Bạn đang xem bài viết 12 Bí Kíp Tự Luyện Nói Tiếng Anh Trôi Chảy được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Luyện phát âm tiếng Anh.
1, Luyện nói tiếng Anh bất kỳ lúc nào có thể.
Khi bạn nói rằng bạn không có ai để luyện nói cùng, mình nghĩ là bạn đang quên mất một người rất quan trọng đó. Người đó chính là YOU. Vâng là BẠN đó. Bất cứ lúc nào thoải mái, bạn đều có thể nói chuyện với chính mình mà. Có khi nào bạn tự lẩm bẩm với mình những suy nghĩ trong đầu bằng tiếng Việt chưa? Ít nhiều thì cũng vài lần đúng không? Vậy thì tại sao không lẩm bẩm bằng tiếng Anh nhỉ?
Hãy đọc to những suy nghĩ đang lướt qua trong đầu bạn bằng tiếng Anh. Sai ngữ pháp, sai từ vựng cũng được, miễn là bạn được nói to ra ngoài. Bằng việc luyện tập như vậy, bạn sẽ không còn ngại nói tiếng Anh nữa. Bạn sẽ thấy việc nói tiếng Anh cũng tự nhiên như tiếng Việt vậy.
2, Nói trôi chảy trước, rồi mới cần đến đúng ngữ pháp.
Tại sao lại tập nói trôi chảy trước mà không phải luyện ngữ pháp trước?
Bạn nghĩ những đứa trẻ người Mỹ lên 3 đã biết nói đúng ngữ pháp chưa? Vì sao người lớn vẫn hiểu chúng? Ngữ pháp không phải là điều kiện tiên quyết để có buổi hội thoại thành công. Bạn nói to, rõ ràng. Bạn dùng từ vựng đúng với ngữ cảnh. Bạn có ngôn ngữ cơ thể để miêu tả. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin đến người nghe.
Khi bí từ, bí ngữ pháp, bạn có hay bị lắp, nói lí nhí hoặc ngập ngừng, à ầm không?
Bạn nói lắp, lí nhí và hay à ầm là do bạn bí từ, không biết diễn đạt như nào. Điều đó rất bình thường mà. Hãy tìm cách diễn đạt khác. Ngôn ngữ rất phong phú, có nhiều cách để thể hiện cùng một ý tưởng của bạn. Mẹo nhỏ để người kia không biết bạn đang “bí” là hãy nói to, rõ ràng, chậm rãi và ngừng nghỉ đúng lúc. Cách làm này sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ và tìm ra từ ngữ biểu đạt phù hợp. Những diễn thuyết gia nổi tiếng thế giới đôi khi còn phải dùng mẹo “chờ tôi uống ngụm nước” để suy nghĩ câu nói tiếp theo cơ mà. Vậy nên, chẳng có vấn đề gì nếu bạn ngừng nghỉ và nói chậm. Sẽ là vấn đề nếu bạn cứ à ầm, lí nhí.
3, Luyện tập với gương.
Hãy nhớ luyện thói quen nói to, chậm, rõ ràng các từ, sử dụng ngắt nghỉ đúng lúc để tư duy tiếp. Bí từ thì ta lại chuyển cách nói khác. Ví dụ khi nói về các món ăn ngon hôm nay, nếu không biết tên món thì hãy mô tả các thành phần trong đó. Sau đó, bạn luôn có thể tra lại từ điển để bổ sung vốn từ.
4, Nhấn trọng âm đúng chỗ.
Bạn có biết mỗi từ vựng tiếng Anh đều có trọng âm? Ví dụ, bạn nói từ “Hello” như thế nào? Nếu bạn nói là “HEEllo” có thể người nghe sẽ không hiểu là bạn đang chào đâu. Nhưng heLLO thì họ sẽ hiểu vì bạn nhấn trọng âm vào âm “LLO”, tức là âm này được nhấn mạnh hơn âm “he”.
Chưa hết, cùng một từ tiếng Anh, nếu bạn nhấn sai chỗ sẽ cho ra nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như từ “Present”. Nếu bạn nói “PREsent” thì nghĩa là “Món quà”. Nhưng nếu bạn nhấn là “preSENT” thì người Mỹ sẽ hiểu là “Thuyết trình”. Thật khác với tiếng Việt phải không? Chính vì vậy từ điển tiếng Anh luôn có thêm phần phiên âm để bạn biết nên nhấn trọng âm vào đâu. Khi gặp từ mới cần học, hãy luôn tra từ điển để biết cách phát âm từ. Có vẻ điều này hơi mất công đúng không? Bạn có thể cài ứng dụng eJOY eXtension để tra từ và nghe đọc phát âm chỉ trong tích tắc.
5, Nghe và nhắc lại.
Bạn có thích xem phim hài hoặc các chương trình giải trí trên Youtube không? Nếu bạn đang xem bằng tiếng Việt thì đây là thời điểm thích hợp để khám phá các chương trình đó bằng tiếng Anh đó. Mình cam đoan rằng các nội dung tiếng Anh cũng rất hài hước, hóm hỉnh và dễ hiểu.
Hãy chọn một đoạn hội thoại ngắn mà bạn thích. Nghe đi nghe lại thật thuộc và nhại lại theo đúng âm điệu lên xuống, tốc độ nhanh chậm, những chỗ nhấn nhá và cả giọng điệu kiểu Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ của người nói. Hiệu quả nhất là hãy thu âm câu thoại mà bạn nói, nghe lại và tìm ra chỗ sai của mình. Bạn sẽ rất ngạc nhiên đó. Vì có vẻ như giọng mà bạn nghe trực tiếp khác hẳn với giọng mà bạn nghe qua máy thu âm. Nhưng đó chính là giọng thật của bạn. Và có thể bạn đang nhấn trọng âm không đúng mà bạn không hề hay biết đó. Việc thu âm – nghe lại – sửa sẽ tăng khả năng nói của bạn lên rất nhiều lần so với chỉ nhại lại không.
Đừng nói với mình là bạn thấy việc đó rắc rối quá. Mình lại bật mí một cách cực nhanh, tiện và chính xác. Đây chính là cách mình vẫn luyện nói chỉ 5 phút mỗi ngày mà vẫn qua đầy đủ các bước trên.
Mình xem 1 đoạn video mà mình thích trên ứng dụng eJOY English.
Mình chơi game Shadowing và Roleplay với video đó. Và điểm tuyệt vời chính là ứng dụng giúp mình thu giọng nói, phân tích kết quả và cho mình nghe lại giọng mình nói như thế nào. Việc của mình chỉ là SPEAK.
Tìm hiểu về eJOY App. Tải Miễn Phí
6, Tongue Twisters.
Tongue Twister là một chuỗi các từ có cách phát âm rất dễ bị lẫn với nhau, nhất là khi đọc nhanh. Kiểu như tiếng Việt mình có “buổi trưa ăn bưởi chua” ý. Để nói được tongue twister bạn phải nói chậm, rõ ràng, đúng khẩu hình. Lúc đầu, bạn sẽ thấy lưỡi và cơ miệng của mình không đủ “dẻo”. Những âm nối tiếp nhau như muốn “méo cả mồm”. Nhưng dần dần cơ miệng của bạn sẽ dẻo dai và vào đúng “form” một cách tự nhiên, không cần phải nỗ lực nhiều.
Cải thiện nội dung nói.
7, Suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Bạn có đang nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh để nói không? Và kết quả là …? Bạn có thấy mình nói tiếng Anh “kiểu” tiếng Việt không? Có ai đó nói với bạn là đừng dịch từng từ “word by word” không? Vậy thì phải làm sao?
