đở đẻ thành công.
Xem xổ số hôm nay, (KQXS) xổ số miền Bắc (XSMB), xổ số miền Nam (XSMN), xổ số miền Trung (XSMT), xổ số điện toán trực tiếp nhanh hôm nay thứ Bảy 2.1.2021. KQXS chúng tôi KQXS Long An, KQXS Bình Phước, KQXS Hậu Giang…
Ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), khách có thể say sóng nếu không quen sông nước bềnh bồng. Nhưng cái say này sẽ nhanh chóng “hóa giải” nếu được thưởng thức món gỏi tỏi ngon từ “lõi” ngon ra.
Nhân viên phát cơm tại khu cách ly tranh thủ ngồi đu đưa thư giãn trên xích đu trong ngày đầu năm 2021 được nhiều cư dân mạng thả tim…
Dải đất miền Trung ngày mưa bão triền miên, đối với PV Thanh Niên chi viện tác nghiệp tại các điểm nóng là những kỷ niệm nghề khó quên. Ở đó có sự dấn thân, nỗi sợ hãi và tình cảm khó nói hết bằng lời…
Chỉ vì ăn miếng pate chay nhỏ, mà chị Nguyễn Thị Thùy (20 tuổi, ngụ TT.Hiệp Phước, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) phải trải qua một trận thập tử nhất sinh, kinh tế kiệt quệ vì phải trả viện phí.
Mỗi hộ 30 triệu đồng, nguồn kinh phí của bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ đã tạo động lực giúp nhiều hộ vươn lên làm được ngôi nhà trước đây chỉ có trong giấc mơ!
Lịch Mở Cửa, Giá Vé Tham Quan Bảo Tàng Dân Tộc Học Hà Nội
Địa chỉ Bảo tàng Dân tộc học
Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại:
– Số điện thoại khẩn cấp: 0983-710-000
– Số điện thoại tổng đài Bảo tàng Dân tộc học: 04-3836-0352
Thứ Hai – Thứ Sáu hằng tuần: + 84-4-3836-0352
Thứ Bảy – Chủ Nhật: + 84-4-3836-0351
Lễ tân / Tham quan: + 84-4-3756-2193 (trừ Thứ Hai hằng tuần)
Bán vé: + 84-4-3836-0350 (trừ Thứ Hai hằng tuần)
Truyền thông và công chúng: + 84-4-3756-2193 (trừ Thứ Hai hằng tuần)
Hoạt động giáo dục: + 84-4-3756-2192 (#121, trừ Thứ Hai hằng tuần)
Bảo vệ: + 84-4-3836-0350
Hành chính: + 84-4-3756-2192 (#118, trừ Thứ Bảy, Chủ Nhật)
Giờ mở cửa Bảo tàng Dân tộc học
– Giờ mở cửa vào tham quan: 8h30 tới 17h30 tất cả các ngày trừ thứ Hai hàng tuần và Tết Nguyên Đán.
Giá vé thăm quan Bảo tàng Dân tộc học
– Giá vé chung: 40.000 đồng/người/lượt
– Đối tượng được giảm vé:
+ Sinh viên: 15.000 đồng/người/lượt;
+ Học sinh: 10.000 đồng/người/lượt;
+ Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng…): 50%
+ Người dân tộc thiểu số: 50%
– Đối tượng được miễn vé:
+ Trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Người khuyết tật nặng đặc biệt;
+ Thẻ ICOM;
+ Thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN;
+ Thẻ nhà báo;
Tham quan theo đoàn và trường học
04-37-562-193 (trừ thứ Hai hằng tuần)
04-37-562-192, máy lẻ 121 (thứ Hai hằng tuần)
Một số quy định Tham quan theo đoàn: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các không gian trưng bày trong nhà và không gian vườn với các công trình kiến trúc dân gian. Để đảm bảo chất lượng Tham quan, không nên tổ chức các đoàn quá đông. Đối với các đoàn Tham quan có thuyết minh, số lượng không quá 30 người/thuyết minh. Đối với các học sinh, để học sinh có thể “vừa học, vừa chơi”, các lớp nên tổ chức Tham quan rải rác trong năm, Tham quan từng lớp một, không nên tổ chức Tham quan theo trường. Bảo tàng có các chương trình nhà trường và hoạt động tham quan phù hợp với các độ tuổi khác nhau và với chương trình học, các môn học khác nhau; ngoài ra còn có các chương trình giáo viên hướng dẫn tổ chức Tham quan cho học sinh.
Tham quan có hướng dẫn
04-37-562-193 (trừ thứ Hai hằng tuần)
04-37-562-192, máy lẻ 121 (thứ Hai hằng tuần)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các hướng dẫn viên Tham quan tiếng Việt, Anh, Pháp cho các khu vực khác nhau (Các dân tộc Việt Nam, Văn hoá Đông Nam Á, Kiến trúc dân gian…)… Để đảm bảo chất lượng Tham quan, không nên tổ chức các đoàn quá đông, số lượng không quá 30 người/hướng dẫn. Bạn có thể yêu cầu hướng dẫn tại chỗ, mua vé trước cổng Bảo tàng, tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn có hướng dẫn (vì số lượng hướng dẫn viên có hạn) bạn nên đăng ký trước khi đến Bảo tàng theo số điện thoại trên.
Phí thuyết minh
Thuyết minh trong nhà tiếng Việt: 50.000đ
Thuyết minh ngoài trời tiếng Việt: 50.000đ
Thuyết minh toàn bộ bảo tàng tiếng Việt: 100.000đ
Thuyết minh trong nhà tiếng Anh/Pháp: 100.000đ
Phí chụp ảnh
Máy ảnh du lịch: 50.000đ/máy
Các tuyến xe buýt đến Bảo tàng Dân tộc học:
Xe buýt số: 7, 12, 13, 14, 38 và 39.
Bản đồ trực tuyến đường đi đến Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Tổ Chức Nhiều Gói Ưu Đãi Kích Cầu Du Lịch trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!