Hãy nghĩ bằng tiếng Anh.
Có thể bạn sẽ nói “What?”. “What are you talking about?” “Are you crazy?”.
Hô. Đó là mình đang suy nghĩ bằng tiếng Anh đó. Còn nếu suy nghĩ bằng tiếng Việt, mình sẽ nói: Hâm à? Bạn nói cái quái gì thế?
Nếu mình nghĩ bằng tiếng Việt trước rồi tìm cách dịch ra tiếng Anh, mình sẽ phải xem “hâm” nghĩa tiếng Anh là gì? “Quái” nghĩa tiếng Anh là gì? Trong khi người bản ngữ lại không nói vậy.
Hãy bắt đầu bằng cách nghĩ từng từ riêng lẻ một. Ví dụ bạn sẽ nghĩ: Tối nay mình ăn gì nhỉ? Banana, noodle, egg.
Sau đó, nếu có thời gian hãy tìm hiểu xem người bản xứ nói câu “Tối nay mình ăn gì?” như thế nào. Nguồn nội dung phong phú nhất là ở trong các phim hài bộ của Mỹ đó. Tìm được rồi bạn sẽ thấy họ nói “What to eat tonight?” hoặc “What am I gonna have for dinner?” hoặc nhiều cách khác nữa. Và thế là bạn đã có thể nghĩ bằng tiếng Anh một cách hoàn chỉnh:
8, Học các dạng (danh từ, động từ,…) của từ mới.
Trong tiếng Việt, với từ “học” bạn có thể dùng ở dạng động từ (Tớ học đây.) hoặc ở dạng danh từ (Việc học rất tốt. /Học là tốt). Nhưng tiếng Anh lại không đơn giản vậy. Nếu là động từ thì bạn nói “I learn”, nếu là danh từ: “Learning is good”. Nếu là động từ nhưng chỉ hành động trong quá khứ: “I learnt”. Thật phức tạp phải không? Nhưng đừng quá lo lắng. “Practice makes perfect” (Luyện tập nhiều sẽ thành thục).
Bằng cách biết dạng từ khác nhau bạn sẽ linh hoạt hơn khi nói. Thay vì nói “I learn English because it’s good.” Giờ bạn có thể nói “Learning English is good for me”.
Các bước bạn cần làm là:
Bước 1: Xác định từ loại của từ mới (part of speech). Ví dụ: danh từ, động từ, tính từ …
Bước 2: Tìm những hình thái khác nhau của từ và lưu lại
9, Học cụm từ thay vì học từng từ riêng lẻ.
Có khi nào bạn thấy mình học tiếng Anh khá tốt nhưng khi giao tiếp với người bản xứ bạn lại không bắt kịp với cách họ sử dụng ngôn từ? Bạn có bỡ ngỡ nếu họ nói “What’s up?” không? Nếu câu trả lời là có thì bạn hãy ngưng học thuộc lòng một từ mới đơn lẻ. Hãy học cả cụm từ, học từ vựng trong cả bối cảnh sử dụng từ đó.
Ví dụ, khi hỏi thăm một ai đó bạn có thể nói “how do you feel today?”. Trong trường hợp này, người bản ngữ lại thường nói “How’re you doing?” hoặc “What’s up?”
Các bước bạn cần làm là:
Bước 1:
bắt đầu xem những nội dung thoại thực tế, những nội dung mà người bản xứ hay xem, hay đọc.
Bước 3: hàng ngày mở sổ từ ra và ôn tập.
10, Học nói tiếng Anh qua bài hát.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có vần điệu chứ không bằng phẳng đều đều như tiếng Việt. Người bản xứ nói tiếng Anh như hát vậy. Đó là lý do vì sao mình rất thích luyện nói tiếng Anh bằng cách hát.
Bạn có để ý các âm luyến láy trong các bài hát tiếng Anh không? Ví dụ ca khúc “Hold on together” do Diana Ross trình bày. Đoạn điệp khúc có câu “If we hold on together”. Bạn đọc câu này như thế nào? Bạn sẽ đọc rõ từng từ đúng không? Nhưng Diana lại hát là “If we holdon together”. Bạn có nghe thấy âm “d” được nối vào âm “on” không? Đó là cách người bản xứ nối âm. Và khi bạn luyện nối âm vậy, bạn sẽ thấy thật “natural”, cứ như người Mỹ nói vậy. Right?
11, Chuẩn bị cho những tình huống cụ thể.
Bạn có đang ôn luyện nói tiếng Anh cho mục đích cụ thể gì không? Ví dụ như phỏng vấn xin việc, thuyết trình, đàm phán với đối tác. Hay đơn giản hơn, sắp tới bạn có cần giao tiếp tiếng Anh với ai không? Nếu có thì đã đến lúc bạn cần chuẩn bị nội dung trước cho buổi nói chuyện đó để bạn thật tự tin và thành thục.
Các bước bạn cần làm là:
Bước 1: tham khảo các nội dung thoại mà người bản xứ hay trao đổi với nhau. Bạn có thể xem video trên Youtube, trên eJOY Go (xem phim hài Mỹ, TV Shows).
Bước 2: tìm hiểu các từ vựng trong đoạn hội thoại đó bằng cách tra từ, nghe cách phát âm và lưu từ vựng để luyện tập
Bước 3: luyện nói thành thục các mẫu câu phổ biến trong các đoạn hội thoại đó theo các tips chia sẻ ở trên như nói trước gương, nói với chính mình, …
12, Hãy luôn thư giãn.
Trong giao tiếp, sự bình tĩnh, tự tin toát lên từ bạn còn để lại ấn tượng tốt hơn nhiều so với việc bạn phát âm chưa chuẩn hoặc sai ngữ pháp. Vì vậy, nếu có nhầm từ hay bí từ, hãy hít thở thật sâu và bắt đầu lại. Hãy nói to, rõ ràng, và chậm rãi. Biết cách ngừng nghỉ để chuẩn bị cho câu nói tiếp theo.
Tải eJOY App Miễn Phí
Bí Quyết Học Nói Tiếng Anh Trôi Chảy Cho Người Mới Bắt Đầu
Nếu bạn có thời gian thì hãy đến các trung tâm ngoại ngữ để kiểm tra, còn nếu không, bạn có thể làm thử những bài thi tiếng Anh online để biết được trình độ của mình ở đâu. Để học nói tiếng Anh cơ bản thì bạn cũng cần phải biết trình độ của mình như thế nào để biết được cách học tiếng Anh phù hợp với mình, không phải hụt hẫng, bỡ ngỡ và nản chí ngay từ khi mới bắt đầu.
Đặt mục tiêu rõ ràng cụ thể
Hãy đặt cho mình một bản mục tiêu cụ thể sau quá trình học tiếng Anh, sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng.. Rồi lên cho mình một lịch trình hoàn hảo sát với thực tế nhất có thể về cả thời gian, cả năng lực của bản thân, đó là một bản kế hoạch học tập.
Xem xét thời gian mình có thể học tiếng Anh nói cố định trong ngày
Thời gian học cách nói tiếng Anh mỗi ngày không cần quá nhiều nhưng phải đều đặn và thường xuyên.
Chuẩn bị tất cả những dụng cụ học tập để sẵn sàng cho những lúc bạn bắt gặp một cấu trúc, từ vựng hay: giấy note, bút, chì, bút highlight, tẩy chì,.
Thời gian học nói tiếng Anh mỗi ngày
Hãy vận dụng tối đa thời gian trên lớp để học nói tiếng Anh giao tiếp, hay bất cứ nơi đâu để học tiếng Anh nói với những câu đơn giản. Điều này sẽ giúp bạn nhớ bài, phản xạ nhanh trong tình huống thực tế. Bạn có thể nói một mình trước gương, học nói cùng bạn bè hay tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh,… Đây cũng là những cách khá đơn giản để học tiếng Anh nói vui vẻ. Tự tin và cố gắng, những điều này sẽ giúp bạn học nói tiếng Anh lưu loát!
Sáng: mở đầu ngày mới bằng 15 phút làm bạn với tiếng Anh vì đầu óc lúc này khá minh mẫn và “fresh”.
Trưa: tận dụng thời gian ngủ nghỉ và ăn trưa bạn có thể đeo tai nghe và nghe một vài podcast. Hoặc bạn có thể giao lưu, trao đổi với bạn bè bằng tiếng Anh.
Tối: tùy thuộc vào sở thích và thời gian của bạn để sắp xếp thời gian học cho phù hợp. Bạn có thể luyện nói một mình trước gương, gọi điện thoại cho bạn bè hoặc xem phim và nhại theo, học tiếng Anh qua bài hát ,… Có rất nhiều hoạt động cho bạn để luyện tập đó.
Luyện cách phát âm thật tốt
Bạn cần biết cách đọc các ký tự phiên âm quốc tế, nguyên âm (vowels) là gì, phụ âm (consonants) là gì cũng như các quy tắc phát âm .
Học phát âm đúng sẽ giúp bạn truyền tải ý của mình muốn nói đến người nghe một cách dễ dàng, chính xác. Điều này cũng giúp ích cho bạn trong việc học nghe nói tiếng Anh chuẩn.
là thường xuyên xem phim, nghe nhạc cũng như các hương trình tiếng Anh trên BBC, VOA,…và dành thời gian để bắt chước những gì mình được nghe. Bằng cách kết hợp này bạn sẽ học tiếng Anh nghe nói một cách thú vị hơn. Luyện phát âm tốt là cách bắt đầu cho việc Bí quyết để tự học phát âm ở nhà học nói tiếng Anh cơ bản.
Dùng sách tham khảo với người mới bắt đầu
Chúng mình thường nghe được câu nói là “Practice makes perfect”. Nhưng nếu bạn thường xuyên luyện tập học cách nói tiếng Anh những câu sai mà bản thân không hề biết là sai thì sự luyện tập của bạn cũng trở nên vô ích phải không? Chính vì thế, việc dùng tài liệu phù hợp với trình độ mới bắt đầu và được nhiều người đánh giá tốt thực sự rất quan trọng trong việc học cách nói tiếng Anh sao cho chuẩn.
Luyện tập nghe và nói với các công cụ học tiếng Anh
Một chiếc điện thoại di động có thể trở thành công cụ đắc lực cho việc học kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của bạn. Bất cứ khi nào có thể, hãy ghi âm giọng nói của bản thân. Bằng cách này, bạn có thể biết giọng nói của mình nghe như thế nào.
Ngoài ra, có rất nhiều trang web và app học kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cực kỳ chất lượng. Một điểm cộng của những trang web và app học nói tiếng Anh giao tiếp này là bạn có thể luyện nói mọi lúc mọi nơi chỉ cần có chiếc điện thoại trong tay. Bạn cũng có thể luyện nói với bạn bè quốc tế. Một cách hay để kết bạn mới phải không?
Làm những hoạt động yêu thích bằng tiếng Anh
Nói Tiếng Phần Lan Trôi Chảy Ở Nhà Hàng!
Các mẫu câu Tiếng Phần Lan Giao Tiếp Cơ Bản tại nhà hàng. Học tiếng Phần Lan Online MIỄN PHÍ tại Wifly Finland.
Video giúp các bạn du học phần lan, tự học tiếng Phần Lan, học tiếng phần lan online, học tiếng phần lan cho người mới bắt đầu, học tiếng phần lan cơ bản. Học tiếng Phần Lan cùng cô Minh. Tiếng Phần Lan không khó!
Trong bài học lần nay, bạn học các câu thường sử dụng tại nhà hàng, quán cafe:
1. Cái bàn này có trống không?
2. Tôi muốn xem thực đơn món ăn.
3. Các bạn có thể giới thiệu những món ăn nào không?
4. Tôi muốn món … (thức ăn, đồ uống, đồ kèm thêm)
5. Tôi bị thiếu … (nĩa, muỗng, thìa…)
– Cái bàn này có trống không?
Trường hợp bạn được hỏi câu này, thì bạn có thể trả lời là:
Mä/minä haluaisin ruokalistan!
– Tôi muốn có thực đơn / menu!
Mitä voitte suositella?
– Các bạn có thể giới thiệu những món nào được không?
Mä haluaisin appelsiinimehun.
– Tôi muốn 1 cốc nước ép cam.
Mä haluaisin kahvin maidolla.
– Tôi muốn 1 cốc cà phê với sữa.
– Cùng với đường nữa. Xin cảm ơn.
Mä haluaisin teen sitruunalla.
– Tôi muốn 1 cốc trà với chanh.
Mä haluaisin teen maidolla.
– Tôi muốn 1 cốc trà với sữa.
Minulta puuttuu haarukka.
Minulta puuttuu veitsi.
Minulta puuttuu lusikka.
Lớp Học Cô Minh sẽ đăng clip mới vào mỗi Thứ 3 – Thứ 5 – Thứ 7!
WIFLY FINLAND – TRƯỜNG DẠY TIẾNG PHẦN LAN HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
Học tiếng Phần Lan là bước chuẩn bị hoàn hảo nhất nếu bạn có nhu cầu học tập, làm việc và định cư tại Đất nước Phần Lan xinh đẹp. Đừng ngần ngại việc học Tiếng Phần Lan nếu bạn không muốn bỏ lỡ các cơ hội: học tập tại nơi có nền giáo dục hàng đầu và định cư tại nơi có mức sống cao, lợi ích xã hội cao nhất thế giới.
Học Tiếng Phần Lan Online
Học Tiếng Phần Lan Trực Tiếp tại Cơ Sở Wifly Finland TPHCM
Học Tiếng Phần Lan Online với Lớp Học Cô Minh:
Thư viện Sách Tiếng Phần Lan Online Miễn Phí:
Nhóm Luyện Tiếng Phần Lan Mỗi Ngày:
lớp học cô minh,tiếng phần lan,học tiếng phần lan,phần lan,tự học tiếng phần lan,học tiếng phần lan online,học tiếng phần lan cho người mới bắt đầu,học tiếng phần lan cơ bản,giao tiếp tiếng phần lan,finland,cô minh,thực hành nói tiếng phần lan,tiếng phần lan có khó học không,học giao tiếp tiếng phần lan,học nói tiếng phần lan,nói tiếng phần lan,tiếng phần lan giao tiếp cơ bản,tiếng phần lan ở nhà hàng,du học phần lan,du hoc phan lan,phan lan,tiếng phần, wifly finland, du học phần lan, du hoc phan lan, phan lan, nơi học tiếng phần lan tphcm,
Trôi Chảy Tiếng Nhật Trong 3 Tháng
Cách tuyệt vời để học bất cứ ngôn ngữ nào là “Hãy sống với nó”
Trong phần lớn các hệ thống giáo dục hiện nay, ngôn ngữ được dạy theo cùng một cách với các môn học khác. Giáo viên sẽ cung cấp kiến thức hay thông tin và học sinh sẽ hiểu hay biết về kiến thức đó, tương tự như vậy giáo viên ngoại ngữ cũng cung cấp từ vựng và học viên “biết” về ngôn ngữ đó. Hay giống như môn Toán, học sinh phải làm bài tập thật nhiều để nắm vững và ghi nhớ những quy tắc ngữ pháp. Cách này có thể tạo nên những người xuất sắc trong việc đọc, viết hay làm bài tập trên giấy, giúp học viên vượt qua các kỳ thi cuối kỳ trong trường, nhưng lại khó lòng có thể tạo nên những người thành thạo trong việc sử dụng ngoại ngữ đó trong cuộc sống thực sự. Đơn giản vì khả năng ngôn ngữ của họ chỉ có thể được thể hiện trên giấy hay trên những màn hình máy tính, còn trong những tình huống giao tiếp thực tế, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng những gì được học.
Ngôn ngữ là một phương tiện để giao tiếp, và tốt hơn hết nó nên được “sống” cùng chứ không phải để được dạy. Nếu bạn không thể giao tiếp thì coi như bạn đã đánh mất mục đích chính của ngôn ngữ. Vì thế dù khả năng ngôn ngữ của bạn đang ở bất kỳ trình độ nào, hãy cứ sử dụng chúng trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là trong giao tiếp.
Động lực của bạn là gì?
Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, nếu bạn xác định rõ cho mình ít nhất một lý do tại sao bạn phải làm công việc đó, thì chắc chắn rằng bạn sẽ có động lực để thực hiện nó. Vậy lý do vì sao bạn phải học một môn ngoại ngữ nào đó là gì?
Vì sự nghiệp tương lai, làm việc ở một tập đoàn đa quốc gia, hưởng lương cao, hay để vượt qua các kỳ thi, đi du học hay chỉ để gây ấn tượng với người khác,…Đó là những lý do thường được đưa ra.
Còn đối với những người thành thạo nhiều ngôn ngữ thì họ học vì một lý do khác, đó chính là đam mê. Họ muốn được giao tiếp với thế giới, với bạn bè 5 châu, muốn khám phá các nền văn hoá và con người trên khắp hành tinh này. Động lực của họ lại nằm chính ở mục đích của ngôn ngữ, đó là giao tiếp và kết nối. Chính vì vậy, họ học ngôn ngữ rất nhanh và hiệu quả, thậm chí với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đam mê
Hầu hết những người đã thành công với ngôn ngữ thứ 2 đều cho rằng việc tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng tới kết quả của họ. Nhưng để có thể miệt mài say sưa tự học mà không cần sự đốc thúc nhắc nhở của người khác thì quả là rất khó đối với nhiều người. Dù họ biết họ cần phải làm gì nhưng họ lại không làm điều họ cần phải làm, vì họ còn thiếu một thứ, đó chính là niềm ĐAM MÊ. Đó mới chính là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta tiến lên. Họ học đơn giản chỉ vì họ thích vậy, họ không cần cố chăm chỉ chỉ vì họ tự khắc chăm chỉ, họ học mà không phải bị quá căng thẳng vì việc học mang lại cho họ niềm vui.
Vì vậy hãy phát triển niềm đam mê của bạn với việc học ngoại ngữ, giao tiếp và kết nối với thế giới. Nếu bạn thấy mình vẫn chưa có cảm hứng với việc đó, hãy thử xem những bộ phim, video về một đất nước nào đó, khám phá nghệ thuật, hội hoạ, ca nhạc hay lịch sử của họ, đọc tạp chí, sách báo, hay dành thời gian với người bản xứ,…rồi bạn sẽ thấy bạn vô cùng tò mò và hứng thú muốn biết nhiều hơn về họ.
Nói cho cùng, để có thể thành thạo một ngoại ngữ nào đó, bạn cần biến ngôn ngữ đó trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, và nếu đó là đam mê của bạn thì con đường sẽ rộng mở hơn rất nhiều.
Bạn có chấp nhận trả giá?
Để thành công, bạn phải chấp nhận trả giá, bạn phải chấp nhận hy sinh, nhưng cái giá nào bạn chấp nhận, bạn dám đi bao xa, bạn sẵn sàng hy sinh đến mức nào? Điều đó mới quyết định thành công của bạn.
Bạn có dám làm tất cả để đạt được mục tiêu của mình (tất nhiên là trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức). Bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để rèn luyện, bao công sức để học tập? Liệu bạn có sẵn sàng đối mặt với sự chỉ trích, chê bai, sự mất mặt, nhục nhã, thất bại thạm hại. Nếu bạn có thể bỏ qua tất cả và hành động bất chấp nỗi sợ hãi, thì chắc chắn rằng bạn sẽ làm được.
Sự dễ dàng, dễ chịu không tạo nên những nhà vô địch, những con người vĩ đại được tôi luyện, mài dũa trong khó khăn, thử thách. Hãy sẵn sàng đối mặt với bất cứ thử thách nào, bất cứ giới hạn nào với một tinh thần vững vàng, động lực và đam mê cháy bỏng, cùng một quyết tâm mạnh mẽ phải làm đến cùng. Tất nhiên là con đường đến với thành công không trải đầy hoa hồng, nó đầy chông gai đang chờ bạn phía trước, sẽ có những lúc thất vọng, mịt mờ và thậm chí vô vọng, nhưng hãy giữ vững niềm tin và bước tiếp, cuối cùng công sức của bạn sẽ được đền đáp.
Bước đầu tiên trong việc chinh phục bất kỳ ngôn ngữ nào: Hãy cam kết phải làm được dù bất cứ giá nào, không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi thành công.
CHAPTER 1: Những suy nghĩ cản trở việc học ngoại ngữ
Người ta luôn luôn có quá nhiều lý do để trì hoãn, chính vì thế họ chẳng bao giờ có thể bắt đầu. Thật ra tất cả mọi người bình thường đều có thể học ngôn ngữ thứ hai, bất kể tuổi tác, môi trường sống, nghề nghiệp hay trình độ học vấn,…Vì vậy đừng trì hoãn sự thành công của bạn nữa, hãy loại bỏ ngay những suy nghĩ luôn cản trở bạn:
Người lớn học ngoại ngữ gặp quá nhiều bất lợi:
Thật ra dù ở độ tuổi nào thì học ngoại ngữ luôn luôn tồn tại những khó khăn nhất định, và người lớn cũng có những lợi thế không nhỏ khi học ngoại ngữ.
“Tôi không có năng khiếu học ngôn ngữ, tôi không có tài năng, tôi rất kém cỏi”:
“Bạn nghĩ bạn có thể hay không thể, bạn đều đúng”
“Tôi không có đủ thời gian”:
Vậy tức là bạn chưa có đủ đam mê, động lực và sự yêu thích cần thiết với ngôn ngữ mới, vậy có có đủ thời gian cho người yêu của mình không?
“Các chương trình hay khoá học ngoại ngữ quá đắt tiền với tôi”:
có những cách học hiệu quả hoàn toàn miễn phí hoặc với chi phí thấp.
“Tôi sẽ đợi một khoá học hoàn hảo”:
không có gì là hoàn hảo cả, bạn thậm chí còn không biết khoá học đó như thế nào, nếu tiếp tục chờ đợi bạn sẽ mãi mãi không thể bắt đầu.
“Tôi cần phải học đủ trước khi tôi có thể bắt đầu trò chuyện với ai đó”:
tại sao không bắt đầu trò chuyện ngay, đó là cách áp dụng những gì bạn đã học.
“Tôi không thể tập trung”:
chỉ làm một việc vào một thời điểm nhất định, bạn sẽ có được sự tập trung
“Một vài ngôn ngữ quá khó và tôi không thể”:
nếu người khác có thể, bạn cũng có thể
“Việc hoàn toàn thành thạo ngoại ngữ là không thể”:
bạn sẽ sớm từ bỏ mục tiêu mà bạn cho rằng là không thể.
“Học ngoại ngữ quá nhàm chán
”: vậy thì việc học sẽ là cực hình với bạn, hãy tìm những cách thú vị để học ngoại ngữ, ví dụ như xem phim, kết bạn trò chuyện, nghe nhạc…
“Người bản xứ sẽ không nói chuyện với tôi”:
bạn sẽ không biết nếu bạn chưa thử, thật ra họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai muốn học ngôn ngữ của họ.
“Tôi luôn mang giọng của tiếng mẹ đẻ và không thể phát âm ngoại ngữ chuẩn được”:
điều đó không thành vấn đề nếu nó không cản trở việc giao tiếp, thật ra bạn có thể rèn luyện để phát âm chuẩn hơn.
“Tôi không thể bắt kịp sự tiến bộ của người khác”:
đó không phải là vấn đề, bạn không thể so sánh với người khác và họ cũng không sánh được với bạn, quan trọng là bạn đã tiến bộ và tốt hơn mình của ngày hôm qua, hãy tập trung phá vỡ những kỷ lục của mình mỗi ngày
CHAPTER 2: Nhiệm vụ của bạn
Bây giờ, bạn đã nhận ra những quan niệm, suy nghĩ, niềm tin sai lầm của mình, hãy loại bỏ chúng ngay lập tức. Bước tiếp theo, hãy thiết lập cho bản thân mục tiêu thật rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, đặc biệt phải có thời hạn cụ thể.
Nếu là tôi, tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu “Giao tiếp trôi chảy lưu loát trong vòng 3 tháng”
Đầu tiên bạn phải hiểu:
“Trôi chảy lưu loát” có nghĩa là gì, như thế nào thì được gọi là “trôi chảy lưu loát”?
Vậy bạn nên định nghĩa “Lưu loát” như thế nào để phù hợp với mục tiêu của mình. Theo từ điển Oxford, “lưu loát” có nghĩa là có khả năng trình bày, diễn đạt một cách dễ dàng, rành mạch và chính xác bằng ngôn ngữ thông qua nói hoặc viết. Đây mới là mục tiêu bạn nên nhắm đến.
Hệ thống CEFRL (Common European Framework of Reference for Language)
Đây là một hệ thống đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn. Trong đó chia ra 3 cấp độ chính bao gồm:
A: Beginner (Sơ cấp)
B: Intermediate (Trung cấp)
C: Advanced (Cao cấp)
Để đánh giá cụ thể hơn, hệ thống này còn chia nhỏ các cấp độ hơn nữa, bao gồm A1,A2,B1,B2,C1,C2
Không có gì là hoàn hảo cả, vì thế đừng bao giờ cố bắt bản thân phải thật hoàn hảo, hãy nhận ra hạn chế của mình và từng bước cải thiện, đừng chán nản vì điều đó. Bạn sẽ đến gần hơn với sự “hoàn hảo” nhưng dù bạn có học tập chăm chỉ đến cỡ nào thì cũng không bao giờ có thể chạm đến mức “hoàn hảo”, bởi học tập không bao giờ có điểm cuối, bạn không bao giờ có thể nói việc học của bạn đã hoàn thành, thậm chí với chính tiếng mẹ đẻ của bạn, vẫn còn nhiều điều phải học hỏi.
Mất bao lâu để đạt đến ngưỡng “lưu loát”?
Nếu bạn thật sự nghiêm khắc với bản thân và nghiêm túc với việc đạt được mục tiêu đề ra, thì 3 tháng là đủ để bạn giao tiếp một cách tương đối ở mức độ xã giao, tương đương với việc đạt đến trình độ A2 hoặc B1.
Bạn cần phải cam kết sẽ làm được trong thời gian 3 tháng này, một thời hạn ngắn sẽ buộc bạn phải nỗ lực nhiều hơn mức bình thường, và khi bạn làm được điều đó thì không gì là không thể.
Cấp độ thành công:
Thành công cũng chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều người mới chỉ đạt chút thành công nho nhỏ đã tự mãn và sao nhãng việc học tập, vì thế họ không bao giờ đi đến cuối con đường đã chọn. Hãy cố gắng đạt đến thành công ở mức cao nhất bạn có thế. Đừng đặt mục tiêu quá dễ hay 100% bạn sẽ đạt được, vì nó không tạo cảm hứng và động lực cho bạn. Hãy đặt một mục tiêu đủ lớn, đó là mục tiêu khiến bạn cảm thấy đôi chút sợ hãi nhưng lại đầy hưng phấn khi nghĩ đến. Nó sẽ buộc bạn phải vượt ra khỏi những giới hạn của mình để chinh phục những nấc thang cao hơn.
Mini-missions (Nhiệm vụ nhỏ):
Đó là những ưu tiên của bạn vào một thời điểm nhất định nhằm giải quyết những vấn đề nhất định. Những Mini-mission này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể và khắc phục những điểm yếu của bạn hiệu quả.
Ví dụ: trong một khoảng thời gian, bạn chỉ tập trung khắc phục duy nhất khả năng phát âm còn đang yếu của mình.
Nó sẽ cho bạn cảm giác bạn đang ngày càng tiến bộ. Hãy liên tục thử thách bản thân, nâng dần độ khó để liên tục phá vỡ những giới hạn của mình.
Quá tải – Điểm bão hoà:
Thông thường, nếu bạn tập trung toàn bộ sức lực học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy sự tiến bộ vô cùng ấn tượng. Nhưng với cường độ học tập cao như vậy thật sự bạn khó lòng có thể duy trì lâu nếu không có sự nghỉ ngơi hợp lý. Bạn sẽ đạt đến điểm bão hoà – thời điểm bạn cảm thấy dù cố gắng học nhưng không thể hấp thu kiến thức hơn được nữa. Vì thế hãy có kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật hiệu quả. Hãy coi sự nghỉ ngơi là phần thưởng cho bạn sau mỗi lần đạt được mục tiêu, điều đó sẽ tiếp thêm năng lượng và động lực cho bạn để vươn tới những mục tiêu cao hơn.
Có thể cũng có những thời điểm bạn cảm thấy chán nản hay thất vọng, đó là chuyện bình thường, hãy coi việc học ngoại ngữ như một trò chơi, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn.
Kế hoạch hành động:
“Kỷ luật là chọn lựa giữa những gì bạn muốn làm ngay bây giờ và những gì bạn muốn đạt được nhất”
Những ý tưởng tuyệt vời nhất sẽ chỉ là vô giá trị nếu chúng không được bắt tay hành động, vì thế bạn phải luôn luôn có kế hoạch hành động và tập trung vào thực hiện nó.
Hãy quyết định mục tiêu của bạn là gì, bạn hướng đến điều gì?
Dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày chỉ dành riêng cho mục tiêu đó, đặt một thời hạn cụ thể để hoàn thành và trong khoảng thời gian đó phải dành sự ưu tiên cho mục tiêu.
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Thông báo mục tiêu của bạn với thế giới: điều này sẽ buộc bạn phải hành động và quyết tâm làm đến cùng.
CHAPTER 3: Học từ vựng siêu tốc
Tại sao cách học từ vựng được dạy trên trường lớp không mấy hiệu quả?
Ở trường, chúng ta phần lớn được dạy quá nhiều đến nỗi chúng ta không bao giờ thực sự học cách để học.
Ở trường, hầu hết ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại. Ví dụ: để ghi nhớ từ “cat”, chúng ta nhẩm đi nhẩm lại “cat mèo cat mèo cat mèo…”. Nhưng đáng buồn là chỉ sau vào ngày, thậm chí vài giờ là chúng ta đã có thể quên ngay. Cách này chỉ có thể giúp bạn nhận dạng từ vựng khi đọc, khi bắt gặp từ ấy bạn vẫn có thể hiểu nghĩa, nhưng bạn lại khó có thể nói ra hay sử dụng từ đó khi giao tiếp. Nếu muốn có thể, bạn nhất định phải “lặp đi lặp lại” rất nhiều lần, nhưng cách học này lại rất nhàm chán và vất vả.
Học từ mới bằng cách “LIÊN KẾT”:
Phương pháp này đã được ông cha chúng ta sử dụng rất thường xuyên và đem lại hiệu quả cao, họ ghi nhớ bằng cách tạo ra các câu chuyện, thơ ca, vè, ca giao,…. Vậy để ghi nhớ từ vựng, chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này:
Hãy tưởng tượng ra hình ảnh mang ý nghĩa của từ vựng bạn cần nhớ bằng tất cả các giác quan: hình dạng, màu sắc, hương vị, mùi vị, cảm giác,….Hãy tạo ra những hình ảnh lạ kỳ, khác thường, hài hước, mang ấn tượng đậm nét và nên gắn với những điều bạn yêu thích. Rồi sau đó kết hợp lại thành một câu chuyện thú vị, nực cười, thậm chí lố bịch và phi lý.
Nhưng, đừng cố làm nó trở nên quá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Ban đầu, quá trình tưởng tượng của bạn sẽ hơi chậm một chút, câu chuyện có thể hơi vô vị nhưng chỉ sau vài lần như thế bạn sẽ làm tốt hơn. Sau đó, bạn chỉ cần tưởng tượng lại câu chuyện bạn đã tạo khoảng 3 đến 4 lần là bạn sẽ ghi nhớ toàn bộ.
Học từ vựng bằng Flash-cards:
Đây là cách học từ vựng rất phổ biến và được tin dùng. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi ngay khi có thể, những từ khó nhớ bạn hãy sắp xếp lên phía trên, những từ nào bạn đã nhớ, bạn hãy xếp xuống dưới. Ngoài ra bạn có thể sử dụng app trên Smartphone, ví dụ như: Anki.
Sử dụng Âm nhạc để nhớ cụm từ hoặc câu dài:
Bạn có thể ghép câu bạn muốn ghi nhớ với giai điệu một bài hát bạn yêu thích, hát nó một vài lần bạn sẽ nhớ ngay lập tức.
Học thuộc một vài câu cơ bản thường dùng:
Ví dụ, hãy chuẩn bị một đoạn giới thiệu bản thân bằng cách trả lời một số câu hỏi thông dụng như: who are you? What is your name? what do you do? Why do you learn this language?… Hãy học thuộc chúng và sử dụng khi giao tiếp.
Người bạn nói chuyện cùng sẽ vô cùng ấn tượng vì phần mở đầu của bạn, và họ sẽ sử dụng nhiều từ ngữ khó hơn một chút với bạn, điều này sẽ giúp bạn học được nhiều hơn.
Ngoài ra, hãy tìm một số mẫu câu cơ bản khác bạn nên học thuộc trước, ví dụ như: what does it mean? What is this? Sorry, thank you, how are you, nice to meet you,…
Học nhóm từ phổ biến toàn cầu:
Rất nhiều ngôn ngữ sử dụng những từ được mượn từ ngôn ngữ khác, hay có những từ cả thế giới đều biết, tuy nhiên tuỳ vào ngôn ngữ mà cách đọc có đôi chút khác nhau, tuy nhiên bạn vẫn có thể dễ dàng hiểu được. Ví dụ như:
Tên danh nhân: Obama, Ronaldo,…
Thương hiệu nổi tiếng: Pepsi, Coca-Cola,…
Món ăn: Sushi, Pasta, Pizza,…
Công nghệ: Internet, email, robot,….
Học những từ vựng này sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ rất nhanh vì chúng rất quen thuộc và dễ nhớ.
Trong hầu hết các ngôn ngữ đều có hai dạng là thể lịch sự và thể thông thường, để đơn giản hơn cho người mới bắt đầu, bạn nên chỉ tập trung vào thể lịch sự trước.
CHAPTER 4: Môi trường học ngoại ngữ
Nhiều người cho rằng phải đến đất nước nói ngôn ngữ bạn muốn học mới tốt, nhưng cách này tuy tốt nhưng lại rất tốn kém. Thật ra, nếu bạn có thể tạo môi trường học ngoại ngữ ngay tại đất nước bạn sinh sống thì bạn vẫn có thể đạt kết quả cao không kém gì việc bạn ra nước ngoài học, thậm chí với một mức chi phí vô cùng ít ỏi.
Thực tế là dù học ở đâu thì cũng có những lợi thế và bất lợi riêng, kể cả việc học ở nước ngoài.
Nhiều người dù sống ở nước ngoài nhiều năm nhưng vẫn không nói được ngoại ngữ thành thạo, đó là vì sự lười biếng và những cám dỗ của cái mà người ta gọi là “vỏ bọc người ngoại quốc”. Họ dù ra nước ngoài nhưng vẫn sống cùng những người cùng nước, vẫn nói tiếng mẹ đẻ hàng ngày hàng giờ. Thậm chí họ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn so với khi ở trong nước, ví dụ như: họ phải làm quen, thích nghi với cuộc sống mới, với những con người xa lạ, họ phải dành thời gian kết bạn, vượt qua rào cản văn hoá, nhiều lúc là sự cô đơn, nhớ nhà,…Những điều này dễ gây ra rất nhiều cản trở với việc học ngôn ngữ. Trong khi đó, ở nước mình, bạn không có quá nhiều thứ để lo lắng như thế.
Vậy khi nào bạn nên ra nước ngoài học ngôn ngữ?
Bạn chỉ có thể có những trải nghiệm tuyệt vời khi ra nước ngoài nếu bạn có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ của người bản xứ, nếu không bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Vì thế hãy trang bị cho bản thân khả năng giao tiếp cơ bản trước khi ra nước ngoài, cách này sẽ giúp bạn học nhanh hơn, hoà nhập nhanh hơn khi ra đi.
Vậy làm thế nào tạo ra môi trường học ngoại ngữ ngay tại đất nước của bạn?
Đầu tiên, hãy tìm ngay một người bản xứ có thể giúp bạn học ngôn ngữ của họ. Thường thì người nước ngoài khi sang nước bạn rất cởi mở và muốn kết bạn, bạn cũng có thể giúp họ học tiếng mẹ đẻ của mình. Bạn có thể tìm trên một số trang web cho người nước ngoài, ví dụ như: chúng tôi chúng tôi meetup.com,…Ngoài ra bạn có thể trực tiếp tìm kiếm tại nơi bạn đang sống.
Hãy cố gắng làm mọi thứ bằng ngoại ngữ bạn muốn học
. Ví dụ như cập nhật tin tức, học tập, nghiên cứu, tra cứu thông tin, viết ghi chú, kế hoạch, xem phim,…
Học với những người học khác
: đôi khi không nhất thiết bạn cứ phải lúc nào cũng học với người bản xứ mới tốt, học với những người học khác cũng có những lợi thế riêng. Bạn có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, dễ dàng giao tiếp hơn nếu là người cùng nước bạn, đặc biệt bạn và họ có chung mục đích học tập.
Các phương tiện thông tin đại chúng
: sử dụng những phương tiện này cũng là một cách để bao bọc quanh bạn ngôn ngữ mà bạn muốn học. Ví dụ: radio, Tivi,…
Các chương trình trao đổi ngôn ngữ online:
đó là những nơi bạn có thể tìm cho mình những chiến hữu cùng chung ý chí để giúp đỡ nhau trong việc học ngôn ngữ.
Ví dụ: Italki.com
Ngoài ra bạn có thể tham gia các lớp học online.
CHAPTER 5: Nói ngay điều gì đó ngay ngày đầu tiên
Luyện nói ngày ngày là cách tuyệt vời để nhanh chóng giúp bạn tiến gần đến mục tiêu giao tiếp trôi chảy, vậy tại sao không bắt đầu ngay từ ngay đầu tiên? Hãy hành động ngay đi và đừng cho mình bất kỳ lý do nào để chần chừ. Dù bạn chỉ biết có vài chữ thì vẫn cứ nói vài chữ, điều đó tốt hơn là không nói gì cả.
Làm thế nào để nói trong khi bạn chưa có đủ vốn từ vựng?
Tất nhiên, bạn phải học trước một chút và hãy luyện nói ngay khi có thể, bạn phải sử dụng tất cả những gì bạn có ngay lập tức, dù bạn mới chỉ học trong vài giờ cũng được.
Ngoài ra hãy sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ để thể hiện điều bạn muốn nói và khi giao tiếp hãy dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa.
Hãy mạnh dạn nói và đừng sự mắc lỗi vì điều đó tốt cho bạn, hãy học từ những lỗi sai đó và tự sửa mình tốt hơn.
Giờ học đầu tiên:
Hãy lên kế hoạch cho buổi gặp gỡ nói chuyện đầu tiên
, hẹn với người bạn đồng hành của mình và bây giờ, bạn đã có một thời hạn cho việc học tập, hãy học nhiều nhất có thể trong thời gian từ lúc này cho đến buổi gặp mặt.
Bạn phải cố gắng hết sức có thể để chuẩn bị cho buổi gặp đó:
…
Những mẫu câu này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong lần gặp đầu tiên.
Trong buổi gặp, bạn nên mang theo từ điển, tốt nhất là kim từ điển hoặc từ điển trong điện thoại, mang theo cả ghi chú bạn đã chuẩn bị. Chúng sẽ giúp bạn rất nhiều khi bạn không biết phải nói như thế nào.
Giữu cuộc trò chuyện đơn giản và thú vị: đừng quá áp lực với nó mà hãy thật thoải mái, điều đó tốt cho cả hai trong lần đầu gặp gỡ. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thường xuyên sẽ giúp bạn diễn đạt hài hước và dễ hiểu hơn, đồng thời làm bầu không khí luôn vui vẻ.
Sử dụng thường xuyên các Động từ như: “can, need, should, may, must, have to, like, want,…” vì chúng dễ sử dụng và có thể diễn đạt dễ hiểu hơn.
Ví dụ that vì nói “I will go to America tomorrow” bạn có thể nói “I have to go to America tomorrow” nếu bạn còn chưa biết chia động từ hoặc lúng túng trong việc đó.
Hãy sử dụng những cách diễn đạt khác nhau, từ đồng nghĩa để giúp bạn trình bày ý kiến dễ hiểu hơn, đơn giản hơn. Ví dụ nếu bạn không biết từ “trường học” là gì trong Tiếng Anh thì bạn có thể miêu tả nó là “a place where students study”.
Bạn nên chuẩn bị trước một vài nội dung bạn sẽ nói chuyện cùng họ:
Một vài gợi ý cho bạn như: giới thiệu, đất nước, công việc, những gì họ làm trong ngày hôm đó,…
Xin họ nhận xét và ý kiến góp ý, nhờ họ sửa lỗi sai khi bạn mắc phải, và hãy nhớ ghi chú lại.
Bạn phải làm gì nếu không hiểu câu trả lời của họ?
Không sao cả, hãy cố gắng lắng nghe từ khoá và đoán nghĩa theo ngữ cảnh.
Nếu bạn không thể gặp trực tiếp vì khoảng cách địa lý, Skype là một giải pháp vô cùng hiệu quả.
Hãy tập trung vào 1 và chỉ 1 ngôn ngữ
trong một khoảng thời gian, hạn chế tối đa việc sử dụng ngôn ngữ khác, ngay cả tiếng mẹ đẻ. Bạn cần quen với việc suy nghĩ bằng ngôn ngữ mới mà không cần dịch, hãy quyết định để thay đổi thói quen và cả cuộc đời bạn.
Phương pháp của Jack Sparrow:
Với những người mới bắt đầu thì vấn đề trong những lần gặp đầu tiên là họ phí quá nhiều thời gian cho việc “ầm ừ”. Bạn có thể sẽ cảm thấy thật sự là ngốc ngếch, bối rối và không thoải mái trong những lần như thế. Nếu có thể bạn nên hạn chế những vấp váp như vậy, nhưng nói dễ hơn làm. Những lần bạn không nghĩ ra phải nói như thế nào như vậy còn khiến đối phương phải chờ đợi và không thoải mái. Nhưng bằng một cách khác bạn có thể loại bớt căng thẳng và sự vụng về đó và làm đối phương thoải mái hơn. Ví dụ như, hãy thử “đóng kịch câm” xem, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả cho họ hiểu mà không cần phải nói lời nào hết, thậm chí bạn sẽ trở nên vô cùng hài hước, vui tính trong mắt họ.
Ngoài ra trong hầu hết các ngôn ngữ đều có những cách để lấp đầy những khoảng trống khi trò chuyện. Hãy học những cách như vậy để giúp cuộc trò chuyện dài hơn, liên tục hơn, suôn sẻ hơn mà không bị ngắt quãng bởi những khoảng im lặng ngượng ngùng.
Ví dụ: để trả lời cho câu hỏi “How is your food?’’, thay vì chỉ trả lời “Good” rồi chẳng biết nói gì hơn, hãy sử dụng cách trên xem sao. “Thanks for asking. To tell you the truth, I must say that the food is good. Let me ask you the same question: what do you think of your food?”. Đó là một ví dụ, ngoài ra còn rất nhiều cách khác như: “well, you know, so,…”
Cách vượt qua những ngượng ngùng ban đầu
: Đơn giản chỉ cần dừng những suy nghĩ hướng về sự ngượng ngùng, e thẹ và chuyển sự tập trung sang những điều tích cực. “Người lạ chỉ là những người bạn nhưng bạn vẫn chưa quen mà thôi”. Hãy hành động bất chấp nỗi sợ hãi, nỗi sợ sẽ biến mất, đặt mình vào thế không còn đường thoái lui.
Cuối cùng, hãy liên tục tăng dần độ khó để thử thách bản thân vươn lên, ví dụ tăng thời gian nói chuyện lên, thay vì nói chuyện trực tiếp hãy thử skype rồi cuối cùng là gọi điện thoại,…
CHAPTER 6: Từ “Lưu loát” đến “Thành thạo”
Thật ra sẽ là tương đối khó khăn để đạt đến mức giao tiếp rất “trôi chảy lưu loát” và còn hơn thế nữa nếu bạn chỉ được đơn thuần tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ ấy, điều đó có thể nếu bạn hoàn toàn “sống” bằng ngôn ngữ đó nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng tốc vượt trội bằng cách quay về với cách học truyền thống ở một thời điểm nào đó.
Luôn luôn tìm cách để tiến bộ hơn:
Chúng ta đã biết về thời điểm bão hoà khi bạn không thể tiếp thu thêm được nữa. Và đó là lúc những Mini-Missions (Nhiệm vụ nhỏ) phát huy tác dụng và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn đó.
Cách học truyền thống sẽ giúp bạn lúc này:
Lúc này bạn nên quay về với cách học truyền thống, để hiểu sâu hơn về cách mà ngôn ngữ đó hoạt động, cách các câu từ được hình thành,…Chính lúc này việc học ngữ pháp mới phát huy tác dụng, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi học ngữ pháp và nó giúp bạn nâng cao trình độ. Bạn sẽ diễn đạt tốt hơn và chính xác hơn rất nhiều.
Tiến đến sự “thành thạo” nhờ Phim và Sách:
Đây là cách học tập trung vào việc nạp một lượng lớn thông tin “đầu vào” trước khi có thể sử dụng ngôn ngữ, cách này sẽ tiếp thu ngôn ngữ theo cách ít tương tác hơn, ví dụ thông qua đọc sách, tiểu thuyết, xem tivi, phim ảnh, nghe radio, nghe nhạc,…Nó vô cùng vất vả và có thể khiến nhiều người bỏ cuộc. Nhưng lúc này sử dụng cách này sẽ vô cùng hiệu quả để đẩy bạn lên một nấc thang mới, với mục tiêu có thể thưởng thức phim ảnh hay các chương trình truyền hình một cách dễ dàng hay cập nhật tin tức qua báo chí bằng ngoại ngữ bạn mới học được, bạn sẽ sớm đạt đến trình độ sử dụng ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ của mình.
T
ham gia một kỳ thi để thúc đẩy bản thân buộc phải cố gắng ở mức cao nhất:
Writing, Reading and Listening?
Bạn nên giảm sự tập trung vào luyện kỹ năng viết, đọc và thậm chí cả nghe những audio được thu âm trước ở giai đoạn đầu của việc học tập. Nếu bạn có tổng cộng 100% sức lực, thay vì chia đều 25% cho mỗi kỹ năng thì sẽ tốt hơn nếu bạn dành toàn bộ cho một kỹ năng nhất định, và tốt nhất là kỹ năng nói vì đó là mục đích chính của ngôn ngữ và nó sẽ giúp bạn nâng cao cả kỹ năng nghe một cách đồng thời. Bạn sẽ nhanh chóng đạt đến một trình độ nhất định trong một thời gian ngắn. Sau đó, kỹ năng nói sẽ giúp bạn học cách kỹ năng khác nhanh hơn rất nhiều.
Khi bạn đã ở trình độ B2 và đã sẵn sàng để tiến đến C1 hay C2, bạn nên giảm thời gian cho những cuộc trò chuyện, chỉ giữ ở mức 10 -20% để dồn hết tâm sức cho việc rèn luyện các kỹ năng còn lại. Hãy bắt đầu luyện đọc những văn bản dài, luyện viết luận và luyện nghe audio hay các video, tốt hơn hết, bạn nên đăng ký một khoá học ở trình độ học thuật.
Khoá học nào bạn nên đầu tư?
Suy nghĩ bằng ngôn ngữ mới:
Đây là việc mà bạn nên làm ngay từ đầu, hãy dừng ngay việc suy nghĩ bằng cách dịch từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ mới hay ngược lại. Hãy luyện nói với chính mình nhiều hơn, tập làm chủ các cuộc đối thoại nội tâm bằng ngôn ngữ mới. Với cách này bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Phương pháp này giúp bạn tăng tốc suy nghĩ bằng ngôn ngữ mới, tăng phản xạ và có thể nói nhanh hơn như người bản xứ.
CHAPTER 7: Như người bản xứ
Bây giờ là lúc bạn vượt lên trên hơn nữa bằng cách hoà nhập vào cuộc sống của ngoài bản xứ, thích nghi với văn hoá của họ. Sau khi dùng cách học truyền thống để đạt đến trình độ C2, lúc này bạn đã có thể làm mọi thứ với ngôn ngữ mới của mình, nhưng bạn có thể vẫn mang giọng địa phương hay của tiếng mẹ đẻ của mình, vì thế người bản xứ vẫn có thể nhận ra bạn là người nước ngoài.
Nhưng thậm chí đến mức bạn có thể nói trôi chảy, đúng ngữ pháp với phát âm rất chuẩn, diện mạo và cư xử như một người bản xứ, họ vẫn có thể nhận ra bạn đến từ nước ngoài dựa vào những gì bạn nói. Ví dụ: trong Tiếng Anh, “go to bed” là cụm từ có vẻ sai ngữ pháp nhưng đó là cách nói thông thường phổ biến của người bản xứ. Chỉ bằng cách tiếp xúc nhiều và bắt chước bạn mới có thể học được những ngôn ngữ thông dụng này.
Ngoài ra, bạn phải chú ý có thể cách phát âm một từ khi đứng độc lập và khi đặt trong câu có thể khác nhau, khi nói nhanh có thể khác khi nói chậm rãi từ tốn, vì thế nên học cả câu khi học từ vựng hay luyện nói. Bạn có thể tự thu âm để nhận ra những lỗi sai mà bản thân mắc phải và tự điều chỉnh. Có thể phát âm của bạn rất tốt, nhưng giọng điệu của bạn lại không giống với người bản xứ. Người bản xứ thường nói với một nhịp điệu đặc trưng, cách lên giọng, xuống giọng, ngắt nghỉ, nhấn nhá,…với những nét riêng, hãy chú ý điều đó và bắt chước theo họ.
CHAPTER 8: khi một ngoại ngữ là chưa đủ
Làm sao để có thể nói nhiều ngôn ngữ mà không bị lẫn lộn, nhầm lẫn giữa chúng, làm sao để không bị quên mất những ngôn ngữ bạn đã thành thạo khi học ngoại ngữ mới?
Bạn chỉ có thể trở thành một người nói đa ngôn ngữ nếu bạn thật sự có niềm đam mê lớn với ngôn ngữ, thích thú với việc sống bằng ngôn ngữ đó, khám phá văn hoá và con người đất nước đó.
Nhưng học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc lại không phải là một ý kiến hay, hãy tập trung vào một và chỉ một ngôn ngữ trong cùng một thời điểm nhất định. Chỉ chuyển sang học ngoại ngữ mới khi bạn đã tự tin với ngôn ngữ cũ, hay đạt đến mức “lưu loát”,“thành thạo” ngôn ngữ đó.
Bao nhiêu ngoại ngữ bạn có thể học tất cả? Điều này phụ thuộc vào niềm đam mê của bạn và thời gian bạn có thể bỏ ra cho việc học ngôn ngữ, nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có định sống với ngôn ngữ đó không trong suốt phần đời còn lại, ngôn ngữ đó có ảnh hưởng lớn với bạn, có quan trọng với bạn không.
Hãy cố gắng suy nghĩ như một người bản xứ, học văn hoá, cách nói chuyện của họ, nhập vai vào một người bản xứ thực thụ, bạn sẽ không bị nhầm lẫn hay lẫn lộn khi sử dụng các ngoại ngữ.
Cách học cho mọi ngoại ngữ đều tương đối giống nhau, dù là ngoại ngữ thứ n hay ngoại ngữ đầu tiên, đặc biệt bạn có thể học một ngôn ngữ khác thông qua những ngôn ngữ khác bạn đã biết. Ví dụ, bạn có thể học Tiếng Nhật dễ dàng hơn nếu bạn đã biết Tiếng Trung, vì hai loại ngôn ngữ này có nhiều điểm chung, đặc biệt là bộ chữ Hán vô cùng khó học với nhiều người.
Cập nhật thông tin chi tiết về 12 Bí Kíp Tự Luyện Nói Tiếng Anh Trôi Chảy trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!